Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Kinh tế Việt Nam 2020 và triển vọng 2021

Tóm tắt

Sự lan rộng của đại dịch COVID-19 đã phủ bóng đen lên tăng trưởng toàn cầu năm 2020 và

tạo ra cuộc suy thoái với quy mô và mức độ nghiêm trọng. GDP toàn cầu được dự báo là giảm đi

4,3% trong năm 2020. Điểm sáng hiếm hoi trong tăng trưởng kinh tế là khu vực Đông Á và Thái

Bình Dương với tốc độ tăng trưởng ước đạt 0,9%. Thương mại thế giới trải qua giai đoạn gần

như sụp đổ trong năm vừa qua với việc sản xuất bị ngưng trệ và các quốc gia đóng cửa biên giới.

Tổng kim ngạch thương mại thế giới được dự đoán sụt giảm 9,5% trong năm 2020. Các dòng đầu

tư quốc tế trong năm 2020 suy giảm trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng toàn cầu. Trong

nửa đầu năm 2020, các thị trường tài chính chứng kiến sự tháo chạy lịch sử nhằm tìm kiếm sự an

toàn khi những ảnh hưởng kinh tế của đại dịch COVID-19 trở nên rõ ràng. Tuy nhiên, các biện

pháp can thiệp chính sách tích cực, thậm chí có phần táo bạo từ các ngân hàng Trung ương đã giữ

cho hệ thống tài chính quốc tế không rơi vào khủng hoảng trong năm 2020. Điều kiện tín dụng

trở nên dễ dàng hơn, tuy nhiên, ẩn chứa sau đó cũng là những rủi ro tiềm tàng, bao gồm tỷ lệ nợ

tăng cao và bảng cân đối kế toán yếu hơn từ các ngân hàng thương mại.

Từ khóa: Kinh tế thế giới, COVID-19, tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư

Bài viết này đánh giá chung về kinh tế thế giới năm 2020 thông qua đánh giá về tăng trưởng

kinh tế chung, thương mại và đầu tư quốc tế. Bài viết cũng đánh giá tình hình kinh tế tại một số

bạn hàng lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN; và phân

tích một số thị trường hàng hóa và tài chính. Phần cuối cùng, các tác giả đưa ra một số triển vọng

kinh tế năm 2021.

Sự lan rộng của đại dịch COVID-19 phủ bóng đen lên tăng trưởng toàn cầu năm 2020 và tạo

ra cuộc suy thoái với quy mô và mức độ nghiêm trọng ở mức tương đương với các cuộc chiến

tranh thế giới. Dịch bệnh và những biện pháp phong tỏa và đóng cửa đã khiến hàng triệu người

tử vong và hàng trăm triệu người phải rơi vào cảnh nghèo đói. Theo báo cáo của WB (2021),

GDP toàn cầu được ước tính giảm 4,3% trong năm 2020. Trong đó, nhóm các nền kinh tế phát

triển giảm 5,4% khi các hy vọng về hồi phục kinh tế trong giai đoạn cuối năm lại bị dập tắt với

sự bùng phát trở lại của COVID-19 với các biến thể dễ lây lan hơn. Cụ thể, mức suy thoái kinh

tế của Mỹ là 3,6%; của khu vực châu Âu là 7,4% và của Nhật Bản là 5,3%. Trong khi đó, nhóm

các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển giảm 2,6% trong năm 2020, lý do mức

giảm này ít hơn đáng kể so với nhóm các nền kinh tế phát triển đến từ sự hồi phục nhanh chóng

của Trung Quốc. Nếu không tính Trung Quốc, tăng trưởng GDP bình quân ở nhóm các nước này

là -5% với suy thoái kinh tế diễn ra ở 80% các nền kinh tế, mức ảnh hưởng nghiêm trọng hơn

so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những nền kinh tế chịu khủng hoảng nặng nề nhất

bao gồm những quốc gia phụ thuộc vào du lịch (Thái Lan, các đảo ở khu vực Caribe, Maldives),

quốc gia có sự bùng phát dịch bệnh lớn (Mexico, Ấn Độ, Argentina) hay các quốc gia phụ thuộc

nhiều vào xuất khẩu hàng hóa (Ecuador, Oman).

Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Kinh tế Việt Nam 2020 và triển vọng 2021 trang 1

Trang 1

Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Kinh tế Việt Nam 2020 và triển vọng 2021 trang 2

Trang 2

Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Kinh tế Việt Nam 2020 và triển vọng 2021 trang 3

Trang 3

Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Kinh tế Việt Nam 2020 và triển vọng 2021 trang 4

Trang 4

Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Kinh tế Việt Nam 2020 và triển vọng 2021 trang 5

Trang 5

Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Kinh tế Việt Nam 2020 và triển vọng 2021 trang 6

Trang 6

Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Kinh tế Việt Nam 2020 và triển vọng 2021 trang 7

Trang 7

Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Kinh tế Việt Nam 2020 và triển vọng 2021 trang 8

Trang 8

Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Kinh tế Việt Nam 2020 và triển vọng 2021 trang 9

Trang 9

Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Kinh tế Việt Nam 2020 và triển vọng 2021 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 691 trang xuanhieu 5140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Kinh tế Việt Nam 2020 và triển vọng 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Kinh tế Việt Nam 2020 và triển vọng 2021

Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Kinh tế Việt Nam 2020 và triển vọng 2021
 nước. Nhà nước chỉ 
nên chiếm tỷ lệ chi phối một doanh nghiệp viễn thông, còn lại Nhà nước không cần nắm tỷ lệ 
sở hữu chi phối mà cho cổ phần hóa. Các doanh nghiệp viễn thông còn lại thì Nhà nước khuyến 
khích và điều tiết sự sáp nhập để có những DNTN đủ mạnh nhằm tạo thế cạnh tranh đồng đều 
trong ngành viễn thông.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
686
•	Nâng	cao	chất	lượng	nguồn	nhân	lực	trong	ngành	BC	-	VT	và	CNTT
Nâng cao đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước về BC - VT và công nghệ thông tin; đẩy mạnh 
hợp tác giáo dục và đào tạo với các cơ sở đào tại các nước có nền công nghệ và viễn thông phát 
triển để nâng cao chất lượng nhân lực ngành viễn thông, tạo cho ngành viễn thông có nhiều 
chuyên gia, lao động đạt trình độ, năng lực cấp toàn cầu về viễn thông và công nghệ thông tin; 
đẩy mạnh hợp tác quốc tế phát triển nguồn nhân lực cho BC - VT và công nghệ thông tin thông 
qua việc Nhà nước và các doanh nghiệp thu hút, hợp tác với các tổ chức, các trường đại học nước 
ngoài, các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài hợp tác liên kết mở các trường, ngành đào tạo 
về nhân lực viễn thông mang tầm trình độ đào tạo khu vực và quốc tế về công nghệ và quản lý.
•	Đẩy	mạnh	nghiên	cứu	phát	triển	và	ứng	dụng	khoa	học	công	nghệ	hiện	đại	trong	các	
doanh	nghiệp	BC	-	VT
Đổi mới và nâng cao năng lực R&D. Đầu tư thích đáng cho nghiên cứu đổi mới công nghệ 
để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của hoạt động sản xuất - kinh doanh, tiến tới làm 
chủ các công nghệ then chốt để đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao 
theo định hướng xuất khẩu. Hỗ trợ, khuyến khích nhập khẩu công nghệ tiên tiến, giải mã, làm 
chủ và bản địa hóa công nghệ nhập, liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường 
đại học trong đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học công 
nghệ để rút ngắn khoảng cách khoa học công nghệ. Tăng cường hợp tác trong sản xuất các thiết 
bị đầu cuối như điện thoại cố định, điện thoại di động. Hợp tác liên doanh với nước ngoài nhằm 
sản xuất và cung cấp máy điện thoại đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng là một hướng đầu 
tư có nhiều triển vọng trong thời gian tới, cần có sự quan tâm của các doanh nghiệp BC - VT Việt 
Nam để xây dựng kế hoạch tăng cường hợp tác.
•	Thúc	đẩy	tăng	trưởng	kinh	tế,	đẩy	mạnh	phát	triển	sản	xuất	công	nghiệp,	tăng	cường	đầu	
tư	của	khu	vực	nhà	nước,	đẩy	mạnh	xuất	khẩu	và	tăng	cường	áp	dụng	thương	mại	điện	tử
Theo kết quả ước lượng của mô hình, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, đầu 
tư của khu vực nhà nước, hoạt động xuất khẩu và hoạt động tiêu thụ sản phẩm và phát triển 
dịch vụ tiêu dùng trong nước có tác động cùng chiều với việc thu hút FDI vào các doanh nghiệp 
BC - VT. Xuất khẩu có thể có tác động đến tăng trưởng kinh tế một cách trực tiếp vì nó là một 
thành phần của tổng sản phẩm hay một cách gián tiếp thông qua ảnh hưởng của nó đến các nhân 
tố của tăng trưởng. Xuất khẩu làm tăng nhu cầu trong nền kinh tế và do vậy mở rộng thị trường 
cho sản xuất nội địa. Việc hướng về xuất khẩu và cởi mở thương mại cải thiện quá trình tái phân 
bổ nguồn lực, làm tăng năng lực sử dụng nguồn lực và cạnh tranh của quốc gia. Xuất khẩu làm 
tăng đầu tư trong nước cũng như thu đầu tư nước ngoài. Xuất khẩu thúc đẩy thay đổi công nghệ 
và cải thiện nguồn nhân lực, qua đó làm tăng năng suất và cuối cùng xuất khẩu tạo thêm cơ hội 
việc làm, tăng thu nhập.
•	 Tăng	cường	đầu	tư	vào	kết	cấu	hạ	tầng	BC	-	VT,	nền	tảng	cho	sự	phát	triển	lâu	dài
Tích cực xã hội hóa đầu tư cho công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là phát triển hạ 
tầng viễn thông băng rộng. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng, phát triển 
và khai thác hạ tầng viễn thông băng rộng, đa dạng hóa các dịch vụ CNTT và truyền thông, đặc 
biệt là có những cơ chế về vốn, giải pháp công nghệ và mô hình kinh doanh để hấp dẫn các thành 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
687
phần kinh tế tham gia cung cấp các dịch vụ CNTT và truyền thông tới vùng sâu, vùng xa, biên 
giới, hải đảo và các vùng khó khăn. 
•	Tăng	cường	mở	rộng	quan	hệ	kinh	tế	đối	ngoại,	hội	nhập	kinh	tế	quốc	tế,	đặc	biệt	chú	
trọng	tới	các	đối	tác	đầu	tư	lớn
Chủ động hội nhập đáp ứng nhu cầu quốc tế hóa và trở thành một mắt xích của hệ thống 
truyền thông toàn cầu (Global Communication System). Cần coi việc mở cửa thị trường viễn 
thông để hội nhập vào nền kinh tế thế giới là điều tất yếu. Tuy nhiên, việc mở cửa như thế nào 
(lĩnh vực nào, thời điểm nào) để có thể vừa kịp tiếp thu được công nghệ, kiến thức, kinh nghiệm 
tiên tiến của thế giới, đồng thời đảm bảo cho các công ty viễn thông trong nước tồn tại và phát 
triển vững chắc là điều vô cùng quan trọng, không chỉ cho tương lai của các doanh nghiệp ngành 
BC - VT mà còn các doanh nghiệp của các ngành khác có liên quan.
Hiện nay, thị trường BC - VT Việt Nam có sức thu hút rất lớn đối với các NĐTNN - các tập 
đoàn viễn thông hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tác đầu tư là một khâu vô cùng 
quan trọng. Chủ trương mở cửa, hội nhập nhưng cũng không thể chủ quan, nóng vội “bắt tay” 
với tất cả những ai muốn tham gia thị trường. Đây là bài học kinh nghiệm thực tiễn mà các doanh 
nghiệp BC - VT cần rút ra trong quá trình hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn vừa qua.
•	Xây	dựng	các	doanh	nghiệp	BC	-	VT	trong	nước	có	quy	mô	và	tiềm	lực,	có	năng	lực	
cạnh	tranh	mạnh	mẽ	làm	đối	tác	và	đối	trọng	với	các	doanh	nghiệp	FDI
Trên thị trường viễn thông trong nước, cạnh tranh giữa các nhà cung cấp cũng không kém 
phần mạnh mẽ do sự ra đời của các mạng trong những năm gần đây, đặc biệt là sự hiện diện 
của các NĐTNN với công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, tiềm lực tài chính và ảnh hưởng 
không nhỏ của các dịch vụ thay thế. Với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ 
của kinh tế thế giới đã đặt ra vấn đề về năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp BC - VT. 
5.2. Nhóm các giải pháp hạn chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực để thu hút đầu tư 
trực tiếp nước ngoài vào các doanh nghiệp ngành Bưu chính - Viễn thông Việt Nam
Để khắc phục và hạn chế những tác động tiêu cực trong thu hút FDI vào các doanh nghiệp 
BC - VT, các tác giả đề xuất thực hiện một số giải pháp sau:
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công, 
khắc phục tình trạng tham nhũng, nhất là tham nhũng vặt, đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền 
điện tử.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nhập khẩu, giảm thâm hụt cán cân thương mại. Bên 
cạnh đó, cần có chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, tăng cường 
sử dụng các loại máy móc, vật tư, thiết bị sản xuất trong nước đối với các dự án sử dụng nguồn 
ngân sách nhà nước, góp phần giảm nhập siêu.
Ngay cả những nhóm hàng cần thiết phải nhập khẩu, Nhà nước cũng cần áp dụng các công 
cụ điều tiết thị trường, để giảm cầu hợp lý.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
688
6. KẾT LUẬN
FDI đang và sẽ là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của 
mỗi quốc gia. Nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có lợi thế khách quan do 
có các nguồn lực tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi, là thành viên của ASEAN và tham gia tích cực 
các Hiệp định CPTPP, EVFTA nên sẽ thuận lợi cho việc huy động được nhiều vốn FDI cho đầu 
tư phát triển. Công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa với sự đóng góp của khu vực FDI tạo ra 
những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và sự phát triển 
của ngành BC - VT Việt Nam nói riêng.
Với sự đóng góp của dòng vốn FDI, các doanh nghiệp BC - VT đã đạt được những thành tựu 
đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế đòi hỏi chính các doanh nghiệp BC - VT phải cải thiện 
để có thể đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện để thu hút hơn nữa vốn 
FDI vào các doanh nghiệp BC - VT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ajami, R. A. & Ricks, D. A. (1981), Motives of Non-American firms investing in the US, 
Journal of International Business Studies, Số 12 (3), tr. 25 - 34.
2. Alon, I. & McKee, D.L. (1999), The internationalisation of professional business service 
franchises, Journal of Consumer Marketing, Số 12(1), tr. 74 - 85.
3. Baghchi-Sen, S. (1995), FDI in US producer services: a temporal analysis of FDI in the 
finance, insurance and real estate sectors, Regional Studies, Số 29(2), tr. 159 - 170.
4. Balasubramanyam, V. N. Salisu, M. & Sapsford, D. (1996), FDI and Growth in EP and IS 
countries, Economic Journal, Số 106, tr. 92 - 105.
5. Borensztein, E., J. De Gregorio, J-W, (1998), How does foreign direct investment affect 
economic growth?, Journal of International Economics, Số 45, tr. 115 - 135.
6. Coskun, R. (2001), Determinants of FDI in Turkey, European Business Review, Số 13(4), tr. 
221 - 277.
7. Culem, C. G. (1988), The Locational Determinants of FDI Among Industrialized Countries, 
European Economic Review, Số 32, Tập 4, tr. 885 - 904.
8. Davidson, W. H. (1980), The location of FDI activity: Country characteristics and experience 
effects, Journal of International Business Studies, Số 11(2), tr. 9 - 22.
9. De Mello Jr, L. R., (1997), Foreign direct investment in developing countries and growth: A 
selective survey, The Journal of Development Studies, Số 34(1), tr. 1 -34.
10. Dhanya, R., and Ramachandran, S. (2014), A study about Foreign Direct Investment in Retail 
Sector in China, Indian Journal of Applied Research, Số 4, Tập 3.
11. Dunning, J. H. (1973), The determinants of international production, Oxford Economic 
Papers, Số 25, tr. 289 - 336.
12. Dunning, J. H. & McQueen, M. (1981), The eclectic theory of international production: A 
case study of the international hotel industry, Managerial and Decision Economics, Số 2(4), 
tr. 197.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
689
13. Dunning, J.H. (1981), Multinational production and the multinational enterprise, Allen & 
Unwin, London.
14. Dunning, J. H. (1989), Transnational corporations and growth of services: Some conceptual 
and theoretical issues, United Nations, New York.
15. Erramilli, M. K. and Rao, C. P. (1993), Service firms international entry mode choice: A 
modified transaction cost analysis approach, Journal of Marketing, Số 57, tr. 19 - 38.
16. Galan, J. I. and Benito, J. G. (2001), Determinant factors of FDI: some empirical evidence, 
European Business Review, Số 13(5), tr. 269 - 278.
17. Griffin, R. W. and Pustay, M. W. (1998), International business: A managerial perspective 
(2nd ed), Addison Wesley, Massachusetts.
18. Grunbaugh, S. G. (1987), Determinants of FDI, Review of Economics & Statistics, Số 69(1), 
tr. 149 - 52.
19. Hasan, Z. (2004), Determinants of FDI flows to developing economies: Evidences from 
Malaysia, In Kehal, H. S. (Ed.), Foreign investment in developing countries, tr.154-170 
Pargrave: Macmillan.
20. Holland, D. and Pain, N. (1998), The diffusion of innovations in central and eastern europe: 
a study of the determinants and impact of FDI, NIESR Discussion Paper No.137, National 
Institute of Social and Economic Research, London.
21. Hsiao, F.,S.,T. and Hsiao, M.,C.,W. (2006), FDI, exports, and GDP in East and Southeast 
Asia - Panel data versus time-series causality analyses, Journal of Asian Economics, Số 17, 
Tập 6, tr. 1082-1106, truy cập ngày 06 tháng 8 năm 2018, từ https://www.sciencedirect.com/ 
science/article/abs/pii/S1049007806001448?via%3Dihub
22. Kerr, I. A. and Peter, V. M. (2001), The determinants of FDI in China, Paper presented at the 
30thAnnual Conference of Economists, University of Western Perth, Australia.
23. Knickerbocker, F. T. (1973), Oligopolistic reaction and multinational enterprise, MA: 
Harvard University, Boston.
24. Kravis, I. B. and Lipsey, R. E. (1982), The location of overseas production and production for 
exports by US multinational firms, Journal of International Economics, Số 25, tr. 201 - 23.
25. Li, J. (1994), Experience effects and international expansion: Strategies of service MNCs in 
the Asia Pacific region, Management International Review, Số 34(3), tr. 217 - 234.
26. Li, J. and Guisinger, S. (1992), The globalisation of service multinationals in the Triad 
Regions: Japan, Western Europe & North America, Journal of International Business Studies, 
Số 23(4), tr. 675 - 696.
27. Matei, D. (2007), FDI Location Determinants in Central and Eastern European Countries, 
Universidade do Porto, tr. 7 - 51.
28. Narula, R. & Wakelin, K. (n.d), The pattern and determinants of US FDI in industrialised 
Countries, MERIT Working Paper. 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
690
29. Root, F. R. and Ahmed, A. A. (1978), The influence of policy instruments on manufacturing 
FDI in developing countries, Journal of International Business Studies Số 9, Tập 3, tr. 81 - 93.
30. Schneider, F. & Frey, B. S. (1985), Economic and political determinants of FDI, World 
Development, Số 13, tr. 161 - 175.
31. Sinha, P. and Singhal, A. (2013), FDI in Retail in India: An Empirical Analysis, MPRA Paper, 
Số 46833, truy cập ngày 06 tháng 8 năm 2018, từ https://mpra.ub.uni-muenchen.de/46833/;
32. UNCTAD (2001), Albania Profile Data, truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2018, từ http://
www.unctad.org/sections/ dite_fdistat/docs/wid_cp_al_en.pdf. 
33. UNCTAD (2003), World Investment Directory Central and Eastern Europe, Số 8, NewYork 
(NY): UN.
34. Weinstein, A. K. (1977), Foreign investments by service firms: The case of multinational 
advertising agencies, Journal of International Business Studies, Số 8, (1), tr. 83 - 91.
35. Wilhelms, S. K. S. (1998), FDI and its determinants in emerging economies, African Economic 
Policy (Paper-Discussion Paper, No.9).
36. Woodward, D. Rolfe. R. (1993), The location of export-oriented FDI in the Caribbean basin, 
Journal of International Business Studies, Số 24(1), tr. 121 - 144.
Chịu trách nhiệm xuất bản: TS. Nguyễn Anh Tú
Giám đốc Nhà xuất bản
Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TS. Nguyễn Thành Độ
Tổng biên tập
Biên tập: Bùi Thị Hạnh
Trình bày:
Thiết kế bìa: Trần Thị Mai Hoa
Vương Nguyễn
Sửa bản in và đọc sách mẫu: Bùi Thị Hạnh
***
In 100 bản, khổ 20,5x29,5cm, Công ty TNHH Phú Hà BM
Địa chỉ: Số 193 phố Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. 
Mã số ĐKXB: 777-2021/CXBIPH/2-66/ĐHKTQD 
Mã số ISBN: 978-604-946-994-7 
Số quyết định xuất bản: 115/QĐ-NXBĐHKTQD ngày 25 tháng 03 năm 2021
In xong và nộp lưu chiểu Quý II năm 2021
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Địa chỉ: 207 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Website:  - Email: nxb@ neu.edu.vn
Điện thoại/ Fax: (024) 36280280/ Máy lẻ: 5722
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, 
hướng tới phục hồi và phát triển

File đính kèm:

  • pdfky_yeu_hoi_thao_khoa_hoc_quoc_gia_kinh_te_viet_nam_2020_va_t.pdf