Môn thể thao tự chọn và những đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động thể thao trong trường Phổ thông
Sáng 22/8/2018, tại Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ
chức hội thảo Định hướng xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục thể chất đáp
ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa mới. Tại hội thảo, các đại biểu đã tham luận, thảo
luận về thực trạng dạy học môn giáo dục thể chất (GDTC), tổ chức hoạt động thể thao trong nhà
trường hiện nay tại địa phương, định hướng xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng GDTC đáp ứng
đổi mới chương trình và SGK mới với nhiều thông tin mới. Ban biên tập Bản tin xin đăng lại Bài tham
luận của TS. Nguyễn Duy Quyết với tựa đề "Môn thể thao tự chọn và những nội dung, hình thức tổ
chức hoạt động thể thao trong trường học".
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Môn thể thao tự chọn và những đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động thể thao trong trường Phổ thông
p ứng với yêu cầu hiện tại. Đội ngũ giáo viên còn thiếu và yếu về chuyên môn, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chương trình, giáo trình phương pháp giảng dạy, công tác quản lý chậm đổi mới, thành tích của nhiều môn thể thao quá thấp so với khu vực và trên thế giới, chất lượng công tác GDTC trường học còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong giai đoạn hiện mới. Cấp ủy Đảng chính quyền các cấp chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư cho công tác GDTC, ngành GD-ĐT và ngành TDTT cũng chưa có những giải pháp tích cực và hiệu quả để phát triển TDTT trường học; đội ngũ cán bộ giáo viên thể thao nhất là giáo viên, huấn luyện viên, chuyên viên còn thiếu và yếu, cơ sở vật chất còn thiếu và lạc hậu, đời sống cán bộ, giáo viên còn thấp. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác GDTC từ Trung ương đến địa phương chưa được thống nhất. Hiện nay, công tác TDTT trong trường học đang đứng trước những thách thức to lớn. Một là, nước ta có trên 24 triệu học sinh (chiếm gần 1/4 dân số), tuy nhiên, tỷ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 17 lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn cao (17,5%); tỷ lệ trẻ em béo phì ngày một gia tăng; thể hình và thể lực của trẻ em nước ta còn thua kém trẻ em nhiều nước, trình độ phát triển của các tố chất thể lực quan trọng như: sức bền, sức nhanh, sự khéo léo còn thấp, tốc độ phát triển còn chậm, nhất là trẻ em ở độ tuổi học sinh trung học phổ thông. Hai là, phong trào TDTT trong trường học còn hạn chế. Công tác GDTC cho học sinh trong và ngoài giờ học chưa được quan tâm đúng mức, còn kém chất lượng và hiệu quả; thiếu sân bãi, phương tiện cho việc dạy và học TDTT; thiếu các tụ điểm để thanh thiếu niên vui chơi và rèn luyện thể chất, đặc biệt ở các khu vực nông thôn, miền núi, vùng cao, vùng xa. Những khó khăn, yếu kém trong lĩnh vực TDTT trường học đã tồn tại trong nhiều năm, là một trong những nguyên nhân chính làm hạn chế sức khỏe thể chất của trẻ em nước ta. Vấn đề này đã được nêu trong nhiều Chỉ thị, nghị quyết của Đảng nhưng còn chậm khắc phục. Ba là, nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của công tác GDTC cho trẻ em trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên chưa tạo điều kiện cho trẻ em có điều kiện vui chơi và rèn luyện thân thể để nâng cao sức khoẻ và thể lực. Mặt khác, chưa có biện pháp thích hợp để huy động tiềm năng của xã hội và gia đình tham gia chăm sóc sức khoẻ thể chất cho trẻ em. Hiện nay, GDTC trong trường học bao gồm 4 nội dung lớn đó là: - Thực hiện giờ thể dục nội khóa tối thiểu 2 tiết/tuần theo chương trình quy định. - Tổ chức tập luyện ngoại khóa theo câu lạc bộ thể thao tự chọn trong trường học. - Tổ chức tập luyện và kiểm tra theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi mỗi năm 1 lần. - Ổn định hệ thống thi đấu thể thao của học sinh, sinh viên theo chu kỳ năm và nhiều năm. Hệ thống thi đấu thể thao của học sinh, sinh viên hằng năm có các cuộc thi học sinh giỏi TDTT; Hội khỏe Phù Đổng, Đại hội TDTT sinh viên, Hội thi văn hóa - thể thao các trường phổ thông dân tộc nội trú và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm - TDTT các trường sư phạm. Qua đây, chúng ta có thể nhận thấy, đối với học sinh phổ thông, hoạt động thi đấu thể thao tiêu biểu đặc trưng nhất là Hội khoẻ Phù Đổng. Hội khoẻ Phù Đổng (viết tắt HKPĐ) là Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) học sinh phổ thông nhằm: + Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại", thường xuyên tập luyện và thi đấu các môn thể thao trong học sinh phổ thông để nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh; + Góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"; + Tổng kết, đánh giá công tác GDTC và hoạt động thể thao trong trường phổ thông; + Phát hiện năng khiếu và những tài năng thể thao của học sinh phổ thông nhằm bồi dưỡng đào tạo tài năng thể thao cho đất nước. Hoạt động HKPĐ là một trong những phương tiện hữu hiệu trong việc phát triển sức khỏe, trong giáo dục đạo đức, nhân cách, trong giải trí, trong giao lưu văn hóa xã hội cho thế hệ thanh - thiếu niên. Làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội ra khỏi trường học. HKPĐ còn có một chức năng lớn, đó là cầu nối giữa các trường, giữa các huyện và tỉnh thành gần nhau hơn. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 18 Để triển khai tổ chức tốt HKPĐ, cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo phổ biến quán triệt mục đích, ý nghĩa của HKPĐ đến toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh trong toàn tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc Trung ương) và chỉ đạo tổ chức HKPĐ các cấp theo quy định của Điều lệ với mục tiêu: Vận động đông đảo học sinh tham gia rèn luyện thể lực, tăng cường sức khỏe đáp ứng nhiệm vụ học tập và giáo dục toàn diện cho học sinh. - Tăng cường cơ sở vật chất, sân tập, nhà tập và các trang thiết bị dụng cụ để phục vụ cho việc dạy và học môn thể dục, tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khoá và thi đấu thể thao trong trường học; - Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trọng tài cho CBGV, cán bộ phụ trách công tác GDTC, thể thao trường học; - Tăng cường công tác kiểm tra chặt chẽ về nhân sự, không để VĐV chuyên nghiệp tham gia thi đấu ở các giải học sinh nghiệp dư, để khuyến khích phong trào cơ sở, nhằm tránh bệnh hình thức và thành tích; - Duy trì tổ chức HKPĐ từ cấp trường theo chu kỳ 1 năm/lần; cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) theo chu kỳ 2 năm/lần. Trên cơ sở các môn thi của HKPĐ toàn quốc, tăng cường các môn thi thể thao dân tộc và các nội dung thi đơn giản phù hợp với đặc thù của từng trường, từng địa phương với mục đích chủ yếu là nâng cao sức khoẻ rèn luyện thể chất cho học sinh; - HKPĐ cấp toàn quốc tổ chức 4 năm 1 lần; - HKPĐ các cấp phải được tổ chức tuyệt đối an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, tránh hình thức, phô trương, lãng phí; - Thực hiện nghiêm Chỉ thị 15/2002/CT-TTg, ngày 26/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực trong các hoạt động TDTT và Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; - Hàng năm, sở giáo dục và đào tạo gửi kế hoạch tổ chức HKPĐ các cấp của địa phương và báo cáo kết quả cụ thể của HKPĐ do đơn vị tổ chức về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Như vậy, hiện nay, hình thức tổ chức HKPĐ cho học sinh phổ thông được triển khai khá bài bản, từ cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh, thành phố và Trung ương theo chu kỳ năm và nhiều năm (Cấp toàn quốc tổ chức 4 năm 1 lần; cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương tổ chức 2 năm 1 lần; cấp huyện, quân, thị xã tổ chức 1 năm 1 lần; cấp trường học tổ chức mỗi năm 1 lần vào học kỳ 2 của năm học). Tuy nhiên thực tế cho thấy, ở hầu hết các trường thuộc các tỉnh thành trong cả nước chưa tổ chức tập luyện và tổ chức HKPĐ theo chu kỳ và quy chế của Bộ đã ban hành một cách đều tay, việc triển khai còn mang tính chất thời vụ đặc biệt là các hoạt động thi đấu thể thao cấp trường, để lựa chọn lực lượng tham gia các giải cấp cao hơn Do đó, trong chương trình GDTC cho học sinh các cấp nên chăng cần có nội dung hoạt động ngoại khóa cụ thể, có tiêu chí và yêu cầu đối với các nội dung liên quan đến việc tổ chức HKPĐ cho học sinh trong nhà trường để từ đó đẩy mạnh hoạt động tập luyện và thi đấu TDTT cho học sinh. Nội dung tổ chức HKPĐ cho học sinh các cấp hiện đang được triển khai cụ thể: + Thi đấu tại khu vực (10 môn) - Điền kinh: Tiểu học (TH) và Trung học cơ sở (THCS) (nam, nữ); - Bơi: TH, THCS (nam, nữ); - Bóng bàn: TH, THCS (nam, nữ); - Cầu lông: THCS (nam, nữ); - Đá cầu: TH, THCS (nam, nữ); - Bóng chuyền (6 - 6): THCS (nam, nữ); - Bóng đá: • TH (5 người): Vòng loại (nam); LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 19 • THCS (7 người): Vòng loại (nam); • Trung học phổ thông (THPT) (11 người): Vòng loại (nam); • THPT (5 người): Vòng loại (nữ); - Bóng rổ: THCS (nam, nữ); - Thể dục: TH, THCS (nam, nữ, hỗn hợp); - Đẩy gậy: THCS (nam, nữ). Thi đấu toàn quốc (15 môn) - Điền kinh: THPT (nam, nữ); - Cờ vua: TH, THCS và THPT, theo các lứa tuổi (nam, nữ); - Bóng chuyền: THPT (nam, nữ); - Bóng đá: Chung kết THPT (nam, nữ), Chung kết TH (nam), THCS (nam); - Karatedo: THCS, THPT (nam, nữ); - Taekwondo: THCS, THPT (nam, nữ); - Thể dục: TH, THCS (nam, nữ, hỗn hợp); - Đẩy gậy: THPT (nam, nữ). - Bơi: THPT (nam, nữ); - Bóng bàn: THPT (nam, nữ); - Cầu lông: THPT (nam, nữ); - Đá cầu: THPT (nam, nữ); - Pencak silat: THCS, THPT (nam, nữ); - Vovinam: THCS, THPT (nam, nữ); - Bóng rổ: THPT (nam, nữ); Như vậy, các nội dung hoạt động TDTT của HKPĐ khá đa dạng, tuy nhiên, cần đa dạng hơn các môn thể thao khác nhau, đặc biệt là các môn thể thao dân tộc, đặc biệt theo vùng miền cho học sinh lựa chọn tập luyện và thi đấu, kích thích hứng thú và đáp ứng được nhu cầu tập luyện của các em. Hơn thế, các nội dung GDTC cần đồng nhất với nội dung trong HKPĐ để các trường có thể triển khai đồng bộ hoạt động GDTC và thể thao trường học, có như vậy chất lượng GDTC và thể thao trường học mới được nâng cao. Để nâng cao chất lượng hoạt động thể thao trường học, cần đa dạng nội dung thi đấu của HKPĐ theo hướng nhóm môn sau: - Các nội dung môn thể dục: diễu hành theo đội hình, đồng diễn thể dục, thể dục nghệ thuật - Các nội dung điền kinh: chạy, nhảy, ném, phối hợp - Các môn thể thao tự chọn: bóng đá, đá cầu, cầu lông, bóng bàn, bóng rổ, cờ vua - Tăng cường các môn thể thao dân tộc: phụ thuộc vào thế mạnh của từng vùng miền và tỉnh thành để lựa chọn môn thể thao phù hợp. - Tăng cường hệ thống các giải thi đấu môn bơi lội, thi đấu võ cổ truyền, vovinam... Việc gộp các nhóm môn như trên giúp cho việc triển khai tổ chức tập luyện được tập trung và phù hợp hơn với điều kiện của từng trường, từng địa phương. Giáo viên sẽ chủ động hơn trong tuyển chọn và tổ chức triển khai. Qua đó chúng ta có thể nhận thấy rõ, hoạt động thể thao và GDTC được lồng ghép, đan xen, gắn bó chặt chẽ với nhau như 1 thể thống nhất. Do vậy để hoạt động GDTC đạt được chất lượng những mong muốn và mục tiêu đã đặt ra thì cần phát triển mạnh hoạt động thể thao trường học. Muốn vậy, ta cần triển khai thực hiện tốt các công việc sau: 1. Trước hết, cần đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động thể thao trường học theo hướng đa dạng, phong phú bám sát mục tiêu, chương trình GDTC, phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của từng địa phương, nhà trường, đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi và trình độ đào tạo của học sinh, sinh viên. Trong đó tăng cường hỗ trợ và có hình thức, phương pháp triển khai phù hợp đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Trong tình hình hiện nay để phát triển TDTT trường học, nhà nước cần có chính sách cụ thể và tăng cường ngân sách để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, hướng dẫn viên TDTT; đầu tư cơ sở vật chất, sân bãi và dụng cụ tập luyện cho hoạt động GDTC trong các trường học từ cấp học LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 20 mầm non trở lên. Thực hiện mỗi trường đều có giáo viên TDTT và có sân bãi, dụng cụ tập luyện. Đặc biệt, cần tập trung đầu tư một cách hiệu quả và thiết thực cho miền núi, vùng sâu, vùng cao, cho những địa phương còn nghèo và khó khăn. Nhà nước cần xây dựng và thực hiện các chế độ, chính sách khuyến khích về GDTC đối với trường học, cũng như đối với giáo viên, học sinh. Có thể coi đây là khâu đột phá để phát triển thể thao trường học. Ngành GD & ĐT cần đổi mới nội dung và phương pháp TDTT trường học (kể cả giờ học thể dục nội khóa và hoạt động TDTT ngoài giờ học ở khu dân cư). Nội dung và phương pháp GDTC cho học sinh cần phải tập trung giải quyết các nhiệm vụ nâng cao tầm vóc; phát triển toàn diện các tố chất thể lực, trong đó ưu tiên: sức bền, sức mạnh và sức khéo léo; bồi dưỡng kỹ năng vận động cơ bản, cần thiết cho cuộc sống. Cần tổ chức đánh giá sức khỏe thể chất cho trẻ em theo định kỳ hằng năm. Đổi mới quản lý GDTC theo hướng phát huy vai trò chủ động sáng tạo của cơ sở trường học và sáng kiến của giáo viên, học sinh, dựa trên những quy định có tính định hướng về nội dung, tiêu chuẩn kiểm tra và phương pháp sư phạm. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học, cũng như tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm tốt về giáo dục thể chất trong nhà trường. 2. Bên cạnh đó, củng cố, phát triển hệ thống thi đấu thể thao các cấp phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng, miền, trong đó tập trung vào cấp trường; các giải thi đấu thể thao, các đại hội thể thao, hội thi, ngày hội thể thao kết hợp với sinh hoạt, giao lưu văn hóa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của học sinh, sinh viên, đồng thời góp phần phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo những học sinh, sinh viên có năng khiếu thể thao bổ sung cho lực lượng vận động viên thể thao thành tích cao. Ngành TDTT cần tích cực chủ động phối hợp và hỗ trợ ngành GD & ĐT tổ chức các hoạt động TDTT ngoài giờ học và ngoài trường học cho trẻ em. Cần coi TDTT trường học là công tác trọng tâm, thường xuyên trong chỉ đạo và phát triển TDTT phong trào ở tất cả các cấp. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức tập luyện và thi đấu thể thao nhi đồng, thiếu niên ở cấp cơ sở nhất là trong các dịp nghỉ hè. Chú trọng phát triển TDTT trong hệ thống các nhà văn hóa, nhà thiếu nhi, từ cơ sở đến toàn quốc. Xây dựng và thực hiện chương trình phát triển TDTT trong các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Phát triển thể thao trường học có ý nghĩa chiến lược to lớn, một mặt nhằm thúc đẩy GDTC, nâng cao sức khỏe, đời sống văn hóa tinh thần của học sinh để chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai, mặt khác nhằm góp phần phát hiện, đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao cho đất nước, muốn vậy cần phải tích cực "Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức phong trào thể thao trường học (HKPĐ), hoạt động thi đấu thể thao cho học sinh trong nhà trường các cấp". (*) Bí thư Đảng ủy- Hiệu trưởng Trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Nguồn: Tài liệu Hội thảo Định hướng xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa mới).
File đính kèm:
- mon_the_thao_tu_chon_va_nhung_doi_moi_noi_dung_hinh_thuc_to.pdf