Mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam

Để hiểu rõ về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và đưa ra một số hàm ý

chính sách liên quan, bài báo sử dụng mô hình trọng lực trong nghiên cứu và đánh giá

các nhân tố tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn từ 1986 – 2015. Nghiên

cứu chỉ ra rằng thương mại liên ngành vẫn chiếm ưu thế trong thương mại của Việt Nam,

trong đó xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua vẫn dựa trên sự khác biệt về

nguồn lực các yếu tố sản xuất. Một số hiệp định thương mại tự do trong khu vực đã thể

hiện tác động tích cực tới dòng thương mại của Việt Nam.

Mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam trang 1

Trang 1

Mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam trang 2

Trang 2

Mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam trang 3

Trang 3

Mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam trang 4

Trang 4

Mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam trang 5

Trang 5

Mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam trang 6

Trang 6

Mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam trang 7

Trang 7

Mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam trang 8

Trang 8

Mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam trang 9

Trang 9

Mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 5840
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam

Mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam
FTA (Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc), AKFTA (Khu vực 
thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc), AJCEP (Hiệp định Đối tác toàn diện ASEAN - 
Nhật Bản) tới xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra 
những đánh giá về tác động của hội nhập trong ASEAN (AFTA) và các FTA ASEAN+ 
đến dòng thương mại của Việt Nam. 
Mô hình trọng lực cho xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam như sau: 
ln (EXj) = G + β1ln(GDPitGDPjt) + βjln(GDPPCit GDPPCjt) + β3ln (INCOMEGAP) + 
β4ln(DISTij) + ln(REERịt) + α1AFTA + α2ACFTA + α3AKFTA + α4AJCEP 
ln (IMj) = G + β1ln(GDPitGDPjt) + βjln(GDPPCit GDPPCjt) + β3ln (INCOMEGAP) + 
β4ln(DISTij) + ln(REERịt) + α1AFTA + α2ACFTA + α3AKFTA + α4AJCEP 
Trong đó: 
- ln: logarit tự nhiên; 
- i: Việt Nam, j: các nước đối tác thương mại; 
- EXj và IMj tương ứng là xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam tới nước j; 
- GDPit và GDPjt tương ứng là GDP của Việt Nam và nước đối tác j; 
- INCit và INCjt tương ứng là GDP bình quân đầu người của Việt Nam và nước đối tác 
thương mại j; 
- INCOMEGAP là chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa Việt Nam và các đối 
tác thương mại j; 
 - DIST là khoảng cách từ Việt Nam đến nước j; 
 - REERijt là tỷ giá hối đoái thực giữa Việt Nam và nước đối tác j tại năm t; 
TP CH KHOA HC − S
 17/2017 191 
- AFTA, ACFTA, AKFTA, AJCEP là các biến giả đo lường tác động của các khu vực 
thương mại tự do tới xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. 
Đối với cả hai mô hình, GDPit và GDPjt là biến đại diện cho quy mô thị trường. Theo 
lý thuyết kinh tế, nền kinh tế có quy mô càng lớn hay mức thu nhập càng cao, khối lượng 
trao đổi hàng hóa sẽ càng lớn. Vì vậy, GDPit và GDPjt được kỳ vọng sẽ có tương quan 
dương với thương mại. Hệ số INCOMEGAPijt có thể có dấu âm hay dương vì tác động của 
chênh lệch GDP bình quân đầu người đến thương mại dịch vụ không rõ ràng dựa trên cơ 
sở các nghiên cứu trước đây. 
Khoảng cách DISTWijt là một yếu tố cản trở việc trao đổi thương mại và vì thế được 
đưa vào mô hình đại diện cho chi phí thương mại giữa Việt Nam và các nước đối tác. 
Trong thương mại hàng hóa, biến khoảng cách thường được kỳ vọng là có tương quan âm 
tới thương mại. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây cho thấy tác động của khoảng cách 
đến thương mại dịch vụ không rõ ràng do những đặc điểm riêng biệt của dịch vụ so với 
hàng hóa và các phương thức cung cấp dịch vụ. Do đó, hệ số của DISTWij có thể mang dấu 
âm hoặc dương. 
Tỷ giá hối đoái thực hiệu quả giữa đồng Việt Nam và đồng tiền nước đối tác REERijt 
được kỳ vọng sẽ mang dấu âm hay dương phụ thuộc vào phương thức cung cấp hàng hóa. 
Các biến giả cho phép đánh giá liệu một khu vực thương mại tự do làm tăng hay giảm 
thương mại giữa các nước. Các biến giả nhận giá trị là 0 nếu nước đối tác không phải là 
thành viên của khu vực thương mại tự do và nhận giá trị là 1 khi nước đối tác thương mại 
là thành viên của khu vực thương mại tự do đang xem xét tính từ khi khu vực thương mại 
tự do bắt đầu có hiệu lực. 
3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 
Số liệu về thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và 43 nước đối tác trong mô hình 
thương mại hàng hóa được lấy từ trang UN Comtrade. 
Số liệu về GDP, dân số của các quốc gia, tỷ giá hối đoái thực tế hiệu quả được chiết 
xuất từ các cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới. Khoảng cách, thời gian lấy từ cơ sở dữ 
liệu của CEPII (Centre d’ Etude Pro pective et d’Information Internationale). Các dãy số 
liệu cho mô hình được lấy trong giai đoạn 2002- 2015. 
4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 
Chúng tôi đã kiểm tra các khuyết tật của mô hình (đa cộng tuyến, tự tương quan, 
phương sai sai số thay đổi) cho kết quả mô hình không mắc các khuyết tật trên. Kết quả 
192 TRNG I HC TH  H NI 
ước lượng mô hình trọng lực cho xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam được trình bày 
trong Bảng 1. 
Bảng 1. Kết quả ước lượng mô hình trọng lực cho xuất khẩu 
và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 
 Xuất khẩu Ln(EX) Nhập khẩu Ln(IM) 
Log(GDPiGDPv) 
1,021*** 
(0,00) 
1,263*** 
(0,00) 
Log(GDPPCiGDPPCv) 
-0,205*** 
(0,00) 
-0,347*** 
(0,003) 
Log(INCOMEGAP) 
0,421*** 
(0,00) 
0,357*** 
(0,001) 
REER 
0,791** 
(0,02) 
-1,033** 
(0,03) 
Log(DIST) 
-1,213*** 
(0,00) 
-1,72*** 
(0,00) 
AFTA 
1,203*** 
(0,00) 
0,813*** 
(0,004) 
AKFTA 
0,233 
(0,36) 
0,502* 
(0,015) 
ACFTA 
-0,484** 
(0,05) 
-0,472 
(0,16) 
AJCEP 
-0,022 
(0,92) 
-0,165 
(0,59) 
Constant 
-21,098*** 
(0,00) 
-20,195*** 
(0,05) 
R-squared 0,826 0,763 
Adj.R-squared 0,852 0,783 
Obs 700 700 
Ghi chú: *, **, *** tương ứng với các ý nghĩa 1%, 5%, 10% (.) là sai số chuẩn 
Kết quả ước lượng cho thấy nhiều biến số có dấu như kỳ vọng. Hệ số R- quared ở hai 
phương trình xuất khẩu, nhập khẩu tương đối cao, lần lượt là 0,826 và 0,763 cho thấy mô 
hình giải thích khá tốt thương mại của Việt Nam. Biến GDP thể hiện quy mô nền kinh tế 
TP CH KHOA HC − S
 17/2017 193 
đều mang dấu dương trong cả hai phương trình và có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy, 
khối lượng thương mại trao đổi giữa Việt Nam và các nước đối tác tỷ lệ thuận với quy mô 
của nền kinh tế, điều này phù hợp với phân tích của mô hình trọng lực. So sánh hệ số biến 
GDP ở hai phương trình có thể thấy được hệ số của phương trình nhập khẩu có giá trị lớn 
hơn (1,263) so với xuất khẩu (1,021). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn Việt Nam 
nhập siêu lớn. 
Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại Việt Nam thâm hụt 
lớn trong giai đoạn 1996-2011 (tốc độ tăng nhập khẩu nhanh hơn nhiều so với xuất khẩu). 
Biến khoảng cách đại diện cho chi phí giao dịch thương mại giữa Việt Nam và các nước 
đối tác đều có ý nghĩa thống kê, mang dấu âm trong cả hai mô hình, tương quan âm với 
khối lượng thương mại của Việt Nam. Khoảng cách càng lớn, chi phí về vận chuyển và các 
rào cản khác như ngôn ngữ, văn hóa càng lớn, từ đó làm hạn chế khối lượng thương mại 
giữa Việt Nam và các nước đối tác. Chênh lệch thu nhập giữa Việt Nam và các nước đối 
tác đều mang dấu dương trong cả hai mô hình, có ý nghĩa thống kê trong cả phương trình 
xuất khẩu và nhập khẩu. Điều này phù hợp với thực tiễn Việt Nam thường xuất khẩu các 
mặt hàng chủ lực như nông sản, thủy sản, đồ gỗ sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, 
Nhật Bản và cũng nhập khẩu các mặt hàng công nghệ cao từ các nước tiên tiến. 
Ngoài ra, kết quả phân tích này cũng giống với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến 
Dũng (2011), chỉ ra rằng thương mại liên ngành vẫn chiếm ưu thế trong thương mại của 
Việt Nam, trong đó xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua vẫn dựa trên sự khác 
biệt về nguồn lực các yếu tố sản xuất. Tỷ giá hối đoái mang dấu dương trong phương trình 
xuất khẩu và dấu âm trong phương trình nhập khẩu, phù hợp với lý thuyết kinh tế. Điều 
này giải thích sự mất giá thực của đồng Việt Nam có tác động tích cực tới xuất khẩu của 
Việt Nam, trong khi đó lại tác động ngược chiều làm giảm nhu cầu nhập khẩu Việt Nam. 
Tuy nhiên, tác động của tỷ giá hối đoái tới dòng thương mại của Việt Nam là nhỏ. 
Điều này có thể lý giải trên thực tế, trong những năm qua chiếm tỷ trọng lớn trong kim 
ngạch xuất khẩu của Việt Nam là các mặt hàng nông sản, nhiên liệu thô chưa qua chế biến. 
Đây là những mặt hàng mang lại giá trị gia tăng thấp và cũng có độ co giãn về giá cả thấp. 
Đồng thời, trong những năm qua Việt Nam nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu phục vụ 
sản xuất và tiêu dùng trong nước cũng đều là những mặt hàng có độ co giãn cả thấp. Vì 
thế, sự biến động giá cả tương đối do sự biến động của tỷ giá không có tác động rõ rệt đối 
với xuất nhập khẩu của Việt Nam. 
Hệ số của các biến giả đại diện cho các khu vực thương mại tự do, về cơ bản thể hiện 
sự phù hợp với thực tiễn. AFTA có tác động tích cực đến tới cả xuất khẩu và nhập khẩu 
của Việt Nam hơn các hiệp định khác do với AFTA, quá trình cắt giảm thuế quan bắt đầu 
194 TRNG I HC TH  H NI 
từ năm 1995 sau khi Việt Nam gia nhập, với lộ trình cắt giảm thuế quan trong thời gian dài 
đem lại nhiều ưu đãi lớn cho thương mại Việt Nam. Những thỏa thuận ưu đãi trong AFTA 
có ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy giá trị thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khu 
vực.Việt Nam vừa là thị trường xuất khẩu, đồng thời nhập khẩu nhiều sản phẩm từ các 
nước ASEAN. 
Đặc biệt, hệ số của biến AFTA trong mô hình xuất khẩu là 1,203> 1, khá cao và có ý 
nghĩa thống kê. Trên thực tế, kể từ khi gia nhập ASEAN, giá trị xuất khẩu của Việt Nam 
vào ASEAN tăng trưởng đều đặn, liên tục qua từng năm. Năm 2009, dù chịu ảnh hưởng 
bởi uy thoái kinh tế thế giới, giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào thị trưởng ASEAN vẫn 
tăng cao. AKFTA thúc đẩy kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ khi hiệp định này có 
hiệu lực. Biến giả này có hệ số dương và có ý nghĩa về mặt thống kê trong mô hình 
nhập khẩu. 
Từ năm 2007 khi AKFTA có hiệu lực, giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc 
tăng hơn 3 lần. Biến ACFTA không thể hiện tác động tích cực đến thương mại Việt Nam 
trong giai đoạn 2000-2015. Hệ số của ACFTA mang dấu âm trong mô hình xuất khẩu. Xét 
trong một số trường hợp, có thể thấy ACFTA ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt 
Nam. Điển hình như ngành dệt may, Việt Nam còn nhập khẩu nhiều nguyên liệu đầu vào 
từ Trung Quốc để sản xuất sản phẩm xuất sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU. 
Những nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu từ Trung Quốc này, trong một số trường 
hợp, ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu dệt may Việt Nam do chưa đáp ứng được các quy 
cách và tiêu chuẩn của các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU. Ngoài ra, mặc dù có lợi 
thế cao về các ngành nông - lâm - thủy sản, những những kết quả gặt hái được từ chương 
trình thu hoạch sớm (EPH) trong khuôn khổ ACFTA không đúng với mong đợi ban đầu, 
thậm chí kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang Trung Quốc còn giảm mạnh. Kể từ khi 
thực hiện EPH thì kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh, 
trong khi đó giá trị nhập khẩu lại tăng lên tương đối ổn định từ khoảng 103,85 triệu USD 
năm 2007 lên đến 234 triệu USD năm 2015. Biến AJCEP không có ý nghĩa ở cả mô hình 
xuất khẩu và nhập khẩu. Điều này có thể lý giải nguyên nhân là hai hiệp định này mới có 
hiệu lực kể từ năm 2009 nên tác động chưa thể hiện rõ rệt. 
5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 
Nghiên cứu chỉ ra rằng thương mại liên ngành vẫn chiếm ưu thế trong thương mại của 
Việt Nam, trong đó xuất khẩu những năm qua vẫn dựa trên sự khác biệt về nguồn lực các 
yếu tố sản xuất. Một số hiệp định thương mại tự do trong khu vực đã thể hiện tác động tích 
cực tới dòng thương mại của Việt Nam. Đặc biệt, tác động của hội nhập thương mại hàng 
TP CH KHOA HC − S
 17/2017 195 
hóa (AFTA) trong ASEAN đã thể hiện tác động tích cực tới cả xuất khẩu và nhập khẩu của 
Việt Nam hơn các hiệp định khác như AJCEP, ACFTA so với AFTA, quá trình cắt giảm 
thuế quan bắt đầu từ năm 1995 sau khi Việt Nam gia nhập, với lộ trình cắt giảm thuế quan 
trong thời gian dài. 
Các kết quả của mô hình hàm ý rằng để thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ, mở 
rộng cơ hội cho người tiêu dùng Việt Nam được sử dụng các hàng hóa và dịch vụ đa dạng 
hơn, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các hoạt động hợp tác về thương mại trong 
khuôn khổ AFTA, đồng thời tận dụng những ưu đã từ cả AKFTA. Đối với thương mại 
hàng hóa, kết quả mô hình chỉ ra rằng tác động tới xuất khẩu sang ASEAN có xu hướng 
mạnh hơn tác động tới nhập khẩu từ ASEAN. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cán cân thương 
mại dịch vụ của Việt Nam với ASEAN và Hàn Quốc có khả năng sẽ thâm hụt trầm trọng 
hơn. Do đó, để tận dụng tốt hơn các cơ hội từ hội nhập thương mại dịch vụ, các doanh 
nghiệp Việt Nam cần nỗ lực nâng cao chất lượng và số lượng dịch vụ cung cấp; hiểu được 
điểm mạnh và điểm yếu của mình để cạnh tranh tốt hơn với các doanh nghiệp dịch vụ của 
ASEAN và Hàn Quốc. 
Kết quả mô hình cũng chỉ ra rằng đối với một số FTA mới được ký kết, các tác động 
chưa được thể hiện một cách đáng kể. Các doanh nghiệp cần nắm rõ và tận dụng các ưu đãi 
từ các hiệp định này nhằm tăng cường xuất khẩu sang các thị trường ASEAN+. 
Bên cạnh đó, Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung nên tiếp tục đẩy mạnh hội 
nhập dịch vụ với các nước ASEAN+ gồm Nhật Bản, Hàn Quốc. Điều đó sẽ giúp cho người 
tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận nhiều loại dịch vụ với chất lượng tốt hơn, đồng thời giúp 
các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam có thêm động lực để nâng cao chất lượng và năng lực 
cạnh tranh trước hết là trong khu vực, rộng hơn là tham gia vào những công đoạn cao hơn 
của chuỗi giá trị toàn cầu trong dịch vụ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lejour, A. and J. de P. Verheijden (2004), “Services Trade with Canada and the European 
Union”, CPB Discussion Paper 42. 
2. Mirza, D., and G. Nicoletti (2004), “What is so Special about Trade in Services?” Research 
Paper 2. 
3. Kox, H. and A. Lejour (2005), Regulatory Heterogeneity as Obstacle for International 
Services Trade, CPB Discussion Paper 49. 
4. Lennon, C. (2006), “Trade in Services and Trade in Goods: Differences and 
Complemetarities”, Conference of the European Trade Study Group.Vienna. 
5. Walh, K., (2006), “Trade in Servie: Doe Gravity Hold? A Gravity Model Approach to E 
timating Barrier to Service Trade”, IIIS Discussion Paper 183. 
196 TRNG I HC TH  H NI 
6. Pham Van Nho, Vu Thanh Huong (2014), “Analyzing the Determinant of Service Trade 
Flows between Vietnam and the European Union: A Gravity Model Approach”, VNU Journal 
of Science: Economics and Business, 30, 5E, 1. 
7. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 165/2014/TT-BTC về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu 
đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 
2015- 2018, ngày 14/11/2014. 
8. Vũ Thanh Hương, Trần Việt Dung (2015), “Việt Nam với quá trình tự do hóa thương mại dịch 
vụ hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 13, 3, 474. 
9. Vũ Thanh Hương (2013), “A e ing the Committed Integration of Vietnam’ Di tribution 
Service in AEC 2015”, VNU Journal of Science: Economics and Business, 29, 5E, 43. 
10. Nello, Susan S, (2009), “The Gravity model on EU Countries - An Econometrics 
Approach”, European Journal of Sustainable Development (2014), 3, 3, 149-158. 
MODEL ON EVALUATING IMPACT FACTORS 
TO VIETNAM’S EXPORT AND IMPORT 
Abstract: In order to understand the import-export activities of Vietnam and to give some 
relevant policy implications, the paper focuses on studying and evaluating the factors that 
affect the import and export of Vietnam in the period from 1986 to 2015 by using gravity 
model. The research indicates that inter-industry trade remains dominant in Vietnam's 
trade, with Vietnam's exports over the past few years still based on the different of 
resource. A number of free trade agreements in the region have shown a positive impact 
on Vietnam's trade flows. 
Keywords: Export of Vietnam, model on evaluating impact factors to export, model on 
evaluating impact factors to import. 

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_danh_gia_cac_yeu_to_tac_dong_den_xuat_nhap_khau_cua.pdf