Một số bất cập về quản lý thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội

Ngày nay, không ai có thể phủ nhận được sự phổ biến và những lợi ích mà Internet mang lại, nhất

là trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Theo số liệu báo cáo của Global Digital

từ We Are Social và Hootsuite, trong tháng 1 năm 2019 có 4,39 tỷ người dùng Internet trên toàn thế

giới, trong đó, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 7 với 58 triệu người dùng [10], điều đó cho thấy được sự phát

triển nhanh chóng của mạng Internet ngày nay. Internet phát triển cũng kéo theo sự phát triển của

thương mại điện tử. Phương thức kinh doanh (‚ D‛), các giao dịch truyền thống cũng được thay đổi

từ đây, trong số đó có sự ra đời của hình thức KD trên mạng xã hội (‚MXH‛). Khảo sát của Sapo.vn

tại Việt Nam năm 2018 cho thấy, Facebook là một trong những kênh bán hàng được đánh giá

mang lại hiệu quả nhất, ngoài ra còn có Zalo, Instagram [12]. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Thương mại

điện tử Việt Nam, có đến hàng triệu cá nhân đang bán hàng trên Facebook với doanh thu lớn

nhưng không nộp thuế [1]. Con số thực tế có thể còn nhiều hơn những thống kê trên. Điều này là

không công bằng với những người nộp thuế khác và gây thất thoát cho nguồn tài chính quốc

gia. Chính vì vậy trong bài viết này, tác giả muốn làm rõ quy định của pháp luật về quản lý thuế thu

nhập cá nhân (‚TNCN‛) từ hoạt động KD trên MXH, đồng thời nêu ra những bất cập còn tồn tại và

đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề trên.

Một số bất cập về quản lý thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội trang 1

Trang 1

Một số bất cập về quản lý thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội trang 2

Trang 2

Một số bất cập về quản lý thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội trang 3

Trang 3

Một số bất cập về quản lý thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội trang 4

Trang 4

Một số bất cập về quản lý thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội trang 5

Trang 5

Một số bất cập về quản lý thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội trang 6

Trang 6

Một số bất cập về quản lý thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 7640
Bạn đang xem tài liệu "Một số bất cập về quản lý thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số bất cập về quản lý thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội

Một số bất cập về quản lý thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội
ện nay ngày càng có xu hướng gia tăng. Do đó, để Nhà nước có thể 
dễ dàng nắm bắt tình hình và quản lý thì cá nhân KD trên MXH phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế 
theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Quản lý thuế năm 2019: ‚Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ KD, cá 
nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật‛. Như vậy theo nguyên tắc của Luật Quản lý thuế, 
đã KD thì phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, đó là quyền và nghĩa vụ của bất kì cá 
nhân nào. 
Theo Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 16/06/2015 của Bộ Tài chính (‚TT 92‛), 
người KD trên MXH nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp thuế TNCN. Theo quy 
định của pháp luật hiện hành thì thuế TNCN là loại thuế trực thu, thu vào một số khoản thu nhập 
cao chính đáng của cá nhân nhằm thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư [4. 
Trang 259]. Thu nhập chịu thuế từ KD được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý 
liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ KD trong kỳ tính thuế [6]. 
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN [13] 
1665 
Trong đó: Doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) 
của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ 
tính thuế từ các hoạt động sản xuất, KD hàng hóa, dịch vụ và tỷ lệ thuế TNCN là 0,5% [13]. 
Việc kê khai thuế, cách thức thu thuế, mức thuế, loại thuế được áp dụng theo các quy định pháp 
luật hiện hành về thuế và quản lý thuế. Mặc dù pháp luật đã có các quy định như vậy nhưng 
việc quản lý thuế TNCN từ hoạt động KD trên MXH trên thực tế vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập, 
khó khăn. 
Thứ nhất, một vấn đề ‚khá nhức nhối‛ đối với ngành thuế hiện nay đó là việc kê khai thuế không 
trung thực của những người KD trên MXH. Mặc dù pháp luật đã có quy định, thế nhưng khi cơ quan 
thuế tiến hành động viên các cá nhân KD qua MXH kê khai nộp thuế thì tất cả các trường hợp này 
đều tìm mọi lý do chứng minh doanh số không quá 100 triệu đồng mỗi năm để không phải nộp 
thuế TNCN. Rất nhiều chiêu trò trốn thuế được chỉ ra như: người KD trên MXH chỉ đăng bài quảng 
cáo sản phẩm còn giá cả thì cứ ‚inbox‛; ghi giá dưới 999.000 đồng; thậm chí giá cao vút nhưng lại 
ghi là giá ‚k‛ như 999. 999. 999k cũng không bị đánh thuế vì tiền Việt Nam tính bằng VNĐ không 
tính bằng ‚k‛; Có trường hợp người KD chỉ sử dụng trang MXH để thực hiện quảng cáo sản phẩm 
còn việc bán hàng lại thông qua điện thoại, tin nhắn. Không chỉ chào bán bằng lời mời qua nhũng 
‚status‛ mà những cá nhân KD trên MXH còn bán hàng thông qua hình thức ‚livestream‛ - phát trực 
tiếp. Sau khi kết thúc việc bán hàng bằng cách phát trực tiếp, các cá nhân này có thể giữ lại video 
vừa phát hoặc xóa đi. Chính vì vậy, cơ quan thuế khó có thể xác định được khi nào thành công hay 
không và giá trị tiền là bao nhiêu để thu thuế, khó khăn ngày càng chồng chất khó khăn. Đối với cả 
những cá nhân vừa KD offline, vừa KD online, nếu tính thuế như trên thì sẽ dẫn tới trường hợp thu 
thuế hai lần. Bất công, không công bằng hoàn toàn có thể xảy ra. 
Theo bà Lê Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đến hết tháng 
09/2017, có khoảng 3.000 cá nhân, tổ chức bán hàng qua MXH đã có phản hồi với cơ quan thuế 
so với số lượng hơn 13.000 thư mời phát đến nhóm đối tượng này. Đa phần các cá nhân, tổ chức 
phản hồi đều kê khai có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm, nghĩa là không phải thực hiện nghĩa 
vụ thuế. ‚Chỉ một số rất nhỏ kê khai có doanh thu trên mức bắt đầu chịu thuế. Chính vì vậy, số thuế 
thu được không nhiều‛ [11]. Cùng năm, cơ quan thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã lập được biên bản 
xác định số liệu với 3.990 tổ chức cá nhân có hoạt động KD thương mại điện tử. Đối với các đối 
tượng không tự giác thực hiện kê khai nộp thuế, cơ quan thuế yêu cầu khai bổ sung, hoặc qua 
thanh tra, kiểm tra đã phát hiện hơn 575 tỷ đồng chưa kê khai thuế; đã xử lý phạt và truy thu thuế 
với tổng số tiền được hơn 19 tỷ đồng [3] Năm 2018, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh đã từng truy 
thu và phạt một cá nhân hơn 4 tỷ đồng vì phát sinh thu nhập 41 tỷ đồng từ Google, Facebook mà 
chưa kê khai thuế. Mới đây vào năm 2019, qua rà soát, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã 
phát hiện một cá nhân sinh sống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là chủ của một kênh 
Youtube có thu nhập 19 tỷ đồng trong ba năm qua (từ năm 2016 đến 2018) nhưng không kê khai 
và nộp thuế. Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu trường hợp này phải nộp đủ số thuế bị 
truy thu là 1,5 tỷ đồng [2]. Có thể thấy qua mỗi năm, số tiền mà cơ quan thuế truy thu được từ những 
cá nhân KD trên MXH là không hề nhỏ. Những trường hợp trên chỉ là một trong rất nhiều cá nhân 
1666 
tại Thành phố Hồ Chí Minh KD trên MXH nhưng không nộp thuế TNCN cho Nhà nước. Vậy nếu rà 
soát 63 tỉnh thành trên cả nước thì con số thu được chắc chắn sẽ khiến chúng ta ‚bàng hoàng‛. 
Điều đó có thể cho thấy nguồn tài chính quốc gia đã bị thất thoát rất nhiều. 
Thứ hai, đó là việc quản lý thuế TNCN từ các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế thông qua phát sinh thu 
nhập trong tài khoản ngân hàng. Khoản 2 Điều 27 Luật Quản lý thuế năm 2019 có quy định nhiệm 
vụ của ngân hàng thương mại là ‚cung cấp thông tin về số hiệu tài khoản theo mã số thuế của 
người nộp thuế khi mở tài khoản cho cơ quan thuế‛. Tuy nhiên, người nộp thuế phải đăng ký thuế 
thì mới được cấp mã số thuế (Điều 5 Thông tư số 95/2016/BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng 
ký thuế); Điều này có nghĩa rằng nếu một cá nhân KD tự do và thực hiện hoạt động KD trên MXH 
nhưng không đăng ký thuế thì cũng không có mã số thuế. Chính vì không có mã số thuế nên việc 
quản lý thuế TNCN từ các cá nhân KD trên MXH thông qua phát sinh thu nhập trong tài khoản ngân 
hàng cũng gặp nhiều trở ngại. Thêm vào đó, trên MXH trăm người hỏi, một vài người mua có khi 
còn bị trả lại, việc mua bán như vậy có khi còn không xuất hóa đơn. Nhiều cá nhân KD trên MXH 
khi bán hàng lại thực hiện việc thu tiền mặt hoặc sử dụng dịch vụ giao hàng thu tiền hộ. Vì vậy, việc 
quản lý thuế thông qua tài khoản ngân hàng của cá nhân KD trên MXH chưa thật sự mang lại hiệu 
quả cao. Luật Quản lý thuế cũng có nội dung quy định về ấn định thuế (Chương V Luật Quản lý thuế 
năm 2019) trong trường hợp chủ thể KD không đăng ký thuế, không khai thuế, tuy nhiên do bản 
chất ‚ảo‛ của MXH, việc thu thập dữ liệu của cá nhân KD và doanh thu vượt ngưỡng cũng trở nên 
thật sự khó khăn. 
Thứ ba, đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế. Chiến lược cải cách hệ 
thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 đã xác định ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện 
tử là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế. 
Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin đối với việc quản lý 
thuế nói chung và quản lý thuế TNCN nói riêng, thế nhưng trên thực tế điều kiện cơ sở vật chất kỹ 
thuật, cơ sở hạ tầng công nghệ cho việc cung cấp dịch vụ thuế điện tử còn chưa hoàn thiện và 
đồng bộ; chưa đáp ứng được hết các nhu cầu của người nộp thuế khi sử dụng dịch vụ thuế điện tử 
[8] Phương thức thanh tra, kiểm tra hoạt động KD trên MXH cũng đòi hỏi những yêu cầu rất khác so 
với thanh tra, kiểm tra theo phương thức truyền thống. Chẳng hạn, để thực hiện công tác thanh tra, 
kiểm tra, cán bộ thuế cần phải có trình độ cao về tin học, ngoại ngữ và phải giỏi về các ứng dụng, 
phần mềm hỗ trợ để truy lần dấu vết giao dịch, kết xuất dữ liệu lịch sử giao dịch làm bằng chứng 
đấu tranh đối với các hành vi vi phạm của người nộp thuế. Trên thực tế, trình độ công nghệ và điều 
kiện của cán bộ thuế hiện nay chưa thể để bao quát được nhiệm vụ này. Trong khi đó, ý thức tuân 
thủ pháp luật thuế của một bộ phận KD trên MXH chưa cao, các hình thức thu thuế hiện nay vẫn 
chủ yếu là tổ chức, cá nhân tự khai, tự tính và tự nộp cho Nhà nước. 
1667 
3 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ 
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÊN MẠNG XÃ HỘI 
Trước những bất cập và thực trạng về quản lý thuế TNCN của cá nhân KD trên MXH hiện nay đòi 
hỏi Nhà nước phải sớm có những biện pháp, quy định để nâng cao hiệu quả đối với hoạt động 
quản lý thuế, tránh thất thoát cho nguồn tài chính quốc gia. 
Thứ nhất, điều quan trọng đầu tiên là phải nâng cao ý thức của những cá nhân KD trên MXH 
bằng cách tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế, đặc biệt là thuế TNCN đến tất cả người nộp 
thuế có hoạt động KD trên MXH trên các thông tin đại chúng nhằm đảm bảo người nộp thuế 
nắm rõ chính sách thuế để tự thực hiện kê khai, nộp thuế. Đối với những cá nhân cố tình khai báo 
gian dối nhằm mục đích trốn thuế cần phải xử lý một cách công khai, minh bạch, đúng quy định 
pháp luật để làm gương cho những người khác. Cần tăng cường phối hợp giữa ngành Thuế với 
Bộ, ban ngành như Bộ Công thương, Bộ Thông tin - truyền thông, đơn vị quản lý các trang MXH 
để nắm danh sách các website, các tài khoản của các tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại 
điện tử trên MXH. Phối hợp giữa ngành Thuế với Cơ quan Công an đề nghị cung cấp cho Cơ 
quan Thuế các website thương mại có hoạt động KD chưa kê khai nộp thuế do Cơ quan Công an 
phát hiện để cơ quan thuế xử lý truy thu theo quy định Thêm vào đó, cần phối hợp giữa ngành 
Thuế với Ngân hàng để đề nghị Ngân hàng Nhà nước cung cấp bảng sao kê tài khoản của các 
cá nhân, tổ chức có KD trên MXH. Phối hợp giữa ngành Thuế với các đơn vị cung ứng vận chuyển 
để nắm được số lượng hàng hóa vận chuyển, doanh thu thu hộ (nếu có) của từng tổ chức, cá 
nhân để cơ quan thuế rà soát đối chiếu, từ đó thu thuế. Ngành Thuế phối hợp với các nhà mạng 
và đại diện Facebook quản lý Việt Nam để chặn tài khoản đối với những chủ tài khoản KD online 
có doanh số lớn nhưng không chấp hành các nghĩa vụ thuế. Khi bị đóng tài khoản cũ, việc lập tài 
khoản mới sẽ không dễ có ngay lượng khách như cũ. Do vậy, chặn tài khoản Facebook là một 
biện pháp hiệu quả trong trường hợp này. 
Thứ hai, đi đôi với việc phổ biến chính sách thuế thì Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện hành 
lang pháp lý đối với việc thu thuế những người KD trên MXH. Cần quy định theo hướng tất cả mọi 
người đều có nghĩa vụ đăng ký thuế để được cấp mã số thuế (dù thuộc đối tượng nộp hoặc không 
nộp thuế), chứ không nên giới hạn trong phạm vi ‚người nộp thuế‛ như quy định hiện hành. Từ đó, 
cơ quan thuế mới có đủ cơ sở về dữ liệu để có thể bao quát hết được các trường hợp có phát sinh 
nghĩa vụ nộp thuế. Mã số thuế có thể là mã số được cấp theo phương thức hiện tại, hoặc có thể tích 
hợp cùng với số căn cước công dân, do hiện nay mỗi công dân Việt Nam đều có mã định danh 
riêng biệt [9]. Cùng với việc sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế, cần nghiên cứu xây dựng riêng một 
Chương về Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, trong đó quy định cụ thể các giải pháp nhằm hỗ 
trợ nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử, KD trên MXH. Đồng 
thời, cần mở Cổng thông tin điện tử ngành Thuế để tổ chức, cá nhân đăng ký, sử dụng hóa đơn, 
nộp thuế điện tử; Xây dựng cở sở dữ liệu và triển khai rộng rãi các dịch vụ nộp thuế điện tử như khai 
thuế điện tử, hóa đơn điện tử, nộp thuế online đảm bảo 100% người nộp thuế đều có điều kiện 
tiếp cận các phương tiện này. 
1668 
Thứ ba, trước cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 cùng với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của 
các MXH hiện nay thì việc đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng công nghệ để 
hỗ trợ công tác quản lý thuế là rất cần thiết. Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ làm giảm ít nhất 
50% chi phí tuân thủ thuế cho người thu thuế; tự động hoá ít nhất 90% khối lượng công việc trong 
tất cả các chức năng quản lý thuế đối với cơ quan thuế; đồng thời, giúp loại bỏ thủ tục giấy tờ và sự 
tiếp xúc giữa người thu thuế với cơ quan thuế [8]. Để có thể khai thác được tối đa lợi ích từ các thiết 
bị công nghệ mới, hiện đại thì các cán bộ thuế cũng cần được tạo điều kiện học hỏi, nâng cao trình 
độ về tin học, công nghệ để cải thiện hiệu quả quản lý. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2019 (Xem tại: 
lieu/bao-cao-chi-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-2019, truy cập ngày 22/04/2020). 
[2] Diệu Thư (VTV9), 2019, Chống thất thu thuế từ người kiếm tiền trên mạng xã hội (Xem tại: 
https://vtv.vn/vtv9/chong-that-thu-thue-tu-nguoi-kiem-tien-tren-mang-xa-hoi-
20191019135758396.htm, truy cập ngày 22/4/2020). 
[3] Đỗ Doãn - Nhật Minh - Tố Uyên, 2018, Quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử: Cách 
nào hiệu quả? (Xem tại: 
04-02/quan-ly-thue-kinh-doanh-thuong-mai-dien-tu-cach-nao-hieu-qua-55626.aspx, truy 
cập ngày 22/4/2020). 
[4] Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, 2018, Trường Đại học Luật Hà Nội. 
[5] Hoàng Gia – Minh Thu, 2020, ‚Nghiện‛ MXH ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào (Xem 
tại: https://vtv.vn/cong-nghe/nghien-mang-xa-hoi-anh-huong-den-cuoc-song-nhu-the-nao-
2020010217273464.htm, truy cập ngày 12/4/2020). 
[6] Luật Thuế Thu nhập cá nhân năm 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2012). 
[7] Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi 2017). 
[8] Mr. Luân, 2019, Thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ quan thuế và tác động đến tính 
tuân thủ thuế của người nộp thuế (Xem tại: https://luanvanaz.com/thuc-trang-co-so-vat-
chat-ky-thuat-cua-co-quan-thue-va-tac-dong-den-tinh-tuan-thu-thue-cua-nguoi-nop-
thue.html, truy cập ngày 24/4/2020). 
[9] PGS.TS. Hồng Nhung, 2019, Nguyễn Thị Bàn về quản lý thuế TNCN từ hoạt động KD qua MXH 
(Xem tại: https://kiemsat.vn/ban-ve-quan-ly-thue-thu-nhap-ca-nhan-tu-hoat-dong-kinh-
doanh-qua-mang-xa-hoi-56171.html, truy cập ngày 12/4/2020). 
[10] Simon Kemp (2019), Digital 2019: Global internet use accelerates (Xem tại: 
https://wearesocial.com/blog/2019/01/digital-2019-global-internet-use-accelerates, truy cập 
ngày 21/03/2020). 
1669 
[11] Theo Công thông tin của Bộ công thương Việt Nam, 2017, Tiếp tục thu thuế người bán hàng 
qua mạng (Xem tại: https://moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/tiep-tuc-thu-thue-
nguoi-ban-hang-qua-mang-7903-1001.html, truy cập ngày 22/03/2020). 
[12] Theo Sapo: Sapo công bố kết quả khảo sát: Toàn cảnh KD 2018 và ‚bí kíp‛ tăng trưởng doanh 
thu (Xem tại: https://www.sapo.vn/blog/sapo-cong-bo-ket-qua-khao-sat-toan-canh-kinh-
doanh-2018/, truy cập ngày 21/03/2020). 
[13] Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 16/06/2015 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện thuế 
giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; 
hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định 
tại luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/qh13 và nghị định 
số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ 
sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về 
thuế. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bat_cap_ve_quan_ly_thue_thu_nhap_ca_nhan_tu_hoat_dong.pdf