Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên đội tuyển điền kinh chạy cự ly trung bình trường Đại học Đà Lạt

Thông qua các phương pháp nghiên cứu khoa

học thường quy trong lĩnh vực thể dục thể thao đã

lựa chọn được 17 bài tập phù hợp nhằm phát

triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên đội

tuyển điền kinh chạy cự ly trung bình trường Đại

học Đà Lạt. Thông qua ứng dụng các bài tập được

lựa chọn đã nâng cao trình độ thể lực chuyên môn

cho nam sinh viên đội tuyển điền kinh chạy cự ly

trung bình của trường Đại học Đà Lạt sau 5 tháng

thực nghiệm.

 

Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên đội tuyển điền kinh chạy cự ly trung bình trường Đại học Đà Lạt trang 1

Trang 1

Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên đội tuyển điền kinh chạy cự ly trung bình trường Đại học Đà Lạt trang 2

Trang 2

Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên đội tuyển điền kinh chạy cự ly trung bình trường Đại học Đà Lạt trang 3

Trang 3

Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên đội tuyển điền kinh chạy cự ly trung bình trường Đại học Đà Lạt trang 4

Trang 4

Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên đội tuyển điền kinh chạy cự ly trung bình trường Đại học Đà Lạt trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 2680
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên đội tuyển điền kinh chạy cự ly trung bình trường Đại học Đà Lạt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên đội tuyển điền kinh chạy cự ly trung bình trường Đại học Đà Lạt

Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên đội tuyển điền kinh chạy cự ly trung bình trường Đại học Đà Lạt
Thông qua các phương pháp nghiên cứu khoa
học thường quy trong lĩnh vực thể dục thể thao đã
lựa chọn được 17 bài tập phù hợp nhằm phát
triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên đội
tuyển điền kinh chạy cự ly trung bình trường Đại
học Đà Lạt. Thông qua ứng dụng các bài tập được
lựa chọn đã nâng cao trình độ thể lực chuyên môn
cho nam sinh viên đội tuyển điền kinh chạy cự ly
trung bình của trường Đại học Đà Lạt sau 5 tháng
thực nghiệm.
Từ khóa: Lựa chọn, bài tập, thể lực, nam
sinh, đội tuyển, trường Đại học Đà Lạt.
ABSTRACT:
Through the routine scientific research 
methods to select 17 exersices which suitable to
develop professional strength for male students of
athletic team, average distance event. Through
the application of the selected exercises, the 
professional fitness level for male students after 5
months of experimentation has been improved.
Keywords: Selection; exercise; physical
strength, male student; team; Dalat University
(Ảnh minh họa)
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2021
22 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
phỏng vấn 2 lần cách nhau 1 tháng theo các mức lựa
chọn BT như sau:
+ Thường xuyên sử dụng
+ Ít sử dụng
+ Không sử dụng. 
Kết quả được trình bày tại bảng 1.
Qua bảng 1 cho thấy: đã lựa chọn được 17 BT phát
triển TLCM cho nam SV đội tuyển điền kinh chạy cự
ly trung bình trường ĐHĐL. Với chỉ số, trong đó ttính
đều nhỏ hơn tbảng = 3.841 với p > 0.05.
2.1.2. Lựa chọn test đánh thể lực chuyên môn cho
nam sinh viên đội tuyển điền kinh chạy cự ly trung
bình trường Đại học Đà Lạt
Tiến hành lựa chọn test đánh giá TLCM cho nam
SV đội tuyển điền kinh chạy cự ly trung bình trường
ĐHĐL thông qua các bước:
- Lựa chọn qua tham khảo tài liệu, quan sát sư
phạm
- Lựa chọn qua phỏng vấn trực tiếp các chuyên
gia, giáo viên, huấn luyện viên
- Lựa chọn qua phỏng vấn trên diện rộng bằng
phiếu hỏi
- Xác định tính thông báo của test
- Xác định độ tin cậy của test.
Kết quả lựa chọn được 07 test đánh giá trình độ
TLCM cho nam SV đội tuyển điền kinh chạy cự ly
trung bình trường ĐHĐL gồm:
Test 1: bật xa 3 bước tại chỗ (m)
Test 2: bật xa 10 bước tại chỗ (m)
Test 3: chạy 400m xuất phát cao (s)
Test 4: chạy 600m (s)
Test 5: chạy 800m (s)
Test 6: chạy 1000m (s)
Test 7: chạy 1500m (s)
2.2. Ứng dụng bài tập phát triển thể lực chuyên
môn cho nam sinh viên đội tuyển điền kinh chạy cự
ly trung bình trường Đại học Đà Lạt 
2.2.1. Tổ chức thực nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm (TN): TN so sánh song
song
- Thời gian TN: TN được tiến hành trong 5 tháng
với 1 học kỳ, mỗi tuần 3 buổi (Tổng số thời gian thực
hiện là 60 giáo án) 
- Đối tượng TN: gồm 16 nam SV đội tuyển điền
kinh chạy cự ly trung bình trường ĐHĐL và được chia
thành 2 nhóm do bốc thăm ngẫu nhiên:
+ Nhóm 1 (gọi là nhóm TN): gồm 08 SV tập luyện
theo 17 BT chúng tôi đã lựa chọn.
+ Nhóm 2 (gọi là nhóm đối chứng - ĐC): gồm 08
SV tập luyện theo các BT cũ ở trường, theo chương
Bảng 1. Lựa chọn các BT phát triển TLCM cho nam SV đội tuyển điền kinh chạy cự ly trung bình trường ĐHĐL
Kết quả phỏng vấn So sánh 
TT Tên BT Lần 1 
(n=39) 
Tỉ 
lệ % 
Lần 2 
(n=40) 
Tỉ lệ 
% 
P 
1 Chạy việt dã 3 km 30 76.9 32 80.0 1.256 >0.05 
2 Chạy việt dã 4 km 33 84.6 35 87.5 1.094 >0.05 
3 Chạy việt dã 5 km 31 79.5 32 80.0 0.911 >0.05 
4 Chạy việt dã 10 km 33 84.6 36 90.0 1.954 >0.05 
5 Chạy việt dã 30 phút 31 79.5 36 90.0 2.066 >0.05 
6 Chạy việt dã 45 phút 22 56.4 26 65.0 1.017 >0.05 
7 Chạy việt dã 60 phút 30 76.9 32 80.0 0.34 >0.05 
8 Chạy biến tốc 300m nhanh, 100m: 4 l ần x 3- 4 tổ 33 84.6 35 87.5 1.058 >0.05 
9 Chạy biến tốc 400m nhanh, 100m chậm: 4 lần x 2 -3 tổ 33 84.6 32 80.0 1.56 >0.05 
10 Chạy lặp lại 300m: 10 lần x 2 tổ,nghỉ giữa quãng 3 – 4’, nghỉ giữa 
tổ 8’ 35 89.7 36 90.0 0.07 >0.05 
11 Chạy lặp lại 600m: 4- 6 lần, nghỉ giữa quãng 3’ 33 84.6 30 75.0 2.12 >0.05 
12 Chạy lặp lại 1000m: 3 - 5 lần x 1 tổ, nghỉ giữa 5’ 30 76.9 30 75.0 0 >0.05 
13 Chạy lặp lại 1000m, 2000m, 3000m, 2000m, 1000m: 1 lần x 1toor 
nghỉ giữa quãng 5 - 7’ 35
 89.7 34 85.0 0.08 >0.05 
14 Chạy lặp lại 3000m, 2000m, 1000m: 1 lần x 1 tổ, nghỉ giữa quãng 4 -
5’ 30 76.9 36 90.0 2.12 >0.05 
15 Chạy lặp lại 1500m: 4 – 5 lần x 1 tổ, nghỉ giữa 5’ 33 84.6 34 85.0 0.123 >0.05 
16 Chạy lặp lại 2000m: 3 lần x 1 tổ, nghỉ giữa 6 - 7’ 33 84.6 38 95.0 3.07 >0.05 
17 Chạy lặp lại 400m, 600m, 800m: 1 lần x 3 tổ, nghỉ giữa quãng 4 -5’, 
nghỉ giữa tổ 8 - 10’ 
36 92.3 35 87.5 1.112 >0.05 
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2021
23THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
trình, giáo án đã được xây dựng của bộ môn Điền
kinh
- Địa điểm TN: trường ĐHĐL.
Chương trình tập luyện được chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: thích nghi giải phẫu
+ Giai đoạn 2: phát triển thể tối đa
+ Giai đoạn 3: phát triển TLCM
* Thời gian TN từ ngày 24/02/2019 đến ngày
26/06/2019 với kế hoạch như sau:
Giai đoạn thích nghi giải phẫu (tuần 1 đến tuần 4)
- Mục đích: phát triển thể lực chung. Tập luyện
các nhóm cơ, gân, dây chằng nhằm chịu được lượng
vận động trong giai đoạn sau.
- Các BT được sắp xếp theo các nhóm cơ luân
phiên hoạt động, tạo điều kiện hồi phục tốt hơn và
nhanh hơn.
- Số tổ: 3 tổ
- Tập 3 buổi/tuần. Tốc độ bình thường
- Thời gian buổi tập là 90 phút (kể cả thời gian
khởi động và thả lỏng). Nghỉ giữa 30s, nghỉ giữa các
tổ là 2 đến 3 phút.
Giai đoạn phát triển thể lực tối đa (tuần 5 đến tuần
16)
- Mục đích: nhằm phát triển thể lực đến mức cao
nhất của VĐV.
- Ở giai đoạn này tùy thể chất của VĐV mà có
những BT và số lần lặp lại, quãng nghỉ cho phù hợp.
- Số tổ 3-5 tổ
- Tập 3 buổi/ tuần. Tốc độ và thể lực càng nhiều
càng tốt
- Thời gian buổi tập là 90 phút (kể cả thời gian
khởi động và thả lỏng). Nghỉ giữa 1 đến 3 phút, nghỉ
giữa các tổ là từ 3 đến 5 phút, gồm 20 tuần (1 tuần 3
buổi, 1 buổi 90 phút) cho nhóm TN.
Giai đoạn phát triển TLCM (tuần 17 đến tuần 20)
- Mục đích: chuyển từ thể lực tối đa sang TLCM
(giảm khối lượng, tăng cường độ)
- Số tổ: 3-4 tổ
- Tập 3 buổi/tuần
- Thời gian buổi tập là 60- 90 phút (kể cả thời gian
khởi động và thả lỏng)
- Các BT thực hiện theo phương thức luân phiên
vòng tròn hoặc giản cách.
Kế hoạch tập luyện phát triển thể lực của nhóm
TN được thể hiện ở bảng 2
2.2.2. Kết quả ứng dụng BT phát triển thể lực
chuyên môn cho nam sinh viên đội tuyển Điền Kinh
chạy cự ly trung bình của trường Đại học Đà Lạt
Bảng 2. Kế hoạch tập luyện phát triển thể lực của nhóm TN
Giai 
đoạn Mục đích BT 
Khối 
lượng 
Tổng số 
tuần tập 
Tổng số giáo 
án tập 
Giai 
đoạn 1 
Tập luyện toàn bộ các nhóm 
cơ, gân, dây chằng, khớp 
nhằm chịu được lượng vận 
động trong giai đoạn tiếp theo 
1. BT1; 2.BT4; 3.BT7; 4.BT9; 
5.BT12; 6.BT13; 7. BT17; 8.BT6 
30-40% 04 Tuần 12 giờ 
Giai 
đoạn 2 
Phát triển thể lực tối đa đến 
mức cao nhất theo khả năng 
từng VĐV. 
1.BT1; 2.BT2; 3.BT4; 4.BT5; 5.BT6; 
6.BT10; 7.BT11; 8.BT12; 9.BT13; 
10.BT14; 11.BT15; 12.BT16; 
13.BT17; 14.BT8; 15.BT3 
80-
100% 
12 Tuần 36 giờ 
Giai 
đoạn 3 
Giai đoạn chuyển từ phát triển 
thể tối đa sang phát triển 
TLCM 
1.BT4; 2.BT5; 3.BT6; 4.BT7; 5.BT9; 
6.BT2; 7.BT2; 8.BT10; 9.BT11; 
10.BT12; 11.BT13; 12.BT14; 
13.BT15; 14.BT16; 15.BT17 
50-70% 04 Tuần 12 giờ 
 Bảng 3. Kết quả kiểm tra đánh giá TLCM cho nam SV đội tuyển điền kinh chạy cự ly trung bình trường ĐHĐL
trước TN (Nhóm TN n = 8)
Nhóm TN Nhóm ĐC t p 
TT Nội dung các Test 
1 ± Cv% 2 ± Cv% 
1 Chạy 400m (s) 66.9 4.07 6.09 67.1 6.64 9.89 0.118 >0.05 
2 Chạy 600m (s) 93.6 7.71 8.24 93.2 4.88 5.23 0.147 >0.05 
3 Chạy 800m (s) 133.8 6.75 5.04 134.0 6.59 4.92 0.056 >0.05 
4 Chạy 1000m (s) 191.5 8.73 4.56 193.0 11.70 6.06 0.297 >0.05 
5 Chạy 1500m (s) 289.1 24.23 8.38 289.4 26.17 9.05 0.018 >0.05 
6 Bật xa 3 bước (cm) 670.5 28.06 4.19 670.0 25.77 3.85 0.047 >0.05 
7 Bật xa 10 bước (m) 22.0 1.20 5.43 22.0 0.98 4.45 0.064 >0.05 
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2021
24 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
* Kết quả trước TN của hai nhóm TN và ĐC
Đề tài tiến hành kiểm tra lấy số liệu lần 1 trước
TN để đánh giá TLCM giữa 2 nhóm TN và ĐC, kết
quả kiểm tra được trình bày ở bảng 3
Từ kết quả kiểm tra trước TN của 2 nhóm được
giới thiệu ở bảng 3 chúng ta có thể nhận xét như sau:
Ở 07 test quan sát: Chạy 400m (s), chạy 600m (s),
chạy 800m (s), chạy 1000m (s), Chạy 1500m (s), bật
xa tại chỗ 3 bước (cm), bật xa 10 bước (m), kết quả
kiểm tra trước TN cho thấy ở nhóm TN và nhóm ĐC
giá trị trung bình (x–) về thành tích đạt được tương đối
đồng đều nhau. Xét theo chỉ số tstudent thì kết quả
trên giữa 2 nhóm TN và ĐC không có sự khác biệt
đáng kể với p > 0.05.
* Kết quả sau TN của hai nhóm TN và ĐC.
Tiến hành so sánh thành tích sau TN. Kết quả
được trình bày bảng 4
Qua bảng 4 cho thấy: sau 5 tháng TN, kết quả
kiểm tra của 2 nhóm TN và ĐC đã có sự khác biệt
đáng kể, nhóm thực nghiêm có kết quả kiểm tra tốt
hơn nhóm ĐC (p < 0.05). Điều này cho thấy các BT
chúng tôi đã lựa chọn bước đầu có tác dụng phát triển
TLCM cho nam SV đội tuyển điền kinh chạy cự ly
trung bình trường ĐHĐL tốt hơn so với các BT thường
được sử dụng tại Trường ĐHĐL.
* So sánh nhịp tăng trưởng thể lực chung giữa 2
nhóm sau TN
Kết quả so sánh nhịp tăng trưởng giữa 2 nhóm
được giới thiệu ở bảng 5
Kết quả ở bảng 5 chứng minh nhịp tăng trưởng ở
mọi chỉ tiêu của nhóm TN đều tốt hơn nhiều so với
nhóm ĐC, trong đó ít nhất là ở chỉ tiêu Chạy 400m
(s); chạy 1000m (s); bật xa 3 bước (cm) (2.2 lần), còn
nhiều nhất là ở Test Chạy 800m (s) (3.0 lần). So sánh
nhịp tăng trưởng giữa 2 nhóm được biểu hiện ở biểu
đồ 1; 2
Nếu xem nhịp tăng trưởng ở mỗi chỉ tiêu như là
một cá thể và được so sánh với nhau thông qua chỉ số
dấu hiệu thì nhóm ĐC đều thua kém ở tất cả các chỉ
tiêu TLCM. (S=0 < S0.01 =1) với p <0.01.
Qua biểu đồ 1 có thể thấy được ở tất cả các test
kiểm tra sư phạm tiến hành sau TN nhịp tăng trưởng
ở nhóm TN đều cao hơn so với nhóm ĐC.
Qua phân tích ở bảng 5 và biểu đồ 1, 2: thể hiện
rõ sự khác biệt về sự tăng trưởng giữa 2 nhóm nam
SV đội tuyển Điền kinh chạy cự ly trung bình sau thời
gian TN, ở tất cả các test đánh giá nhóm TN đều
chiếm ưu thế vượt trội gấp hơn nhiều lần so với nhóm
ĐC, trong đó ít nhất là ở chỉ tiêu Chạy 400m (s); chạy
1000m (s); bật xa 3 bước (cm) (2.2 lần), còn nhiều
nhất là ở Test Chạy 800m (s) (3.0 lần). Điều này
khẳng định chương trình các BT đề tài xây dựng ứng
dụng cho nhóm TN đạt yêu cầu đề ra trong việc phát
triển TLCM cho nam SV đội tuyển điền kinh chạy cự
ly trung bình của trường ĐHĐL.
Bảng 4. Kết quả kiểm tra đánh giá TLCM cho nam SV đội tuyển điền kinh chạy cự ly trung bình trường ĐHĐL
sau TN
Nhóm TN Nhóm ĐC 
TT Nội dung các Test 
1 ± Cv% 2 ± Cv% 
t p 
1 Chạy 400m (s) 59.3 3.11 5.24 63.6 4.18 6.57 2.694 <0.05 
2 Chạy 600m (s) 82.9 5.10 6.15 88.4 4.09 4.62 2.8 <0.05 
3 Chạy 800m (s) 119.7 6.41 5.35 129.1 6.36 4.93 3.332 <0.05 
4 Chạy 1000m (s) 171.9 9.34 5.44 183.9 12.31 6.70 2.667 <0.05 
5 Chạy 1500m (s) 274.9 17.41 6.33 284.4 25.19 8.86 2.528 <0.05 
6 Bật xa 3 bước (cm) 700.0 20.82 2.97 683.1 26.10 3.82 2.877 <0.05 
7 Bật xa 10 bước (m) 23.7 1.06 4.49 22.6 0.88 3.90 2.988 <0.05 
 Bảng 5. So sánh nhịp tăng trưởng giữa 2 nhóm TN và ĐC (Nam)
So sánh TT Nội dung Nhóm TN (W%) Nhóm ĐC (W%) 
(lần) S 
1 Chạy 400m (s) 11.97 5.41 2.2 
2 Chạy 600m (s) 12.11 5.23 2.3 
3 Chạy 800m (s) 11.11 3.72 3.0 
4 Chạy 1000m (s) 10.80 4.84 2.2 
5 Chạy 1500m (s) 5.05 1.74 2.9 
6 Bật xa 3 bước (cm) 4.30 1.94 2.2 
7 Bật xa 10 bước (m) 7.44 3.03 2.5 
p<0.01 
∑ W (%) 8.97 3.70 2.4 
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2021
25THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Đại Dương, Phạm Khắc Học, Nguyễn Kim Minh, Võ Đức Phùng (2000),
Giáo khoa Điền kinh, Nxb TDTT.
2. DieTrich Harre (1996), Học thuyết huấn luyện, Trương Anh Tuấn, Bùi Chung, dịch, Nxb TDTT.
3. Lê Văn Lẫm (1999) Làm thế nào đánh giá hiệu quả huấn luyện, Khoa học thể thao, thường kỳ số 11(289)
trang 4-5.
Nguồn bài báo: Trích từ đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập phát triển thể lực
chuyên môn cho nam sinh viên đội tuyển điền kinh chạy cự ly trung bình trường Đại học Đà Lạt”, Nguyễn Cao
Nguyên, 2020.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 4/12/2019; ngày phản biện đánh giá: 20/1/2020; ngày chấp nhận đăng: 21/2/2020)
3. KẾT LUẬN
- Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 07 Test
đánh giá trình độ TLCM cho đối tượng nghiên cứu có
đủ độ tin cậy và tính thông báo sử dụng.
- Đề tài đã lựa chọn được 17 BT và chứng minh
tính hiệu quả của các BT này trong việc nâng cao
trình độ TLCM cho nam SV đội tuyển điền kinh chạy
cự ly trung bình trường ĐHĐL, thể hiện rõ sau thời
gian TN áp dụng các BT mới đã chọn thì các chỉ tiêu
đánh giá TLCM cho nam SV đội tuyển Điền Kinh
chạy cự ly trung bình của trường ĐHĐL sau 5 tháng
(nhóm TN) đều có sự tăng tiến.
- Nhóm TN có sự tăng tiến tốt so với nhóm ĐC
điều đó được kiểm nghiệm bằng cách so sánh kết quả
sau TN với kết quả trước TN, trong đó ttính đều lớn
hơn tbảng. Đồng thời cũng được chứng minh bởi nhịp
độ phát triển W% của các chỉ tiêu sau TN với trước
TN. Điều này chứng minh, các BT phát triển TLCM
cho nam SV đội tuyển Điền Kinh chạy cự ly trung
bình của trường ĐHĐL sau 5 tháng được chọn đã phát
huy tác dụng tích cực hơn trong việc phát triển TLCM
cho đối tượng nghiên cứu. 
Biểu đồ 1. Nhịp tăng trưởng ở các chỉ tiêu TLCM 2 nhóm
Biểu đồ 2. Nhịp tăng trưởng ở các chỉ tiêu TLCM của nhóm TN và nhóm ĐC

File đính kèm:

  • pdflua_chon_bai_tap_phat_trien_the_luc_chuyen_mon_cho_nam_sinh.pdf