Lựa chọn ứng dụng bài tập nâng cao khả năng di chuyển bước chân cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

Trường Đại học Sư Phạm TDTT Hà Nội là một trong những trường đào tạo

chuyên về sư phạm TDTT với nhiều các bộ môn chuyên ngành. Mục tiêu của nhà

trường là đào tạo Giáo viên có trình độ Sư phạm với nhiều môn khoa học về TDTT

khác nhau. Sau khi ra trường, các Giáo viên sẽ đảm nhận công tác tại các cơ quan ban,

ngành TDTT hoặc giảng dạy TDTT ở các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp và các

trường phổ thông Trong những năm gần đây công tác huấn luyện và giảng dạy môn

quần vợt tại trường Đại học Sư Phạm TDTT Hà Nội đã từng bước được quan tâm chú

trọng và phát triển, điển hình các gải quần vợt giáo viên khu vực phía bắc hay như giải

nhà giáo nhân dân toàn quốc do Bộ giáo dục đào tạo tổ chức, các thầy cô giáo nhà

trường đi thi đấu đều có những thành tích mang về cho nhà trường.

Lựa chọn ứng dụng bài tập nâng cao khả năng di chuyển bước chân cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 1

Trang 1

Lựa chọn ứng dụng bài tập nâng cao khả năng di chuyển bước chân cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 2

Trang 2

Lựa chọn ứng dụng bài tập nâng cao khả năng di chuyển bước chân cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 3

Trang 3

Lựa chọn ứng dụng bài tập nâng cao khả năng di chuyển bước chân cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 4

Trang 4

Lựa chọn ứng dụng bài tập nâng cao khả năng di chuyển bước chân cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 5

Trang 5

Lựa chọn ứng dụng bài tập nâng cao khả năng di chuyển bước chân cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 6

Trang 6

Lựa chọn ứng dụng bài tập nâng cao khả năng di chuyển bước chân cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 1880
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn ứng dụng bài tập nâng cao khả năng di chuyển bước chân cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn ứng dụng bài tập nâng cao khả năng di chuyển bước chân cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

Lựa chọn ứng dụng bài tập nâng cao khả năng di chuyển bước chân cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
 30 
 LỰA CHỌN ỨNG DỤNG BÀI TẬP NÂNG CAO KHẢ NĂNG DI 
CHUYỂN BƯỚC CHÂN CHO NAM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU 
QUẦN VỢT NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT HÀ 
NỘI 
TS. Nguyễn Thành Hưng * 
ĐẶT VẤN ĐỀ ( 1 ) 
Trường Đại học Sư Phạm TDTT Hà Nội là một trong những trường đào tạo 
chuyên về sư phạm TDTT với nhiều các bộ môn chuyên ngành. Mục tiêu của nhà 
trường là đào tạo Giáo viên có trình độ Sư phạm với nhiều môn khoa học về TDTT 
khác nhau. Sau khi ra trường, các Giáo viên sẽ đảm nhận công tác tại các cơ quan ban, 
ngành TDTT hoặc giảng dạy TDTT ở các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp và các 
trường phổ thông Trong những năm gần đây công tác huấn luyện và giảng dạy môn 
quần vợt tại trường Đại học Sư Phạm TDTT Hà Nội đã từng bước được quan tâm chú 
trọng và phát triển, điển hình các gải quần vợt giáo viên khu vực phía bắc hay như giải 
nhà giáo nhân dân toàn quốc do Bộ giáo dục đào tạo tổ chức, các thầy cô giáo nhà 
trường đi thi đấu đều có những thành tích mang về cho nhà trường. 
Trong Quần vợt kỹ thuật rất đa dạng bao gồm : Đánh bóng thuận tay, đánh bóng 
trái tay, lốp bóng, giao bóng, bắt vôlê trên lưới, đập bóng... Trong đó kỹ thuật di chuyển 
bước chân là kỹ thuật rất quan trọng trong tập luyện và thi đấu quần vợt. Qua quan sát 
thực tế giảng dạy cho thấy, các em sinh viên trong quá trình tập luyện vẫn chú trọng quá 
nhiều vào các kỹ thuật cơ bản của tay mà quên mất các bài tập phối hợp với chân. Vì 
vậy khi các em thi đấu tập với nhau thường di chuyển đến điểm rơi của bóng để đánh 
bóng luôn luôn bị lỡ nhịp hoặc di chuyển không đúng thời điểm, điểm rơi của bóng, từ 
đó dẫn tới đánh bóng bị sai nhịp hoặc sai động tác. Vì vậy để xác định tiêu chí đánh giá 
chính xác của kỹ thuật di chuyển bước chân để quá trình giảng dạy huấn luyện đi đúng 
hướng. Chúng tôi tiến hành: “Lựa chọn ứng dụng bài tập nâng cao khẳ năng di 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 31 
chuyển bước chân cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại 
học SPTDTT Hà Nội” 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, Phương pháp quan sát sư phạm, 
Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu, Phương pháp kiểm tra sư phạm, Phương pháp 
thực nghiệm sư phạm, Phương pháp toán học thống kê. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 
1. Lựa chọn ứng dụng bài tập nâng cao khẳ năng di chuyển bước chân cho 
nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học SPTDTT Hà Nội. 
Để giải quyết các mục tiêu của đề tài, đề tài đã tiến hành theo 2 bước sau: 
Bước 1: Lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả di chuyển bước chân 
cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học SPTDTT Hà Nội. 
 Bước 2: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả di chuyển 
bước chân cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học SPTDTT 
Hà Nội. 
Sau đây là kết quả nghiên cứu từng vấn đề cụ thể . 
1.1. Lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả di chuyển bước chân cho 
nam nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học SPTDTT 
Hà Nội. 
Dựa vào các yêu cầu đối với việc lựa chọn bài tập, qua tham khảo tài liệu chuyên môn, 
sách giáo khoa Quần Vợt và qua kết quả kiểm tra, khảo sát công tác giảng dạy tại các trường 
Đại học thể thao chuyên nghành và các Trung tâm huấn luyện Quần vợt, bước đầu đề tài xây 
dựng được 20 bài tập, đề tài đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi tới 20 HLV, chuyên gia, 
và các giáo viên Quần Vợt về mức độ ưu tiên cho các bài tập đã lựa chọn và Kết quả phỏng 
vấn được xác định bởi kết quả đều phải đạt trên 80% các ý kiến lựa chọn từ mức quan 
trọng đến rất quan trọng. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 1. 
Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển kỹ thuật di chuyển 
bước chân cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học sư 
phạm TDTT Hà Nội (n=20) 
 Số ý kiến 
lựa chọn 
Kết quả phỏng vấn theo mức độ ưu 
tiên 
TT Bài tập Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 
 n % n % n % n % 
A 
Nhóm bài tập phát triển kỹ thuật di 
chuyển không bóng 
 32 
1 Nhảy dây đơn 30s (lần) 20 100 18 90 1 5 1 5 
2 Nhảy dây kép 30s (lần) 20 100 12 60 5 25 3 15 
3 Di chuyển ngang sân đơn 40s (lần) 20 100 18 90 2 10 0 0 
4 Di chuyển hình chữ M 1 phút (lần) 20 100 16 80 3 15 1 5 
5 Di chuyển hình chữ Z 1 phút (lần) 20 100 16 80 2 10 2 10 
6 di chuyển bật nhảy kiểu cắt kéo 20m (s) 20 100 12 60 2 10 6 30 
B 
Nhóm bài tập phát triển cơ chi trên, 
dưới 
7 bật cóc 20m 20 100 13 65 4 20 3 15 
8 Bật bục đổi chân tại chỗ 1 phút (cm) 20 100 16 80 2 10 2 10 
9 Bật nhẩy 1 chân 10 bước ( m ) 20 100 10 50 6 30 4 20 
10 
Chụm chân ngồi xổm bật lên cao thẳng 
chân (cm) 
20 100 
11 55 4 20 5 25 
11 Lăng chân bằng dây cao su 2 phút 
20 100 16 80 3 15 1 5 
12 
Nằm ngửa gập bụng vặn mình sang hai 
bên 20 lần 
20 100 
13 65 3 15 4 20 
13 
Đứng lên ngồi xuống bằng 1 chân 1 phút 
(lần) 
20 100 
16 80 2 10 2 10 
14 Nằm sấp chống đẩy 15s (lần) 20 100 11 55 5 25 4 20 
C 
Nhóm bài tập phát triển kỹ thuật di 
chuyển đánh bóng 
15 
Di chuyển đơn bước hay còn gọi tách 
bước đánh bóng 1 phút ( lần ) 
20 100 
17 85 3 15 0 0 
16 
Di chuyển đa bước đánh bóng 1 phút ( 
lần ) 
20 100 
18 90 2 10 0 0 
17 
Di chuyển ngang đánh bóng 1 phút ( lần ) 
20 100 
18 90 2 10 0 0 
18 
Di chuyển tiến, lùi đánh bóng 1 phút ( lần 
) 
20 100 
19 95 1 5 0 0 
19 
thi đấu đôi 
20 100 
14 70 4 20 2 10 
20 thi đấu đơn 
20 100 19 95 1 5 0 0 
 33 
Qua kết quả phỏng vấn ở bảng 1 đề tài đã lựa chọn được một hệ thống gồm 12 
bài tập có mức độ ưu tiên sử dụng từ 80% trở lên để phát triển kỹ thuật di chuyển 
bước chân cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học sư 
phạm TDTT Hà Nội trong thực tế huấn luyện hiện nay, đó là nhóm các bài tập 
không bóng, nhóm các bài tập có bóng và nhóm các bài tập thi đấu. 
2. ứng dụng bài tập đã lựa chọn vào phương pháp giảng dạy kỹ thuật di chuyển 
bước chân cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học sư 
phạm TDTT Hà Nội. 
2.1. Tổ chức thực nghiệm 
Đối tượng thực nghiệm gồm 14 nam sinh viên chuyên sâu năm nhất trường 
Đại học sư phạm TDTT Hà Nội. 
- Nhóm thực nghiệm: Gồm 7 sinh viên 
- Nhóm đối chứng: Gồm 7 sinh viên 
Nội dung thực nghiệm là hệ thống các bài tập đã được lựa chọn qua phỏng vấn, 12 bài 
tập nâng cao kỹ thuật di chuyển bước chân cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt 
trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội. 
Chương trình thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong thời gian 3 tháng, từ 
tháng 03 năm 2020 đến tháng 5 năm 2020. Trên cơ sở kế hoạch học tập của năm của 
nam sinh viên chuyên sâu quần vợt thuộc chương trình kế hoạch học tập của nhà 
trường, đề tài xây dựng tiến trình giảng dạy dựa trên kế hoạch của nhà trường (tương 
ứng học kỳ của năm) cho nhóm TN. Dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn giảng dạy, đề 
tài xây dựng tiến trình giảng dạy kỹ thuật di chuyển với hệ thống các bài tập phong phú, 
đa dạng, đảm bảo tính khoa học, độ tin cậy và được sắp xếp hợp lý theo các chu kỳ tập 
luyện, đồng thời các thành phần của lượng vận động cũng được xác định cụ thể ở từng 
bài tập. Theo chương trình giảng dạy kỹ thuật này, các bài tập được sắp xếp luân phiên 
tuỳ theo nhiệm vụ giảng dạy của từng giáo án, mỗi buổi tập có thời gian từ 90 phút, mỗi 
tuần sinh viên tập tập 2 - 3 buổi, trong đó tập phát triển nâng cao kỹ thuật di chuyển 1 
giáo án/tuần. Sắp xếp bài tập, phân bổ thời gian lên lớp giảng dạy kỹ thuật di chuyển 
cần căn cứ vào mục đích của từng thời kỳ giảng dạy và phải đảm bảo các nguyên tắc lên 
lớp. 
Sau khi xây dựng được chương trình lên lớp cho nhóm TN, đề tài tiến hành tổ 
chức thực nghiệm theo phương pháp thực nghiệm so sánh song song giữa hai nhóm ĐC 
và TN. Nhóm ĐC tập luyện theo chương trình các bài tập thường được sử dụng của bộ 
môn còn nhóm TN tập các bài tập đã được lựa chọn của đề tài. 
2.2. Đánh giá hiệu quả các bài tập nâng cao kỹ thuật di chuyển bước chân cho nam 
sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội. 
 34 
• Kết quả kiểm tra thời điểm trước thực nghiệm: 
Thời điểm trước thực nghiệm, đề tài sử dụng các test đánh giá trình độ kỹ thuật 
di chuyển bước chân đã lựa chọn của đề tài để tiến hành kiểm tra trình độ di chuyển 
bước chân của nhóm thực nghiệm và đối chứng, đồng thời so sánh kết quả kiểm tra 
trình độ di chuyển bước chân của 2 nhóm thời điểm trước thực nghiệm. Kết quả kiểm 
tra được trình bày ở bảng 2. 
Bảng 2. Kết quả kiểm tra các test đánh giá kỹ thuật di chuyển bước chân 
cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học sư phạm 
TDTT Hà Nội trước thực nghiệm (n=14) 
TT 
test 
Kết quả kiểm tra (  x ) 
t p Nhóm ĐC 
(n = 7) 
Nhóm TN 
(n = 7) 
1 Nhảy dây đơn 30s (lần) 59.50±0.3 59.75±0.29 0.25 >0.05 
2 Di chuyển ngang sân đơn 40s (lần) 15.50±0.5 15.75±0.45 0.25 >0.05 
3 
Di chuyển tiến lùi đánh bóng thuận tay 1 phút 
(lần) 
9.47±0.5 9.68±0.45 0.21 >0.05 
4 
Di chuyển ngang đánh bóng trái tay 1 phút 
(lần) 
17.38±0.4 17.75±0.37 0.47 >0.05 
 tbảng với P<0.05 = 2.120 
Qua bảng 2 cho thấy kết quả kiểm tra hệ thống chỉ tiêu đánh giá các test đánh giá 
kỹ thuật di chuyển bước chân giữa nhóm TN và nhóm ĐC không có sự khác biệt ở 
ngưỡng xác suất p > 0.05. Nói cách khác ở thời điểm trước thực nghiệm kỹ thuật di 
chuyển bước chân của hai nhóm tương đương và đồng đều nhau. 
• Kết quả kiểm tra di chuyển bước chân cho nam sinh viên chuyên sâu 
quần vợt năm nhất trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội sau 3 tháng thực 
nghiệm. 
Sau 3 tháng thực nghiệm, đề tài tiếp tục tiến hành kiểm tra các test cho đối 
tượng nghiên cứu nhằm so sánh sự khác biệt về kết quả kiểm tra giữa hai nhóm TN 
và ĐC. Kết quả được trình bày ở bảng 3. 
Bảng 3. Kết quả kiểm tra các test đánh giá kỹ thuật di chuyển bước chân 
cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học sư phạm 
TDTT Hà Nội sau 3 tháng thực nghiệm (n=14) 
TT 
test 
Kết quả kiểm tra (  x ) 
t p Nhóm ĐC 
(n = 7) 
Nhóm TN 
(n = 7) 
 35 
1 Nhảy dây đơn 30s (lần) 62.35±1.75 63.50±1.55 1.834 >0.05 
2 Di chuyển ngang sân đơn 40s (lần) 17.75±1.25 18.25±1.20 1.842 >0.05 
3 Di chuyển tiến lùi đánh bóng 1 phút (lần) 11.75±1.5 12.63±1.25 1.824 >0.05 
4 Di chuyển ngang đánh bóng 1 phút (lần) 19.70±1.75 20.09±1.55 1.856 >0.05 
 tbảng = 2.120 
Qua bảng 3 cho thấy. Sau 3 thực nghiệm, kết quả kiểm tra của 2 nhóm thực 
nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt đáng kể về các Test đánh giá hiệu quả di 
chuyển bước chân thể hiện ở tTính > tBảng ở ngưỡng xác xuất p < 0.05. Điều này cho thấy 
các bài tập mà đề tài đã lựa chọn bước đầu có tác dụng nâng cao hiệu quả di chuyển 
bước chân đã lựa chọn cho nhóm thực nghiệm tốt hơn so với các bài tập thường được sử 
dụng tại Trường cho nhóm đối chứng. 
Từ những kết quả trên đây có thể đi đến nhận xét sau: 
Thực nghiệm của đề tài chứng tỏ rằng việc áp dụng các bài tập để nâng cao nâng 
hiệu quả di chuyển bước chân là hoàn toàn phù hợp và có khả năng nâng cao hiệu quả 
di chuyển bước chân đã lựa chọn cho nam sinh viên chuyên sâu Quần Vợt năm nhất 
trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội. Sau 3 tháng tập luyện, cùng với việc sử dụng 
12 bài tập đã được lựa chọn hoàn toàn có khả năng nâng cao hiệu quả di chuyển bước 
chân đã lựa chọn cho nam sinh viên chuyên sâu Quần Vợt năm nhất trường Đại học sư 
phạm TDTT Hà Nội. 
KẾT LUẬN 
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép rút ra một số kết luận sau : 
1. Từ kết quả nghiên cứu về lý luận thực tiễn đặc biệt là nghiên cứu về độ tin 
cậy và tính thông báo của các chỉ tiêu và chỉ số đặc trưng của nam sinh viên chuyên 
sâu Quần vợt năm nhất trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội. Đã rút ra các Test đảm 
bảo đánh giá hiệu quả di chuyển bước chân cho nam nam sinh viên chuyên sâu 
Quần vợt năm nhất. Trong đó có 4 Test đó là: 
- Nhảy dây đơn 30s (lần) 
- Di chuyển ngang sân đơn 40s (lần) 
- Di chuyển tiến lùi đánh bóng 1 phút (lần) 
- Di chuyển ngang đánh bóng 1 phút (lần) 
2. Dựa trên cơ sở khoa học các nguyên tắc lựa chọn, phỏng vấn, tổng kết kinh 
nghiệm sử dụng các bài tập nhằm phát triển nâng cao hiệu quả di chuyển bước chân 
cho nam sinh viên chuyên sâu Quần vợt năm nhất trường Đại học sư phạm TDTT Hà 
Nội, trong các HLV và chuyên gia, giáo viên Quần vợt, đề tài lựa chọn được 12 bài tập 
dưới đây: 
 Bài tập 1: Nhảy dây đơn 30s (lần) 
 36 
 Bài tập 2: Di chuyển ngang sân đơn 40s (lần) 
Bài tập 3: Di chuyển hình chữ M 1 phút (lần) 
Bài tập 4: Di chuyển hình chữ Z 1 phút (lần) 
Bài tập 5: Bật bục đổi chân tại chỗ 1 phút (cm) 
 Bài tập 6: Lăng chân bằng dây cao su 2 phút 
Bài tập 7: Đứng lên ngồi xuống bằng 1 chân 1 phút (lần) 
Bài tập 8: Di chuyển đơn bước đánh bóng 1 phút ( lần ) 
Bài tập 9: Di chuyển đa bước đánh bóng 1 phút ( lần ) 
Bài tập 10: Di chuyển ngang đánh bóng 1 phút ( lần ) 
Bài tập 11: Di chuyển tiến, lùi đánh bóng 1 phút ( lần ) 
Bài tập 12: Thi đấu đơn. 
3. Thực nghiệm sư phạm đã chứng minh bài tập nhằm pháp triển di chuyển bước 
chân cho nam sinh viên chuyên sâu Quần vợt năm nhất trường Đại học sư phạm 
TDTT Hà Nội do đề tài lựa chọn hoàn toàn có khả năng nâng cao hiệu quả di chuyển 
bước chân cho nam sinh viên chuyên sâu Quần vợt năm nhất. Sự khác biệt sau thực 
nghiệm đều đạt độ tin cậy thống kê cao. 
KIẾN NGHỊ 
Kết quả nghiên cứu của đề tài mong muốn được xem xét và sử dụng như một tài 
liệu tham khảo chuyên môn trong lĩnh vực nâng cao hiệu quả di chuyển bước chân 
cho nam sinh viên chuyên sâu Quần vợt năm nhất trường Đại học sư phạm TDTT Hà 
Nội 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
. 1. Vũ Như Ý (2003), Nguyên lý kỹ thuật quần vợt, Nxb TDTT, Hà Nội 
2. Lã Chí Hoa, Tả Lâm (2001), Tập đánh quần vợt trong 10 ngày, Nxb TDTT, Hà Nội. 
3. Charies Applewhaite (2005), quần vợt thực hành - 500 bài tập kỹ thuật, (Hồng Quang, Như Ý 
dịch), Nxb TDTT, Hà Nội 
4. Hướng Xuân Nguyên, Đào Xuân Anh (2005), Giáo trình Quần vợt, Nxb TDTT, Hà Nội. 
5. Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002), Tiêu chuẩn đánh giá trình 
độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 
6. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội, 
tr. 87 - 93, 125 - 130, 153 - 157. 
Trích nguồn: Luận án đề tài cấp trường. Tiến sĩ Nguyễn Thành Hưng “Lựa chọn ứng dụng bài 
tập nâng cao hiệu quả di chuyển bước chân cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm thứ 
nhất trường Đại học SPTDTT Hà Nội” năm bảo vệ: tháng 6 năm 2020 tại Trường Đại Học Sư 
Phạm TDTT Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdflua_chon_ung_dung_bai_tap_nang_cao_kha_nang_di_chuyen_buoc_c.pdf