Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc các hình thức phỏng vấn phổ biến

Trang phục nghiêm túc

Một trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc quan trọng và cơ bản nhất chính là

vấn đề trang phục. Mặc trang phục nghiêm túc chứng tỏ bạn hiểu biết về văn hóa

doanh nghiệp và tôn trọng nhà tuyển dụng. Dù cho bạn có là người yêu thích sự

thoải mái và tiện lợi thì cũng đừng nên diện quần jeans và áo pull để tham dự một

buổi phỏng vấn xin việc. Ấn tượng đầu tiên không phải là tất cả nhưng sẽ quyết

định thiện cảm của người phỏng vấn đối với bạn. Nếu không lưu tâm đến vấn đề

trang phục, trong mắt nhà tuyển dụng bạn sẽ là một người xuề xòa và dễ dãi. Và

không một công ty nào lại muốn thu nhận một nhân viên tương lai xuề xòa và dễ

dãi như vậy cả.Ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể cũng quyết định yếu tố thành bại của bạn trong cuộc phỏng vấn

không kém ngôn ngữ lời nói. Chỉ một hành động nhỏ mà bạn vô tình thể hiện cũng

có thể minh chứng cho một thái độ tiêu cực đối với nhà tuyển dụng. Liên tục nhìn

đồng hồ chứng tỏ bạn không dành nhiều thời gian và chưa toàn tâm toàn ý cho

cuộc phỏng vấn, thậm chí xem đây là một công việc nhàm chán. Tư thế ngồi không

thẳng lưng, vai xệ, ngọ nguậy trên ghế trong khi nói, hai bàn tay thường xuyên làm

nhiều hành động thừa thãi, ánh mắt nhìn xuống chứng tỏ bạn đang rất kém tự tin

trong từng lời nói của mình. Cơ thể truyền tải nhiều thông tin cảm xúc hơn bạn

nghĩ. Do đó, hãy chú ý đến những cử chỉ tưởng chừng như vô cùng nhỏ nhặt trong

lúc trả lời phỏng vấn. Hãy ngồi thẳng lưng và vai, không ngọ nguậy liên tục trên

ghế và không nhìn đồng hồ nhiều lần. để tạo ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển

dụng

Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc các hình thức phỏng vấn phổ biến trang 1

Trang 1

Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc các hình thức phỏng vấn phổ biến trang 2

Trang 2

Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc các hình thức phỏng vấn phổ biến trang 3

Trang 3

Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc các hình thức phỏng vấn phổ biến trang 4

Trang 4

Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc các hình thức phỏng vấn phổ biến trang 5

Trang 5

Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc các hình thức phỏng vấn phổ biến trang 6

Trang 6

Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc các hình thức phỏng vấn phổ biến trang 7

Trang 7

Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc các hình thức phỏng vấn phổ biến trang 8

Trang 8

Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc các hình thức phỏng vấn phổ biến trang 9

Trang 9

Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc các hình thức phỏng vấn phổ biến trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang duykhanh 9320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc các hình thức phỏng vấn phổ biến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc các hình thức phỏng vấn phổ biến

Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc các hình thức phỏng vấn phổ biến
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc 
Các hình thức phỏng vấn phổ biến 
Một cuộc phỏng vấn xin việc thành công là tổng hòa của rất nhiều yếu tố, từ hình 
thức đến nội dung. Nhiều người trước khi tìm được một công việc phù hợp đã phải 
trải qua nhiều lần phỏng vấn xin việc, và không ít lần thất bại. Câu hỏi “tại sao 
mình thất bại trong buổi phỏng vấn đó” dường như chưa được các ứng viên lưu 
tâm. Vì vậy để không lãng phí thời gian và công sức cho những cuộc phỏng vấn 
“ra về tay không”, hãy trang bị cho mình những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc 
cần thiết nhất. 
Trang phục nghiêm túc 
Một trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc quan trọng và cơ bản nhất chính là 
vấn đề trang phục. Mặc trang phục nghiêm túc chứng tỏ bạn hiểu biết về văn hóa 
doanh nghiệp và tôn trọng nhà tuyển dụng. Dù cho bạn có là người yêu thích sự 
thoải mái và tiện lợi thì cũng đừng nên diện quần jeans và áo pull để tham dự một 
buổi phỏng vấn xin việc. Ấn tượng đầu tiên không phải là tất cả nhưng sẽ quyết 
định thiện cảm của người phỏng vấn đối với bạn. Nếu không lưu tâm đến vấn đề 
trang phục, trong mắt nhà tuyển dụng bạn sẽ là một người xuề xòa và dễ dãi. Và 
không một công ty nào lại muốn thu nhận một nhân viên tương lai xuề xòa và dễ 
dãi như vậy cả. 
Ngôn ngữ cơ thể 
Ngôn ngữ cơ thể cũng quyết định yếu tố thành bại của bạn trong cuộc phỏng vấn 
không kém ngôn ngữ lời nói. Chỉ một hành động nhỏ mà bạn vô tình thể hiện cũng 
có thể minh chứng cho một thái độ tiêu cực đối với nhà tuyển dụng. Liên tục nhìn 
đồng hồ chứng tỏ bạn không dành nhiều thời gian và chưa toàn tâm toàn ý cho 
cuộc phỏng vấn, thậm chí xem đây là một công việc nhàm chán. Tư thế ngồi không 
thẳng lưng, vai xệ, ngọ nguậy trên ghế trong khi nói, hai bàn tay thường xuyên làm 
nhiều hành động thừa thãi, ánh mắt nhìn xuống chứng tỏ bạn đang rất kém tự tin 
trong từng lời nói của mình. Cơ thể truyền tải nhiều thông tin cảm xúc hơn bạn 
nghĩ. Do đó, hãy chú ý đến những cử chỉ tưởng chừng như vô cùng nhỏ nhặt trong 
lúc trả lời phỏng vấn. Hãy ngồi thẳng lưng và vai, không ngọ nguậy liên tục trên 
ghế và không nhìn đồng hồ nhiều lần... để tạo ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển 
dụng. 
Thái độ tự tin và thẳng thắn 
Để thể hiện thái độ tự tin và thẳng thắn, hãy luôn luôn nhìn thẳng vào mắt nhà 
tuyển dụng trong lúc phỏng vấn. Khi trao đổi với họ, đừng úp mở hoặc ấp úng mà 
hãy trình bày vấn đề của mình một cách mạch lạc và rõ ràng hết sức có thể. Để làm 
được điều đó, bạn cần phải chuẩn bị một tinh thần thật thoải mái. Mặc dù chúng ta 
luôn xem trọng cuộc phỏng vấn, nhưng cũng nên xem đây như là một công việc 
mà mình nên hoàn thành nó một cách nhẹ nhàng. Càng tự tin và thoải mái thì mọi 
việc sẽ càng dễ dàng hơn. 
Đừng nói “Tôi không biết” hoặc “Tôi không làm được” 
Khi gặp một câu hỏi về một vấn đề nào đó mà bạn chưa từng nghe qua, đừng vội 
trả lời rằng “Tôi không biết” hay “Tôi không làm được” vì nhà tuyển dụng sẽ đánh 
giá bạn là người kém năng lực. Thay vào đó, hãy nói khéo léo hơn: “Tôi chưa tìm 
hiểu” hoặc “Tôi sẽ tìm hiểu về vấn đề này” để chứng tỏ bạn là người cầu tiến và 
ham học hỏi. Đây là một trong những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc quan 
trọng mà nhiều người chưa biết. 
 Sức mạnh của nụ cười 
Nụ cười là một trong những cách tốt nhất để chúng ta thể hiện thái độ chân thành 
và thân thiện. Vì vậy trong cuộc phỏng vấn, hãy tận dụng nụ cười đúng lúc. Chẳng 
hạn như khi bạn kể về một tình huống hài hước đã xảy ra trong một chuyến công 
tác nào đó, tình huống ấy khiến bạn có thêm kinh nghiệm làm việc như thế nào 
Không chỉ thể hiện thái độ thân thiện và chân thành, nụ cười còn mang đến một 
bầu không khí vui vẻ và thoải mái cho cuộc nói chuyện giữa bạn và nhà tuyển 
dụng. 
Không nói những điều tiêu cực về công ty cũ 
Một trong những câu hỏi thường gặp của nhà tuyển dụng là “Tại sao bạn nghỉ việc 
ở chỗ làm cũ?”. Trong trường hợp đó, đừng bao giờ trả lời bằng cách “nói xấu” sếp 
cũ hoặc đồng nghiệp cũ. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ kết luận rằng, hôm nay bạn 
có thể nói những điều tiêu cực về cơ quan cũ thì ngày mai nếu rời khỏi công ty của 
họ, bạn cũng sẽ có thể làm điều tương tự. Do đó, để trả lời tốt câu hỏi này, bạn hãy 
nói về sự không phù hợp của bạn với chỗ làm cũ và về sự mong mỏi được dấn thân 
vào một thử thách mới, một trải nghiệm mới. 
 Biết cách đặt câu hỏi để tránh thụ động 
Suốt buổi phỏng vấn xin việc, bạn đừng trở nên thụ động vì chỉ toàn trả lời những 
câu hỏi được nhà tuyển dụng đặt ra. Một kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc rất 
quan trọng mà không phải người xin việc cũng biết đó là biết cách đặt câu hỏi 
ngược lại. Việc thỉnh thoảng đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng khiến buổi phỏng vấn 
trở nên nhẹ nhàng hơn, giống như một buổi nói chuyện thân mật chứ không phải là 
một bài kiểm tra căng thẳng và áp lực. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng sẽ hài lòng 
khi biết mức độ quan tâm của bạn đối với công việc trong tương lai là rất cao. 
 Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi cũng không phải dễ dàng. Những câu hỏi về đặc điểm, 
tính chất, phương thức kinh doanh của công ty sẽ chỉ khiến cho nhà tuyển dụng 
cảm thấy rằng bạn hoàn toàn chưa tìm hiểu gì về họ. Hãy đặt những câu hỏi thông 
minh để chứng tỏ năng lực của bạn, đồng thời thể hiện sự hiểu biết rõ về công ty. 
Chẳng hạn như: “loại hình công nghệ nào tôi có thể sử dụng để đáp ứng tốt nhất 
cho công việc này?”, hay “tôi đã từng sử dụng qua một phần mềm rất phù hợp với 
công việc ở đây, không biết công ty mình đã thử qua phương thức đó chưa?” 
 Cho đến cuối cùng, điều quan trọng nhất trong số rất nhiều kỹ năng phỏng vấn xin 
việc đó là bạn phải là chính mình. Dù bạn có nắm rõ các cách thức “lấy lòng” nhà 
tuyển dụng đến đâu thì điều mà họ quan tâm và chú trọng nhất vốn không phải là 
hình thức thể hiện bên ngoài mà chính là năng lực và đạo đức của bạn. Chính vì thế 
để có được công việc như mong muốn, bạn hãy luôn luôn và luôn luôn là chính 
mình trong mắt nhà tuyển dụng. 
Các hình thức phỏng vấn phổ biến 
Hiện nay nhu cầu tuyển dụng rất lớn, mỗi công ty đều có cách phỏng vấn khác 
nhau nhằm lựa chọn ứng viên phù hợp. Careerlink xin chia sẻ cùng các bạn các 
hình thức phỏng vấn nhằm giúp các bạn tự tin hơn để giải quyết mọi vấn đề mà 
nhà tuyển dụng đặt ra. 
1. Phỏng vấn qua điện thọai 
Hiện nay phỏng vấn qua điện thoại là cách phổ biến nhằm sàn lọc các ứng viên 
trước cuộc phỏng vấn đầu tiên. Cuộc phỏng vấn này có thể hẹn trước hoặc không. 
Nếu ở thời điểm đó không thuận tiện bạn có thể cho người ta biết và sắp xếp một 
cuộc hẹn vào lúc khác. 
Trong lúc phỏng vấn qua điện thoại bạn có thể bị out ngay nếu trả lời ấp úng hay 
không khớp với CV mà bạn đã gửi. Nếu bạn có chất giọng hay hoặc phản xạ nhanh 
trong cách trả lời sẽ dễ dàng ghi điểm đối với nhà tuyển dụng. 
Nếu cuộc phỏng vấn đã được hẹn trước bạn nên chuẩn bị tất cả các tài liệu liên 
quan như tài liệu về công việc, CV mà bạn đã gửi cho nhà tuyển dụng, tài liệu 
tham khảo. Bắt đầu cuộc phỏng vấn bạn nên xác nhận lại tên và chức vụ của người 
phỏng vấn, nhớ rằng phải ghi chú lại. Thông tin này giúp bạn không làm phật lòng 
người phỏng vấn khi bạn không có sự nhầm lẫn trong quá trình phỏng vấn, mặc 
khác cũng để sử dụng khi viết thư cảm ơn sau cuộc phỏng vấn. Vì thời gian ít nên 
bạn cần trả lời các câu hỏi ngắn gọn tập trung và có thể tranh thủ hỏi nhà tuyển 
dụng thêm thông tin liên quan đến công việc, công ty 
2. Phỏng vấn trong bữa ăn 
Có thể đây là hình thức phỏng vấn ít được phổ biến tại Việt Nam so với các hình 
thức khác. Nhà tuyển dụng muốn phỏng vấn theo cách này nhằm đánh giá khả 
năng giao tiếp của bạn. 
Trước khi phỏng vấn như thế này bạn nên tìm hiểu trước nhà hàng mà mình được 
mời đến và tìm hiểu cách sử dụng các loại dao nĩa trên bàn tiệc. 
Trong bữa ăn bạn đừng nên gọi những món ăn đắt tiền, chú ý đến một số món ăn 
sẽ gây phiền toái cho bạn vì vậy phải chọn những món ăn đơn giản để thuận tiện 
khi vừa ăn vừa trao đổi. Bạn không nên nói chuyện khi trong miệng còn thức ăn, 
nên thoải mái trao đổi cỡi mở với nhà tuyển dụng. 
Sau bữa ăn bạn nên cảm ơn nhà tuyển dụng và viết thư cảm ơn đồng thời bày tỏ 
thái độ quan tâm đối công việc khi về tới nhà. 
3. Phỏng vấn nhiều người một lúc 
Đây là hình thức phỏng vấn mà tuyển dụng sẽ gọi từ 2,3 ứng viên trở lên vào 
phỏng vấn cùng một lúc, họ đặt cùng một câu hỏi như nhau và để các ứng viên 
cùng trả lời.Trong trường hợp này thường thì các câu hỏi không phải trả lời đúng 
hay sai mà vấn đề ở chỗ nhà tuyển dụng khả năng phản ứng nhanh nhạy của các 
ứng viên. Vì thế bạn cần bình tĩnh trả lời nhanh, tuy nhiên cũng đừng hấp tấp giành 
trả lời khi chưa nghĩ ngay ra phương án hay. Nếu đối thủ của bạn đã trả lời rồi thì 
bạn cũng không được ngắt lời của người ta mà hãy chờ người ta nói xong đã. Khi 
mình trả lời cũng không được chê bai câu trả lời của người trước. Nếu lúc nào bạn 
cũng trả lời “Tôi đồng ý với phương án của chị A” thì chắc chắn bạn sẽ không 
được chọn vì rằng nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên rất chậm chạp, hoặc anh ta 
chỉ là người ba phải ăn theo. Vì thế nếu trả lời sau mà vẫn không có phương cách 
trả lời khác thì bạn nên bổ sung nâng cao phương án đó theo cách tối ưu hơn, khả 
năng thuyết phục cao và kỹ năng tổ chức nhóm chắc chắn bạn sẽ ghi điểm ở nhà 
tuyển dụng. Dạng câu hỏi tình huống đòi hỏi ứng viên phải sáng tạo, có khả năng 
suy luận logic để đưa ra giải pháp thích hợp nhất. 
4. Phỏng vấn trực tiếp 
Tùy theo qui mô và qui chế của công ty mà quá trình phỏng vấn trực tiếp có thể 
tiến hành một lần hay nhiều lần. 
- Phỏng vấn trực tiếp lần đầu: nhân viên nhân sự sẽ phỏng vấn nhằm đánh giá năng 
lực và chuyên môn của bạn có phù hợp với công việc hay không? Vì thế bạn cần 
nghiên cứu kỹ mô tả công việc mà họ đã đưa ra, chú ý cách trả lời không được 
khác so với CV mà bạn đã gửi cho họ. 
- Phỏng vấn trực tiếp lần 2: Trưởng phòng nhân sự hoặc có thể có trưởng phòng 
của vị trí mà bạn ứng tuyển, giám đốc. Đây là cuộc phỏng vấn chính thức nhằm 
kiểm tra năng lực và chuyên môn của bạn. Những người tham gia phỏng vấn đều 
có quyền ra quyết định chọn bạn hay không? Vì thế đừng quên là bạn phải trả lời 
cho tất cả nhóm thay vì trả lời với người đặt câu hỏi cho bạn và đừng quên chú ý 
đến người đặt câu hỏi cho mình. Thông thường có một người chính điều khiển 
cuộc phỏng vấn. Người này có thể là giám đốc trực tiếp của bạn hoặc là người ra 
quyết định, vì vậy hãy đặc biệt chú ý đến họ. 
- Phỏng vấn lần cuối: Thông thường ở vòng cuối cùng này bạn dường như đã được 
chấp nhận làm việc và họ chỉ gặp bạn để thương lượng mức lương và chế độ làm 
việc. Đây có thể xem là vòng phỏng vấn căng thẳng nhất giữa một bên muốn trả 
lương thấp và một bên muốn nhận mức lương cao. Vì thế bạn phải khéo léo linh 
hoạt trong thương lượng. Nên hỏi rõ về công việc mà mình sẽ làm, các chế độ đãi 
ngộ của công ty. 
Việc hiểu rõ đặc điểm cơ bản của mỗi vòng phỏng vấn sẽ giúp bạn loại bỏ cảm 
giác hồi hộp, căng thẳng và chuẩn bị thật chu đáo câu trả lời và những giải pháp dự 
bị để đối phó với nhà tuyển dụng. 

File đính kèm:

  • pdfky_nang_tra_loi_phong_van_xin_viec_cac_hinh_thuc_phong_van_p.pdf