Mô hình đánh giá tác động của mối quan hệ chủ sở hữu - Người đại diện đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước

Sự mâu thuẫn trong lợi ích và bản tính tư lợi của mỗi cá nhân là nguyên nhân

của vấn đề chủ sở hữu – người đại diện (điều hành) trong các doanh nghiệp nhà nước

(DNNN). Vấn đề này ngày càng được chú trọng hơn ở Việt Nam bởi các nhà nghiên cứu,

hoạch định chính sách và giới doanh nghiệp. Trong phạm vi bài báo sẽ đánh giá ảnh

hưởng của sự tách biệt quyền sở hữu và quyền điều hành, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài

sản tới hiệu quả sử dụng tài sản và xem có sự khác nhau hay không giữa các mô hình

DNNN. Từ đó, đưa ra một số gợi ý làm giảm mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người

đại diện.

Mô hình đánh giá tác động của mối quan hệ chủ sở hữu - Người đại diện đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước trang 1

Trang 1

Mô hình đánh giá tác động của mối quan hệ chủ sở hữu - Người đại diện đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước trang 2

Trang 2

Mô hình đánh giá tác động của mối quan hệ chủ sở hữu - Người đại diện đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước trang 3

Trang 3

Mô hình đánh giá tác động của mối quan hệ chủ sở hữu - Người đại diện đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước trang 4

Trang 4

Mô hình đánh giá tác động của mối quan hệ chủ sở hữu - Người đại diện đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước trang 5

Trang 5

Mô hình đánh giá tác động của mối quan hệ chủ sở hữu - Người đại diện đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước trang 6

Trang 6

Mô hình đánh giá tác động của mối quan hệ chủ sở hữu - Người đại diện đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước trang 7

Trang 7

Mô hình đánh giá tác động của mối quan hệ chủ sở hữu - Người đại diện đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 2560
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình đánh giá tác động của mối quan hệ chủ sở hữu - Người đại diện đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình đánh giá tác động của mối quan hệ chủ sở hữu - Người đại diện đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước

Mô hình đánh giá tác động của mối quan hệ chủ sở hữu - Người đại diện đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước
ời đại diện là cần thiết vì liên quan đến không chỉ sự quản lý 
các biện pháp khuyến khích các cá nhân mà còn quản lý các biện pháp khuyến khích các 
đơn vị tổ chức 
Lý thuyết chủ sở hữu – người đại diện đề cập đến mối quan hệ hợp đồng giữa một bên 
là người chủ quyết định công việc và một bên khác là người đại diện thực hiện các công 
việc đó. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ này được công bố; và được 
biết đến như một phần lý thuyết quan trọng trong toàn bộ lý thuyết về doanh nghiệp hiện 
đại. Lý thuyết đại diện nêu ra vấn đề chính là làm thế nào để người làm công (người đại 
diện) làm việc vì lợi ích cao nhất cho người tuyển dụng (người chủ) khi họ có lợi thế về 
thông tin hơn người chủ và có những lợi ích khác với lợi ích của những ông chủ này. Lý 
thuyết này kết luận rằng dưới những điều kiện thông tin không hoàn hảo (không đầy đủ và 
không rõ ràng), đặc điểm của hầu hết các thị trường, hai vấn đề về đại diện sẽ xuất hiện là: 
lựa chọn bất lợi và mối nguy đạo đức. Lựa chọn bất lợi là trường hợp người chủ không thể 
biết chắc liệu người đại diện cho mình có đủ khả năng thực hiện công việc mà họ được trả 
tiền để làm hay không, hay liệu khả năng làm việc của người đại diện có tương xứng với số 
tiền họ trả hay không. Mối nguy đạo đức thường gặp hơn là trường hợp người chủ không 
chắc chắn liệu người đại diện có nỗ lực tối đa cho công việc được giao hay không, hay liệu 
họ có trục lợi cá nhân khi họ là người biết rõ những thông tin mà không phải cổ đông – ông 
chủ nào cũng biết. 
Theo lý thuyết người đại diện, mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành 
tồn tại khi có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành. Mâu thuẫn này sẽ làm gia 
172 TRNG I HC TH  H NI 
tăng rủi ro và chi phí cho công ty. Để giải quyết mâu thuẫn lợi ích và giảm thiểu rủi ro xuất 
phát từ mâu thuẫn này, thường có 5 cách giải quyết: (i) sử dụng mô hình thôn tính; (ii) sử 
dụng cơ cấu vốn thích hợp; (iii) Vai trò của Hội đồng quản trị (HĐQT); (iv) Chế độ đãi 
ngộ, lương; (v) Ủy ban kiểm soát và chủ nợ lớn. Trong các cách giải quyết này, việc sử 
dụng HĐQT thay mặt cổ đông để giám sát ban điều hành được áp dụng phổ biến nhất. 
Các vấn đề chủ sở hữu - người đại diện lần đầu tiên được viết về những năm 1970 bởi 
các nhà lý thuyết từ lĩnh vực kinh tế đến lý thuyết thể chế. Nghiên cứu của Sanfor J. 
Grossman và Oliver D. Hart (1983) đưa ra một phân tích về vấn đề chủ sở hữu – người đại 
diện khá rõ ràng. Hầu hết các phân tích trước đó cho rằng người chủ sở hữu lựa chọn một 
cơ chế khuyến khích để tối đa hóa độ thỏa dụng dự kiến tùy thuộc vào độ thỏa dụng của 
người đại diện tại một điểm dừng thì một bài báo quan trọng của Mirrlees đã chỉ ra rằng 
phương pháp này thường là không hợp lệ. 
Carl Shapiro và Joseph E. Stiglitz (1984) đã xây dựng một mô hình trong đó một giải 
pháp cụ thể cho vấn đề chủ sở hữu - người đại diện có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Trong 
mô hình Shapiro-Stiglitz, người sử dụng lao động trả lương nhân viên với mức lương cao 
hơn thị trường gọi là "hiệu quả tiền lương" để ngăn cản nhân viên giỏi rời khỏi công ty. 
Chi phí cho một nhân viên bị sa thải - tiền lương bị mất - sẽ cao hơn. Tuy nhiên, nếu một 
công ty trả lương hiệu quả, sau đó tất cả các công ty có thể sẽ phải đối mặt với một sự 
khuyến khích để trả lương hiệu quả để tạo sự cạnh tranh cho nhân viên. Điều này sẽ tạm 
thời loại bỏ các động cơ để bỏ việc kể từ khi mất việc ở một công ty sẽ không nhất thiết 
phải kéo giảm lương ở một công việc khác. Tuy nhiên, nếu tất cả các công ty trả lương 
hiệu quả, sau đó tiền lương sẽ cao hơn mức thị trường thanh toán, dẫn đến tình trạng thất 
nghiệp không tự nguyện. Điều này làm giảm cơ hội mà một nhân viên bị sa thải sẽ tìm một 
công việc thay thế. Vì vậy, cuối cùng, tiền lương hiệu quả phục vụ cho mục tiêu của họ 
giảm thiểu các vấn đề chủ sở hữu - người đại diện nhưng chi phí đưa về tỷ lệ thất nghiệp 
cao hơn. 
Xuất phát từ quan điểm của lý thuyết người đại diện cho rằng chi phí người đại diện 
(người điều hành) tăng cùng mới mức độ tách biệt quyền sở hữu và quyền quản lý, Grant 
Fleming và cộng sự (2005) đã kiểm định mối quan hệ này sử dụng số liệu khảo sát của 
3.800 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Úc từ năm 1996 đến 1998. Các tác giả xem xét chi phí 
người đại diện thay đổi như thế nào khi quyền sở hữu và quyền điều hành tách biệt. Kết 
quả cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa chi phí quản lý với mức độ tách biệt quyền 
sở hữu và quyền điều hành. Trong mô hình nghiên cứu, các tác giả sử dụng các biến gồm: 
Biến phụ thuộc là chi phí quản lý được đo lường bởi: 
- Tỷ lệ chi phí hoạt động/ doanh số bán hàng; 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 173 
- Tỷ lệ sử dụng tài sản là tỷ lệ doanh thu hoặc doanh số bán hàng/tổng tài sản có. Chi 
phí này đại diện cho tổn thất trên 1 USD đầu tư do sử dụng tài sản không hiệu quả. Tổn 
thất này có thể xuất phát từ các quyết định đầu tư kém hiệu quả hoặc sử dụng các nhiều 
quyền lợi, hoặc chưa nỗ lực hết mức trong công việc. 
Các biến độc lập gồm: 
- Sự tách biệt quyền sở hữu và quyền điều hành được đo bằng tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ 
của người chủ sở hữu tham gia điều hành; 
- Các biến kiểm soát khác gồm tỷ lệ nợ ngân hàng/tổng tài sản, chi phí R&D/doanh 
số bán hàng, doanh số bán hàng để phản ánh quy mô của công ty. 
Nếu trên thế giới, các công trình nghiên cứu về chi phí đại diện cũng như các ứng 
dụng của lý thuyết đại diện trong quản lý doanh nghiệp đã rất đa dạng thì ở Việt Nam hiện 
nay, cụm từ chi phí đại diện xuất hiện rất khiêm tốn trong các tài liệu nghiên cứu về doanh 
nghiệp. Một trong những nghiên cứu đầu về vấn đề chủ sở hữu – người đại diện là của tác 
giả Nguyễn Ngọc Thanh về vấn đề chủ sở hữu và người đại diện ở Việt Nam. Nghiên cứu 
tập trung vào một số vấn đề về chủ sở hữu và người đại diện trong DNNN ở Việt Nam và 
gợi ý một số khía cạnh về giải quyết vấn đề khó khăn giữa chủ sở hữu và người đại diện 
trong doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ mang tính chất định tính, 
chưa có những phân tích đi sâu vào định lượng xem xét các tác động tiêu cực của vấn đề 
chủ sở hữu – người đại diện ảnh hưởng đến hiệu quả của khối doanh nghiệp nhà nước ở 
Việt Nam bằng những con số như thế nào. 
Khi tách biệt quyền sở hữu và quyền điều hành, nếu không có cơ chế hoặc cách thức 
kiểm soát phù hợp, thì chi phí người đại diện (chi phí giám sát, các chi phí hoạt động khác) 
và tổn thất tăng. Trong phạm vi của nghiên cứu sẽ đánh giá xem sự tách biệt giữa quyền sở 
hữu – quyền điều hành ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sử dụng tài sản đối với các 
DNNN và cụ thể theo cơ cấu quản trị của DNNN. 
2. MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS với sự hỗ trợ của phần mềm STATA 
để đánh giá ảnh hưởng của sự tách biệt quyền sở hữu và quyền điều hành, tỷ lệ vốn chủ sở 
hữu /tổng tài sản tới hiệu quả sử dụng tài sản và xem có sự khác nhau hay không giữa các 
mô hình DNNN nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy như sau: 
0 1 2 3 2 4 3( ) ( _ ) ( _ )Log ROA Log NDH TS Log VCSH TS D UDβ β β β β= + + + + + 
ROA: Tỷ lệ thu nhập sau thuế/tổng tài sản, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản đại diện 
cho lợi nhuận thu được trên 1 đồng vốn đầu tư. Tỷ lệ này cao phản ánh việc sử dụng tài sản 
174 TRNG I HC TH  H NI 
hiệu quả cao. Tỷ lệ thấp phản ánh tổn thất hay sự kém hiệu quả trong việc sử dụng tài sản. 
Tổn thất có thể xuất phát từ các quyết định đầu tư kém hiệu quả hoặc sử dụng nhiều quyền 
lợi, hoặc ban điều hành chưa nỗ lực hết mức trong công việc. 
NDH_TS: Tỷ lệ sở hữu cổ phần của người điều hành, thể hiện sự tách biệt giữa quyền 
sở hữu và quyền điều hành. Khi người điều hành có tỷ lệ sở hữu cổ phần lớn càng lớn thì 
khoảng cách giữa quyền sở hữu và quyền điều hành càng được thu hẹp và ngược lại. 
VCSH_TS: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa vốn 
chủ sở hữu và tổng tài sản của từng doanh nghiệp. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu /tổng tài sản cao 
phản ánh doanh nghiệp có khả năng về vốn tốt hơn. 
Di là biến định tính các mô hình DNNN, trong phiếu điều tra doanh nghiệp Nhà nước 
2013 phân loại cơ cấu quản trị doanh nghiệp theo 3 mô hình: 
1. Hội đồng thành viên/Tổng giám đốc 
2. Chủ tịch/Tổng giám đốc/Giám đốc doanh nghiệp 
3. Hội đồng quản trị/Tổng giám đốc 
D2=1: DNNN có cơ cấu quản trị gồm Hội đồng thành viên/Tổng giám đốc; 
D2=0: DNNN có cơ cấu quản trị thuộc hai mô hình còn lại. 
D3=1: DNNN có cơ cấu quản trị gồm Chủ tịch/ Tổng giám đốc/Giám đốc doanh nghiệp; 
D3=0: DNNN có cơ cấu quản trị thuộc hai mô hình còn lại. 
Nguồn dữ liệu: Từ cuộc điều tra DNNN của Tổng cục thống kê năm 2013 gồm 
2.888 Doanh nghiệp. 
Các thống kê cơ bản về các biến trên được cho trong Bảng 1 sau đây: 
Bảng 1. Tóm tắt thống kê của các biến được sử dụng trong mô hình 
 ROA NDH_TS VCSH_TS 
Mean 33,87356 8,237008 43,64403 
Maximum 10288,1 92,12254 100 
Minimum 0 0,0245157 0 
Std. Dev. 394,0675 9,935921 40,93477 
Observations 1867 1867 1867 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Với dữ liệu và phương pháp nghiên cứu trình bày tại phần 2, nghiên cứu hồi quy theo hai 
mô hình đã xây dựng sử dụng bộ số liệu Điều tra DNNN năm 2013 và cho kết quả như sau: 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 175 
Bảng 2. Kết quả hồi quy 
Biến phụ thuộc: Log (ROA) 
Số quan sát: 1867 
Biến độc lập Hệ số Prob. 
LOG(NDH_TS) 
LOG(VCSH_TS) 
hthucDN 
2 
3 
Constant 
R-squared 
Adjusted R-squared 
F-statistic 
Prob(F-statistic) 
0,3462003*** 
1,272147 *** 
-0,0528546 
0,5316342*** 
-5,586657*** 
0,1395 
0,000 
0,000 
0,779 
0,004 
0,000 
Ghi chú: Có ý nghĩa ở mức: * (10%), ** (5%), *** (1%) 
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong các DNNN tồn tại mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và 
người điều hành. Nói cách khác, tỷ lệ sở hữu của người điều hành có ảnh hưởng tới hiệu 
quả sử dụng tài sản của các DNNN. Điều này đúng với lý thuyết người đại diện, tỷ lệ sở 
hữu của người điều hành càng cao, thì lợi ích của chủ sở hữu và người đại diện gắn kết 
chặt chẽ với nhau nghĩa là hiệu quả sử dụng tài sản càng tăng. Khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu 
/tổng tài sản tăng, hiệu quả sử dụng tài sản tăng. 
Từ kết quả hồi quy trên cũng có thể thấy mô hình quản trị gồm Chủ tịch/Tổng giám 
đốc/Giám đốc doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với hai mô hình còn lại. Tuy nhiên 
trong mô hình DNNN gồm Hội đồng thành viên/Tổng giám đốc, tỷ lệ sở hữu của người 
điều hành không có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản do hệ số P_value không có ý 
nghĩa ở mức 10%. 
Điều này ủng hộ quan điểm của lý thuyết người đại diện cho rằng mâu thuẫn lợi ích 
giữa người chủ sở hữu và người điều hành có thể được giải quyết bằng sự kiểm soát của 
Hội đồng quản trị. Vai trò kiểm soát của Hội đồng quản trị, tỷ lệ cổ phần của người điều 
hành và tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản chỉ giải thích được hơn 13% sự biến động của 
176 TRNG I HC TH  H NI 
ROA. Điều này gợi ý rằng, còn có nhiều yếu tố khác cần được bổ sung để giải thích sự 
biến động của ROA trong các nghiên cứu sau. 
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản cũng ảnh hưởng tốt tới kết quả kinh doanh, khi tỷ lệ 
vốn chủ sở hữu /tổng tài sản tăng, hiệu quả sử dụng tài sản tăng. Điều này khác với quan 
niệm chung cho rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản cao có thể làm giảm lợi nhuận DN 
do DN phải duy trì một lượng vốn lớn và chưa mở rộng quy mô tương xứng. 
Từ kết luận này, vấn đề đặt ra đối với DNNN là xây dựng một cơ cấu sở hữu mà thành 
viên HĐQT và ban điều hành sở hữu phần lớn cổ phần để rút ngắn sự tách biệt giữa quyền 
sở hữu và quyền điều hành. Đồng thời có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chủ quản 
vốn nhà nước. 
4. KẾT LUẬN 
Từ kết quả phân tích, có thể thấy tỷ lệ sở hữu của người điều hành càng cao, thì lợi ích 
của chủ sở hữu và người đại diện gắn kết chặt chẽ với nhau nghĩa là hiệu quả sử dụng tài 
sản càng tăng. Mô hình quản trị gồm Chủ tịch/Tổng giám đốc/Giám đốc doanh nghiệp hoạt 
động hiệu quả hơn so với hai mô hình còn lại. Tuy nhiên trong mô hình DNNN gồm Hội 
đồng thành viên/Tổng giám đốc, tỷ lệ sở hữu của người điều hành không có ảnh hưởng tới 
hiệu quả sử dụng tài sản. Do đó, việc thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện quyền đại 
diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp là rất cần thiết. Mục đích là giám sát vốn và 
tài sản nhà nước tại doanh nghiệp để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong thể chế, cơ 
chế quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả của vốn nhà 
nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Xuân Hải (2007), “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt 
Nam”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 4 (41). 
2. Carl Shapiro and Joseph E. Stiglitz (1984), “Equilibrium Unemployment as a Worker 
Discipline Device”, The American Economic Review, Vol. 74, No. 3, pp. 433-444 
3. Charkham, J.E. (1995), Keeping Good Company, Oxford University Press, New York. 
4. CIEM (2005), Tập đoàn kinh tế - Lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam, Nxb 
Giao thông vận tải, Hà nội 
5. Michael C. Jensen and William H. Meckling (1976), “Theory of the Firm: Managerial 
Behavior, Agency Costs and Ownership Structure”, Journal of Financial Economics, Vol. 3, 
No. 4, pp. 305-360. 
6. Nguyễn Ngọc Thanh (2016), “Vấn đề chủ sở hữu và người đại diện - Một số gợi ý về chính 
sách cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 1. 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 177 
7. Sanfor J. Grossman and Oliver D. Hart (1983), “An analysis of the principal – agent problem”, 
Econometrica, Vol. 51, No. 1, pp. 7-45. 
8. Thủ tướng Chính phủ, “Quy chế quản lý phần vốn nhà ước ở doanh nghiệp khác”, Nghị đinh 
số 73/2000/NĐ-CP. 6/12/2000. 
9. Thủ tướng Chính phủ, “Đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với 
doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”, Nghị định số 71/2013/NĐ-CP. 
11/7/2013. 
10. Bộ tài chính, “Quy chế hoạt động của Người đạo diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà 
nước đầu tư vào doanh nghiệp”, Số 21/2014/TT-BTC.14/2/2014. 
11. Phạm Thị Thanh Tuyền (2015), “Quản lý người đại diện: Những vấn đề lý luận và thực tiễn 
tại các Tập đoàn/ Tổng Công ty Nhà nước ở Việt Nam”, Kinh tế - Quản lý Dầu khí, Số 
4/2015. 
ASSESSMENT MODEL ON THE IMPACT OF OWNER – 
REPRESENTATIVE TO THE RESULT ON BUSINESS ACTIVITIES 
OF STATE-OWNED- ENTERPRISES 
Abstract: The contradiction between interest and self-interest of each individual is the 
cause of the owner – representative issue in state-owned enterprises (SOE). This issue is 
increasingly cared in Vietnam by researchers, policymakers and enterprises. This article 
evaluates the impact on the separation of ownership and management, the capital rate of 
the property into its using effect and recognizes the difference among SOE models. 
Accordingly, the article gives some suggestions aiming to reduce the conflict of interest 
between owners and representatives. 
Keywords: owner, representative, SOE. 

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_danh_gia_tac_dong_cua_moi_quan_he_chu_so_huu_nguoi_d.pdf