Lý trí và niềm tin trong triết học, thần học Thomas Aquino
Bài viết tập trung làm rõ quan điểm của Thomas Aquino,
một linh mục Dòng Đa Minh, cũng là một nhà thần học và triết học
nổi tiếng của chủ nghĩa kinh viện, về mối quan hệ giữa lý trí và
niềm tin, mà đằng sau nó là mối quan hệ giữa khoa học và tôn
giáo. Giải quyết vấn đề trọng tâm này trên lập trường ôn hòa đã
giúp Thomas Aquino triển khai toàn bộ nội dung triết học của mình
trên tất cả các bình diện: bản thể luận, nhận thức luận, quan điểm
con người và các vấn đề chính trị - xã hội.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Lý trí và niềm tin trong triết học, thần học Thomas Aquino", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Lý trí và niềm tin trong triết học, thần học Thomas Aquino
thức của Aristotle và trí tuệ uyên bác của mình để tạo ra 8 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014 8 một sự tổng hợp có quy mô, luận chứng cho hệ giáo lý và triết học Công giáo. Điều này được thể hiện tập trung trong bộ Tổng luận thần học, một tác phẩm lớn bộc lộ rõ đường lối ôn hòa khi giải quyết mối quan hệ giữa lý trí và niềm tin. Thomas Aquino phân biệt khá rành mạch giữa lý trí và niềm tin. Lý trí làm sáng tỏ các quy luật của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người. Tuy nhiên, trong quá trình tồn tại, con người vẫn phải đối diện những “chân lý thầm kín” mà họ không thể đạt tới bằng con đường lý tính. Trong trường hợp ấy, con người chỉ còn biết tin vào chúng. Những chân lý ấy được mở ra trong trực giác, trong cảm hứng cao độ, trong sự linh ứng và được đem lại cho con người trong mặc khải. Tuy nhiên, Thomas Aquino không thừa nhận các mâu thuẫn giữa khoa học và tôn giáo. Do hạn chế về phương pháp và lý trí của con người, khoa học không thể có kỳ vọng nhận thức được chân lý tối cao. Nhiệm vụ chủ yếu của triết học là lý giải những luận điểm của tôn giáo dựa trên lý tính và vạch ra những khiếm khuyết của các suy luận phê phán niềm tin chân thực. Thomas Aquino chứng minh rằng, một bộ phận thần học có thể phân tích được về mặt logic (sự tồn tại của Chúa, hoạt động của Chúa, sự bất tử của linh hồn, v.v...). Một bộ phận khác không chứng minh được là giáo lý về Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm về nhập thể của Chúa Kitô, sự sáng tạo ra thế giới từ hư vô, tội tổ tông, việc phục sinh người chết, ngày phán xét cuối cùng, hạnh phúc vĩnh hằng và sự trừng phạt. Những luận điểm này là bất khả tri đối với lý tính con người và chỉ được mặc khải cho các thực thể tối cao. Trong trường hợp đó, niềm tin sẽ hướng dẫn con người đạt đến chân lý. Và chân lý ấy là vĩnh cửu, bất biến và không sai lầm. Thomas Aquino khẳng định: “Niềm tin của người tín hữu không liên hệ với hình bánh, hình rượu, ở đây hay ở đó, nhưng liên hệ với điều là thân thể thực sự của Chúa Kitô hiện hữu dưới hình bánh, bánh này được giác quan chúng ta trông thấy khi nó được truyền phép cách đúng. Do đó, nếu bánh này không truyền phép đúng, không phải niềm tin chứa đựng cái gì sai lầm”8. Quan điểm trên đây, theo Thomas, không những kìm hãm lòng kiêu hãnh của con người khi quá đề cao lý trí, mà còn đưa “nguyên tắc Sokrates” vào nhận thức. Nhà thông thái vĩ đại từng nói, ông hiểu biết không nhiều hơn các nhà triết học khác. Nhưng ông biết sự không hiểu biết của mình, và chính điều này đem lại Nguyễn Thị Thanh Hải. Lý trí và niềm tin 9 9 ưu thế cho ông. Nó đồng thời cũng xác định vai trò quan trọng của niềm tin trong thực hành tâm linh của mỗi người. Thomas Aquino đánh giá không cao các khoa học kinh nghiệm. Ông cho rằng, các nhà nghiên cứu rất khó khăn và thường xuyên mắc phải sai lầm trong nghiên cứu thế giới vật chất, đưa ra những ý kiến khác nhau, hoài nghi và thường thay đổi quan điểm của mình. Chỉ có chân lý của Kinh Thánh là bất biến. Chúng được những phép mầu và minh chứng khẳng định chữa bệnh một cách siêu nhiên, phục sinh người chết, mặc khải của các nhà tiên tri, hiện tượng bất thường ở trên trời. Việc tiếp cận với tri thức khoa học, theo Thomas Aquino, cũng là nan giải và đòi hỏi một trình độ học vấn căn bản, những nghiên cứu chuyên sâu và quan sát chăm chú. Còn chân lý tôn giáo được mặc khải cho mỗi người có niềm tin thì không đòi hỏi phải được chứng minh và trí tuệ sắc sảo. Mặt khác, việc nắm bắt tri thức khoa học, theo quan điểm của Thomas, cho phép con người tránh khỏi những sai lầm và cảm giác nặng nề; thậm chí còn đưa con người đến những hoài nghi đau khổ về tồn tại của Chúa và tính chân thực của Kinh Thánh. Bởi lẽ, “nhờ những vật khả giác, ta không thể vươn lên để nhận biết các bản thể phân lập, là những bản thể trổi vượt trên trí khôn nhân loại. Thành thử, hạnh phúc tối hậu của con người không thể hệ tại các khoa học trừu tượng”9. Ngược lại, niềm tin thức tỉnh hy vọng và tình yêu trong con người trở thành ngọn đèn dẫn đường tại những ngã ba cuộc đời; dẫn con người tới hạnh phúc vĩnh cửu nơi Nước Chúa. Thomas Aquino kết luận, tôn giáo quan trọng hơn khoa học, niềm tin ưu việt hơn lý trí, khoa học và triết học là “đồ đệ” của thần học. Thần học Công giáo cần đến khoa học, triết học để luận chứng một số tín điều ở tầng bậc nhận thức thấp, tại những sự vật khả giác, hữu hạn và biến đổi. Còn niềm tin đưa con người đến với sự khôn ngoan tối cao, chân lý vĩnh hằng, hạnh phúc đời đời. Do vậy, mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo cần được giải quyết một cách có lợi cho tôn giáo. Tất cả kết luận rút ra từ việc nghiên cứu tự nhiên cần phải được làm cho phù hợp với Kinh Thánh. Vào thế kỷ XIII, Thomas Aquino còn phải đối diện với truyền thống coi tồn tại của Chúa là sự hiển nhiên hình thành từ thời giáo phụ học. Theo truyền thống này, mỗi linh hồn đều cảm nhận thấy sự hiện diện của Chúa bằng niềm tin không cần chứng minh. Thomas Aquino nhận thấy luận điểm đó là kẽ hở cho những quan điểm dị giáo, vì mỗi người đều tự 10 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014 10 do lý giải cảm giác của mình theo cách riêng. Khi đó, thần học trở thành bộ môn không bắt buộc, bất đồng về các vấn đề chủ yếu của thần học sẽ bắt đầu xuất hiện. Mặt khác, trước bối cảnh văn hóa của thời đại, trước xu thế thế tục hóa đang lan rộng trong xã hội Tây Âu, với tư cách là sự phản tư, triết học Thomas phải tính đến sự gia tăng vai trò của khoa học. Vì vậy, thần học Công giáo càng không nên thỏa mãn với luận điểm Chúa tồn tại. Nhiệm vụ của nó là phải vạch rõ thực chất tồn tại Chúa, chứng minh sự hiện diện và hoạt động của Người trong thế giới này. Thomas Aquino đưa ra năm phương thức chứng minh tồn tại Chúa nhờ vào quan điểm của các bậc tiền bối, đó là: Con đường thứ nhất và minh bạch nhất căn cứ trên sự chuyển biến10. Con đường thứ hai căn cứ trên nguyên nhân tác thành11. Con đường thứ ba căn cứ trên vật khả hữu và tất hữu12. Con đường thứ tư căn cứ trên những cấp bậc hoàn bị có nơi các vật13. Con đường thứ năm căn cứ trên sự cai quản vạn vật14. Tất cả luận chứng này có logic và xác đáng xét từ lập trường triết học. Thomas Aquino đã dùng nhiều chứng cứ (vũ trụ luận, mục đích luận, chuỗi nguyên nhân, chuỗi vận động hoặc các thang bậc giá trị) để chứng minh sự tồn tại của Chúa. Tuy nhiên, chúng ta có thể bác bỏ mỗi luận chứng trong đó, mặc dù những luận chứng này không phải đã hết giá trị. Một sự phản bác (từ chính quan điểm của Thomas) dưới dạng chung nhất đã xuất hiện. Bất kỳ chứng minh nào về tồn tại Chúa cũng căn cứ trên tri thức và năng lực hữu hạn của con người. Vậy làm sao có thể kỳ vọng đạt tới sự nhận thức đầy đủ về tự nhiên và Chúa? Sự không hiểu biết của con người về các bản chất tối cao này lớn gấp nhiều lần tổng số tri thức. Do vậy, những phán đoán về chúng chỉ có thể là mang tính ưa thích. Trong trường hợp đó, theo ông, tôn giáo tỏ rõ sự ưu việt. Thomas Aquino lý giải bản chất của các khái niệm (thuộc tính/dấu hiệu/đặc điểm chung) theo cách của mình. Theo ông, chúng tồn tại trong các vật đơn nhất cụ thể, nhưng cũng hiện diện trong ý thức con người như những thứ được rút ra từ sự vật cụ thể (các khái niệm tưởng tượng). Cuối cùng, chúng nằm trong ý Chúa trước khi được thể hiện trong vật. Trong thế giới quan như vậy, vật chất là cái thụ động, đứng im, là vật liệu ban đầu cho hành vi sáng tạo biến khả năng thành hiện thực. Chúa điều tiết quá trình lý tưởng và quá trình vật chất nhờ sử dụng các nguyên nhân tự nhiên như công cụ của mình. Theo ông, Chúa là Đấng Quan phòng. Nguyễn Thị Thanh Hải. Lý trí và niềm tin 11 11 Như vậy, Thomas đã né tránh được mối nguy hiểm của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa phiếm thần, khác với Aristotle và Averroes - những người xem thế giới vật chất như một bản chất độc lập, sống theo các quy luật riêng. Theo Thomas, Chúa tích cực cai quản vũ trụ và Người có thể tác động đến các vật đơn nhất, vì phép lạ của tôn giáo là không thể trong trường hợp ngược lại. Những tín đồ Công giáo đầu tiên và Augustino có thái độ khinh thường của cải vật chất, chỉ quan tâm đến linh hồn. Tuân theo xu hướng của thời đại, Thomas Aquino cố phục hồi danh dự cho thể xác. Vả lại, ở Châu Âu, dưới thời thống trị của Công giáo, nhiều người giàu có quan tâm đến phúc lợi của bản thân đã xuất hiện. Việc khinh thường của cải và nhu cầu của thể xác bây giờ có thể xúc phạm đến những kẻ mạnh nhất thế gian này. Dường như đáp lại bối cảnh đã đổi thay và cố né tránh sự đối lập giữa thể xác và linh hồn, Thomas khẳng định sự hài hòa và sự thống nhất của chúng. Chỉ trong trường hợp như vậy, con người mới có đầy đủ giá trị; linh hồn tự thân nó là một thực thể không đầy đủ, mặc dù bất tử. Thomas Aquino được gọi là “tiến sĩ thiên thần” có thể vì trí tuệ của ông phát triển vượt lên trên khả năng của con người. Bản thân nhà triết học kinh viện này cũng đề cao lý tính hơn ý chí. Căn cứ vào mức độ lý tính, ông đã phân loại các thực thể trên thế gian và trên trời, và cho rằng, năng lực cảm tính làm cho con người trở nên giống với động vật, còn năng lực tư duy làm cho con người trở nên giống với thiên thần. Thomas thừa nhận tự do ý chí của con người. Con người có khả năng lựa chọn giữa cái thiện và cái ác, giữa Chúa và quỷ dữ. Nếu không, con người chỉ là con rối trong tay Chúa. Tự do ý chí của con người hoàn toàn không hạn chế sự toàn năng của Chúa, khả năng hiểu biết tất cả và định trước tương lai của Chúa, cho dù thông qua các quy luật chi phối thế giới, Chúa dẫn dắt con người đi theo con đường đúng đắn. Thomas Aquino coi chế độ dân chủ là hình thái xấu xa nhất của nền bạo chính, khi dân đen cầm quyền và gán ép lý tưởng thấp hèn của mình cho những người khác. Chế độ tốt nhất là chế độ quân chủ. Nếu như quốc vương vi phạm nguyên tắc công bằng và cái thiện, nếu ông ta chống lại Giáo hội, thì khi đó thần dân có quyền đứng dậy lật đổ bạo chúa. Đứng trên nhà cầm quyền thế tục là các chủ nhân tinh thần/các giáo chủ và Giáo hoàng. 12 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014 12 Như vậy, cần tuân theo luật của Chúa, luật của tự nhiên và luật của con người. Khi đó, linh hồn mới lên được Thiên Đường. Giáo hội tha tội cho những kẻ sai lầm (sau khi sám hối). Nhưng nếu họ kiên trì theo tà giáo, thì Giáo hội buộc phải xử tội và giao cho chính quyền thế tục trừng phạt họ. Tóm lại, mối quan hệ giữa lý trí và niềm tin, giữa khoa học và thần học được Thomas Aquino giải quyết trong bối cảnh vừa phải tính đến giá trị của tư duy lý tính và thành tựu bước đầu của khoa học trong xã hội thế tục ở Tây Âu các thế kỷ XII - XIII, tìm hiểu và sử dụng thành tựu trong triết học Hy Lạp, tiếp cận tư tưởng của một số nhà triết học Islam giáo từ Phương Đông; vừa phải ra sức bảo vệ những tín điều của Giáo hội Công giáo từ lập trường cá nhân. Giải pháp ôn hòa nhưng đặt lý trí phục tùng niềm tin, triết học là đồ đệ của thần học đã giúp Thomas Aquino trở thành một tuyên truyền viên khôn ngoan cho Giáo hội Công giáo, mặc dù không phải mọi người đương thời đều có thể nhận ra. Quan niệm của Thomas Aquino chỉ ra mối quan hệ phức tạp, đa chiều giữa tôn giáo và khoa học. Quan niệm này cho thấy, không nên phiến diện, đối lập tuyệt đối tôn giáo và khoa học theo kiểu cái này hưng thịnh thì cái kia suy vong. Càng không nên đơn giản quy kết rằng, trong thời đại hiện nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, thì tôn giáo tiêu vong. Sự thức tỉnh của tôn giáo từ cuối thế kỷ XX trở lại đây ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam, càng minh chứng nhiều vấn đề không thể giải quyết chỉ bởi một mình lĩnh vực khoa học, mà cần có sự hỗ trợ từ lĩnh vực tôn giáo và các lĩnh vực khác của hoạt động con người./. CHÚ THÍCH: 1 Cảnh giác về triết lý của thế gian, 2 Điều nghịch lý ở Tertulian, 3 Nguyễn Quang Hưng (2013), Tôn giáo và khoa học: Đối kháng hay tương hỗ, trong Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Khoa học Tư duy, Hội thảo: Khoa học tư duy từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau. 4 Nguyễn Quang Hưng (2013), Tôn giáo và khoa học: Đối kháng hay tương hỗ, bđd. 5 D. Geneviere Haucourt (Dương Linh dịch, 2002), Đời sống thời Trung cổ, Nxb. Thế giới, Hà Nội: 300 - 316. 6 D. Geneviere Haucourt (Dương Linh dịch, 2002), Đời sống thời Trung cổ, sđd: 206 - 209. 7 Đỗ Minh Hợp (2011), Lịch sử triết học đại cương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội: 210 - 224. Nguyễn Thị Thanh Hải. Lý trí và niềm tin 13 13 8 Thomas Aquino (Trần Ngọc Châu dịch, 2012 - 2013), Tổng luận thần học, quyển II, phần II, tập 1: Niềm tin - đức cậy: 13. 9 Thomas Aquino (Nguyễn Văn Liêm và một số cộng tác viên dịch, 2006), Tổng luận thần học, phần I - II, vấn đề 1 - 5: Về hạnh phúc con người: 254 - 255. 10 Thomas Aquino (Nguyễn Văn Liêm dịch, 2002), Tổng luận thần học, quyển I - 1: Thiên Chúa nhất thể, phần I: vấn đề 1 - 26: 137 - 138. 11 Thomas Aquino (Nguyễn Văn Liêm dịch, 2002), Tổng luận thần học, quyển I - 1: Thiên Chúa nhất thể, sđd: 139. 12 Thomas Aquino (Nguyễn Văn Liêm dịch, 2002), Tổng luận thần học, quyển I - 1: Thiên Chúa nhất thể, sđd: 141. 13 Thomas Aquino (Nguyễn Văn Liêm dịch, 2002), Tổng luận thần học, quyển I - 1: Thiên Chúa nhất thể, sđd: 141. 14 Thomas Aquino (Nguyễn Văn Liêm dịch, 2002), Tổng luận thần học, quyển I - 1: Thiên Chúa nhất thể, sđd: 143. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thomas Aquino (Nguyễn Văn Liêm dịch, 2002), Tổng luận thần học, quyển I - 1: Thiên Chúa nhất thể, phần I: vấn đề 1 - 26. 2. Thomas Aquino (Nguyễn Văn Liêm và một số cộng tác viên dịch, 2006), Tổng luận thần học, phần I - II, vấn đề 1 - 5: Về hạnh phúc con người. 3. Thomas Aquino (Trần Ngọc Châu dịch, 2012 - 2013), Tổng luận thần học, quyển II, phần II, tập 1: Niềm tin - đức cậy. 4. Cảnh giác về triết lý của thế gian, 5. Điều nghịch lý ở Tertulian, 6. D. Geneviere Haucourt (Dương Linh dịch, 2002), Đời sống thời Trung cổ, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 7. Đỗ Minh Hợp (2011), Lịch sử triết học đại cương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 8. Nguyễn Quang Hưng (2013), Tôn giáo và khoa học: Đối kháng hay tương hỗ, trong Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Khoa học Tư duy, Hội thảo: Khoa học tư duy từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Abstract REASON AND FAITH IN PHILOSOPHY AND THEOLOGY OF THOMAS AQUINO This article clarified views of Thomas Aquino, who was both a Dominican priest and a reputable theologian and philosopher of the Scholasticism, on the relationship between reason and faith but behind it that was the relationship between science and religion. Solving this key issue on the moderate stance that helped Thomas Aquino totally deployed his philosophical content on aspects such as ontology, epistemology, human point of view on socio-political issues. Key words: Reason, faith, philosophy, theology, Thomas Aquino.
File đính kèm:
- ly_tri_va_niem_tin_trong_triet_hoc_than_hoc_thomas_aquino.pdf