Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam

Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa chỉ số năng lực cạnh tranh

cấp tỉnh (PCI) và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại các địa phương Việt

Nam. Phương pháp được sử dụng là ước lượng hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) sau khi

kiểm định Hausman với dữ liệu bảng, quan sát dữ liệu 10 chỉ số thành phần của chỉ

số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của 63 địa phương trong giai đoạn 2013- 2019.

Nghiên cứu có tính đến độ trễ trong tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, điều hành của các địa phương liên quan đến tiếp cận

đất đai, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, sự năng

động của lãnh đạo và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp có tác động đến thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài vào các địa phương. Nghiên cứu mở rộng bằng cách phân chia

thành 2 nhóm địa phương có số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao và thấp. Kết

quả cho thấy, chỉ số thành phần về sự thuận lợi trong tiếp cận đất đai và năng động

của lãnh đạo địa phương tác động lên thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh

Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam trang 1

Trang 1

Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam trang 2

Trang 2

Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam trang 3

Trang 3

Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam trang 4

Trang 4

Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam trang 5

Trang 5

Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam trang 6

Trang 6

Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam trang 7

Trang 7

Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam trang 8

Trang 8

Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam trang 9

Trang 9

Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 6760
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam

Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam
c lượng cũng được thực hiện với độ trễ 
do tác động trễ về thời gian của các biến 
độc lập lên thu hút FDI. 
Ước lượng lần 1 cho thấy 05 biến gntt (gia 
nhập thị trường), tmb (tính minh bạch), 
cpkct (chi phí không chính thức), dtld (đào 
tạo lao động) và tcplan (thiết chế pháp lý 
an ninh) không có ý nghĩa trong mô hình. 
Trong số đó, biến tmb (tính minh bạch) và 
cpkct (chi phí không chính thức) lần lượt 
có hệ số đa cộng tuyến (VIF) rất cao. Tiến 
hành loại bỏ biến tmb (tính minh bạch) ra 
khỏi mô hình để kiểm tra tác động đa cộng 
tuyến tới các biến khác. Kết quả cho thấy 
trong số 4 biến không có ý nghĩa còn lại thì 
biến cpkct (chi phí không chính thức) lại 
có ý nghĩa giải thích trong mô hình và hệ 
số VIF trong giới hạn cho phép. Điều này 
cho thấy tính minh bạch có tác động đáng 
kể đến các chi phí không chính thức mà 
doanh nghiệp phải trả để đầu tư sản xuất 
kinh doanh thuận lợi. 
Hệ số R bình phương hiệu chỉnh ở mức 
không quá cao là do không đưa thêm các 
biến kiểm soát vào mô hình vì số biến giải 
thích đã tương đối nhiều, tránh đưa thêm 
HUỲNH THỊ THUÝ GIANG
7Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
nhiều biến làm giảm bậc tự do khi ước 
lượng. Tuy nhiên kiểm định F hoàn toàn 
thỏa mãn với hệ số P = 0.000. Điều này cho 
thấy, với độ trễ bằng 1, các biến độc lập đã 
giải thích được 38% sự thay đổi trong thu 
hút FDI vào các địa phương và với độ trễ 
bằng 2, các các biến độc lập đã giải thích 
được 37% sự thay đổi trong đầu tư FDI vào 
các địa phương. Cụ thể, các phát hiện từ kết 
quả nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, với mô hình ước lượng không có 
độ trễ, hầu như các chỉ số thành phần của 
PCI đều không có ý nghĩa giải thích lên sự 
thay đổi vốn đầu tư FDI vào các địa phương 
(ngoại trừ tiêu chí Chi phí không chính thức 
- cpkct và Tính năng động của chính quyền - 
tnd). Điều này cho cho thấy, sự điều hành tốt 
hay xấu của địa phương cần một thời gian 
dài hơn (trong một hoặc hai năm sau đó) để 
phát huy tác dụng trong thu hút FDI. Tuy 
nhiên, hai tiêu chí Chi phí không chính thức 
- cpkct và Tính năng động của chính quyền 
- tnd lại có tác động đến dòng vốn FDI đăng 
ký ngay trong năm được đánh giá (mô hình 
với độ trễ bằng 0). Điều này là do sự năng 
động của lãnh đạo địa phương có tác động 
rất lớn trong thúc đẩy nhanh tiến trình thu 
hút các nguồn vốn FDI.
Thứ hai, khả năng tiếp cận đất đai (biến 
tcdd) có tác động dương và lớn nhất đến 
việc thu hút đầu tư FDI vào các địa phương. 
Tại các độ trễ càng lớn thì tác động của yếu 
tố này đến thu hút đầu tư càng lớn. Đối với 
các doanh nghiệp FDI, việc tiếp cận đất đai, 
ổn định trong sử dụng đất và các giao dịch 
về đất đai thuận lợi luôn là bài toán quan 
trọng nhất cần giải quyết để triển khai đầu 
tư. Đây cũng được xác định là nút thắt quan 
trọng nhất cần tháo gỡ để đẩy mạnh kêu gọi 
đầu tư của Việt Nam trong thời gian qua.
Thứ ba, chi phí thời gian (biến cptg) và 
chi phí không chính thức (biến cpkct) có 
tác động dương và đáng kể đến việc thu 
hút FDI vào các địa phương. Chi phí thời 
gian liên quan đến thủ tục hành chính và 
công tác thanh kiểm tra của cơ quan công 
quyền, trong khi chi phí không chính thức 
liên quan đến các khoản chi phí bôi trơn 
Bảng 1. Kết quả ước lượng với 63 địa phương (loại biến tmb- tính minh bạch)
Biến
 Mô hình 1 (k=0) Mô hình 2 (k=1) Mô hình 3 (k=2)
Hệ số hồi quy P >z Hệ số hồi quy P >z Hệ số hồi quy P >z
gntt -0.1886545 0.612 -0.1973368 0.532 -0.2186598 0.518
tcdd 0.1833451 0.418 0.7293744 0.071** 0.8254367 0.026*
cptg 0.1722183 0.296 0.4425411 0.004* 0.4633428 0.027*
cpkct 0.1465262 0.08** 0.5266747 0.000* 0.6548218 0.000*
ctbd 0.0737581 0.161 0.0714456 0.095** 0.0504001 0.012*
tnd 0.0632253 0.033* 0.1316437 0.074** 0.1585472 0.062**
dvhtdn 0.2643393 0.541 0.1845365 0.007* 0.1538551 0.053**
dtld 0.2243722 0.371 0.1253991 0.788 0.5422848 0.752
tcplan -0.0700117 0.816 -0.0932166 0.341 -0.1329869 0.571
R bình phương 0.32 0.47 0.45
R bình phương 
hiệu chỉnh 0.26 0.38 0.37
*: có ý nghĩa thống kê ở mức 5% **: có ý nghĩa thống kê ở mức 10%
Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu từ Stata
Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại 
các địa phương Việt Nam
8 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021
trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp 
và chi phí lớn để đầu tư dự án. Quá trình 
cải cách hành chính mạnh mẽ của các địa 
phương trong thời gian qua đã có tác động 
đáng kể đến quyết định của các nhà đầu tư.
Thứ tư, tính năng động của lãnh đạo (biến 
tnd) và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (biến 
dvhtdn) có tác động dương và tương đối đến 
thu hút dòng vốn FDI vào các địa phương. 
Đặc biệt là tiêu chí về sự năng động của 
lãnh đạo địa phương có ý nghĩa tác động 
ngay từ ước lượng với độ trễ bằng 0. Đây 
là kết quả thu được nhờ quyết liệt và chỉ 
đạo trực tiếp của các lãnh đạo một số địa 
phương trong tháo gỡ những khó khăn để 
thu hút các dự án FDI.
Thứ năm, cạnh tranh bình đẳng (biến ctbd) 
có tác động dương nhưng không đáng kể 
đến thu hút dòng vốn FDI đăng ký vào các 
địa phương. Tiêu chí cạnh tranh bình đẳng 
cũng được đưa vào bộ tiêu chí PCI từ năm 
2013 liên quan đến mức độ chính quyền địa 
phương ưu ái hơn cho các doanh nghiệp 
nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài hoặc 
doanh nghiệp sân sau. 
Thứ sáu, các tiêu chí chi phí gia nhập thị 
trường (gntt), đào tạo lao động (dtld), thiết 
chế pháp lý và an ninh (biến tcplan) không 
có ý nghĩa tác động đến thu hút nguồn vốn 
FDI đăng ký vào các địa phương tại cả 3 
mô hình. Đối với các doanh nghiệp FDI, đa 
phần là sản xuất cho xuất khẩu nên khá dễ 
dàng trong việc lý giải chi phí gia nhập thị 
trường không có ý nghĩa tác động đến quyết 
định đầu tư của họ. Bên cạnh đó, lao động 
cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt 
Nam trong thời gian qua chủ yếu là nguồn 
lao động giá rẻ, đa phần lao động được đào 
tạo lại để phù hợp với dây chuyền sản xuất 
đặc thù, do đó việc đào tạo lao động của 
địa phương hầu như không có tác động đến 
quyết định đầu tư của nhà đầu tư FDI. Tình 
hình quốc phòng an ninh của hầu hết các 
địa phương trong cả nước trong thời gian 
qua được giữ vững, hầu như không đáng lo 
ngại để các doanh nghiệp FDI cân nhắc khi 
quyết định đầu tư.
Dữ liệu nghiên cứu ban đầu được lấy của 
toàn bộ 63 địa phương trong cả nước nên 
có độ chênh nhất định trong triển khai các 
chính sách và trình độ phát triển của địa 
phương. Xem xét sự tác động của chỉ số 
thành phần PCI lên thu hút đầu tư FDI của 
từng nhóm địa phương thu hút vốn FDI 
cao và nhóm địa phương thu hút vốn FDI 
thấp với độ trễ bằng bằng 1 và bằng 2 cho 
thấy số tiêu chí có ý nghĩa giải thích vẫn 
giống với ước lượng đối với toàn bộ 63 địa 
phương. Tuy nhiên, hệ số hồi quy có sự 
thay đổi đáng kể. 
Tương tự kết quả ước lượng với toàn bộ 
63 địa phương, kết quả ước lượng đối với 
hai nhóm địa phương cũng có hệ số R bình 
phương hiệu chỉnh ở mức không quá cao 
nhưng kiểm định F cho thấy mô hình hoàn 
toàn phù hợp. Cụ thể, các phát hiện từ kết 
quả nghiên cứu khi ước lượng với 2 nhóm 
địa phương như sau:
Thứ nhất, tiêu chí tiếp cận đất đai (biến 
tcdd) ở nhóm địa phương thu hút FDI cao 
có tác động lên sự thu hút FDI mạnh hơn so 
với nhóm các địa phương thu hút FDI thấp. 
Điều này một lần nữa cho thấy tập trung 
tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận đất đai là 
vấn đề then chốt của các địa phương để thu 
hút nguồn vốn FDI.
Thứ hai, cũng có sự khác biệt khá lớn trong 
mức độ tác động lên thu hút FDI của các 
tiêu chí chi phí thời gian (biến cptg) và chi 
phí không chính thức (biến cpkct) giữa hai 
nhóm địa phương. Trong đó, hai chỉ số này 
tác động lên thu hút FDI vào nhóm các địa 
phương thu hút FDI nhiều mạnh hơn các 
địa phương thu hút FDI ít. Điều này cho 
thấy nỗ lực trong cải cách hành chính của 
các địa phương sẽ có hiệu quả hơn trong 
thu hút FDI so với các địa phương còn lại.
Thứ ba, tiêu chí tính năng động của lãnh 
HUỲNH THỊ THUÝ GIANG
9Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
đạo (biến tnd) có khác biệt rất rõ rệt trong 
việc tác động lên thu hút FDI giữa hai nhóm 
địa phương thông qua sự chênh lệch rất lớn 
của hệ số hồi quy của hai nhóm. Nhóm các 
địa phương thu hút FDI nhiều chủ yếu rơi 
vào các địa phương như TP.HCM, Hà Nội, 
Đà Đẵng, Cần Thơ, Bình Dương. Đối với 
nhóm này, tính năng động của lãnh đạo 
địa phương lại có tác động rất lớn đối với 
nguồn vốn FDI thu hút được. Đây cũng là 
kết quả của việc quyết liệt trong chỉ đạo của 
lãnh đạo các địa phương dẫn đầu trong thu 
hút FDI cả cả nước.
5. Kết luận và hàm ý chính sách
5.1. Hàm ý chính sách
Với những kết quả nghiên cứu phát hiện 
được, một số gợi ý chính sách được đưa ra 
để các địa phương chú ý trong quá trình cải 
thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để 
đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI. Cụ thể 
như sau:
Một là, tập trung vào các chính sách và giải 
pháp để nâng cao khả năng tiếp cận đất đai 
cho các nhà đầu tư kể cả về khả năng có 
được nguồn đất để xây dựng cho doanh 
nghiệp, sự ổn định trong quá trình sử dụng 
đất và thuận lợi trong thực hiện các giao 
dịch về đất đai với chính quyền.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành 
chính, trong đó chú trọng vào các quy trình 
thực hiện để giảm thiểu chi phí thời gian 
cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần đẩy 
mạnh sự minh bạch hóa cho doanh nghiệp 
thông qua công khai các thủ tục và công 
khai thông tin để giảm thiểu các chi phí 
không chính thức.
Ba là, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng 
cho các doanh nghiệp trong cả giai đoạn 
kêu gọi đầu tư và quá trình hoạt động sản 
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt 
là tạo niềm tin cho các doanh nghiệp về sự 
đối xử bình đẳng giữa khu vực nhà nước, tư 
nhân và khu vực FDI.
Bảng 2. Kết quả ước lượng đối với hai nhóm địa phương
Biến
Nhóm 32 địa phương thu hút FDI cao Nhóm 31 địa phương thu hút FDI thấp 
Hệ số hồi quy 
(k=1) Hệ số hồi quy (k=2) Hệ số hồi quy (k=1)
Hệ số hồi quy 
(k=2)
gntt -0.0748344 -0.1194692 -0.1873237 -0.1936901
tcdd 1.1025383 1.1390835 0.4629633 0.5543688
cptg 0.7226058 0.8016482 0.4305322 0.4590026
cpkct 0.9211079 0.9843118 0.4922916 0.5600741
ctbd 0.0783277 0.0617637 0.0710326 0.0544257
tnd 0.2103281 0.2170217 0.0760844 0.0910833
dvhtdn 0.1601226 0.1412984 0.1842071 0.1683511
dtld 0.0930211 0.3903426 0.1790326 0.4420891
tcplan -0.0830241 -0.1292314 -0.0966703 -0.1402958
R bình phương 0.56 0.42
R bình phương 
hiệu chỉnh 0.48 0.35
*: có ý nghĩa thống kê ở mức 5% **: có ý nghĩa thống kê ở mức 10%
Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu từ Stata
Mối quan hệ giữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại 
các địa phương Việt Nam
10 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021
Bốn là, tăng cường những dịch vụ hỗ trợ 
cho các doanh nghiệp đầu tư, kể cả về các 
dịch vụ tư nhân lẫn dịch vụ công. Đặc biệt 
là với nhóm các địa phương có PCI thấp 
cần đẩy mạnh hơn nữa về cả số lượng và 
chất lượng dịch vụ cung ứng cho các doanh 
nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI đầu 
tư vào địa bàn.
Năm là, lãnh đạo địa phương cần có sự tiên 
phong, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt và đồng 
hành cùng các doanh nghiệp FDI để tháo 
gỡ kịp thời những khó khăn cho các doanh 
nghiệp triển khai dự án và đầu tư sản xuất 
kinh doanh.
5.2. Kết luận
Bên cạnh những yếu tố về kinh tế, việc ban 
hành chính sách và điều hành của chính 
quyền địa phương có tác động mạnh mẽ 
đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp 
FDI. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiếp cận 
đất đai là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến 
dòng vốn đăng ký FDI vào các địa phương. 
Bên cạnh đó, giảm thiểu các chi phí không 
chính thức, chi phí thời gian và gia tăng sự 
năng động của lãnh đạo cũng có tác động 
đáng kể đến thu hút nguồn vốn FDI. 
Nghiên cứu chưa đề cập đến việc doanh 
nghiệp FDI có tham khảo các chỉ số thành 
phần PCI khi quyết định đầu tư vốn vào 
các địa phương hay không. Tuy nhiên, chắc 
chắn rằng việc điều hành tốt của các địa 
phương được thể hiện thông qua điểm số 
các tiêu chí tăng lên sẽ có tác động thúc đẩy 
mạnh mẽ các doanh nghiệp FDI gia tăng 
nguồn vốn đầu tư vào địa phương ■
Tài liệu tham khảo
Abdul, G. A., Waqas, A., Pervaiz, S., Jahanzeb, H. (2014). Factors affecting foreign direct investment in Pakistan. 
International Journal of Business and Management Review, 2(4), pp.21-35.
Agosin, M. R., Maver, R. (2000). Foreign Investment in Developing Countries: Does it crowd in Domestic Investment. 
UNCTAD Discussion Paper, (146), pp.149-162.
Ali Al Sadig (2009). The effects of Corruption on FDI Inflows. Cato Journal, Vol. 29, No. 2 (2009) 267.
Asiedu, E. (2002). On the determinants of foreign direct investment to developing countries: is Africa different. World 
development, (30(1), pp.107-119.
Asiedu, E. (2006). Foreign direct investment in Africa: The role of natural resources, market size, government policy, 
institutions and political instability. World economy, (29(1), pp.63-76.
Bénassy-Quéré, A., Coupet, M. And Mayer, T., (2007). Institutional Determinants of Foreign Direct Investment”. 
World Economy, Vol. 30 (2007) 764.
Cao Tấn Huy (2018). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng 
kinh tế Đông Nam Bộ, Tạp chí Kinh tế, (39), tr.26-30.
Cheng, Leonard K. And Yum K. Kwan (2000). What are the determinants of the location foreign direct investment the 
Chinese experience. Journal of International Economics, Vol 51: 379-400
Gao, Ting (2005). Labor quality and the location of foreign direct investment: evidence from China. China Economic 
Review, 16:274-292.
He, Canfei., (2002). Information costs, agglomeration economies and the location of foreign direct investment in 
China. Regional Studies, 36(9), pp. 1029-36.
Julan Du, Yi Lu, Zhigang Tao (2007). Economic Institutions and FDI Location Choice: Evidence from US 
Multinationals in China. Journal of Comparative Economics, Vol. 36, Issue 3 (2007) 412.
Khachoo, A. Q., Khan, M. I. (2012). Determinants of FDI inflows to developing countries: a panel data analysis. MPRA 
Paper 37278, University Library of Munich, Germany.
Nguyễn Quốc Việt & cộng sự (2014). Đánh giá tác động của chất lượng thể chế cấp tỉnh tới khả năng thu hút FDI vào 
các địa phương tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 1 (2014) 53-62
Shahriar,S. & Qian,L.& Kea, S.(2019). The gravity model of trade: a theoretical perspective. Review of Innovation and 
Competitiveness: Vol 5, Issue 1, 21-42.
Nguyễn Anh Tuấn, Đồng Trung Chính (2017). Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu 
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Khoa học và công nghệ, Số 43/2017, p.114-19
VCCI, Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019.

File đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_chi_so_canh_tranh_cap_tinh_va_thu_hut_dau_t.pdf