Mô hình du lịch nông nghiệp ở Bến Tre - Hiện tại và tương lai

TÓM TẮT

Bến Tre là điểm đến mới nổi trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và được biết đến là ``Xứ Dừa

của Việt Nam''. Số lượt khách đến Bến Tre hằng năm liên tục tăng nhưng doanh thu trung bình trên

lượt khách còn khá thấp so với những điểm đến khác. Hiện tại, sản phẩm du lịch của Bến Tre chủ

yếu là Du lịch nông nghiệp (DLNN), hầu hết được cung cấp bởi các điểm sản xuất nông nghiệp

truyền thống. Rất ít điểm DLNN thực hành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Khách DLNN

đến Bến Tre chủ yếu là từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Do quy mô nhỏ các điểm kinh doanh

DLNN hiện chưa có điều kiện tiếp cận các thị trường lớn và cao cấp. Nhằm mục tiêu nhận diện các

mô hình kinh doanh DLNN hiện tại ở Bến Tre từ đó đề xuất các mô hình liên kết kinh doanh trong

tương lai, phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để thực hiện nghiên cứu này. Dữ liệu

được thu thập bằng kỹ thuật quan sát tham gia kết hợp phỏng vấn trực tiếp tại Khu du lịch Phú An

Khang, Nông trại Hải Vân - Sân chim Vàm Hồ, Vườn sầu riêng Bảy Thảo và Hợp tác xã Du lịch sinh

thái cộng đồng Thạnh Phong. Nghiên cứu đề xuất trong tương lai Bến Tre nên liên kết các điểm

DLNN theo mô hình liên kết ngang để có điều kiện thuận lợi tiến hành các hoạt động xúc tiến sản

phẩm vào các thị trường mới có quy mô lớn và cao cấp. Mô hình liên kết ngang nên triển khai là

mô hình Hiệp hội tương tự như "Bienvenu à la ferme" (Pháp) và mô hình Tổng công ty tương tự như

Tổng công ty Marahastra (Ấn Độ) vì Bến Tre đang có những điều kiện tương đồng để hình thành

và phát triển

Mô hình du lịch nông nghiệp ở Bến Tre - Hiện tại và tương lai trang 1

Trang 1

Mô hình du lịch nông nghiệp ở Bến Tre - Hiện tại và tương lai trang 2

Trang 2

Mô hình du lịch nông nghiệp ở Bến Tre - Hiện tại và tương lai trang 3

Trang 3

Mô hình du lịch nông nghiệp ở Bến Tre - Hiện tại và tương lai trang 4

Trang 4

Mô hình du lịch nông nghiệp ở Bến Tre - Hiện tại và tương lai trang 5

Trang 5

Mô hình du lịch nông nghiệp ở Bến Tre - Hiện tại và tương lai trang 6

Trang 6

Mô hình du lịch nông nghiệp ở Bến Tre - Hiện tại và tương lai trang 7

Trang 7

Mô hình du lịch nông nghiệp ở Bến Tre - Hiện tại và tương lai trang 8

Trang 8

Mô hình du lịch nông nghiệp ở Bến Tre - Hiện tại và tương lai trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 5460
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình du lịch nông nghiệp ở Bến Tre - Hiện tại và tương lai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình du lịch nông nghiệp ở Bến Tre - Hiện tại và tương lai

Mô hình du lịch nông nghiệp ở Bến Tre - Hiện tại và tương lai
ác nhau nên sản phẩm
của các điểm du lịch cũng khác nhau. Mỗi điểm có
khúc thị trường riêng, hoạt động độc lập, tự thân phát
triển nên không là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với
nhau. Tuy vậy mỗi điểm với quy mô nhỏ khó phát
triển nhanh vì không đủ năng lực đáp ứng nhu cầu
của các thị trường khách cao cấp nội địa và quốc tế
cũng như khó dành những khoản chi phí lớn để xúc
tiến, quảng bá sản phẩm. Do đó nguồn khách chủ
yếu của các điểm DLNN này là từ TP. Hồ Chí Minh
và vùng lân cận.
THẢO LUẬN VÀĐỀ XUẤT
Trong nền kinh tế thị trường, những mô hình kinh
doanh hiệu quả sẽ phát triển, mô hình kém hiệu quả
sẽ phải mất đi. Tuy nhiên nhà nước sẽ hỗ trợ những
nhóm yếu thế vì những lợi ích khác như ổn định xã
hội, hạn chế di dân, giảm cách biệt thu nhập của dân
cư ở nông thôn và thành thị Phát triển du lịch nông
nghiệp dựa vào cộng đồng nên ưu tiên phát triển các
nông trại quy mô nhỏ do người địa phương sở hữu và
điều hành sẽ tối ưu hóa được chi phí nhờ tự sản xuất
nguyên liệu và vận hành quy trình cung cấp dịch vụ 14.
Nhưng quy mô nhỏ sẽ bị bất lợi vì không có được sức
mạnh thị trường, khó tiếp cận được những thị trường
lớn. Vì vậy, liên kết ngang là cách để tăng sức mạnh
thị trường, để có điều kiện quảng bá sảnphẩmrộng rãi
hơn và thực hiện quy trình cung cấp dịch vụ chuyên
nghiệp hơn. Tuy nhiên quản lý mạng lưới liên kết
ngang các điểm DLNN đòi hỏi phải áp dụng phương
pháp quản lý hiện đại và đây làmột thách thức lớn đối
với mô hình cả cộng đồng tham gia. Bởi vì, thực tế là
hiện nay ở nông thôn không riêng gì BếnTre, số người
có trình độ đã và đang di chuyển về thành thị để sinh
sống và làm việc. Việc đào tạo đòi hỏi phải có thời
gian và người được đào tạo phải có trình độ học vấn
nhất định còn thu hút nhân lực ngoài cộng đồng cũng
không phải là dễ dàng vì họ phải rời xa môi trường
sống quen thuộc. Chính vì “hạn chế về năng lực tổ
chức quản lý mà Hợp tác xã Du lịch sinh thái cộng
đồng Thạnh Phong qua gần 5 năm hoạt động không
phát triển được” là nhận định củamột lãnh đạoPhòng
Văn hóa thông tin huyện Thạnh Phú. Trong trường
hợp thu hút được nhân lực quản lý thì cũng có nguy cơ
xảy ra bất đồng lợi ích giữa người chủ và người quản
lý điều hành. Mô hình DLNN cả cộng đồng tham gia
với mô hình HTX đòi hỏi phải có thời gian để giải
quyết vấn đề nhân lực quản lý nên trong nghiên cứu
này chỉ đề xuất hai mô hình là Tổng Công ty và Hiệp
hội.
Từ mô hình mạng lưới “Bienvenue à la ferme” ở Pháp
cho thấy BếnTre có thể áp dụngmôhình liên kết dạng
này trong tương lai gần vì đã có những điều kiện tiền
đề thuận lợi. Đó là sự quan tâm phát triển DLNN của
chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
từ tỉnh đến huyện. Tuy vậy, hiện các hoạt động liên
quan đến liên kết và hợp tác chỉ là “trao đổi thông
tin trong công tác quản lý nhà nước, công tác xúc
tiến, quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du
lịch, tổ chức các đoàn tham quan, học tập, khảo sát
mô hình phát triển du lịch; phối hợp các tỉnh trong
cụm phía Đông ĐBSCL tham gia gian hàng chung tại
các sự kiện, hội chợ, triển lãm du lịch trong nước”3.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn toàn có khả
năng làm cầu nối để tổ chứcmạng lưới trong toàn tỉnh
thông qua mạng lưới Phòng Văn hóa các huyện như
cách tổ chức của mạng lưới “Bienvenue à la ferme”
do đã có kinh nghiệm tổ chức Hiệp hội Du lịch của
tỉnh. Mô hình này nên ưu tiên tập hợp các điểm du
lịch cộng đồng quy mô nhỏ và sản xuất nông nghiệp
truyền thống. Thời gian đầu xây dựng mạng lưới có
thể tìm nguồn kinh phí từ các chương trình tài trợ của
chính phủ hoặc của chính quyền địa phương chẳng
hạn như kết nối những điểm đã từng nhận được tài
trợ từ các dự án như dự án “Thích ứng với biến đổi khí
hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh Bến Tre”
(Adaptation to climate change in the Mekong Delta in
Ben Tre Province, AMD). Sản phẩm DLNN của các
thành viên trong mạng lưới nên chọn thành phần cốt
lõi là các hoạt động ở các vườn cây đã có danh tiếng
818
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):814-822
Hình 1: Các mô hình vận hành điểm DLNN hiện tại ở Bến Tre
như “Dừa xiêm xanh”, “Bưởi da xanh”, “sầu riêng Cái
Mơn”, (Chợ Lách), “xoài Tứ Quý” (Thạnh Phú),  và
ẩm thực đặc trưng xứ dừa để tạo ra sự khác biệt. Khi
xây dựng được các tiêu chuẩn chất lượng nội bộ và
thương hiệu sản phẩm thì tổ chức gắn logo cho sản
phẩm của các thành viên như là một cam kết cung
cấp sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng của
mạng lưới. Thông qua mạng lưới triển khai những
hoạt động xúc tiến, ứng dụng công nghệ nhận đặt
chỗ, thanh toán nhằm tăng tiện ích cung cấp cho
du khách. Khi mạng lưới đã vận hành tốt, các thành
viên sẽ được hưởng lợi trước hết là tiếp cận nguồn
khách và các tiện ích kết nối với du khách nên họ sẽ
sẵn lòng đóng góp chi phí vận hành mạng lưới. Mạng
lưới cũng cần phải thể hiện trách nhiệm chia sẻ lợi ích
với cộng đồng qua một khoản trích để hỗ trợ những
nhóm yếu thế trong cộng đồng, xây dựng các công
trình chung phục vụ cộng đồng, xây dựng mối quan
hệ tốt đẹp trong cộng đồngđể nhận được sự ủng hộ
của cộng đồng.
Bến Tre hiện cũng đã có một vài công ty kinh doanh
DLNN hoạt động hiệu quả, tăng trưởng tốt nên có
thể phát triển mô hình liên kết kiểu mô hình của
Tổng công ty DLNNMaharashtra, ở Ấn Độ. Công ty
Mekong Travel với thương hiệu Út Trinh homstay đã
thành công với cụm homstay ở cồn An Bình (Vĩnh
Long), được chứng nhận danh hiệu “Homestay đạt
chuẩn Asean” năm 2017 – 2019 15. Công ty Mekong
Travel đã mở điểm homstay Út Trinh ở cồn TamHiệp
(Bình Đại, Bến Tre), không chỉ cung cấp các dịch vụ
trong phạm vi homstay như nghỉ đêm, ẩm thực địa
phương mà còn liên kết với các hộ dân ở cồn Tam
Hiệp để đưa khách trải nghiệm ở những nhà dân có
hoạt động sản xuất nông nghiệp như vườn lá sâm, trại
nuôi ong, vườn cây ăn tráiđể chia sẻ lợi ích cho cộng
đồng. Công ty Hải Vân với thương hiệu Nông trại Hải
Vân - Sân chim Vàm Hồ hiện đã có mạng lưới cung
cấp thực phẩm và nguồn nhân lực tại chỗ cũng có khả
năng phát triển thành công theo mô hình Tổng công
ty. Như vậy, Mekong Travel và Hải Vân hiện đang có
mạng lưới liên kết dọc hoạt động tốt. Từ kinh nghiệm
tổ chức mạng lưới liên kết dọc, hai công ty này có
nhiều khả năng phát triển thành công mạng lưới liên
kết ngang với thương hiệu riêng như trường hợp của
Tổng Công ty Maharashtra nếu lãnh đạo địa phương
có chủ trương và hỗ trợ cách làm Hình 2.
KẾT LUẬN
Bến Tre có tài nguyên DLNN phong phú và hiện đã
hình thành nhiều điểm cung cấp dịch vụ trải nghiệm
đáp ứng được nhu cầu của du khách. Tùy theo điều
kiện và năng lực của từng nơi, các điểm DLNN vận
hành theo nhiều mô hình khác nhau nhưng có thể
chia thành hai nhóm là dựa vào cộng đồng và dựa
vào vốn. Khác biệt giữa hai mô hình này là các điểm
theo mô hình dựa vào cộng đồng vận hành với nông
nghiệp sạch truyền thống trong khi các điểm dựa vào
vốn vận hành với nông nghiệp công nghệ cao. Mô
hình DLNN dựa vào cộng đồng gồm ba nhóm là cả
cộng đồng tham gia, một hoặc vài hộ trong cộng đồng
tham gia và nhà đầu tư bên ngoài dựa vào cộng đồng.
Hiện tại mô hình cả cộng đồng tham gia đang phải
đối mặt với nhiều thách thức trong khi các mô hình
khác phát triển thuận lợi hơn. Tuy vậy dù vận hành
theo mô hình nào tất cả đều bị hạn chế do quy mô
nhỏ nên cần có sự liên kết thành một mạng lưới rộng
lớn để có thể cùng tiến hành các hoạt độngmarketing
chuyên nghiệp đến những thị trườngmới và cung cấp
sản phẩm đáp ứng được mong đợi của khách hàng.
Nghiên cứu đã đề xuất nên ưu tiên phát triển hai kiểu
819
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):814-822
Hình 2: Mô hình liên kết DLNN trong tương lai ở Bến Tre
liên kết ngang theomôhìnhTổng công ty du lịch nông
nghiệp Maharashtra (Ấn Độ) và Mạng lưới “Bienv-
enue à la ferme” (Pháp) là hai mô hình liên kết đã rất
thành công trong thực tế phát triển DLNN và Bến Tre
đang có những điều kiện phù hợp.
LỜI CẢMƠN
- Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, UBND và Phòng Văn
hóa – Thông tin huyện Thạnh Phú, UBND xã Thạnh
Phong và Thạnh Hải, Ban Quản lý Khu du lịch Di
tích đường Hồ Chí Minh trên biển huyệnThạnh Phú,
Công ty TNHH Du lịch sinh thái Hải Vân đã nhiệt
tình hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện nghiên
cứu này.
- Đây là sản phẩm của đề tài cấp Nhà nước ”Phát triển
chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp tại Đồng bằng sông
Cửu Long trong bối cảnh mới”. Mã số: KX.01.52/16-
20
DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT
DLNN : Du lịch nông nghiệp
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
HTX : Hợp tác xã
XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Bài báo này không có xung đột lợi ích.
ĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ
1. Tạo lập cơ sở dữ liệu sơ cấp bằng kỹ thuật quan sát
kết hợp phỏng vấnmột đối một tại 4 điểmDLNN của
tỉnh Bến Tre trong năm 2019.
• Thu thập dữ liệu tại HTXDu lịch sinh thái cộng
đồngThạnh Phong: Bích Tiên
• Thu thập dữ liệu tại Khu du lịch Phú An Khang,
Nông trại Hải Vân - Sân chim Vàm Hồ, Vườn
sầu riêng BảyThảo: Mỹ Hạnh
2. Thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp tiếng Việt và tiếng
Anh: Mỹ Hạnh & Bích Tiên
• Xử lý các tài liệu tiếng Việt: Mỹ Hạnh
• Xử lý các tài liệu tiếng Anh: Bích Tiên
3. Viết bài công bố kết quả nghiên cứu
• Viết tóm tắt tiếng Việt và tiếng Anh, phần
phương pháp nghiên cứu: Bích Tiên
• Các nội dung còn lại của bài: Mỹ Hạnh
ĐÓNGGÓP VỀMẶT KHOAHỌC
Bài viết cung cấp kết quả nghiên cứu đạt được về các
mô hình kinh doanh DLNN tại tỉnh Bến Tre – một
điểm đến mới nổi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đóng góp về khoa học của bài viết là:
• Phát triển khái niệmDLNN và điểmDLNN,mô
hình liên kết DLNN
• Chỉ ra bốn kiểu mô hình kinh doanh DLNN ở
Bến Tre là (1) dựa vào vốn, (2) cả cộng đồng
tham gia, (3) một/một vài hộ tham gia, (4) nhà
đầu tư bên ngoài dựa vào cộng đồng
• Đề xuất hai kiểu mô hình liên kết ngang trong
kinh doanh DLNN là Tổng công ty và Hiệp hội.
820
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):814-822
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Technavio. Global Agritourism Market 2019-2023. 2019;.
2. Ciolac R, Adamov T, Iancu T, Popescu G, Lile R, Rujescu C at al.
Agritourism-A SustainableDevelopment Factor for Improving
the ’Health’ of Rural Settlements, Case Study Apuseni Moun-
tains Area. Sustainability. 2019;11:14–67. Available from:
https://doi.org/10.3390/su11051467.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Báo cáo Tổng kết tình hình
hoạt độngdu lịch năm2018 vàphươnghướng, nhiệmvụnăm
2019;.
4. Arroyo CG, Barbieri C, Rich SR. Defining agritourism: A com-
parative study of stakeholders’ perceptions in Missouri and
North Carolina. Tourism Management . 2013;37(C):39–47.
Available from: https://doi.org/10.1016/j.tourman.2012.12.007.
5. Phillip S, Hunter C, Blackstock K. A typology for defining agri-
tourism. Tourism Management, Elsevier. 2010;31:754–758.
Available from: https://doi.org/10.1016/j.tourman.2009.08.001.
6. Broccardo L, Culasso F, Truant E. Unlocking Value Creation Us-
ing an Agritourism Business Model. Sustainability. 2017;9:16–
18. Available from: https://doi.org/10.3390/su9091618.
7. Kizos T, Iosifides T. The contradictions of agrotourism devel-
opment in Greece: evidence from three case studies. South
European Society and Politics. 2007;12:59–77. Available from:
https://doi.org/10.1080/13608740601155443.
8. Lago NAA. Tourism Demand and Agriculture Supply: Basis
for AgritourismDevelopment in Quezon Province. Asia Pacific
Journal of Multidisciplinary Research. 2017;5(3).
9. BayeMR. Managerial Economics and Business Strategy. 7e ed.
Mc GrawHill. 2010;p. 249.
10. Sznajder M, Przezbórska L, Scrimgeour F. Cooperation of agri-
tourist entities in Agritourism book, CABI. 2009;p. 122. Avail-
able from: https://doi.org/10.1079/9781845934828.0000.
11. Dossier de presse 2018 [online];Available from:
https://www.bienvenue-a-la-ferme.com/files/download/
dossier_de_presse_2018.pdf.
12. Chaire de Tourisme Transat. Agritourism Development - Pre-
liminary Report. ASG UQÀM. 2018;31:22.
13. Ingavale D. Agri Tourism - A Business Model of Agri Tourism
Development Corporation. Management. 2015;4(1).
14. Khamung R. Analysis of Aptitudes, Aspirations, Capacities,
and Resources for a Community-based Agritourism Establish-
ment. Silpakorn University Journal of Social Sciences, Human-
ities, and Arts. 2015;15(2):25–57.
15. Trảng N, Thúy P. Homestay - niềm vui và những trăn
trở. Vĩnh Long online [06/02/2018] ;Available from:
homestay-niem-vui-va-nhung-tran-tro-2880372/.
821
Science & Technology Development Journal – Social Sciences & Humanities, 4(4):814-822
Open Access Full Text Article Research Article
1Van Hien University, Vietnam
2Van Lang University, Vietnam
Correspondence
Doan Thi My Hanh, Van Hien University,
Vietnam
Email: hanhdtm@gmail.com
History
 Received: 7/7/2020 
 Accepted: 23/12/2020 
 Published: 15/1/2021
DOI : 10.32508/stdjssh.v4i4.630 
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Agritourism business model in Ben Tre – Present and future
Doan Thi My Hanh1,*, Ma Bich Tien2
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
Ben Tre is an emerging destination in the Mekong Delta and known as ``Vietnam's coconut king-
dom''. The number of visitors to Ben Tre has been continuously increased, but the revenue per vis-
itor is still quite low compared with other destinations. In the current, the tourism product of Ben
Tre is mainly agritourism which mostly supplied by traditional agricultural production sites. Very
few agritourism practice hi-tech agricultural productions. Most visitors visit Ben Tre are from HCMC
and neighboring provinces. Due to the small scale of agritourism business sites, they have not
been reached the large and high-end markets. This study aims to identify the current agritourism
business models and then proposed future business linkage models. Qualitative method is used
to conduct this study. Data is collected through observation techniques and combined with face-
to-face interviews at Phu An Khang Tourist, Hai Van Farm- Van Ho Bird Sanctuary, Bay Thao Durian
Garden, and Ecotourism cooperation of Thanh Phong community. This study proposes that in the
future, Ben Tre should link agritourism business sites based on horizontal integrationmodel to pro-
mote tourist products into a new market with large scale and high-end customers. The models of
horizontal integration should be implemented as the association model as similar to "Bienvenu à
la ferme" (France) and the corporation model as similar to Marahastra Corporation (India) because
Ben Tre has the similar conditions conduct and develop these models.
Key words: agritourism, Ben Tre, business model, horizontal integration
Cite this article : Hanh D T M, Tien M B. Agritourism business model in Ben Tre – Present and future. 
Sci. Tech. Dev. J. - Soc. Sci. Hum.; 4(4):814-822.
822

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_du_lich_nong_nghiep_o_ben_tre_hien_tai_va_tuong_lai.pdf