Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và thực tiễn hiện nay

Dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và thực tiễn hiện nay, mối quan hệ giữa triết học và các khoa học

trở thành vấn đề hết sức quan trọng, chứa đựng nội dung phong phú và sâu sắc. Triết học đóng vai trò

thế giới quan và phương pháp luận phổ biến cho các khoa học, là cơ sở lý luận để đánh giá thành tựu

của các khoa học, vạch ra phương hướng phát triển và phương pháp nghiên cứu của các khoa học. Về

phần mình, các khoa học cụ thể cung cấp cho triết học các thành tựu để từ đó triết học khái quát thành

quan điểm chung nhất, đồng thời các thành tựu ấy còn có giá trị kiểm chứng những kết luận của

triết học.

Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và thực tiễn hiện nay trang 1

Trang 1

Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và thực tiễn hiện nay trang 2

Trang 2

Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và thực tiễn hiện nay trang 3

Trang 3

Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và thực tiễn hiện nay trang 4

Trang 4

Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và thực tiễn hiện nay trang 5

Trang 5

Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và thực tiễn hiện nay trang 6

Trang 6

Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và thực tiễn hiện nay trang 7

Trang 7

Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và thực tiễn hiện nay trang 8

Trang 8

Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và thực tiễn hiện nay trang 9

Trang 9

Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và thực tiễn hiện nay trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 3440
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và thực tiễn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và thực tiễn hiện nay

Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và thực tiễn hiện nay
ển đã 
được nêu lên trong triết học sớm hơn nhiều 
thế kỷ trước khi nó được chứng minh trong 
các khoa học cụ thể; thuyết nguyên tử ra 
đời sớm hơn hàng nghìn năm trước khi 
nguyên tử được các khoa học phát hiện ra 
trong thực tế; tư tưởng của V. I. Lênin về 
tính vô tận, vô hạn trong cấu trúc vật chất 
và tính đa dạng về chất của nó là cơ sở lý 
luận phổ biến cho các khoa học xây dựng 
bức tranh chung về thế giới. 
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ 
hiện đại với sự phát triển nhanh chóng của 
khoa học, cũng như những ứng dụng rộng 
rãi của nó trong thực tiễn đã và đang làm 
thay đổi sâu sắc đời sống con người. Con 
đường duy nhất để khắc phục những giáo 
điều, khuôn sáo, trì trệ là nắm chắc và vận 
dụng đúng phép biện chứng duy vật, vì 
phép biện chứng duy vật là phương pháp 
luận phổ biến của nhận thức khoa học và 
thực tiễn. Không phải ngẫu nhiên, Hồ Chí 
Minh khẳng định: “Chủ nghĩa Mác có ưu 
điểm là phương pháp làm việc biện chứng” 
(Dẫn theo: Võ Nguyên Giáp (chủ biên), 
2003, tr.43). 
Như vậy, với vai trò thế giới quan và 
phương pháp luận của mình, triết học đã 
trở thành công cụ đắc lực cho sự phát triển 
của các khoa học. 
4. Vai trò của các khoa học đối với 
triết học 
a. Các khoa học cung cấp dữ liệu cho 
triết học 
Trong quá trình phát triển của mình, 
triết học tự bản thân nó không trực tiếp 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 70 (04/2020) 
20 
nghiên cứu các sự vật, hiện tượng cụ thể, 
mà nó sử dụng các kết quả đã đạt được 
trong các khoa học khác, trong các tác 
phẩm văn học, nghệ thuật, các chuẩn mực 
đạo đức, thẩm mỹ và bằng tư duy lý 
luận khái quát hóa thành các luận điểm 
triết học, hình thành các nguyên lý, phạm 
trù, quy luật trong hệ thống lý luận của nó. 
Tất cả những dữ liệu của các khoa học tạo 
thành “tài liệu thực nghiệm” mà xuất phát 
từ đó các kết luận triết học được rút ra và 
quay trở lại phục vụ hoạt động nhận thức 
và thực tiễn của con người. 
Không phải ngẫu nhiên, từ kinh 
nghiệm nghiên cứu của mình, N. Bohr cho 
rằng, “vật lý học cần có triết học khái quát” 
(Lê Hữu Tầng, 2006, tr.22), còn A. 
Einstein và L. In-phen-đơ thì khẳng định: 
“Các khái quát hóa triết học cần phải dựa 
trên các kết quả khoa học. Tuy nhiên, một 
khi đã xuất hiện và được truyền bá rộng 
rãi, chúng thường rất ảnh hưởng đến sự 
phát triển tiếp tục của tư tưởng khoa học 
khi chúng chỉ ra một trong rất nhiều 
phương hướng phát triển có thể có” (Lê 
Hữu Tầng, 2006, tr.22). 
Sự khái quát triết học có thể hình 
thành nên những luận điểm triết học hoàn 
toàn mới, có thể bổ sung thêm nội dung 
mới cho những kết luận cũ, và cũng có thể 
hình thành nên những phạm trù triết học 
mới bổ sung vào hệ thống triết học của 
mình. Sự tác động của các khoa học đối 
với sự phát triển của triết học có thể tạo 
nên phong cách tư duy triết học mới đáp 
ứng nội dung của các khoa học và yêu cầu 
của thực tiễn. Chẳng hạn: 
Thuyết “Nhật tâm” của N. Copernic 
(N. Cô-péc-ních) khẳng định trái đất không 
phải là trung tâm của vũ trụ, mà chính mặt 
trời mới là trung tâm của vũ trụ đã giáng 
một đòn mạnh mẽ vào thế giới quan duy 
tâm, tôn giáo, thần học ở thời kỳ Phục 
hưng thế kỷ XV - XVI, mở đầu một thời kỳ 
mới khoa học tách khỏi tôn giáo và thần 
học. 
Thuyết tiến hóa của Darwin (Đác-uyn) 
cho rằng, các giống loài thực vật, động vật 
không phải được sáng tạo bởi Thượng đế 
hay “Đấng siêu nhiên”, mà là kết quả của 
quá trình tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên 
đã đánh đổ quan điểm duy tâm, thần luận, 
mở ra một thời đại mới cho triết học và 
nhận thức khoa học. 
A. Einstein - một trong những nhà 
khoa học xuất sắc nhất của thế kỷ XX 
không ít lần chỉ rõ các khái quát triết học 
cần dựa trên các kết quả khoa học. Thuyết 
tương đối của ông - một phát minh vạch 
thời đại, theo đó, tư tưởng về sự thống nhất 
giữa vật chất với vận động, không gian và 
thời gian mang ý nghĩa thế giới quan, 
phương pháp luận khoa học sâu sắc và làm 
tiền đề cho sự phát triển của triết học duy 
vật biện chứng và các khoa học từ thế kỷ 
XX trở đi. 
Những phát minh vạch thời đại trong 
khoa học tự nhiên cùng với những biến đổi 
trong các khoa học lịch sử đã góp phần đưa 
đến sự cáo chung hình thức cũ của chủ nghĩa 
duy vật, tức chủ nghĩa duy vật siêu hình; nó 
cần được thay thế bằng hình thức hiện đại 
của chủ nghĩa duy vật, tức chủ nghĩa duy vật 
biện chứng. Ph. Ăng-ghen đã chỉ rõ: “Mỗi 
lần có một phát minh mang ý nghĩa thời đại 
ngay cả trong lĩnh vực khoa học lịch sử – tự 
nhiên thì chủ nghĩa duy vật lại không tránh 
khỏi thay đổi hình thức của nó” (C. Mác và 
Ph. Ăng-ghen, 1995, tr.409). 
Nếu trước đây “hệ thống” được coi chỉ 
là khái niệm của các khoa học cụ thể, 
phương pháp hệ thống chỉ là phương pháp 
chung, thì giờ đây - với sự phát triển của 
khoa học hiện đại, “hệ thống” đã trở thành 
NGUYỄN NGỌC KHÁ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
21 
một phạm trù triết học, cặp phạm trù “hệ 
thống – yếu tố” đã trở thành một trong các 
cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng, 
phương pháp hệ thống đã trở thành phương 
pháp phổ biến của nhận thức và thực tiễn. 
Ảnh hưởng của các khoa học đến sự 
phát triển của triết học có thể diễn ra theo 
hai xu hướng tích cực hoặc tiêu cực tùy 
thuộc vào lập trường thế giới quan, phương 
pháp luận của từng học thuyết triết học. 
Nghĩa là, một học thuyết triết học với thế 
giới quan, phương pháp luận mang tính 
khoa học sẽ tiếp nhận các thành tựu khoa 
học theo hướng tích cực; ngược lại, một 
học thuyết triết học với thế giới quan, 
phương pháp luận mang tính phản khoa 
học sẽ tiếp nhận các thành tựu khoa học 
theo hướng tiêu cực. Chẳng hạn, các thành 
tựu khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX – 
đầu thế kỷ XX đã làm bộc lộ những hạn 
chế của bức tranh cũ về thế giới, tạo nên 
“cuộc khủng hoảng vật lý học”. Các thành 
tựu ấy đã bị các nhà triết học duy tâm, kể 
cả một số nhà khoa học tự nhiên “giỏi về 
khoa học nhưng kém cỏi về triết học” lợi 
dụng, hoài nghi về phạm trù “vật chất”, 
khẳng định “vật chất bị tiêu tan”, cho rằng 
chủ nghĩa duy vật không còn cơ sở để tồn 
tại. Chính vì không nắm vững bản chất của 
tư duy biện chứng nên các nhà tư tưởng ấy 
đã tìm đến chủ nghĩa hoài nghi rồi cho rằng 
cần từ bỏ chủ nghĩa duy vật và thay thế 
bằng “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”. 
Nhưng cũng với chính các phát minh 
khoa học ấy, V. I. Lênin khẳng định rằng, 
chỉ có nắm vững phép biện chứng duy vật 
mới có thể thoát ra khỏi “cuộc khủng 
hoảng vật lý học”. Từ lập trường của chủ 
nghĩa duy vật biện chứng, V. I. Lênin đã 
phân tích một cách sâu sắc các thành tựu 
của khoa học tự nhiên, phê phán quan điểm 
duy tâm, siêu hình, nêu lên một định nghĩa 
khoa học về vật chất. Trên cơ sở đó, ông đã 
bảo vệ thành công, bổ sung, phát triển sáng 
tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng của C. 
Mác trong thời đại của cuộc cách mạng 
khoa học – công nghệ hiện đại. 
Trong sự phát triển của các khoa học 
hiện đại, cùng với xu hướng xuất hiện các 
ngành khoa học mới, chuyên sâu, đồng thời 
còn có xu hướng liên ngành, kết hợp nhiều 
ngành với nhau thành một chỉnh thể thống 
nhất. Tính chất tổng hợp, liên ngành của 
khoa học hiện đại không chỉ thể hiện ở sự 
kết hợp các ngành truyền thống thành các 
khoa học mới như lý - hóa, hóa - lý, sinh - 
hóa, hóa - sinh, sinh - tâm lý, sinh - vật lý, 
địa - vật lý mà còn là sự xích lại gần nhau 
giữa các ngành khoa học tự nhiên và công 
nghệ với các ngành khoa học xã hội và nhân 
văn. Xu hướng liên kết này xuất phát từ 
nguyên lý tính thống nhất vật chất của thế 
giới, tính đa dạng, phức tạp của các hình 
thức vận động của vật chất (thực chất các 
khoa học là nghiên cứu các hình thức vận 
động của vật chất). Chính sự liên kết giữa 
các khoa học với nhau cho phép triết học 
đưa ra một bức tranh chung nhất về thế giới, 
khắc phục tính chất phân tán, manh mún 
của các khoa học chuyên ngành, xác lập cơ 
sở cho sự hợp tác trong nghiên cứu khoa 
học. Ở phương diện này, từ các thành tựu 
của các khoa học mà triết học thể hiện vai 
trò “hạt nhân lý luận” kết nối các ngành 
khoa học với nhau, là trung tâm phương 
pháp luận khoa học, đem lại khả năng chủ 
động và tích cực trong nghiên cứu khoa học. 
Như vậy, từ các thành tựu mà các khoa 
học đạt được, triết học có nhiệm vụ tổng 
kết và khái quát thành các quan điểm lý 
luận chung nhất về thế giới, về vị trí, vai 
trò của con người trong thế giới đó. Tất 
nhiên, trong mỗi khoa học cụ thể đều có sự 
tổng kết, khái quát các tri thức khoa học 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 70 (04/2020) 
22 
thành các nguyên lý, quy luật nhất định, 
nhưng những tổng kết, khái quát ấy được 
giới hạn trong từng lĩnh vực cụ thể nhất 
định. Đặc điểm của sự khái quát triết học là 
mang tính chung nhất, phổ quát nhất về các 
quy luật vận động, phát triển của tự nhiên, 
xã hội và tư duy, làm cơ sở thế giới quan 
và phương pháp luận cho mọi khoa học. 
b. Các khoa học giúp kiểm chứng các 
luận điểm triết học 
Có thể xuất hiện câu hỏi: Liệu tri thức 
triết học có đáng tin cậy không khi nó đóng 
vai trò là cái định hướng cho hoạt động 
nhận thức và thực tiễn của con người? Nếu 
có thì cơ sở của sự tin cậy đó là gì? 
Một điều rõ ràng rằng, triết học cũng 
như các khoa học khác đều lấy thực tiễn làm 
tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Vì vậy, một 
mặt để xem xét tính chân lý của các tri thức 
triết học cần phải lấy thực tiễn để kiểm 
nghiệm, mặt khác chính vì các luận điểm 
triết học là kết quả của sự khái quát những 
thành tựu của các khoa học nên bản thân 
chúng cũng là cái dữ liệu để kiểm chứng các 
kết luận triết học. Hay nói cách khác, một 
luận điểm triết học là đáng tin cậy khi nó 
được thực tiễn kiểm nghiệm hoặc được các 
khoa học khác chứng minh, được các tài 
liệu thực nghiệm kiểm chứng. 
Lịch sử khoa học tự nhiên cuối thế kỷ 
XIX chứng tỏ rằng, thông qua các thành 
tựu của nó, triết học đã khái quát lên 
nguyên lý tính đa dạng về chất của thế giới 
vật chất, cũng như những hình thức tương 
tác giữa chúng. V. I. Lênin viết: “Điện tử 
cũng vô cùng tận như nguyên tử; tự nhiên 
là vô tận, nhưng nó lại tồn tại một cách vô 
tận” (V. I. Lênin, 1980, tập 18, tr.323). Mặt 
khác, sự phát triển của khoa học hiện đại 
không chỉ làm sáng tỏ kết cấu của thế giới 
vật chất và sự phản ánh chúng vào trong bộ 
óc con người, mà còn xác nhận, kiểm 
chứng quan điểm của chủ nghĩa duy vật 
biện chứng về tính thống nhất vật chất của 
thế giới, xác nhận tư tưởng của V. I. Lênin 
về tính vô cùng tận của thế giới vật chất. 
Nhiều thuộc tính đã biết của thế giới chỉ 
còn mang tính chất tương đối khi người ta 
hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới, bởi vì, 
“nếu như mức độ sâu sắc đó hôm qua chưa 
vượt quá nguyên tử, hôm nay chưa vượt 
quá điện tử và trường, thì chủ nghĩa duy 
vật biện chứng nhấn mạnh tính chất tạm 
thời, tương đối, gần đúng của tất cả những 
cái mốc đó của sự nhận thức giới tự nhiên 
bởi khoa học ngày càng tiến triển của con 
người” (V. I. Lênin, 1980, tập 18, tr.323). 
Với logic như vậy, vật lý học hiện đại 
đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc của nguyên 
tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản như thế 
nào, chỉ ra chức năng, vai trò của các hạt 
cơ bản ấy. Các hạt này được chia làm hai 
nhóm lớn: nhóm hạt Fermion tạo ra vật 
chất như các quarks trong hạt nhân nguyên 
tử, các electron ở vỏ nguyên tử, và nhóm 
các hạt Boson tạo ra trường lực như các 
Gluon (hạt truyền lực mạnh), W & Z boson 
(hạt truyền lực yếu), Photon (hạt truyền lực 
điện từ) và Graviton - hạt truyền lực hấp 
dẫn.v.v. (Xem: Bộ Giáo dục và Đào tạo, 
2019, tr.270). 
Ở phương diện này, những thành tựu 
mới của khoa học hiện đại không những 
không phủ định, mà càng khẳng định tính 
khoa học, tính chân lý của triết học Mác - 
Lênin về phương thức tồn tại và các thuộc 
tính của vật chất, về tính vô cùng tận, 
muôn hình muôn vẻ của thế giới vật chất. 
Đó là cơ sở khoa học vững chắc cho sự 
phát triển của triết học và các khoa học 
hiện nay. 
5. Kết luận 
Triết học và các khoa học có mối quan 
hệ biện chứng, mật thiết, thống nhất với 
NGUYỄN NGỌC KHÁ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
23 
nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Triết học 
đóng vai trò là thế giới quan, phương pháp 
luận phổ biến định hướng cho sự phát triển 
của các khoa học cụ thể. Nhờ có sự định 
hướng của triết học mà các khoa học có 
phương hướng, mục đích, động cơ phát 
triển rõ ràng, tránh những trở ngại về khách 
quan cũng như chủ quan trên con đường 
phát triển. Các khoa học cụ thể cung cấp 
những thành tựu để từ đó triết học khái 
quát thành những quan điểm triết học, đồng 
thời những thành tựu này có giá trị kiểm 
chứng các kết luận của triết học. Các khoa 
học cụ thể tồn tại và phát triển không tách 
rời triết học và ngược lại, triết học cần có 
các thành tựu của các khoa học để làm giàu 
kho tàng lý luận của mình, và quan trọng 
hơn chỉ có như vậy, khoa học và triết học 
mới đáp ứng được các yêu cầu phát triển 
của đời sống xã hội. 
Mối quan hệ giữa triết học và các khoa 
học đòi hỏi trong nhận thức và thực tiễn cần 
tránh cả hai thái cực: hoặc là xem thường 
triết học sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, mù 
quáng, tùy tiện, dễ bằng lòng với những 
biện pháp cụ thể nhất thời, đi đến chỗ mất 
phương hướng, thiếu nhìn xa trông rộng, 
thiếu chủ động, sáng tạo trong nghiên cứu 
khoa học và hoạt động thực tiễn; hoặc là 
tuyệt đối hóa vai trò của triết học sẽ sa vào 
chủ nghĩa giáo điều, áp dụng một cách máy 
móc những nguyên lý, quy luật chung mà 
không tính đến tình hình cụ thể, hậu quả là 
sẽ khó tránh khỏi bị thất bại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). Giáo trình Triết học (Dùng cho khối không chuyên ngành 
Triết học trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ). Hà 
Nội: NXB Chính trị Quốc gia. 
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Dự thảo Giáo trình Triết học Mác – Lênin (dành cho khối 
chuyên lý luận chính trị). Hà Nội. 
Nguyễn Trọng Chuẩn, Tô Duy Hợp, Lê Hữu Tầng, Nguyễn Duy Thông (chủ biên). (1977). 
Vai trò của phương pháp luận triết học Mác-Lênin đối với sự phát triển của khoa học tự 
nhiên. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội. 
Võ Nguyên Giáp (chủ biên). (2003). Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt 
Nam. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. 
B.M. Ke-đrốp. (1976). Khái lược về lịch sử và lý luận phát triển khoa học. Hà Nội: NXB 
Khoa học xã hội. 
V. I. Lênin. (1980). V. I. Lênin toàn tập, tập 18. Mátxcơva: NXB Tiến bộ. 
C. Mác và Ph. Ăng-ghen. (1995). C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, tập 20. Hà Nội: NXB Chính 
trị Quốc gia. 
C. Mác và Ph. Ăng-ghen. (1995). C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, tập 21. Hà Nội: NXB Chính 
trị Quốc gia. 
Nguyễn Duy Quý. (1998). Nhận thức thế giới vi mô. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội. 
Lê Hữu Tầng. (2006). “Triết học có thể đóng vai trò gì trong cuộc sống?”. Tạp chí Triết 
học, số 6 (181). Hà Nội. 
Ngày nhận bài: 27/02/2020 Biên tập xong: 15/4/2020 Duyệt đăng: 20/4/2020 

File đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_triet_hoc_va_cac_khoa_hoc_duoi_anh_sang_cua.pdf