Lựa chọn và ứng dụng biện pháp nâng cao tính tích cực học tập môn Lý luận và phương pháp Thể dục Thể thao cho sinh viên Khóa 50 trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

Trường ĐHSP TDTT Hà Nội là nơi

đào tạo giáo viên giáo dục thể chất cho cả

nước vì thế việc đào tạo ra đội ngũ giáo

viên có đủ phẩm chất và năng lực là điều

quan trọng và vô cùng cần thiết, đặc biệt

trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục

đào tạo nói chung và GDTC nói riêng

đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học

theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực

chủ động sáng tạo của học sinh, sinh viên

trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với

xu thế thời đại. Một trong những định

hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là

chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn

lâm, sang một nền giáo dục chú trọng việc

hình thành năng lực hành động, phát huy

tính chủ động, sáng tạo của người học.

Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối

với giảng viên là phải đổi mới cách dạy,

việc lựa chọn phương pháp dạy học và

hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng

phát triển năng lực người học, sao cho phù

hợp phát huy được sự yêu thích môn học

đối với sinh viên là rất quan trọng. Do vậy

việc tìm ra các biện pháp nâng cao tính

tích cực học tập trong học tập nói chung

và môn học Lý luận và Phương pháp

TDTT nói riêng là cần thiết.

Lựa chọn và ứng dụng biện pháp nâng cao tính tích cực học tập môn Lý luận và phương pháp Thể dục Thể thao cho sinh viên Khóa 50 trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 1

Trang 1

Lựa chọn và ứng dụng biện pháp nâng cao tính tích cực học tập môn Lý luận và phương pháp Thể dục Thể thao cho sinh viên Khóa 50 trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 2

Trang 2

Lựa chọn và ứng dụng biện pháp nâng cao tính tích cực học tập môn Lý luận và phương pháp Thể dục Thể thao cho sinh viên Khóa 50 trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 3

Trang 3

Lựa chọn và ứng dụng biện pháp nâng cao tính tích cực học tập môn Lý luận và phương pháp Thể dục Thể thao cho sinh viên Khóa 50 trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 4

Trang 4

Lựa chọn và ứng dụng biện pháp nâng cao tính tích cực học tập môn Lý luận và phương pháp Thể dục Thể thao cho sinh viên Khóa 50 trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 5

Trang 5

Lựa chọn và ứng dụng biện pháp nâng cao tính tích cực học tập môn Lý luận và phương pháp Thể dục Thể thao cho sinh viên Khóa 50 trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 2540
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn và ứng dụng biện pháp nâng cao tính tích cực học tập môn Lý luận và phương pháp Thể dục Thể thao cho sinh viên Khóa 50 trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn và ứng dụng biện pháp nâng cao tính tích cực học tập môn Lý luận và phương pháp Thể dục Thể thao cho sinh viên Khóa 50 trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

Lựa chọn và ứng dụng biện pháp nâng cao tính tích cực học tập môn Lý luận và phương pháp Thể dục Thể thao cho sinh viên Khóa 50 trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
 44 
Lựa chọn và ứng dụng biện pháp nâng cao tính tích cực học tập môn 
Lý luận và phương pháp TDTT cho sinh viên khóa 50 trường ĐHSP 
TDTT Hà Nội 
ThS. Trần Thị Nhu - Th.s. Lê Thị Vân Liêm * 
1. Đặt vấn đề 
Trường ĐHSP TDTT Hà Nội là nơi 
đào tạo giáo viên giáo dục thể chất cho cả 
nước vì thế việc đào tạo ra đội ngũ giáo 
viên có đủ phẩm chất và năng lực là điều 
quan trọng và vô cùng cần thiết, đặc biệt 
trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục 
đào tạo nói chung và GDTC nói riêng 
đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học 
theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực 
chủ động sáng tạo của học sinh, sinh viên 
trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với 
xu thế thời đại. Một trong những định 
hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là 
chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn 
lâm, sang một nền giáo dục chú trọng việc 
hình thành năng lực hành động, phát huy 
tính chủ động, sáng tạo của người học. 
Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối 
với giảng viên là phải đổi mới cách dạy, 
việc lựa chọn phương pháp dạy học và 
hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng 
phát triển năng lực người học, sao cho phù 
hợp phát huy được sự yêu thích môn học 
đối với sinh viên là rất quan trọng. Do vậy 
việc tìm ra các biện pháp nâng cao tính 
tích cực học tập trong học tập nói chung 
và môn học Lý luận và Phương pháp 
TDTT nói riêng là cần thiết. 
Hiện nay, việc học tập và giảng dạy 
môn học Lý luận và Phương pháp TDTT 
mới được bắt đầu giảng dạy theo hướng 
đánh giá năng lực người học mà ở đó tính 
tích cực học tập có ý nghĩa quan trọng 
quyết định đến kết quả học tập và việc 
hình thành năng lực chuyên môn, năng lực 
nghề nghiệp cho sinh viên. 
Xuất phát từ những lý do nêu trên, 
nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng 
dạy môn học Lý luận và Phương pháp 
TDTT cho sinh viên khóa 50 trường 
. 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 45 
ĐHSP TDTT Hà Nội, chúng tôi lựa chọn 
nghiên cứu đề tài: 
 “Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng 
biện pháp nâng cao tính tích cực học tập 
môn môn Lý luận và phương pháp 
TDTT cho sinh viên khoá 50 trường Đại 
học Sư phạm TDTT Hà Nội” 
2. Phương pháp nghiên cứu. 
Trong quá trình giải quyết các nhiệm 
vụ nghiên cứu đề tài đã sử dụng các 
phương pháp nghiên cứu sau: Phương 
pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; 
Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp 
quan sát sư phạm; Phương pháp kiểm tra 
sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư 
phạm, phương pháp dùng test thử và 
phương pháp toán học thống kê. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Lựa chọn biện pháp nâng cao 
tính tích cực học tập môn LL&PP TDTT 
cho sinh viên khóa 50 trường ĐHSP 
TDTT Hà Nội 
Qua tham khảo các tài liệu và phỏng 
vấn cán bộ quản lý, các giảng viên trường 
Đại học sư phạm TDTT Hà Nội, đề tài đã 
lựa chọn được 5 biện pháp nhằm nâng cao 
tính tích cực học tập môn LL&PP TDTT 
cho sinh viên trường Đại học sư phạm 
TDTT Hà Nội. Các biện pháp bao gồm: 
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, 
trang thiết bị dạy học. 
- Tăng cường công tác quản lý, phối 
hợp, giám sát của Phòng chức năng, đoàn 
thể, giảng viên giảng dạy và sinh viên 
trong quá trình học và tự học của sinh 
viên 
- Xây dựng động cơ học tập đúng đắn 
và rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên 
- Đổi mới hình thức tổ chức dạy học 
theo hướng đáng giá năng lực người học 
- Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh 
giá kết quả học tập môn học 
3.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả 
các biện pháp đã lựa chọn nhằm nâng 
cao tính tích cực học tập môn LL&PP 
TDTT cho sinh viên khóa 50 trường 
ĐHSP TDTT Hà Nội. 
3.2.1. Tổ chức thực nghiệm 
Việc nghiên cứu ứng dụng các biện 
pháp nhằm nâng cao tính tích cực học tập 
môn LL&PP TDTT cho sinh viên khóa 50 
trường ĐHSP TDTT Hà Nội được tiến 
hành trong thời gian 9 tháng (tương ứng 
với 01 năm học) tại trường Đại học sư 
phạm TDTT Hà Nội với 1 học phần tương 
ứng 2 đơn vị học trình ở 30 tiết học. 
Sau khi kết thúc quá trình thực nghiệm, 
đề tài tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả 
môn học trên đối tượng thực nghiệm với 
126 sinh viên đại học khóa 50. 
Cũng cần lưu ý rằng, các đối tượng thực 
nghiệm này đều được áp dụng các biện 
pháp nhằm nâng cao năng hiệu quả học tập 
môn Lý luận & Phương pháp TDTT mà 
quá trình nghiên cứu của đề tài đã lựa 
chọn. Các biện pháp gồm: 
- Tăng cường công tác quản lý, phối 
hợp, giám sát của Phòng chức năng, đoàn 
thể, giảng viên giảng dạy và sinh viên 
trong quá trình học và tự học của sinh 
viên 
 46 
- Xây dựng động cơ học tập đúng đắn 
và rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên 
- Đổi mới hình thức tổ chức dạy học 
theo hướng đáng giá năng lực người học 
- Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh 
giá kết quả học tập môn học 
Kết quả thực nghiệm được trình bày tại 
mục 3.2.2 của đề tài. 
3.2.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm 
3.2.2.1. Kết quả kiểm tra kết thúc học 
phần môn học Lý luận & Phương pháp 
TDTT của sinh viên khóa 50 trường 
ĐHSP TDTT Hà Nội. 
Để thấy rõ được hiệu quả các biện pháp 
mà đề tài đã lựa chọn nhằm nâng cao tính 
tích cực học tập môn học, đề tài tổng hợp 
kết quả thi kết thúc học phần 1 của môn 
học và so sánh kết quả của khóa 50 (ứng 
dụng các biện pháp) và khóa 49 làm căn 
cứ đánh giá hiệu quả các biện pháp đã lựa 
chọn. 
Kết quả thể hiện tại bảng 3.1 và 3.2. 
Bảng 3.1. So sánh kết quả học tập học phần môn LL&PP TDTT của sinh viên 
đại học khóa 50 và khóa 49 
Khóa 
Kết quả điểm thành phần môn học Tỷ lệ qua lần 1 
Xuất 
sắc 
Giỏi Khá 
Trung 
Bình 
Yếu 
kém 
n 
Tỷ lệ 
% 
Khóa 49 (136) 5.88 15.44 26.47 36.76 14.71 115 84.56 
Khóa 50 (126) 7.94 32.54 30.95 25.40 3.17 122 96.83 
Bảng 3.2. So sánh kết quả xếp loại học tập môn LL& TDTT của sinh viên khóa 
đại học 50 với sinh viên khóa đại học 49. 
Xếp loại 
Kết quả xếp loại môn học 
Tổng 
Nhóm TN khóa 50 (n = 126) Đại học 49 (n = 136) 
Xuất sắc 
10 8 
18 
8.656 9.344 
Giỏi 
41 21 
62 
29.817 32.183 
Khá 
39 36 
75 
36.069 38.931 
Trung bình 
32 50 
82 
39.435 42.565 
Yếu kém 
4 21 
25 
12.023 12.977 
Tổng 126 136 262 
So sánh 2tính = 12.245 > 20.05 = 6.424 với P < 0.05 
 47 
Từ kết quả thu được ở các bảng 3.6 và 
3.7 cho thấy, 
- Tỷ lệ sinh viên thi qua lần 1 (đạt từ 5 
điểm trở lên) của khóa 50 là 96.83% còn 
khóa 49 chỉ đạt 84.56%. Đồng thời tỷ lệ 
sinh viên đạt điểm xuất sắc, giỏi và khá 
của khóa 50 cũng cao hơn hẳn so với khóa 
49. 
 - Khi so sánh kết quả xếp loại học tập 
môn LL&PP TDTT giữa nhóm đối tượng 
thực nghiệm (Đại học 50) với sinh viên 
khoá Đại học 49 cho thấy, có sự khác biệt 
rõ rệt về kết quả xếp loại học tập môn học 
giữa các nhóm đối tượng nêu với 2tính = 
12.245 > 2bảng = 6.424 với P < 0.05; 
Điều đó khẳng định rõ hiệu quả của hệ 
thống các biện pháp nhằm nâng tính tích 
cực học tập đã góp phần cao kết quả học 
tập môn học LL&PP TDTT cho sinh viên 
khóa 50 trường Đại học sư phạm TDTT 
Hà Nội mà quá trình nghiên cứu của đề tài 
đã lựa chọn và ứng dụng. 
3.2.2.2. Đánh giá hiệu quả thực hiện cụ 
thể các biện pháp lựa chọn nâng cao tính 
tích cực học tập môm LL&PP TDTT cho 
đối tượng nghiên cứu. 
* Biện pháp 2: Tăng cường công tác 
quản lý, phối hợp, giám sát của Phòng 
chức năng, đoàn thể, giảng viên giảng dạy 
và sinh viên trong quá trình học và tự học 
của sinh viên 
Tron quá trình xây dựng đề cương chi 
tiết, tiến trình, giáo án giảng đạy và triển 
khai giờ lên lớp, giáo viên phối hợp chặt 
chẽ với các phòng ban của nhà trường để 
mang lại hiệu quả cao nhất cho sinh viên 
sau khi hoàn thành môn học, cụ thể: 
+ Phối hợp với Phòng Đào tạo & 
QLSV triển khai chương trình, kế hoạch 
học tập giảng dạy từ đầu năm; theo dõi, 
giám sát, kiểm tra đánh giá rèn luyện hoạt 
động học tập, tự học của sinh viên về môn 
học 
+ Phối hợp với một số môn thực hành 
(theo chuyên sâu của các em) tổ chức dự 
các nội dung thực hành của SV trong các 
giáo án lên lớp cụ thể 
+ Phối hợp với phòng ĐT&QLSV 
chuẩn bị phòng học thuận lợi nhất cho giờ 
học 
+ Sau mỗi giờ học Giảng viên ra bài 
tập theo yêu cầu môn học và hướng dẫn 
SV xây dựng kế hoạch học tập, tự học 
* Biện pháp 3: Xây dựng động cơ học 
tập đúng đắn và rèn luyện kỹ năng tự học 
cho sinh viên 
+ Thông qua các giờ giảng, giáo viên 
lồng ghép giải cho sinh viên biết, và hiểu 
ý nghĩa, tầm quan trọng của môn học đối 
với người giáo viên cũng như hoạt động 
học tập, tậpluyện thi đấu. 
+ Thông qua hoạt động thực hành, 
thảo luận các nội dung liên hệ thực tiễn đã 
hình thành nhận thức, thái độ, hành vi, 
lòng yêu nghề, yêu trẻ, lý tưởng 
sống,nghề nghiệp của sinh viên 
+ Tổ chức các hoạt động thực hành 
ngay trên lớp sau mỗi giờ học (trong các 
giáo án ở các chương), tạo điều kiện tốt 
để sinh viên học hỏi, đúc kết những trải 
nghiệm thực tế. 
 48 
+ Sau mỗi bài học, đều có các nội dung 
ôn tập bằng các tets nhanh trắc nghiệm và 
hướng dẫn SV ôn tập, hướng dẫn SV tìm 
hiểu nội dung bài mới với những yêu cầu 
cụ thể kích thích tò mò và tinh thần thi 
đấu của SV giữa các khối lớp 
* Biện pháp 4: Đổi mới hình thức tổ 
chức dạy học theo hướng đáng giá năng 
lực người học 
Các giảng viên trong phân LL&PP 
TDTT đều sử dụng phương tiện giảng dạy 
hỗ trợ (máy chiếu). 
Trong các chương và gờ lên lớp sử 
dụng đa dạng các phương pháp giảng dạy: 
thuyết trình, thảo luận nhóm, phương 
pháp nêu vấn đề, cemina ... phù hợp với 
từng nội dung, chương trình giờ học. 
Sau mỗi bài giảng đều có bài tập về 
nhà cho sinh viên và hướng dẫn sinh viên 
tự học, tự nghiên cứu, ôn bài cũ và chuẩn 
bị bài mới 
Trong các giờ có nội dung thực hành 
thực tiễn, sau mỗi phần giảng dạy lý 
thuyết, tổ chức hoạt động thực hành cho 
sinh viên trong chương 2 các nội dung: 
+ Đưa ra phương tiện, phương pháp 
phát triển các tố chất thể lực cho đối 
tượng học sinh cụ thể 
+ Đưa ra biện pháp phát huy tính tự 
giác tích cực cho học sinh trong tập luyện 
+ Xây dựng phiếu đánh giá giờ dạy thể 
dục và thang điểm cụ thể 
+ Thực hành xây dựng kế hoạch cho 
giáo án theo phân phối chương trình môn 
học thể dục ở trường phổ thông; Thực 
hành soạn giáo án (2 tiết); Thực hành 
giảng dạy 1 nội dung theo giáo án đã soạn 
(6 tiết); Thực hành dự giờ, viết phiếu 
đánh giá và rút kinh nghiệm sau mỗi giờ 
sinh viên lên lớp. 
Đánh giá kết quả thực hành thảo luận 
của sinh viên qua các bài tập cá nhân và 
bài tập nhóm 
* Biện pháp 5: Đổi mới phương thức 
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn 
học 
+ Bộ môn đã sắp xếp, phân bổ lại nội 
dung chương trình môn học cho phù hợp, 
cân đối giữa học lý thuyết và học thực 
hành. Như vậy, thời gian học tập của sinh 
viên không bị cắt giảm, đồng thời học sinh 
vẫn đủ kiến thức các lý thuyết và thực 
hành để hoàn thành tốt bài thi của mình. 
+ Tiến hành xây dựng mới và hoàn 
thiện hồ sơ môn học như chương trình 
môn học, tiến trình giảng dạy, đề cương 
bài giảng, giáo án giảng dạy, hệ thống 
giáo trình và tài liệu tham khảo phục vụ 
môn học, hệ thống tiêu chuẩn kiểm tra, 
đánh giá... Cụ thể: xây dựng chương trình 
môn học theo chuẩn đầu ra, xây dựng tiến 
trình giảng dạy cụ thể cho từng giờ lên 
lớp, giáo án giảng dạy đầy đủ, hệ thống 
giáo trình và tài liệu tham khảo phục vụ 
môn học phong phú. 
Cải tiến, thu gọn nội dung kiểm tra, 
đánh giá môn học. Đa dạng hoá các hình 
thức kiểm tra, đánh giá. Đánh giá trong 
suốt quá trình học tập theo quy chế 25; 
Xây dựng ngân hàng câu hỏi và hướng 
dẫn trả lời học phần ngắn gọn, sát nội 
dung học, nội dung thi kết thúc học phần. 
 49 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận. 
Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên 
của đề tài, cho phép đi đến những kết luận 
sau: 
1.1. Quá trình nghiên cứu của đề tài đã 
lựa chọn được 05 biện pháp chuyên môn 
với những chỉ dẫn cụ thể để nâng cao tính 
tích cực học tập môn học LL&PP TDTT 
cho sinh viên khóa 50 trường Đại học sư 
phạm TDTT Hà Nội. Các biện pháp bao 
gồm: 
- Biện pháp 1: Tăng cường đầu tư cơ 
sở vật chất, trang thiết bị dạy học. 
- Biện pháp 2: Tăng cường công tác 
quản lý, phối hợp, giám sát của Phòng 
chức năng, đoàn thể, giảng viên giảng dạy 
và sinh viên trong quá trình học và tự học 
của sinh viên 
- Biện pháp 3: Xây dựng động cơ học 
tập đúng đắn và rèn luyện kỹ năng tự học 
cho sinh viên 
- Biện pháp 4: Đổi mới hình thức tổ 
chức dạy học theo hướng đáng giá năng 
lực người học 
- Biện pháp 5: Đổi mới phương thức 
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn 
học 
1.2. Qua kiểm nghiệm 04 biện pháp 
trong thực tiễn tổ chức, quản lý, giảng dạy 
các giờ học môn LL&PP TDTT trong 
chương trình đào tạo cho đối tượng nghiên 
cứu đã khẳng định được tính hiệu quả 
trong việc nâng cao tính tích cực học tập 
môn học. So sánh kết quả môn học giữa 
nhóm thực nghiệm ĐH khóa 50 so với 
khóa 49 đã được tăng lên đáng kể (2tính > 
2
bảng với P < 0. 05). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hoàng Thị Đông (2010), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 
2. Đặng Vũ Hoạt (2003), Vấn đề hoàn thiện phương pháp dạy học, Thông tin khoa học giáo 
dục. 
3. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, NXB giáo dục, Hà Nội 
4. Lê Đức Ngọc (1996), Kiểm tra- Đánh giá thành quả học tập, Đại học quốc gia, Hà Nội. 
5. Lê Thanh – 2004, Giáo trình Phương pháp toán thống kê trong TDTT, Nxb TDTT Hà Nội 
6. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (1993), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà 
Nội. 

File đính kèm:

  • pdflua_chon_va_ung_dung_bien_phap_nang_cao_tinh_tich_cuc_hoc_ta.pdf