Marx trong thế kỷ XXI và những tư tưởng lớn của Marx về con người

Trong tương quan với học thuyết về tư bản và giá trị thặng dư, về quyết định

luận duy vật và hình thái kinh tế - xã hội, hay về giai cấp vô sản và chủ nghĩa xã hội

thì vấn đề con người không phải là chủ đề trung tâm của học thuyết Marx. Mặc dù vậy,

những tư tưởng của Marx về con người, dù được trình bày chủ yếu ở giai đoạn Marx

còn trẻ, lại vẫn đủ tầm vóc để tồn tại trong kho tàng tư tưởng loài người như là một học

thuyết bề thế, có ý nghĩa to lớn đối với các khoa học về con người và đối với sự nghiệp

giải phóng con người.

Trong khuôn khổ những hoạt động kỷ niệm 200 năm ngày sinh Karl Marx (1818-2018),

bài viết cung cấp thông tin về thái độ của cộng đồng thế giới đối với Marx trong những

năm gần đây.

Những tư tưởng lớn của Marx về con người được chúng tôi tập trung trình bày và đánh

giá giá trị đối với thời đại ngày nay là: 1) Con người là thực thể tự nhiên có tính người;

2) Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người; 3) Con người là những cá nhân hiện

thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ; 4) Bản chất con

người là tổng hòa các quan hệ xã hội; 5) Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện

cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người. Đó là những tư tưởng thực sự có chiều kích

vĩ đại. Ngày nay, những tư tưởng này vẫn đang là tiền đề lý luận thực sự cốt lõi của nhiều

khoa học về con người. Trong đời sống hiện thực, những tư tưởng này cũng là những chỉ

dẫn thế giới quan và phương pháp luận cơ bản của nhiều lý thuyết xã hội.

Marx trong thế kỷ XXI và những tư tưởng lớn của Marx về con người trang 1

Trang 1

Marx trong thế kỷ XXI và những tư tưởng lớn của Marx về con người trang 2

Trang 2

Marx trong thế kỷ XXI và những tư tưởng lớn của Marx về con người trang 3

Trang 3

Marx trong thế kỷ XXI và những tư tưởng lớn của Marx về con người trang 4

Trang 4

Marx trong thế kỷ XXI và những tư tưởng lớn của Marx về con người trang 5

Trang 5

Marx trong thế kỷ XXI và những tư tưởng lớn của Marx về con người trang 6

Trang 6

Marx trong thế kỷ XXI và những tư tưởng lớn của Marx về con người trang 7

Trang 7

Marx trong thế kỷ XXI và những tư tưởng lớn của Marx về con người trang 8

Trang 8

Marx trong thế kỷ XXI và những tư tưởng lớn của Marx về con người trang 9

Trang 9

Marx trong thế kỷ XXI và những tư tưởng lớn của Marx về con người trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 5980
Bạn đang xem tài liệu "Marx trong thế kỷ XXI và những tư tưởng lớn của Marx về con người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Marx trong thế kỷ XXI và những tư tưởng lớn của Marx về con người

Marx trong thế kỷ XXI và những tư tưởng lớn của Marx về con người
ằng, “giới tự nhiên là một 
bộ phận của đời sống con người”. Vì hai lý 
do: “thứ nhất, giới tự nhiên là tư liệu sinh 
sống trực tiếp đối với con người, và thứ 
hai giới tự nhiên là vật liệu, đối tượng và 
công cụ của hoạt động sinh sống của con 
người”. Theo nghĩa ấy, giới tự nhiên cũng 
là thân thể - thân thể vô cơ - của con người. 
Marx viết: “Giới tự nhiên - cụ thể là giới tự 
nhiên trong chừng mực nó không phải là 
thân thể của con người - là thân thể vô cơ 
(*) “But man is not merely a natural being: he is a 
human natural being. That is to say, he is a being 
for himself. Therefore he is a species-being, and has 
to confi rm and manifest himself as such both in his 
being and in his knowing” (Trong phần Critique of 
Hegel’s Philosophy in General). 
của con người. Con người sống bằng giới 
tự nhiên. Như thế nghĩa là giới tự nhiên là 
thân thể của con người, thân thể mà với nó 
con người phải ở lại trong quá trình thường 
xuyên giao tiếp để tồn tại” (K. Marx, F. 
Engels Toàn tập, tập 42, 2000: 135). Ở một 
đoạn khác, Marx còn nêu một ý tưởng rất 
hay có thể dùng để giải thích cho điều này. 
Marx cho rằng, đời sống của con người 
không những được duy trì nhờ dựa vào giới 
tự nhiên mà hơn thế nữa, giới tự nhiên còn 
là nguồn gốc của đời sống con người. Nếu 
con người không tự nó sáng tạo ra bản thân 
nó, thì tất nhiên kẻ sáng tạo ra nó phải ở bên 
ngoài nó. Kẻ đó chính là giới tự nhiên. Đó 
là lý do giải thích tại sao trong ý thức thông 
thường, sự sáng tạo của con người lại là 
biểu tượng rất khó từ bỏ. Nói chung, quần 
chúng không thể hiểu được “sự-tồn-tại-
thông-qua-mình của tự nhiên” (K. Marx, F. 
Engels Toàn tập, tập 42, 2000: 180). 
Chúng tôi xem quan điểm “giới tự 
nhiên là thân thể của con người” là tư tưởng 
độc đáo, vì trong chừng mực mà chúng tôi 
được biết, từ thời cổ đại cho đến ngày nay, 
ngoài Marx, không có ai coi giới tự nhiên là 
thân thể của con người. Hầu hết các trường 
phái triết học phương Đông cổ đại tuy đề 
cao triết lý con người hòa hợp với tự nhiên, 
coi con người với giới tự nhiên là một, chủ 
trương “thiên nhân hợp nhất”, “thiên nhân 
tương giao”, song cũng không đến mức coi 
tự nhiên là thân thể của con người. 
Sự tinh tế và sâu sắc của Marx thể hiện 
ở chỗ, vào thời của Marx, các vấn đề môi 
sinh chưa đặt ra một cách gay gắt đối với 
cuộc sống con người như ngày nay. Và dĩ 
nhiên, thời đó, Marx chưa thể biết tới lỗ 
thủng tầng Ozone, hiệu ứng nhà kính và 
các hiện tượng sinh thái phức tạp khác mà 
ngày nay chúng ta hay gọi là nguy cơ khủng 
hoảng sinh thái. Thế mà giới tự nhiên lại 
Marx trong thế kỷ XXI... 9
được Marx coi là thân thể - thân thể vô cơ 
của con người. Marx muốn nói rằng, mọi 
tác động của con người đến giới tự nhiên, 
đều có nghĩa là tác động đến thân thể con 
người. Làm tổn hại giới tự nhiên nghĩa là 
làm tổn hại chính con người. Đây không 
phải là điều suy diễn, mà chính Marx nói 
thế. Ông viết: “Nói rằng đời sống thể xác 
và tinh thần của con người gắn liền với 
giới tự nhiên, nói như thế chẳng qua chỉ có 
nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với giới tự 
nhiên, vì con người là một bộ phận của giới 
tự nhiên” (K. Marx, F. Engels Toàn tập, tập 
42, 2000: 135).
3. Con người là những cá nhân hiện 
thực, là hoạt động của họ và những điều 
kiện sinh hoạt vật chất của họ
Trong Hệ tư tưởng Đức, Marx và 
Engels viết: “Những tiền đề xuất phát của 
chúng tôi không phải là những tiền đề tùy 
tiện, không phải là giáo điều; đó là những 
tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ 
qua trong trí tưởng tượng thôi. Đó là những 
cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và 
những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, 
những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng 
như những điều kiện do hoạt động của 
chính họ tạo ra. Như vậy, những tiền đề 
ấy là có thể kiểm nghiệm được bằng con 
đường kinh nghiệm thuần túy” (K. Marx, 
F. Engels Toàn tập, tập 3, 1995: 29). “Hoạt 
động sống của họ như thế nào thì họ như 
thế ấy. Do đó, họ là như thế nào, điều đó ăn 
khớp với sản xuất của họ, với cái mà họ sản 
xuất ra cũng như với cách mà họ sản xuất. 
Do đó, những cá nhân là thế nào, điều đó 
phụ thuộc vào những điều kiện vật chất của 
sản xuất của họ” (K. Marx, F. Engels Toàn 
tập, tập 3, 1995: 30).
Vấn đề là ở chỗ, khi nói tới con người, 
nếu chỉ chú ý đến con người sinh học thì 
con người ở các thời đại chẳng khác nhau 
là bao. Vậy sự khác nhau giữa những con 
người, trên thực tế, là khác nhau về cái gì? 
Marx cho rằng chỉ có thể hiểu được con 
người khi xuất phát từ những tiền đề hiện 
thực trong nghiên cứu con người. Đó là 
hoạt động và những điều kiện sinh hoạt 
vật chất của con người. Nói chính xác hơn 
đó là con người trong hoạt động và trong 
điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những 
điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như 
những điều kiện do hoạt động của chính 
họ tạo ra.
Đây là những tư tưởng rất căn bản đặt 
nền móng cho sự ra đời của lý thuyết hoạt 
động mà các nhà khoa học Xô viết đầu thế 
kỷ XX như A.R. Luria, L.S. Vưgosky, N.A. 
Leonchiev, X.L. Rubenstein cùng với 
nhiều nhà tâm lý học Đức, Pháp, Bungari 
đã phát triển thành một trường phái học 
thuật nghiên cứu tâm lý người. Trường 
phái này chủ trương giải thích mọi hiện 
tượng tâm lý, kể cả những hiện tượng phức 
tạp nhất, bằng hoạt động, bằng giao tiếp 
và trong các mối quan hệ xã hội. Tâm lý 
người, vì thế, mang bản chất xã hội, là sản 
phẩm của hoạt động và giao tiếp. Trường 
phái này đã đạt được nhiều thành tựu và có 
ảnh hưởng đáng kể trong tâm lý học, giáo 
dục học đến tận ngày nay (Xem: Steven 
J. Haggbloom, 2002: 139-152). 
4. Bản chất con người là tổng hòa các 
quan hệ xã hội 
Trong Luận cương thứ VI về Feuerbach, 
Marx viết: “Feuerbach hòa tan bản chất tôn 
giáo và bản chất con người. Nhưng bản 
chất con người không phải là một cái trừu 
tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong 
tính hiện thực của nó, bản chất con người là 
tổng hòa những quan hệ xã hội” (K. Marx, 
F. Engels Toàn tập, tập 3, 1995: 11).
Trong suốt nhiều thập niên ở thế kỷ 
XX, luận cương này đã trở thành tiền đề 
Thông tin Khoa học xã hội, số 7.201810
phương pháp luận cho nhiều nghiên cứu, 
khám phá khoa học và hoạch định những 
kế hoạch cải tạo xã hội.
Trên thực tế, luận cương này đã ghi 
nhận mâu thuẫn thực tế của bản chất con 
người và loài người. Bản chất con người 
quy định và định hình mỗi cá nhân, mỗi 
cộng đồng, là phẩm chất không nằm ngoài 
từng cá nhân riêng rẽ, song bản chất ấy 
lại không phải là cái gì đó cô lập, trừu 
tượng, tách biệt với lịch sử và với thế giới 
xung quanh như Feuerbach và người đời 
vẫn hình dung. Bản chất ấy hóa ra lại là 
kết quả tổng hợp (tổng hòa) của tất cả các 
quan hệ xã hội mà mỗi chủ thể phải giao 
tiếp - các quan hệ xã hội thực tế, từ thiêng 
liêng, cao cả tới bình thường, hàng ngày - 
trong tính hiện thực của nó. I.T. Frolov coi 
luận cương này là một trong những điểm 
sâu sắc và sáng chói nhất của tư tưởng 
Marx, là phát kiến có tầm rộng nhất về 
con người, đạt tới tầm công thức tìm tòi 
vĩ đại. Frolov cho rằng, trong lịch sử nhận 
thức khoa học, khó mà tìm thấy một chân 
lý nào mà thoạt nhìn thì rất đơn giản và 
hiển nhiên, nhưng thực ra lại rất sâu sắc 
mà phải qua nhiều thế kỷ, với những tìm 
tòi khó khăn trong những cuộc đấu tranh 
tư tưởng khốc liệt mới có thể tìm ra và 
khẳng định được.
Những năm 1980, luận cương này đã ít 
nhiều chịu sự phê phán là xem nhẹ yếu tố 
cá nhân, cá thể và sinh học. Các nhà khoa 
học đã tiến hành những kiểm chứng bằng 
nhiều cách thức khác nhau. Cuối cùng, mặc 
dù vẫn còn tranh cãi song người ta đã ghi 
nhận rằng, bản chất con người dẫu sao vẫn 
là trên cá nhân (phi cá nhân), “nó không 
định hình dưới hình thức cá nhân” (не 
имеет персо-нифицированной формы) 
và nó buộc phải thể hiện ra như là tổng hòa 
(tổng thể hòa đồng) của toàn bộ các quan 
hệ xã hội (Xem: V.E. Davidovich, 2003: 
341-342). 
Về phương diện khoa học, nhận định 
này cho phép lý luận phân loại các loại bản 
chất người và điều đó có ý nghĩa đáng kể 
trong hoạt động thực tiễn.
5. Sự phát triển tự do của mỗi người là 
điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả 
mọi người 
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, 
Marx và Engels viết: “Sự phát triển tự do 
của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển 
tự do của tất cả mọi người” (K. Marx, F. 
Engels Toàn tập, tập 4, 1995: 628). 
Marx và Engels giải thích, sau khi các 
quan hệ tư bản chủ nghĩa bị xóa bỏ trong 
xã hội loài người, giai cấp vô sản và chế độ 
của họ sẽ không thể tồn tại mãi. Khi hoàn 
thành sứ mệnh của mình, chế độ đó phải 
nhường chỗ cho “một liên hiệp của các cá 
nhân”, tức là một kiểu tổ chức xã hội hoàn 
toàn mới trong lịch sử, xã hội cộng sản chủ 
nghĩa. Ở đó, sự phát triển tự do của mỗi 
người là điều kiện cho sự phát triển tự do 
của tất cả mọi người.
Cần thiết phải nói rằng, trong đời 
sống tinh thần nhân loại, tự do xưa nay 
luôn là lý tưởng cao cả của tất cả các giai 
tầng, dù là thượng lưu hay chỉ là bình dân. 
Tôn giáo nào cũng răn dạy con người phải 
tôn trọng tự do của người khác bằng cách 
tiết chế tự do cá nhân. Triết học Hegel 
cũng đề cao “ý thức về tự do” nhưng 
trong tương quan với sự nhận thức về cái 
tất yếu. Nghĩa là về thực chất, tự do mỗi 
cá nhân không thể tránh khỏi làm hạn chế 
tự do của người khác và của toàn xã hội. 
Mỗi triết thuyết, mỗi tôn giáo đều đưa ra 
những cách thức, những phương án của 
riêng mình để giải quyết mâu thuẫn này. 
Nhưng điều đáng chú ý là, không có học 
thuyết nào, tôn giáo nào nhận thấy giữa 
Marx trong thế kỷ XXI... 11
tự do cá nhân và tự do của kẻ khác lại có 
thể tương dung với nhau, thậm chí là điều 
kiện cho nhau, như Marx.
Đây rõ ràng là quan niệm độc đáo và 
hấp dẫn của Marx. Xã hội tương lai sẽ là 
một “liên hợp của các cá nhân”, ở đó, sự 
phát triển tự do của người này có vai trò tạo 
điều kiện để người khác được phát triển tự 
do hơn. Quan niệm mới nhất về phát triển 
con người của các tổ chức quốc tế ngày nay 
cũng khó đạt tới trình độ như vậy.
Thay lời kết
Mặc dù chủ nghĩa Marx vẫn đang bị 
hoài nghi ở mức độ không nhỏ và chủ nghĩa 
xã hội vẫn đang phải đối mặt với thái độ 
không mấy tin tưởng, nhưng với Marx - với 
tính cách là nhà tư tưởng, là nhà khoa học 
và là một con người - thì thái độ của hậu 
thế lại gần như hoàn toàn khác. Thời gian 
càng trôi đi, tầm vóc của ông càng trở nên 
vĩ đại, dù đây đó vẫn có người nhìn nhận và 
đánh giá ông với thái độ tiêu cực. 
Với tính cách là một con người, 
Marx tự thừa nhận tất cả những gì thuộc 
về con người đều không xa lạ đối với 
tôi (Nihil humani a me alienum puto) 
(https://www.marxists.org/archive/marx/
works/1865/04/01.htm). Thái độ này cho 
thấy Marx hiểu sâu sắc gốc rễ của con 
người là chính bản thân con người (K. 
Marx, F. Engels Toàn tập, tập 1, 1995: 
580)(*). Con người là thực thể tự nhiên 
có tính người, tức là những cá nhân hiện 
thực, là sản phẩm của hoạt động của chính 
con người. Marx vĩ đại và được ngưỡng 
mộ, vì trước hết, ông không phải là thần 
thánh - tư tưởng của ông là tư tưởng của 
một con người.
(*) “Triệt để có nghĩa là hiểu được sự vật đến tận gốc 
rễ của nó. Nhưng gốc rễ của con người là chính bản 
thân con người”.
Với tính cách là nhà khoa học, Marx 
tự thừa nhận là người hoài nghi tất cả (De 
Omnibus Dubitandum). Trên lập trường 
khách quan này, ông đã cống hiến cho nhân 
loại nhiều phát minh có ý nghĩa “vạch thời 
đại”, trong đó có những phát minh về Giá 
trị thăng dư, về Chủ nghĩa duy vật lịch sử, 
về Hình thái kinh tế - xã hội Từ những 
phát minh rất cơ bản đó, lịch sử xã hội loài 
người hiện ra trong sự vận động không hề 
ngẫu nhiên, mà có những nền tảng và những 
động lực thực sự, tuân theo những quy luật 
khách quan, tất yếu của tiến bộ xã hội. 
Với tính cách là nhà tư tưởng, Marx 
được đánh giá là nhà tư tưởng vĩ đại nhất 
trong lịch sử loài người hơn 1.000 năm qua 
- nhà tư tưởng của các giải pháp trần thế 
thực hiện khát vọng xóa bỏ mọi áp bức, bóc 
lột, bất công, chủ trương xây dựng một xã 
hội mà ở đó, tự do của mỗi người là điều 
kiện cho tự do của tất cả mọi người.
Ngày nay, những người lao động, các 
phong trào xã hội, các nhà hoạt động xã hội 
và nhân loại tiến bộ vẫn chưa tìm thấy một 
nhà tư tưởng nào khác có thể thay thế Marx 
trong việc nhóm lên ngọn lửa đấu tranh cho 
việc giải quyết các vấn đề xã hội và phấn 
đấu cho lý tưởng cao đẹp về tiến bộ xã hội 
và giải phóng con người  
Tài liệu tham khảo
1. Alanna Petroff (2018), Karl Marx €0 
bills are red hot, 
com/2018/04/19/news/zero-0-euro-
bills-bank-notes-germany-karl-marx/
index.html
2. David Leopold (2009), The Young Karl 
Marx. German Philosophy, Modern 
Politics and Human Flourishing, 
Cambridge University Press. 
3. Erich Fromm (1961), Marx’s Concept 
of Man. With a Translation of 
Thông tin Khoa học xã hội, số 7.201812
Marx’s Economic and Philosophical 
Manuscripts by T. B. Bottomore, 
Frederick Ungar, New York. 
4. Justine Lacroix (2012), “Was Karl 
Marx truly against human rights? 
Individual emancipation and human 
rights theory”, Revue française de 
science politique, 2012/3 (Vol. 62), pp 
433-451, https://www.cairn-int.info/
article-E_RFSP_623_0433--was-karl-
marx-truly-against-human-rights.htm.
5. K. Marx, F. Engels Toàn tập, tập 1 (1995); 
tập 3 (1995); tập 4 (1995); tập 39 (1999); 
tập 42 (2000); Nxb. Chính trị quốc gia, 
Hà Nội.
6. Mark Skousen (2007), The Big Three 
in Economics: Adam Smith, Karl 
Marx and John Maynard Keynes, M.E. 
Sharpe, New York.
7. Marx’s K. “Confession”. Zalt-Bommel, 
1 April 1865, https://www.marxists.org/
archive/marx/works/1865/04/01.htm
8. Susan Berry (2016), Karl Marx’s 
‘Communist Manifesto’ Ranked 
Among Top Three Assigned College 
Texts, 
government/2016/01/29/karl-marxs-
communist-manifesto-ranked-among-
top-three-assigned-college-texts/
9. Steven J. Haggbloom (2002), “The 
100 Most Eminent Psychologists of 
the 20th Century”, Review of General 
Psychology, Vol. 6, No. 2, 139-152.
10. Steven Lukes (1982), “Can a Marxist 
believe in human rights?”, Praxis 
International, Issue: 1(4). 
11. Terry Eagleton (2012), Tại sao Marx 
đúng, Nxb. Chính trị - Hành chính, 
Hà Nội. 
12. Thomas Piketty (2014), Le Capital au 
XXI siècle, Pub. Éditions du Seuil, 
Paris; Thomas Piketty (2014), Capital 
in the Twenty-First Century, Translated 
by Authur Gold Hammer, The Belknap 
Press of Harvard University Press, 
London. 
13. V.E. Davidovich (2003), Dưới lăng 
kính triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, 
Hà Nội.
14. World Marx the millennium’s ‘greatest 
thinker’, 
1545.stm 
15. А.Г. Спиркин (2006), Философия, 
Гардарики, Москва.
16. П.С. Гуревич (2001), Философская 
антропология, Nota Bene, Москва. 
17. Философия. основные идеи и 
принципы (1985), Политиздат, 
Москва. 
18. Философия. Учебник для вузов 
(2005), Под общ. ред. док. проф. В. 
В. Миронова, Москва. 

File đính kèm:

  • pdfmarx_trong_the_ky_xxi_va_nhung_tu_tuong_lon_cua_marx_ve_con.pdf