Mấy suy nghĩ về nghiên cứu làng xã tiếp cận theo hướng liên ngành và khu vực học

Nghiên cứu về làng xã ở Việt Nam từ trước đến nay, chủ yếu tiếp cận dựa trên

các khoa học chuyên ngành, như: lịch sử, văn hóa học, dân tộc học, xã hội học,

luật học, kinh tế học. Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển của khoa học xã

hội và nhân văn đã xuất hiện nhiều lý thuyết, nhiều phương pháp tiếp cận mới,

trong đó có tiếp cận theo hướng liên ngành và khu vực học. Chính vì vậy, việc

vận dụng hướng tiếp cận liên ngành và khu vực học vào nghiên cứu khoa học

xã hội và nhân văn nói chung và nghiên cứu làng xã ở Việt Nam nói riêng đòi hỏi

nhiều cố gắng của mỗi nhà nghiên cứu cũng như nhóm nghiên cứu. Bài viết

bước đầu đưa ra nhận thức về tiếp cận liên ngành và khu vực học trong nghiên

cứu làng xã ở Việt Nam, qua đó làm cơ sở lý thuyết trả lời câu hỏi nghiên cứu:

Tiếp cận làng xã Việt Nam theo hướng liên ngành và khu vực học – hó hăn và

triển vọng

Mấy suy nghĩ về nghiên cứu làng xã tiếp cận theo hướng liên ngành và khu vực học trang 1

Trang 1

Mấy suy nghĩ về nghiên cứu làng xã tiếp cận theo hướng liên ngành và khu vực học trang 2

Trang 2

Mấy suy nghĩ về nghiên cứu làng xã tiếp cận theo hướng liên ngành và khu vực học trang 3

Trang 3

Mấy suy nghĩ về nghiên cứu làng xã tiếp cận theo hướng liên ngành và khu vực học trang 4

Trang 4

Mấy suy nghĩ về nghiên cứu làng xã tiếp cận theo hướng liên ngành và khu vực học trang 5

Trang 5

Mấy suy nghĩ về nghiên cứu làng xã tiếp cận theo hướng liên ngành và khu vực học trang 6

Trang 6

Mấy suy nghĩ về nghiên cứu làng xã tiếp cận theo hướng liên ngành và khu vực học trang 7

Trang 7

Mấy suy nghĩ về nghiên cứu làng xã tiếp cận theo hướng liên ngành và khu vực học trang 8

Trang 8

Mấy suy nghĩ về nghiên cứu làng xã tiếp cận theo hướng liên ngành và khu vực học trang 9

Trang 9

Mấy suy nghĩ về nghiên cứu làng xã tiếp cận theo hướng liên ngành và khu vực học trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 1660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Mấy suy nghĩ về nghiên cứu làng xã tiếp cận theo hướng liên ngành và khu vực học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mấy suy nghĩ về nghiên cứu làng xã tiếp cận theo hướng liên ngành và khu vực học

Mấy suy nghĩ về nghiên cứu làng xã tiếp cận theo hướng liên ngành và khu vực học
 sở hữu 
ruộng đất xưa kia lưu trong địa bạ của 
làng, hay dấu tích lịch sử của làng 
biên chép qua nguồn tư liệu gia phả, 
văn bia chữ Hán hầu như chưa 
được các nhà xã hội học bàn tới hoặc 
chưa khai thác triệt để. 
Để khắc phục những hạn chế khi tìm 
hiểu về làng xã, và “bước đầu” đáp 
ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra 
khi tiếp cận làng xã bằng khoa học 
chuyên ngành theo hướng liên ngành 
và khu vực học, nhà nghiên cứu độc 
lập (cá nhân đơn lẻ phải tự trang bị và 
tổng hợp lý thuyết và phương pháp 
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học 
khác nhau. Một nhà nghiên cứu trong 
lĩnh vực sử học, khi nghiên cứu về 
làng xã theo hướng liên ngành và khu 
vực học, cần phải trang bị kiến thức 
về cơ sở lý thuyết và phương pháp 
nghiên cứu của văn hóa học, kinh tế 
học, xã hội học, tôn giáo học, nhân 
học, ngôn ngữ học 
Một ví dụ cho thấy khi đứng trên quan 
điểm lịch sử để nghiên cứu về làng xã, 
chúng ta chưa thể lý giải đầy đủ và 
cặn kẽ lịch sử xa xưa của một làng, 
đó là, khi nghiên cứu về tên gọi của 
làng Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Đào 
Duy Anh (1997: 31-32) đã giải thích 
tên làng Cổ Loa như sau: “Muốn tìm ý 
nghĩa chữ Cổ, chúng ta hãy so sánh 
tên Cổ Loa với những tên Cổ Bôn và 
Cổ Định, Cổ Bôn là tên một làng ở 
tỉnh Thanh Hóa, huyện Thiệu Hóa, 
vốn có tên tục là Kẻ Bôn, khi đặt tên 
chữ đã trở thành Cổ Bôn. Cổ Định là 
một làng ở huyện Nông Cống, tỉnh 
Thanh Hóa, theo tài liệu xưa [...], thì 
vốn tên tục là Kẻ Nưa [...], rồi đến khi 
đặt tên chữ cho làng thì trở thành Cổ 
Ninh, sau đổi làm Cổ Định. Đối chiếu 
chữ Cổ Loa với lai lịch chữ Cổ Bôn và 
Cổ Định, chúng ta có thể đoán rằng 
tên Cổ Loa hẳn là do tên Nôm cũ Kẻ 
Loa mà ra. Trong tiếng Việt Nam, có 
cái lệ lấy chữ Kẻ đặt lên trên một chữ 
khác để gọi tên một làng, chữ thứ hai 
này thường là chỉ một đặc điểm gì về 
địa lý hay về kinh tế của làng ấy, ví 
như Kẻ Chợ, Kẻ Noi, Kẻ Vẽ, Kẻ Mộc 
ở Bắc Bộ...”. 
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu ngôn ngữ 
học Trần Trí Dõi lại cho rằng cách giải 
thích tên làng Cổ Loa của Đào Duy 
Anh (từ Kẻ chuyển thành Cổ) là chưa 
thuyết phục. 
Theo quy tắc biến đổi ngữ âm lịch sử 
của tiếng Việt và cơ chế chuyển hóa 
ngữ âm từ địa danh Nôm (thuần Việt) 
sang địa danh Hán Việt, Trần Trí Dõi 
(2008: 209) cho rằng: “Chúng tôi 
nghiêng về cách giải thích Cổ Loa là 
địa danh Hán Việt liên quan về ngữ 
âm với một địa danh Hán Việt khác là 
Khả Lũ. Đồng thời, cả hai địa danh 
Hán Việt này lại có mối liên hệ ngữ 
âm địa danh Nôm là Chủ. Vậy là, ở 
đây để tìm hiểu xuất xứ của Cổ Loa, 
theo chúng tôi, chúng ta sẽ tìm hiểu 
trong mối quan hệ/liên hệ: Chủ - Khả 
Lũ - Cổ Loa”. 
Theo tư liệu dân gian làng Cổ Loa, thì 
vua Thục Phán An Dương Vương có 
tên gọi là Vua Chủ, do vậy, trong một 
nghiên cứu của mình, Nguyễn Từ Chi 
ĐỖ DANH HUẤN – MẤY SUY NGHĨ VỀ NGHIÊN CỨU LÀNG XÃ 
63 
khi tìm hiểu về Cổ Loa đã có bài viết 
lấy tên là “Vua Chủ”. Để có bằng 
chứng thuyết phục hơn tên gọi làng 
Cổ Loa, nhà ngôn ngữ học Trần Trí 
Dõi (2008: 208) đã thống kê, phân tích 
tên gọi của 51 đơn vị làng xã vùng 
châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, 
bao gồm cả tên Nôm và tên Hán Việt, 
từ đó đưa ra lập luận và giải thích về 
tên gọi Cổ Loa là một quá trình biến 
đổi ngữ âm lịch sử mà thành, đó là: 
“klu/khlu - lũ/loa (Khả Lũ/Cổ Loa) và 
kl/khl/k - khả (Khả Lũ/Cổ Loa)”; và kết 
luận: “Nếu nhìn thuần túy ở mặt ngữ 
âm lịch sử tiếng Việt, rõ ràng sự hiện 
diện của tên Nôm chạ Chủ tương ứng 
với tên Hán Việt Cổ Loa hay Khả Lũ 
cho thấy khả năng Cổ Loa hay Khả Lũ 
hiện nay là hệ quả của cách Hán Việt 
hóa địa danh klủ hay tlủ trước kia” 
(Trần Trí Dõi, 2008: 217). 
Chúng tôi cho rằng cách tiếp cận của 
Trần Trí Dõi khi giải thích tên gọi Cổ 
Loa mang tính hệ thống và có thể 
thuyết phục. 
Như vậy, nhà nghiên cứu độc lập khi 
tiếp cận làng xã theo hướng liên 
ngành và khu vực học phải cập nhật, 
bổ sung phương pháp tiếp cận của 
một số chuyên ngành liên quan. Song 
một nhà nghiên cứu độc lập khó có 
thể nắm bắt và tích hợp được đầy đủ 
phương pháp của nhiều chuyên ngành 
khác trong thời gian ngắn. Nhiều 
nghiên cứu đã tích hợp được nhưng 
thể hiện quan điểm của cá nhân, nên 
kết quả nghiên cứu vẫn mang tính chủ 
quan và bị chi phối bởi nhận thức đơn 
lẻ của nhà nghiên cứu đó. 
Chúng tôi cho rằng, giải pháp hiệu 
quả nhất khi nghiên cứu làng xã theo 
hướng tiếp cận liên ngành và khu vực 
học là tổ chức thành các nhóm nghiên 
cứu (Team Research/Team Working) 
mà ở đó có sự cộng tác, được tổ chức 
bởi nhiều nhà khoa học đến từ nhiều 
chuyên ngành khác nhau. 
Giáo sư Yumio Sakurai (2014: 319) 
cho rằng, một chuyên gia sẽ gặp khó 
khăn khi tiếp cận theo hướng liên 
ngành và khu vực học, do vậy, sẽ hiệu 
quả hơn nếu tổ chức ra nhóm nghiên 
cứu: “Một chuyên gia không thể 
nghiên cứu nhiều lĩnh vực được. 
Nghiên cứu liên ngành khu vực học 
phải là nghiên cứu nhóm. Nghiên cứu 
liên ngành nhóm chia ra 3 loại: - Loại 
1: Đa ngành (Multidiscipline) là các 
lĩnh vực nghiên cứu bằng phương 
pháp riêng đối với một khu vực. Cho 
nên kết quả độc lập, ít có quan hệ với 
các lĩnh vực khác; - Loại 2: Hợp tác 
ngành (Transdiscipline) là các lĩnh vực 
trao đổi kết quả để tương đối hóa kết 
quả của lĩnh vực riêng; - Loại 3: Liên 
ngành (Interdiscipline) là cả nhóm 
nghiên cứu toàn thể tổng hợp kết quả 
của mỗi lĩnh vực để quyết định cá tính 
khu vực”. 
Cùng quan điểm với Yumio Sakurai, 
Trần Lê Bảo (2009: 23) cho rằng: “Tiếp 
cận liên ngành phải dựa trên những 
hiểu biết sâu sắc về những chuyên 
ngành đó, nên cách tiếp cận này chỉ 
thực hiện được bởi những người có 
trình độ cao và khó có thể thực hiện 
chỉ bởi một nhà nghiên cứu mà đòi hỏi 
phải nghiên cứu theo nhóm”. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (265) 2020 
64 
Chương trình nghiên cứu về làng 
Bách Cốc - một mô hình nghiên cứu 
tiêu biểu xưa nay chưa từng có ở Việt 
Nam khi tiếp cận làng Việt theo hướng 
liên ngành và khu vực học. Cũng là 
một làng như bao làng quê khác ở 
châu thổ Bắc Bộ, Chương trình này 
đã huy động tổng lực với sự tham gia 
của hàng trăm nhà khoa học, đến từ 
nhiều chuyên ngành khác nhau: “Tuy 
không gian nghiên cứu chủ yếu chỉ ở 
một làng, nhưng số lượt các chuyên 
gia nghiên cứu lên tới 150 người 
thuộc hàng chục lĩnh vực khoa học 
khác nhau như địa chất, lịch sử, nông 
học, kinh tế học, xã hội học, khảo cổ 
học, nhân học, y học và việc hội ý 
trao đổi thông tin qua từng ngày thu 
thập tư liệu luôn được duy trì” (Vũ 
Minh Giang, 2009: 427). Hơn nữa, 
thời gian triển khai nghiên cứu không 
chỉ dừng ở 5 năm hay 10 năm mà 
thậm chí còn tiếp tục và lâu hơn nữa. 
Chúng tôi cho rằng, cho đến nay, 
chưa có chương trình nào nghiên cứu 
về làng xã ở Việt Nam vượt qua và xô 
đổ những “kỷ lục” mà Chương trình 
Bách Cốc đã xác lập. Nói như vậy 
không có nghĩa là tất cả những nghiên 
cứu về làng xã ở Việt Nam khi tiếp 
cận liên ngành và khu vực học phải 
“sao chép” hay phải triển khai như 
Chương trình Bách Cốc. Trong khuôn 
khổ hạn hẹp về lực lượng nghiên cứu 
và năng lực tài chính, cùng nhiều yếu 
tố khác, bản thân giới khoa học Việt 
Nam khó mà triển khai được các 
nghiên cứu về làng xã theo mô hình 
của Bách Cốc, nhưng chúng ta nên kế 
thừa và học hỏi những kỹ năng, thao 
tác mà Chương trình này đã sử dụng, 
coi đây như một “hình mẫu” để hướng 
tới. 
Khi so sánh khuynh hướng tiếp cận 
liên ngành và khu vực học giữa một 
bên là nhà nghiên cứu độc lập được 
trang bị lý thuyết và phương pháp 
của nhiều ngành khoa học khác nhau, 
với một bên là nhóm nghiên cứu tập 
hợp các chuyên gia của nhiều lĩnh 
vực để tiếp cận đối tượng là làng xã 
ở Việt Nam, thì điều chắc chắn là ưu 
thế sẽ thuộc về nhóm nghiên cứu, chứ 
không phải nhà nghiên cứu độc lập. Vì 
nhóm nghiên cứu là những đại diện từ 
các chuyên ngành, với lý thuyết và 
phương pháp tiếp cận vững chắc 
cùng hợp lại giải quyết một vấn đề. 
Những hạn chế trong quá trình tiếp 
cận của bất kỳ thành viên nào trong 
nhóm sẽ được bổ trợ bởi các thành 
viên khác. Với tính chất như vậy, ranh 
giới hay biên độ giữa các ngành sẽ 
mờ đi, qua đó tính liên ngành sẽ được 
đẩy lên cao. Đây là lợi thế so sánh 
vượt trội giữa một bên là nhóm 
nghiên cứu và một bên là cá nhân 
nghiên cứu độc lập cùng thực hiện 
một nhiệm vụ khoa học, mà ở đó yêu 
cầu liên ngành và khu vực học đặt lên 
hàng đầu. 
3. THAY LỜI KẾT 
Nghiên cứu về làng xã ở Việt Nam 
tiếp cận bởi khoa học chuyên ngành 
đã đạt được nhiều thành tựu. Mặc dù 
vậy, trong bối cảnh vận động và biến 
đổi của làng xã hiện nay, nếu chúng ta 
tiếp tục duy trì cách nghiên cứu truyền 
ĐỖ DANH HUẤN – MẤY SUY NGHĨ VỀ NGHIÊN CỨU LÀNG XÃ 
65 
thống, chủ yếu dựa vào lý thuyết đã 
có của khoa học chuyên ngành mà 
không cập nhật, áp dụng các phương 
pháp, lý thuyết nghiên cứu mới, các 
công cụ phân tích bổ trợ từ nhiều 
ngành khác nhau thì sẽ không giải 
quyết triệt để và nhận thức đầy đủ về 
đối tượng nghiên cứu - làng xã. Việc 
áp dụng hướng nghiên cứu liên ngành 
và khu vực học để nghiên cứu làng xã 
có thể được xem là luồng gió mới, 
mang tới những nhận thức mới, đầy 
đủ và toàn diện về làng xã, đồng thời 
bổ khuyết cho các nghiên cứu và 
nhận thức trước đây. 
Để thực hiện được các nghiên cứu về 
làng xã theo hướng tiếp cận liên 
ngành và khu vực học, ngoài nghiên 
cứu chuyên ngành truyền thống thì 
hình thức tổ chức hoạt động nghiên 
cứu theo nhóm có ưu thế. Tuy nhiên, 
theo hình thức tổ chức nghiên cứu 
mới này đòi hỏi một quá trình tổ chức, 
chuẩn bị lâu dài của một tập thể các 
nhà khoa học và đối mặt với rất nhiều 
thách thức.  
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Abe Ken-ichi. 2006. “Nông nghiệp bóng (Shadow Agriculture): Các hoạt động nông 
nghiệp phi đồng ruộng ở vùng đồng bằng sông Hồng”, trong Hội Nghiên cứu làng xã 
Việt Nam, Nhật Bản. Thông tin Bách Cốc (số đặc biệt), tháng 7. 
2. Dương Bá Phượng. 2001. ảo tồn và phát triển làng nghề trong quá tr nh công 
nghiệp hóa. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 
3. Đào Duy Anh. 1997. Đất nước Việt Nam qua các đời. Huế: Nxb. Thuận Hóa. 
4. Gourou Pierre. 2003. Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ (bản dịch). TPHCM: Nxb. Trẻ. 
5. Hà Văn Tấn. 2007. “Làng, liên làng và siêu làng (Mấy suy nghĩ về phương pháp)”, 
trong Hà Văn Tấn. Một số vấn đề lý luận sử học. Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 
6. Kleinen John. 2007. Làng Việt đối diện tương lai hồi sinh quá khứ (bản dịch). Đà 
Nẵng: Nxb. Đà Nẵng. 
7. Nguyễn Hải Kế. 1996. Một làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ. Hà Nội: Nxb. 
Khoa học Xã hội. 
8. Nguyễn Hồng Phong. 1959. Xã thôn Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Văn sử địa. 
9. Nguyễn Quang Ngọc. 1993. Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XVIII-
XIX. Hà Nội: Hội Sử học Việt Nam. 
10. Nguyễn Quang Ngọc. 2008. “20 năm Việt Nam học theo định hướng liên ngành”, 
trong Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển. 20 năm Việt Nam học theo định hướng 
liên ngành. Hà Nội: Nxb. Thế giới. 
11. Nguyễn Quang Ngọc. 2009. Một số vấn đề làng xã Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
12. Nguyễn Quang Ngọc. 2018. Nông thôn và Đô thị Việt Nam: Lịch sử, thực trạng và 
 huynh hướng biến đổi. Hà Nội: Nxb. Giáo dục Việt Nam. 
13. Nguyễn Thị Phương Châm. 2009. Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay 
(Trường hợp làng Đồng Kỵ, Trang Liệt và Đ nh ảng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (265) 2020 
66 
Hà Nội: Nxb. Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa. 
14. Nguyễn Thị Việt Thanh. 2008. “Nghiên cứu ngôn ngữ trong khu vực học”, trong Viện 
Việt Nam học và Khoa học phát triển. 20 năm Việt Nam học theo định hướng liên ngành. 
Hà Nội: Nxb. Thế giới. 
15. Nguyễn Từ Chi. 2003. “Vua Chủ”, trong Nguyễn Từ Chi: Góp phần nghiên cứu văn 
hóa và tộc người. Hà Nội: Nxb. Văn hóa Dân tộc - Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. 
16. Nguyễn Xuân Dũng (chủ biên). 2016. Hiện đại hóa làng nghề theo chiến lược tăng 
trưởng xanh: Trường hợp vùng đồng bằng sông Hồng. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 
17. Phạm Hồng Tung. 2017. Hà Nội học: Cơ sở thực tiễn, nền tảng học thuật và định 
hướng phát triển. Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 
18. Phạm Thị Thùy Vinh. 2003. Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt 
làng xã. Hà Nội: Nxb. Văn hóa Thông tin. 
19. Phan Đại Doãn. 2001. Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội. Hà 
Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 
20. Sakurai, Yumio. 2014. “Khu vực học là gì?”, trong Viện Việt Nam học và Khoa học 
phát triển: 25 năm Việt Nam học theo định hướng liên ngành. Hà Nội: Nxb. Thế giới. 
21. Tô Duy Hợp (chủ biên). 2003. Định hướng phát triển làng - xã đồng bằng sông Hồng 
ngày nay. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 
22. Tô Duy Hợp. 1999. “Tác động của quá trình Đổi mới đối với các quan hệ xã hội cơ 
bản trong làng-xã đồng bằng sông Hồng”. Tạp chí Xã hội học, số 1. 
23. Trần Lê Bảo. 2009. Khu vực học và Nhập môn Việt Nam học. Hà Nội: Nxb. Giáo dục 
Việt Nam. 
24. Trần Minh Yến. 2004. Làng nghề truyền thống trong quá tr nh công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 
25. Trần Thúc Việt. 2009. “Sử dụng phương pháp liên ngành trong nghiên cứu văn học 
khu vực”, trong Université du Maine, Université Angers, Université De Nantes, Đại học 
Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà 
Nội), International School (Đại học Quốc gia Hà Nội): Hội thảo quốc tế: Nghiên cứu Liên 
ngành trong khoa học xã hội và nhân văn. Hà Nội, tháng 12. 
26. Trần Trí Dõi. 2008. “Ba bài viết về địa danh Cổ Loa”, trong Viện Việt Nam học và 
Khoa học phát triển. 20 năm Việt Nam học theo định hướng liên ngành. Hà Nội: Nxb. 
Thế giới. 
27. Trần Từ. 1984. Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ. Hà Nội: Nxb. Khoa 
học Xã hội. 
28. Trịnh Cẩm Lan. 2007. “Ngôn ngữ như là phương tiện và đối tượng của nghiên cứu 
khu vực”. Tạp chí Khoa học (Khoa học xã hội và nhân văn), (Đại học Quốc gia Hà Nội), 
số 1. 
29. Viện sử học. 1977. Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (nghiên cứu xã hội nông thôn 
truyền thống), tập 1. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 
30. Viện sử học. 1978. Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (nghiên cứu xã hội nông thôn 
truyền thống), tập 2. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 
ĐỖ DANH HUẤN – MẤY SUY NGHĨ VỀ NGHIÊN CỨU LÀNG XÃ 
67 
31. Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội) - Khoa Khu 
vực học (Đại học Quốc gia Tokyo). 2006. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế Khu vực 
học: Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu. Hà Nội, tháng 11. 
32. Vũ Duy Mền. 2006. Tìm về làng Việt xưa. Hà Nội: Nxb. Văn hóa Thông tin 
33. Vũ Duy Mền. 2010. Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ. Hà Nội: Nxb. Chính 
trị Quốc gia. 
34. Vũ Minh Giang. 2009. “Chương trình Bách Cốc trong lịch sử nghiên cứu làng xã Việt 
Nam”, trong Vũ Minh Giang. Lịch sử Việt Nam: Truyền thống và hiện đại. Hà Nội: Nxb. 
Giáo dục Việt Nam. 
35. Vũ Quốc Thúc. 1950. Nền kinh tế công xã Việt Nam (Tư liệu đánh máy lưu tại Thư 
viện Viện Xã hội học, ký hiệu TL1481). 

File đính kèm:

  • pdfmay_suy_nghi_ve_nghien_cuu_lang_xa_tiep_can_theo_huong_lien.pdf