Mô phỏng và tính toán biến dạng của liên kết hàn giáp mối hợp kim nhôm
Biến dạng là một hiện tượng không thể tránh khỏi trong mọi quá trình hàn, ảnh hưởng đến chất
lượng của kết cấu, tính thẩm mỹ cũng như hiệu quả kinh tế của sản phẩm hàn. Trong nghiên cứu này sẽ
ứng dụng phần mềm Comsol Multiphysics để mô phỏng biến dạng của liên kết giáp mối hợp kim nhôm
A1060 với các chế độ hàn khác nhau. Biến dạng của liên kết hàn giáp mối bao gồm biến dạng do co dọc,
biến dạng do co ngang và biến dạng góc được tính toán lý thuyết dựa vào mô hình thực nghiệm. So sánh
kết quả biến dạng mô phỏng và tính toán cho thấy có sự tương thích cao, điều này chứng tỏ phương pháp
mô phỏng phù hợp rất tốt với lý thuyết tính toán. Ngoài ra, ảnh hưởng của cường độ dòng điện hàn đến
biến dạng của liên kết hàn cũng được nghiên cứu. Kết quả cho thấy biến dạng hàn tăng khi cường độ
dòng điện hàn tăng và ngược lại. Mô hình phân tích ở đây có thể dự đoán được biến dạng của liên kết
hàn với các chế độ hàn khác nhau và là cơ sở cho việc lựa chọn được chế độ hàn hợp lý giúp giảm biến
dạng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô phỏng và tính toán biến dạng của liên kết hàn giáp mối hợp kim nhôm
để mô phỏng dự đoán nhiệt độ và biến dạng. Liên kết hàn giáp mối tấm hợp kim nhôm không vát mép, không khe hở được chuẩn bị như Hình 1. Các điều kiện biên gồm quá trình đối lưu, bức xạ và điều kiện ban đầu cũng như nguồn nhiệt hàn cũng được thiết lập như Hình 1. Theodoe L. Bergman và cộng sự [10] đã đưa ra công thức tính hệ số đối lưu như sau: 1/32 0.15t L kh Ra w cho mặt trên của tấm (22a) 1/52 0.52b L kh Ra w cho dưới của các tấm (22b) Và 3( )L sRa g T T L (22c) trong các công thức trên, k là hệ số dẫn nhiệt của không khí, w là bề rộng của tấm; 29.8 /g m s ; 10.0033K ; Ts là nhiệt độ trên bề mặt; T là nhiệt độ môi trường; 1SL A P ; SA là diện tích mặt; 1P là chu vi bề mặt; ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 24/ Tháng 12 – 2019 Jornal of Science and technology10| I - 18 Khoa học & Công nghệ - Số 24/ Tháng 12 – 2019 Jornal of Science and technology Khi có hệ số đối lưu (ht hoặc hb), lượng nhiệt được tiêu tán ra môi trường thông qua quá trình đối lưu được tính như sau: ( )cq h T T (23) Bên cạnh đối lưu ra không khí, hiện tượng bức xạ cũng phải được xem xét trong quá trình xây dựng mô hình nhiệt. Bức xạ nhiệt ra môi trường được tính như sau [10]: 4 4rq T T (24) Trong công thức (24), 0.3 ; 8 5.67 10 2 4( )/W m K . Nguồn nhiệt Q được thiết lập chạy dọc theo tâm đường hàn tương ứng với vận tốc hàn (Hình 1). Tại thời điểm ban đầu nhiệt độ của phôi sẽ bằng nhiệt độ môi trường T . Bốn điểm ở trên mặt phôi dọc theo mặt cắt ngang cũng được thiết lập để trích xuất nhiệt độ giúp cho quá trình đánh giá trường nhiệt độ. Hình 1. Mô hình hóa quá trình hàn trên Comsol Hình 2. Mô hình chia lưới Việc chia lưới trong các mô hình phân tích ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn thường có ảnh hưởng tới độ chính xác cũng như thời gian tính toán. Trong nghiên cứu, các vùng gần tâm mối hàn được chia mịn và thô hơn khi xa tâm đường hàn để đảm bảo độ chính xác của quá trình phân tích truyền nhiệt (Hình 2); đồng thời cũng làm giảm thời gian phân tích (số lượng phần tử, nút giảm). Trình tự thiết lập và mô phỏng quá trình hàn bằng phần mềm số được tổng hợp như sơ đồ khối Hình 3. Hình 3. Sơ đồ khối trình tự mô phỏng 4. Kết quả và thảo luận Hình 4 thể hiện nhiệt độ phân bố trên liên kết hàn ở 20s có giá trị lớn nhất 𝑥𝑥 717 °C nằm ở tâm của bể hàn, càng xa tâm nguồn nhiệt nhiệt độ càng giảm. Hình 4. Trường nhiệt độ phân bố ở 20s ở chế độ hàn 1 với Ih =120A Bên cạnh đó, các đường đẳng nhiệt cũng được quan sát rõ ràng. Sự phân bố của các đường đẳng nhiệt phía trước và sau nguồn nhiệt không đều và bị kéo dài ở phía sau. Hiện tượng này do sự truyền nhiệt không đều, phía trước nguồn nhiệt mức độ truyền nhiệt nhanh hơn trong khi đó ở phía sau do phôi hàn đã bị nóng lên nên mức độ truyền nhiệt nhỏ hơn. ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 24/ Tháng 12 – 2019 Jornal of Science and technology |11 ISS 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 24/ Tháng 12 – 2019 Jornal of Science and technology 19 Nhiệt độ của một số điểm P1, P2, P3 và P4 (Hình 1) cũng được mô tả như trên Hình 5. Ta thấy rằng nhiệt độ sẽ tăng dần theo thời gian và đạt giá trị lớn nhất khi nguồn nhiệt đi ngang qua vị trí đó. Sau đó nhiệt độ sẽ bị giảm dần trong quá trình nguội. Nhiệt độ tại vị trí hàn P1 đạt được cao nhất sau đó giảm dần lần lượt khi các điểm đo càng xa tâm đường hàn (P2, P3 và P4). Hình 5. Nhiệt độ tại một số điểm theo phương ngang a. Biến dạng theo phương X b. Biến dạng theo phương Y c. Biến dạng theo phương Z d. Biến dạng tổng Hình 6. Biến dạng của liên kết hàn Hình 6 thể hiện biến dạng thành phần và biến dạng tổng của chi tiết hàn ở chế độ hàn 1 với Ih = 120(A). Giá trị biến dạng tự do lớn nhất là 0,85mm (Hình 6d). Biến dạng theo các phương X, Y, Z thể hiện ở Hình 6a, b, và c với giá trị lớn nhất là tương ứng 0,35mm; 0,84mm và 0,02mm. Quan sát ta thấy biến dạng nhiều nhất dọc theo đường hàn (phương Y). Biến dạng do co ngang có giá trị lớn khi hàn các liên kết có vát mép. Trong nghiên cứu này, biến dạng ngang theo phương Z có giá trị 0,02mm nhỏ hơn biến dạng co dọc do phôi không được vát mép. Biến dạng góc được tính toán theo độ co ngang 𝑐𝑐𝑐 𝑐 ( ) 𝑐𝑐𝑐 𝑐 ( 3 3 ) = 7,63 (25) Kết quả mô phỏng gồm biến dạng do co dọc, biến dạng do co ngang và biến dạng góc được tổng hợp trong Bảng 6 khi sử dụng chế độ hàn 1. Đồng thời Bảng 6 cũng thể hiện các biến dạng tính toán theo các mô hình thực nghiệm và so sánh các kết quả này với các biến dạng mô phỏng. ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 24/ Tháng 12 – 2019 Jornal of Science and technology12| ISSN 2354-0575 20 Khoa học & Công nghệ - Số 24/ Tháng 12 – 2019 Jornal of Science and technology Với biến dạng do co dọc (độ co dọc), so sánh kết quả tính toán theo các mô hình với kết quả mô phỏng ta thấy sai số giữa các kết quả này dao động trong khoảng (2,38-17,98)%. Sai số nhỏ nhất tương ứng với mô hình của Okerblom 2,38%, tiếp sau là 4,64% tương ứng với mô hình của Okerblom – Wells. Các mô hình còn lại cho ra các sai số tương đối cao do mô hình của Thumb không xét đến toàn bộ quá trình hàn và các tham số vật liệu; mô hình của Horst Plufg dựa trên mô hình của Okerblom nhưng vùng biến dạng dẻo được thay bằng biểu thức liên quan đến vùng hàn và biểu thức này chưa được thể hiện rõ ràng; mô hình của White và cộng sự chưa xét đến ảnh hưởng của hiệu suất quá trình như trong mô hình của Okerblom. So sánh với kết quả độ co ngang cho thấy, mô hình của Guyot và của Guiaux với sai số lần lượt là 1,14% và 2,85%. Trong khi đó, mô hình của Okerblom cho ra biến dạng lớn hơn vì mô hình này phù hợp áp dụng cho liên kết hàn có vát mép chữ V. Các mô hình còn lại sử dụng kim loại cơ bản không phải là nhôm và hợp kim nhôm nên cũng có sai số so với biến dạng mô phỏng khá cao. Từ đó có thể thấy mô hình tính toán ra biến dạng do co ngang phù hợp nhất với biến dạng mô phỏng là mô hình Guyot. Đối với biến dạng góc, các mô hình được trình bày ở Bảng 3 áp dụng đặc biệt cho những liên kết hàn có vát mép. Trong nghiên cứu này, dạng liên kết áp dụng là liên kết giáp mối không vát mép nên sai số giữa biến dạng góc mô phỏng và biến dạng góc tính toán theo các mô hình là tương đối lớn. Tuy nhiên mô hình của Okerblom cho ra biến dạng góc có sai số 7.86% (<10%) và thấp hơn nhiều so với mô hình của Leggatt. Bảng 6. So sánh kết quả biến dạng với chế độ hàn 1 Chế độ hàn 1 Ih = 120 A Biến dạng mô phỏng Biến dạng tính toán Độ sai lệch % Độ co dọc (mm) 0,84 (Thumb) 0,945 12,5 (Okerblom) 0,842 2,38 (Okerblom - Wells) 0,801 4,64 (Horst Plufg) 0,75 10,71 (White và cộng sự) 0,689 17,98 Độ co ngang (mm) 0,35 (Guiaux) 0,36 2,85 (Okerblom) 0,315 11,43 (Malisius) 0,384 8,57 (Guyot) 0,354 1,14 (Leggatt) 0,389 11,42 (Capel) 0,37 5,71 (Blodgett) 0,375 7,14 Biến dạng góc (deg) 7,63 (Okerblom) 7,03 7,86 (Leggatt) 9,01 18,08 Tương tự Bảng 7 và Bảng 8 thể hiện kết quả so sánh biến dạng mô phỏng và biến dạng tính toán tương ứng với chế độ hàn 2 và 3. Kết quả cũng chỉ ra được sự tương thích giữa kết quả mô phỏng và kết quả tính toán cho biến dạng do co dọc, biến dạng do co ngang và biến dạng góc. Ở chế độ hàn 2, có 3 mô hình tính toán cho biến dạng co dọc có sai số là: Thumb (0,53%), ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 24/ Tháng 12 – 2019 Jornal of Science and technology |13 ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 24/ Tháng 12 – 2019 Jornal of Science and technology 21 Okerblom (2,74%) và Okerblom – Wells (1,79%). Biến dạng mô phỏng do co ngang cũng cho kết quả sai số thấp so với mô hình tính toán, ví dụ: Guyot (0,51%). Đối với biến dạng góc, mô hình của Okerblom vẫn cho sai số nhỏ hơn (4,77%). Bảng 7. So sánh kết quả biến dạng với chế độ hàn 2 Chế độ hàn 2 Ih = 135 A Biến dạng mô phỏng Biến dạng tính toán Độ sai lệch % Độ co dọc (mm) 0,95 (Thumb) 0,945 0,53 (Okerblom) 0,924 2,74 (Okerblom - Wells) 0,967 1,79 (Horst Plufg) 0,842 11,37 (White và cộng sự) 0,781 17,79 Độ co ngang (mm) 0,39 (Guiaux) 0,396 1,54 (Okerblom) 0,358 8,21 (Malisius) 0,426 9,23 (Guyot) 0,392 0,51 (Leggatt) 0,404 3,59 (Capel) 0,4 2,56 (Blodgett) 0,45 15,38 Biến dạng góc (deg) 8,39 (Okerblom) 8,79 4,77 (Leggatt) 10,14 17,3 Bảng 8. So sánh kết quả biến dạng với chế độ hàn 3 Chế độ hàn 3 Ih = 150 A Biến dạng mô phỏng Biến dạng tính toán Độ sai lệch (%) Độ co dọc (mm) 1,05 (Thumb) 0,945 10,00 (Okerblom) 1,04 0,95 (Okerblom - Wells) 1,23 17,14 (Horst Plufg) 0,989 5,81 (White và cộng sự) 0,863 17,81 Độ co ngang (mm) 0,43 (Guiaux) 0,45 4,65 (Okerblom) 0,401 6,74 (Malisius) 0,479 15,58 (Guyot) 0,439 2,09 (Leggatt) 0,44 2,33 (Capel) 0,444 3,26 (Blodgett) 0,505 17,44 Biến dạng góc (deg) 9,53 (Okerblom) 9,54 1,89 (Leggatt) 11,26 18,2 Ở chế độ hàn 3, các mô hình phù hợp nhất với các biến dạng do co dọc, biến dạng do co ngang và biến dạng góc lần lượt là Okerblom (0,95%), Guyot (2,09%) và Okerblom (1,89%). ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 24/ Tháng 12 – 2019 Jornal of Science and technology14| ISSN 2354-0575 18 Khoa học & Công nghệ - Số 24/ Tháng 12 – 2019 Jornal of Science and technology Qua những kết quả này cho thấy các kết quả biến dạng tính toán và kết quả biến dạng mô phỏng có sự phù hợp tương đối tốt cho các chế độ hàn khác nhau. Mô hình của Okerblom phù hợp nhất cho tính toán biến dạng do co dọc, trong khi đó mô hình của Guyot phù hợp cho tính toán biến dạng do co ngang và biến dạng góc được tính toán phù hợp hơn khi sử dụng các công thức của mô hình Okerblom. Bảng 9. So sánh nhiệt độ và biến dạng theo cường độ dòng điện hàn Chế độ hàn Chế độ hàn 1 Ih=120 (A) Chế độ hàn 2 Ih=135 (A) Chế độ hàn 3 Ih=150 (A) Năng lượng nguồn nhiệt cung cấp (W) 1920 2160 2400 Nhiệt độ lớn nhất (℃ ) 717 802 907 Độ co dọc (mm) 0,84 0,95 1,05 Độ co ngang (mm) 0,36 0,39 0,43 Biến dạng góc (deg) 7,63 8,39 9,53 Bảng 9 tổng hợp các kết quả về nguồn nhiệt, nhiệt độ và biến dạng cho các chế độ hàn khác nhau. Ba chế độ hàn với các giá trị cường độ dòng điện hàn khác nhau được xem xét, các thông số khác được giữ nguyên. Kết quả cho thấy, khi tăng cường độ dòng điện thì tất cả các thông số nhiệt độ và biến dạng đều tăng. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng của các thông số này là khi tăng cường độ dòng điện thì mật độ dòng của điện cực tăng theo dẫn đến năng lượng nguồn nhiệt cung cấp tăng. Như vậy cường độ dòng điện hàn có ảnh hưởng tương đối lớn tới biến dạng của liên kết hàn giáp mối hợp kim nhôm. 5. Kết luận Phần mềm mô phỏng số Comsol Multiphysics đã được ứng dụng dự đoán nhiệt độ phân bố và biến dạng của liên kết hàn giáp mối hợp kim nhôm. Giá trị biến dạng mô phỏng được so sánh với giá trị biến dạng tính toán lý thuyết theo các mô hình thực nghiệm tương ứng. Kết quả cho thấy có sự phù hợp tốt giữa biến dạng mô phỏng và tính toán cho các chế độ hàn khác nhau. Cụ thể, mô hình phù hợp nhất trong nghiên cứu này cho tính toán biến dạng do co dọc (sai số <3%) và biến dạng góc (<8%) là mô hình Okerblom, trong khi đó mô hình Guyot phù hợp cho tính toán biến dạng do co ngang (<3%). Ngoài ra, ảnh hưởng của cường độ dòng điện hàn đến biến dạng hàn cũng được xem xét. Khi cường độ dòng điện hàn tăng, các kết quả biến dạng tính toán và mô phỏng đều tăng và ngược lại. Thông qua kết quả của nghiên cứu này, ta có thể thấy rằng mô hình mô phỏng rất sát với các mô hình lý thuyết. Kết quả của bài báo là cơ sở để tìm và lựa chọn được chế độ hàn hợp lý sao cho biến dạng hàn là nhỏ nhất, giảm số lần hàn thực nghiệm từ đó có thể giảm được chi phí hàn. Tài liệu tham khảo [1] Thân Văn Thế, Trần Ngọc Thành, Ngô Thị Thảo, Ứng dụng phần mềm Ansys dự đoán nhiệt độ, biến dạng và ứng suất khi hàn liên kết giáp mối, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Số 15 - tháng 9, trang 1-8, 2017. [2] Hoàng Phương Hoa, Nguyễn Văn Mỹ, Đỗ Việt Hải, Nghiên cứu trạng thái ứng suất và biến dạng của các lớp vật liệu composite trong liên kết hàn chữ T dưới tác dụng của tải trọng tĩnh bằng phương pháp phần tử hữu hạn, Tạp chí khoa học và công nghệ, Tập 39, Số 4, trang 127-133, 2010. ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 24/ Tháng 12 – 2019 Jornal of Science and technology |15 I B Khoa học & Công nghệ - Số 24/ Tháng 12 – 2019 Jornal of Science and technology 23 [3] Roger William O'Brien, Predicting weld distortion in the design of automotive components, Master of Science thesis, Durham University, 2007. [4] A.S.Gangwar, A.Srivastava, Neha Gupta và Rajan, Experimental Study of Distortion in Butt Welds of Mild Steel Plates and En-31 Plates Having Different Thickness and Weld Cross Sections, Journal of Mechanical and Civil Engineering, Volume 14, Issue 3, pp. 51-80. 2017. [5] Filipe D.S.Cordeiro, A Critical Analysis on Weld’s Distortion, Master of Science thesis Coimbra University, Julho, 2015. [6] N.R.Mandal và C.V.N.Sundar, Analysis of Welding Shrinkage, Welding Research Supplement, pp. 233-238, 1997. [7] A.A. Syed, A.Pittner, M.Rethmeier và Amitava De, Modeling of Gas Metal Arc Welding Process Using an Analytically Determined Volumetric Heat Source, Journal of the Iron and Steel Institute of Japan, 53(4), pp.698–703, 2013. [8] Nghiêm Hùng, Vật liệu học cơ sở, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2002. [9] The Lincoln Electric Company, Gas Metal Arc Welding Guidelines, www.lincolnelectric.com, 2014. [10] Theodoe L. Bergman và cộng sự, Fundamentals of Heat and Mass Transfer 7th edition, JOHN WILEY & SONS, 2011. SIMULATION AND CALCULATION OF WELDING DISTORTION IN BUTT JOINT OF ALUMINUM ALLOY Abstract: Welding distortion is an inevitable phenomenon in all welding processes, it affects the quality of the welding structure, aesthetics and economics of welding products. This paper presents an application of Comsol software for predicting welding distortion in butt joint of A1060 aluminum alloy under different welding conditions. In addition, the distortion of the welded joint includes longitudinal shrinkage, transverse shrinkage and angular shrinkage is calculated based on experimental models. Comparing simulated and calculated results show very high compatibility which proves that the simulation method matches very well with the calculation theory. Moreover, the effect of welding current on the welding distortion is also given. Results show that welding deformation increases with increasing welding current and vice versa. The deformation of welding joints with different conditions can be predicted and is the basis for selecting the appropriate welding condition to achieve the smallest welding deformation. Keywords: Butt joint; distortion; Comsol; aluminum alloy.
File đính kèm:
- mo_phong_va_tinh_toan_bien_dang_cua_lien_ket_han_giap_moi_ho.pdf