Minh triết Hồ Chí Minh về tôn giáo

Minh triết về tôn giáo là một trong những giá trị đặc sắc của minh triết

Hồ Chí Minh. Bài viết đã làm rõ nội hàm khái niệm “minh triết”, “minh triết Hồ

Chí Minh”, từ đó đi tới phân tích những nội dung căn bản của minh triết Hồ Chí

Minh về tôn giáo trên các phương diện: mềm dẻo, nhân văn, hòa hợp, đoàn kết và

tri hành hợp nhất.

Minh triết Hồ Chí Minh về tôn giáo trang 1

Trang 1

Minh triết Hồ Chí Minh về tôn giáo trang 2

Trang 2

Minh triết Hồ Chí Minh về tôn giáo trang 3

Trang 3

Minh triết Hồ Chí Minh về tôn giáo trang 4

Trang 4

Minh triết Hồ Chí Minh về tôn giáo trang 5

Trang 5

Minh triết Hồ Chí Minh về tôn giáo trang 6

Trang 6

Minh triết Hồ Chí Minh về tôn giáo trang 7

Trang 7

Minh triết Hồ Chí Minh về tôn giáo trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 5220
Bạn đang xem tài liệu "Minh triết Hồ Chí Minh về tôn giáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Minh triết Hồ Chí Minh về tôn giáo

Minh triết Hồ Chí Minh về tôn giáo
7]. Bởi vậy, Hồ Chí Minh vẫn kiên quyết
đấu tranh, vạch trần âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đại
đoàn kết dân tộc, chống phá cách mạng. Trước cách mạng tháng Tám, Người đã tố cáo
những giáo sĩ dẫn đường cho quân đội viễn chinh và tố giác những người yêu nước, những
thủ đoạn của nhà truyền giáo cưỡng đoạt ruộng đất của nông dân, phê phán quyết liệt tội
ác của giáo hội Thiên Chúa giáo đối với dân tộc Việt Nam. Sau cách mạng tháng Tám, Hồ
Chí Minh đã chỉ đạo kiên quyết và kịp thời những vụ việc phức tạp liên quan tới tôn giáo
như: lôi kéo tín đồ bỏ lao động sản xuất để hành lễ, thủ tiêu cán bộ Việt Minh (tại giáo xứ
Bùi Chu, Phát Diệm. . . ). Người gọi những kẻ nhân danh tôn giáo làm tay sai cho kẻ thù
không chỉ là việt gian mà còn là giáo gian. Người yêu cầu: “Trong Hiến pháp nước ta đã
định rõ quyền tự do tín ngưỡng, kẻ nào vi phạm Hiến pháp và khiêu khích bà con Công
giáo sẽ bị xử lí”; “. . . kiên quyết trừng trị những kẻ mượn tiếng đạo làm nhục Chúa, làm
hại dân” [8;197], “Bảo vệ tự do tín ngưỡng, nhưng kiên quyết trừng trị những kẻ đội lốt
tôn giáo để phản Chúa, phản nước” [10;479].
2.2.2. Minh triết Hồ Chí Minh về tôn giáo là minh triết nhân văn, minh triết của
tình yêu thương, thái độ tôn trọng con người
Đối tượng của minh triết Hồ Chí Minh là con người, là dân tộc, nhân dân. Nhà minh
triết dõi theo ngàn năm để tìm về một điểm (Trang Tử). Cái điểm đó trong minh triết Hồ
Chí Minh tình yêu thương vô hạn đối với con người: “Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng
như mọi vấn đề khác trong lúc này là vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người là
phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đang bị đau khổ, áp bức” [3;231-232].
Vì lẽ đó, cả cuộc đời Hồ Chí Minh phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng con người khỏi áp
bức bất công, nghèo nàn lạc hậu để mang lại độc lập – tự do – hạnh phúc cho nhân dân.
Từ lí tưởng đó, Hồ Chí Minh không nghiên cứu tôn giáo vì tôn giáo mà vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc, giải phóng con người. Tôn giáo là tiếng lòng của quần chúng nhân dân, là
“tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức”, là “trái tim của thế giới không có trái tim” (C.
Mác). Khi đất nước còn khó khăn chồng chất khó khăn, chưa thể có một thiên đàng thực
sự nơi mặt đất thì không ai có thể và có quyền làm tan vỡ giấc mơ thiên đàng của nhân
dân. Tôn giáo còn giữ vai trò là “phần bù” của thế giới thực tại, bù đắp cho những thiếu
hụt của con người nơi trần thế, là liều thuốc giảm đau giúp con người vợi bớt nỗi buồn
khổ trong cuộc đời. Từ tình thương yêu vô hạn đối với nhân dân, Hồ Chí Minh lắng nghe,
thấu hiểu, cảm thông và trân trọng những nhu cầu tâm linh ấy của quần chúng nhân dân.
Bởi vậy, Hồ Chí Minh nhìn tôn giáo không chỉ bằng trí tuệ mẫn tiệp mà còn bằng con mắt
141
Nguyễn Thị Toan
của tấm lòng nhân ái, nhân văn.
2.2.3. Minh triết Hồ Chí Minh về tôn giáo là minh triết của tinh thần khoan dung,
hòa hợp, đoàn kết
Theo Hồ Chí Minh mỗi người có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa, có quyền theo
hoặc không theo một tôn giáo nào đó đồng thời phải có nghĩa vụ tôn trọng niềm tin tôn
giáo của người khác. Người đi tìm một một tiếng nói chung giữa các tôn giáo, giữa tôn
giáo với chủ nghĩa Mác – Lênin.
Điểm gặp gỡ giữa các vĩ nhân trong lịch sử nhân loại là niềm yêu thương nhân thế,
là khát vọng giải thoát con người khỏi những nỗi khổ của cuộc đời để đạt tới hạnh phúc,
tự do. Theo Hồ Chí Minh, Khổng Tử sinh ra là để giúp con người sống nhân nghĩa trong
một thế giới đại đồng; Phật sinh ra để lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha; Đức Giê-su hi sinh
là vì muốn loài người được tự do, hạnh phúc. Điểm gặp gỡ trong tư tưởng và hành động
của các thánh nhân là đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội.
Người tin rằng nếu những người đó sống cùng thời thì nhất định họ sẽ chung sống với
nhau hoàn mĩ như những người bạn thân thiết. Hồ Chí Minh còn thấy được sự tương đồng
giữa lí tưởng tôn giáo và lí tưởng cộng sản: “Nếu đức Giê-su sinh ra vào thời đại chúng ta
và phải đặt mình vào những nỗi khổ đau của người đương thời, chắc ngài sẽ là một người
xã hội chủ nghĩa đi tìm đường cứu khổ loài người” [13;79]. Thậm chí, Người còn cho rằng
nếu Khổng Tử sống ở thời đại ngày nay thì ông cũng có thể trở thành người kế tục trung
thành của Lênin. Đây là một sự so sánh đặc sắc làm nên phong cách khoáng đạt của Hồ
Chí Minh. Thay vì chế giễu, công kích tôn giáo như thái độ của một số người cộng sản,
trí tuệ lớn, trái tim nhân ái, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, bao dung và tinh thần cầu đồng tôn
dị đã khiến cho Hồ Chí Minh luôn nhìn thấy điểm tương đồng trong những khác biệt, đối
lập, cái tốt đẹp trong những điều tưởng chừng chưa tốt đẹp, dùng những mệnh đề khẳng
định thay vì những mệnh đề phủ định. Những điểm tương đồng đó là cơ sở cho tinh thần
đoàn kết lương giáo, đoàn kết dân tộc trong minh triết Hồ Chí Minh. Sau khi ký kết hiệp
định Giơnevơ, Hồ Chí Minh kêu gọi: “Tôi thiết tha kêu gọi tất cả những người thật thà
yêu nước không phân biệt tầng lớp nào, tín ngưỡng nào, chính kiến nào và trước đây đã
đứng về phe nào, chúng ta thật thà cộng tác, vì dân, vì nước mà phấn đấu thực hiện hòa
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong nước Việt Nam yêu quý của chúng ta” [9;323].
Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn cam go, quyết liệt, Hồ Chí Minh kêu
gọi: “Đồng bào các dân tộc, các tôn giáo hãy đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà, cùng
nhau ra sức chống Mỹ cứu nước” [10;471]. Nhờ coi trọng tinh thần đoàn kết lương giáo,
đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh đã xóa dần những định kiến, mặc cảm phân biệt tôn giáo,
tập hợp được lực lượng cách mạng hùng hậu – yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng
Việt Nam. Đây là điểm sáng tạo nhất, độc đáo nhất trong minh triết Hồ Chí Minh về tôn
giáo.
2.2.4. Minh triết Hồ Chí Minh về tôn giáo là minh triết của tri hành hợp nhất
Minh triết Hồ Chí Minh về tôn giáo là sự nhất quán giữa tư tưởng, lời nói và hành
động. Không dừng ở tư tưởng và lời nói, Hồ Chí Minh đã thể hiện sự tôn trọng tôn giáo
142
Minh triết Hồ Chí Minh về tôn giáo
bằng những hành động cụ thể, thiết thực. Người đã trực tiếp soạn thảo, chỉ đạo việc soạn
thảo và ký những sắc lệnh về tôn giáo, khẳng định tính nhất quán trong đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Với cương vị là người đứng đầu chính phủ, Hồ Chí Minh đã đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo trên phương diện pháp lí và phương diện thực tiễn. Người cũng đã có
những chỉ dẫn cụ thể, rõ ràng để giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tôn giáo với
dân tộc, tôn giáo với chủ nghĩa xã hội. Người nhắc nhở cán bộ làm công tác tôn giáo phải
tuyên truyền, giải thích cho các tín đồ tôn giáo hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ
để họ thực hiện, đồng thời phải kiên quyết đấu tranh chống những âm mưu, thủ đoạn lợi
dụng tôn giáo để chống phá cách mạng. Cán bộ muốn làm tốt công tác tôn giáo phải hiểu
sâu về tôn giáo đồng thời tìm hiểu tình hình thực tế, phải ba cùng với đồng bào theo đạo,
phải kiên nhẫn, khéo léo thì mới thuyết phục, cảm hóa được họ.
Đặc biệt, bản thân Hồ Chí Minh cũng thể hiện sự thành kính đối với các tôn giáo.
Năm 1927, khi còn ở Thái Lan, Người đã từng chỉ đạo việc xây một ngôi chùa và thường
xuyên đi lễ chùa. Khi đã là Chủ tịch nước, Người vẫn thân hành đến các đền chùa, đình
miếu thắp hương để cầu mong quốc thái dân an. Trực giác tâm linh và trí tuệ thiên tài
giúp Người tiên tri được nhiều sự kiện quan trọng sẽ xảy ra đối với đất nước (ngày Việt
Nam độc lập, chiến thắng Điện Biên Phủ và trận Điện Biên Phủ trên không, thời điểm giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước. . . ) Dự cảm về một tương lai không tốt đẹp đối với
tôn giáo, Người đã sớm ký Sắc lệnh số 65 (23ơ/11/1945), yêu cầu bảo tồn tất các di tích
văn hóa trên đất nước, cấm phá hủy các đình, chùa, đền, miếu. . . Tiếc rằng, tinh thần ấy
không được quán triệt đầy đủ và thực hiện nghiêm túc trong thời kì bao cấp, dẫn tới những
hệ lụy đáng tiếc đối với tôn giáo.
Vượt lên tất cả, minh triết Hồ Chí Minh về tôn giáo là minh triết của một cuộc đời
con người Việt Nam đẹp nhất, tổng hòa tinh hoa văn hóa phương Đông và văn hóa nhân
loại, trong đó có tinh hoa tôn giáo. Trong con người Hồ Chí Minh có tinh thần vô ngã vị
tha của Phật, có lòng bác ái bao dung, đức hy sinh cao cả của Chúa Giê-su, đức nhân của
Khổng Tử. . . Chính điều này đã góp phần nâng tư tưởng Hồ Chí Minh lên tầm minh triết
Hồ Chí Minh. Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên cây thập giá để cứu chuộc cho tội lỗi của
loài người. Khổng Tử đi khắp nơi, dùng đức nhân để giáo hóa con người. Từ bỏ mọi vinh
hoa phú quý, mong manh áo vải chân trần xuyên qua trần thế gian chuân bụi bặm, Phật
Thích Ca tìm con đường giải thoát chúng sinh khỏi bể khổ của sinh lão bệnh tử, của tham
sân si để đạt tới Niết Bàn vô ngã – nơi con người thoát khỏi cái tôi và lòng khao khát trở
thành. . . Hồ Chí Minh với hai bàn tay trắng, rời quê hương đi khắp năm châu bốn bể tìm
con đường giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội vì dân. Suốt
cuộc đời, Hồ Chí Minh phấn đấu hy sinh cho độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc và
nhân loại: “Độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do cho dân tộc tôi và hạnh phúc cho đồng bào tôi.
Đó là tất cả những gì tôi muốn, đó là tất cả những gì tôi hiểu” [6;42]. Người từ giã cõi đời
trong giờ khắc tâm linh (Ngày Quốc khánh 2/9), vẫn đau đáu một nỗi lo cho dân cho nước.
Không một chút của cải riêng, không một tấm huân huy chương trên ngực áo, Người đã
đến với đời, sống ở đời và giã từ cuộc đời trong tinh thần vô ngã. Cuộc đời Người là cuộc
đời một thánh nhân.
143
Nguyễn Thị Toan
2.3. Ý nghĩa của minh triết Hồ Chí Minh về tôn giáo với việc giải quyết
vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Trong thời kì hiện đại, sau một thời gian dài khủng hoảng, tôn giáo đang hồi sinh
trở lại với những diễn biến phức tạp. Đó là một sự phản kháng “định mệnh” của cơn lốc
toàn cầu hóa, là sự khắc khoải nội tâm của con người muốn tìm lại những giá trị nhân bản
đang bị tha hóa trong thế giới hiện đại. Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo.
Trong thời kì hiện đại, sự hồi sinh tôn giáo ở Việt Nam thể hiện ở việc số lượng tín đồ tôn
giáo ngày càng gia tăng, nhà thờ, chùa chiền và các cơ sở thờ tự được sửa chữa, xây mới
ngày càng nhiều cùng với những lễ hội tôn giáo tấp nập. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, đa
dạng hóa, thế tục hóa là xu thế chủ đạo của tôn giáo hiện nay. Thế tục hóa bằng tinh thần
nhập thế, tôn giáo can thiệp ngày càng sâu vào đời sống xã hội theo các xu hướng khác
nhau:
1. Xu hướng nhập thế nhằm mục đích cứu nhân độ thế: Với phương châm “Đạo
pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội” của Phật giáo, “Tốt đời đẹp đạo” của Thiên Chúa giáo,
tôn giáo đang mở một lối đi chung với chủ nghĩa xã hội. Các hoạt động từ thiện, bảo vệ
hòa bình, bảo vệ môi trường của các tôn giáo đã đóng góp tích cực cho sự nghiệp “Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
2. Xu hướng nhập thế nhằm trục lợi cá nhân: Trong xã hội hiện đại, đạo ngày càng
gắn với đời, nhiều nhà tu hành gần như đã trở về nếp sống thế tục mặc dù vẫn khoác áo tu
hành. Một số tu sĩ kinh doanh tôn giáo khoác áo tâm linh, lợi dụng sắc áo tu hành để trục
lợi cho bản thân. Nhiều tín đồ cũng không hiểu gì về giáo lí tôn giáo mà chỉ biết thực hiện
các nghi lễ tôn giáo trong quan hệ lấy lòng thần thánh để mong cầu sức khỏe, tiền bạc,
danh vọng và hạnh phúc. Sự lộn xộn trong các cơ sở tôn giáo và các lễ hội tôn giáo phần
nào cũng phản ánh năng lực quản lí yếu kém của cán bộ làm công tác tôn giáo.
3. Xu hướng nhập thế nhằm thực hiện mưu đồ đen tối của các thế lực phản động:
Sự hồi sinh tôn giáo hiện nay còn là kịch bản của một cuộc cách mạng sắc màu nhằm mở
rộng không gian của chủ nghĩa tư bản tới tận cùng thế giới. Những điểm nóng tôn giáo ở
Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Ninh là lời cảnh tỉnh chúng ta trên con đường hội nhập và
phát triển.
Bối cảnh phức tạp của tôn giáo ở Việt Nam đòi hỏi người làm công tác tôn giáo cần
có trình độ quản lí, trình độ dân vận và sự am hiểu sâu sắc về tôn giáo. Việc trở về với
minh triết Hồ Chí Minh là cần thiết để tìm trong đó những chỉ dẫn quý báu về công tác
tôn giáo. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tôn giáo, cần phải:
1. Tăng cường đối thoại, trao đổi giữa các tôn giáo, tôn giáo và chính quyền, tôn
giáo và các nhà khoa học, từ đó tổ chức một cuộc sống chung hợp lí giữa các tôn giáo, các
tín đồ với thái độ tôn trọng lẫn nhau nhằm xây dựng một nước Việt Nam phát triển bền
vững trong hòa bình, an lạc và hạnh phúc.
2. Khép lại quá khứ trong tinh thần khoan dung tôn giáo; tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo; phát huy các giá trị tôn giáo và những hoạt động tôn giáo tích cực nhằm
củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
144
Minh triết Hồ Chí Minh về tôn giáo
3. Nâng cao trình độ quản lí tôn giáo, khắc phục những hạn chế trong các hoạt động
tôn giáo, kiên quyết đấu tranh chống những hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống phá
cách mạng.
3. Kết luận
Minh triết Hồ Chí Minh về tôn giáo giúp ta hiểu sâu sắc hơn những đóng góp quý
báu của Hồ Chí Minh vào kho tàng văn hóa dân tộc và nhân loại. Những chỉ dẫn của
Người có giá trị định hướng quý báu cho những người làm công tác tôn giáo để có cách
đối xử mềm dẻo, linh hoạt và nhân văn đối với tôn giáo, góp phần bảo tồn và phát huy
những giá trị tích cực, hạn chế những tiêu cực của tôn giáo trong thời đại ngày nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Chí Bảo, 2005. Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh. Nxb Lí luận Chính trị,
Hà Nội.
[2] Hoàng Chí Bảo, 2009. Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
[3] Võ Nguyên Giáp, 1997. Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam.
Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
[4] Hoàng Ngọc Hiến. Minh triết Việt và minh triết Hồ Chí Minh. Tuanvietnam.net ngày
14/2/2010.
[5] Hồ Chí Minh, 1996. Toàn tập, tập 4. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
[6] Hồ Chí Minh, 1995. Toàn tập, tập 5. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
[7] Hồ Chí Minh, 1995. Toàn tập, tập 7. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
[8] Hồ Chí Minh, 1996. Toàn tập, tập 11. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
[9] Nguyễn Đức Lữ, 2008. Lí luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Nxb
Tôn giáo, Hà Nội.
[10] Trần Đăng Sinh – Đào Đức Doãn, 2009. Tôn giáo học. Nxb Đại học Sư phạm Hà
Nội.
[11] Trần Tam Tỉnh, 1998. Thập giá và lưỡi gươm. Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh.
[12] Đặng Nghiêm Vạn, 2001. Lí luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[13] Viện Nghiên cứu tôn giáo, 1996. Hồ Chí Minh về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
ABSTRACT
Ho Chi Minh’s wisdom of religion
Wisdom of religion is one of the excellent values of Ho Chi Minh’s wisdom. The
article clarifies the inner meaning of the concept "wisdom" and "Ho Chi Minh’s wisdom",
then analysises the fundamental content of Ho Chi Minh’s wisdom of religion based on
the aspects of flexibility, humanism, harmony, solidarity and the fusion between compre-
hension and action.
145

File đính kèm:

  • pdfminh_triet_ho_chi_minh_ve_ton_giao.pdf