Máy ảnh không gương lật - Những điều cần biết (Phần I)

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn đôi điều cần biết về máy ảnh không

gương lật.

1. Sự ra đời của máy ảnh không gương lật

Vài năm trước đây, khi nói về máy ảnh kỹ thuật số, chúng ta chỉ có 2 lựa chọn: Hoặc máy ảnh

đơn ống kính phản xạ (D-SLR) nếu bạn muốn chất lượng ảnh tối ưu, hoặc máy ảnh du lịch ống

kính liền (compact camera) nếu bạn chỉ muốn một chiếc máy gọn nhẹ, dễ dàng mang đi vác lại.

Dần dà theo thời gian, giá thành của những chiếc DSLR cảm biến APS-C đã không còn ở mức

trên trời nữa. DSLR không còn là thứ vật dụng độc quyền của những người sống bằng nghề

nhiếp ảnh nữa. Âm thầm và lặng lẽ, nó thay chân máy ảnh compact trở thành một phần bình

thường trong đời sống của nhiều gia đình.Nhưng DSLR – với mục đích “bình dân hóa” – dù đã được các nhà sản xuất giảm thiểu tối đa

kích thước và trọng lượng bằng cách sử dụng chất liệu vỏ nhựa polycarbonate thay cho

magnesium, cũng như triệt tiêu và tích hợp các nút bấm lại với nhau đi chăng nữa, vẫn đòi hỏi

người dùng phải dành riêng cho nó một chiếc túi đựng. Với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp,

điều đó có vẻ là bình thường. Nhưng với những người không chuyên, luôn phải mang trên người

gần 1kg máy móc trong suốt cả buổi đi chơi lại là một điều không thật sự sung sướng gì. Chưa

kể tại những nơi trang trọng, khi trang phục chính là những bộ váy đầm hay complet lịch lãm,

chiếc máy cục mịch đen xì không thể nào là một món đồ trang sức phù hợp.

Máy ảnh không gương lật - Những điều cần biết (Phần I) trang 1

Trang 1

Máy ảnh không gương lật - Những điều cần biết (Phần I) trang 2

Trang 2

Máy ảnh không gương lật - Những điều cần biết (Phần I) trang 3

Trang 3

Máy ảnh không gương lật - Những điều cần biết (Phần I) trang 4

Trang 4

Máy ảnh không gương lật - Những điều cần biết (Phần I) trang 5

Trang 5

Máy ảnh không gương lật - Những điều cần biết (Phần I) trang 6

Trang 6

Máy ảnh không gương lật - Những điều cần biết (Phần I) trang 7

Trang 7

Máy ảnh không gương lật - Những điều cần biết (Phần I) trang 8

Trang 8

Máy ảnh không gương lật - Những điều cần biết (Phần I) trang 9

Trang 9

Máy ảnh không gương lật - Những điều cần biết (Phần I) trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 8220
Bạn đang xem tài liệu "Máy ảnh không gương lật - Những điều cần biết (Phần I)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Máy ảnh không gương lật - Những điều cần biết (Phần I)

Máy ảnh không gương lật - Những điều cần biết (Phần I)
Máy ảnh không gương lật - Những 
điều cần biết (Phần I) 
 Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn đôi điều cần biết về máy ảnh không 
gương lật. 
1. Sự ra đời của máy ảnh không gương lật 
Vài năm trước đây, khi nói về máy ảnh kỹ thuật số, chúng ta chỉ có 2 lựa chọn: Hoặc máy ảnh 
đơn ống kính phản xạ (D-SLR) nếu bạn muốn chất lượng ảnh tối ưu, hoặc máy ảnh du lịch ống 
kính liền (compact camera) nếu bạn chỉ muốn một chiếc máy gọn nhẹ, dễ dàng mang đi vác lại. 
Dần dà theo thời gian, giá thành của những chiếc DSLR cảm biến APS-C đã không còn ở mức 
trên trời nữa. DSLR không còn là thứ vật dụng độc quyền của những người sống bằng nghề 
nhiếp ảnh nữa. Âm thầm và lặng lẽ, nó thay chân máy ảnh compact trở thành một phần bình 
thường trong đời sống của nhiều gia đình. 
 Nhưng DSLR – với mục đích “bình dân hóa” – dù đã được các nhà sản xuất giảm thiểu tối đa 
kích thước và trọng lượng bằng cách sử dụng chất liệu vỏ nhựa polycarbonate thay cho 
magnesium, cũng như triệt tiêu và tích hợp các nút bấm lại với nhau đi chăng nữa, vẫn đòi hỏi 
người dùng phải dành riêng cho nó một chiếc túi đựng. Với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, 
điều đó có vẻ là bình thường. Nhưng với những người không chuyên, luôn phải mang trên người 
gần 1kg máy móc trong suốt cả buổi đi chơi lại là một điều không thật sự sung sướng gì. Chưa 
kể tại những nơi trang trọng, khi trang phục chính là những bộ váy đầm hay complet lịch lãm, 
chiếc máy cục mịch đen xì không thể nào là một món đồ trang sức phù hợp. 
 Từ đây, số đông những người chơi ảnh không chuyên (và một phần không nhỏ các nhiếp ảnh gia 
chuyên chụp ảnh đời thường, luôn muốn mình trở thành vô hình trong đám đông) nảy sinh một 
đòi hỏi mới. Họ vẫn muốn chất lượng ảnh tối ưu, khả năng kiểm soát mọi thông số chụp và sự 
linh hoạt trong việc thay đổi ống kính tùy thể loại nhiếp ảnh như đã từng có khi cầm trên tay một 
chiếc máy DSLR. Nhưng lại yêu cầu tất cả những điều đó trong một lớp vỏ mới đẹp đẽ hơn, màu 
sắc hơn, và nhất là nhỏ gọn hơn. Nhỏ gọn như một chiếc máy compact. 
 Và các nhà sản xuất máy ảnh không thể làm ngơ trước nhu cầu to lớn này của đông đảo khách 
hàng. Họ trả lời bằng cách tung ra một khái niệm mới trong nhiếp ảnh: “Máy ảnh không gương 
lật.” Cái tên đã gần như nói thay cho tất cả: Vẫn cảm biến lớn đủ để đem lại chất lượng ảnh tối 
ưu. Vẫn khả năng thay đổi ống kính linh hoạt. Vẫn đầy đủ các chế độ chụp nâng cao cho phép 
người dùng được kiểm soát chặt chẽ từng bước trong quá trình chụp. Sự khác biệt đột phá nằm ở 
chỗ: Thành tố “gương lật” vốn không thể thiếu trong mọi chiếc máy ảnh DSLR đã được gỡ bỏ 
đi, bớt được một phần diện tích lớn bên trong thân máy và do đó giảm thiểu cả khối lượng lẫn 
kích thước của chúng, đáp ứng được nhu cầu mới của người tiêu dùng. 
2. Sản phẩm của các hãng 
Tính đến nay, đã có hàng chục mẫu máy ảnh không gương lật được ra đời. Nếu sắp xếp theo thứ 
tự thời gian, thì mẫu máy ảnh không gương lật đầu tiên là Epson R-D1 sử dụng hệ ống kính 
Leica M (2004), tiếp theo đó là các mẫu máy của Leica (2006). Nhưng máy ảnh không gương lật 
chỉ thực sự thu hút được sự quan tâm của người dùng kể từ khi Olympus và Panasonic chuyển 
hướng phát triển tập trung của hai hãng vào thị phần này, cùng với việc cho ra đời một định dạng 
cảm biến mới với cái tên Micro Four Third. 
Để hiểu cho đơn giản, cảm biến lớn nhất trên máy ảnh DSLR hiện nay có kích cỡ tương đương 
khổ phim 35mm – gọi là Fullframe. Tiếp theo đó là một số mẫu máy có kích thước cảm biến nhỏ 
hơn 1.3 lần so với Fullframe, gọi là APS-H. Rồi tới định dạng cảm biến APS-C mà chúng ta vẫn 
thường quen gọi là “cảm biến crop”, có kích thước nhỏ hơn 1.5 lần so với Fullframe (ở Canon là 
1.6 lần). Cảm biến Micro Four Third (thường được viết tắt là M4/3) ra đời với kích thước nhỏ 
bằng đúng một nửa so với Fullframe. 
Sony, sau khi thất bại trong cuộc đua giành thị phần máy ảnh DSLR với các ông lớn Canon và 
Nikon, cũng chuyển hướng sang nghiên cứu hai loại hình sản phẩm mới. Thứ nhất là dòng máy 
ảnh đơn ống kính sử dụng gương mờ (Single Lens Translucent – SLT), và thứ hai là dòng máy 
ảnh không gương lật cảm biến APS-C, thường được biết tới với cái tên NEX. Trong khi SLT – 
với công nghệ gương mờ độc quyền của Sony – vẫn chưa thực sự gây dựng được thành một 
thương hiệu riêng bên cạnh những “người anh em họ” D-SLR, thì dòng máy ảnh NEX của hãng 
lại ngày càng được nhiều người biết đến bởi chất lượng ảnh tốt và nhiều tính năng độc đáo mà 
bài viết sẽ nhắc đến ở phần sau. 
 Nex-7 – đứa con ưu tú nhất trong đại gia đình NEX của Sony. 
Một hãng khác cũng khá thành công trong thị phần mới mẻ này là Samsung với dòng máy ảnh 
không gương lật NX, sử dụng cảm biến APS-C. Pentax tiếp theo đó cũng tham dự cuộc đua với 
hai dòng sản phẩm máy ảnh không gương lật: Một loại có cảm biến tí hon sử dụng riêng ống 
kính Q-mount, và một loại có cảm biến APS-C dùng chung các ống kính K-mount trên DSLR 
của chính hãng. 
 Pentax Q – máy ảnh không gương lật nhỏ nhất hiện nay. 
Nikon năm ngoái cũng chính thức nhảy vào cuộc đua với các sản phẩm Nikon V1, J1 (mới đây 
đã cho ra mắt phiên bản đời sau V2, J2) sử dụng cảm biến CX có kích cỡ nhỏ hơn 2.7 lần so với 
Fullframe. Và gần đây nhất đến lượt Canon lên tiếng với dòng sản phẩm máy ảnh không gương 
lật Canon M, sử dụng cảm biến APS-C. 
Điều éo le là vì đã quá thành công với thị phần máy ảnh DSLR cũng như compact, nên cả hai 
ông lớn này đều không dám mạnh tay cho ra đời những sản phẩm máy ảnh không gương lật với 
tất cả những gì gọi là tinh túy nhất của hãng mình. Kết quả là hơn một năm qua, những chiếc 
máy Nikon 1 cứ ngày một rớt giá thê thảm, trong khi EOS-M của Canon thật sự là một quả bom 
xịt hoàn toàn không được ai nhớ đến. 
Cùng với Nikon, Fujifilm năm ngoái cũng cho ra mắt “con quái vật” Fuji X-Pro1, một chiếc máy 
không gương lật sử dụng cảm biến APS-C có kính ngắm lai (hybrid) và cảm biến độc quyền 
được thiết kế lại theo cách mới của hãng. Cùng với Fuji X-E1, phiên bản cấp thấp hơn vừa ra 
mắt trong năm nay nhưng cũng có cái giá cao khủng khiếp ($1500 cho bản rẻ nhất), Fujifilm 
không giấu giếm ý định học tập Leica trong việc xây dựng một thương hiệu máy ảnh với chất 
lượng vượt trội và giá thành cũng vượt trội. 
Fujifilm không giấu giếm tham vọng trở thành một Leica mới trong thị phần máy ảnh không 
gương lật. 
Để tiện theo dõi, xin xem bảng tổng hợp dòng máy ảnh không gương lật của các hãng quen thuộc 
bên dưới đây: 

File đính kèm:

  • pdfmay_anh_khong_guong_lat_nhung_dieu_can_biet_phan_i.pdf