Kinh tế Việt Nam năm 2021: Vượt qua thách thức, tăng trưởng bền vững
Bài viết này được thực hiện nhằm trình bày tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm
2020 gắn với bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Trong đó, tác giả tổng kết những thành tựu mà kinh
tế Việt Nam đã đạt được trong năm qua, lẫn những thách thức, khó khăn. Bên cạnh đó, tác giả
phân tích việc điều hành chính sách tiền tệ, thực hiện chính sách tài khóa, ổn định kinh tế vĩ mô,
cùng những nỗ lực của Chính phủ. Từ đó, tác giả đưa ra những nhận định về triển vọng của kinh
tế Việt Nam trong năm 2021.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Kinh tế Việt Nam năm 2021: Vượt qua thách thức, tăng trưởng bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kinh tế Việt Nam năm 2021: Vượt qua thách thức, tăng trưởng bền vững
i vì chính sách tiền tệ nhằm đối phó với COVID-19 của Ngân hàng Nhà nước ở mức nhẹ, chủ yếu đến từ nguồn lực của các ngân hàng thương mại. Như vậy, chúng ta có thể đánh giá chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước là nới lỏng nhưng có kiểm soát. Từ đó, góp phần hạn chế gia tăng nợ xấu và bong bóng giá tài sản như trước đây. Bảng 1. Chính sách đối phó với dịch COVID-19 của một số quốc gia khu vực Đông Nam Á Quốc gia Chính sách tiền tệ Chính sách tài khóa Singapore - Thiết lập tốc độ tăng giá của NEER của đồng Singapore ở mức 0%. - Cung cấp gói 125 tỷ Singapore nhằm hỗ trợ dịch vụ tài chính. - Yêu cầu ngân hàng thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp chịu tác động của dịch bệnh. - Swap line với FED 60 tỷ USD. - Cung cấp nhân dân tệ để bù đắp thiếu hụt thanh khoản. - 20,1% GDP Thái Lan - BOT mua 100 tỷ baht trái phiếu chính phủ. - Gói cho vay ưu đãi trị giá 500 tỷ baht. - Giảm lãi suất điều hành xuống 75 điểm cơ bản. - Thành lập quỹ ổn định trái phiếu doanh nghiệp nhằm cung cấp thanh khoản trị giá gần 400 tỷ baht tới các doanh nghiệp có trái phiếu đáo hạn năm 2020 - 2021. - 9,6% GDP Malaysia - Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. - Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trị giá 0,2% GDP. - Giảm lãi suất điều hành 125 điểm cơ bản. - Hỗ trợ thanh khoản ngân hàng trị giá 1,3% GDP để hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn. - 5,0% GDP Indonesia - Thực hiện mua trái phiếu chính phủ sơ cấp. - Giảm lãi suất điều hành 125 điểm cơ bản. - Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng thời gian đáo hạn trên OMO nhằm bơm thanh khoản. - 4,4% GDP Việt Nam - Giảm lãi suất điều hành 150 điểm cơ bản. - Yêu cầu các ngân hàng thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch COVID-19. - 3,6% GDP KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN 117 Tính thanh khoản của toàn hệ thống trong năm 2020 được duy trì dồi dào. Do đó, lãi suất liên ngân hàng và lợi suất trái phiếu chính phủ duy trì ở mức thấp kể từ tháng 5/2020. Vì vậy, lãi suất huy động tại các ngân hàng cũng giảm mạnh, cụ thể mức giảm của các kỳ hạn dao động từ 150 đến 300 điểm cơ bản. Trong khi đó, mức giảm của lãi suất cho vay có phần ít hơn, dao động trong khoảng từ 50 đến 100 điểm cơ bản. Có thể thấy, tính thanh khoản dồi dào và tăng trưởng tín dụng luôn duy trì ở mức cao là do các nguyên nhân: - Dịch bệnh khiến cho nhu cầu tín dụng giảm đi vì các doanh nghiệp gặp khó khăn. Tuy nhiên, phía Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời yêu cầu các ngân hàng thương mại cổ phần giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19. - Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối, bơm ra thị trường gần 350.000 tỷ đồng. Hình 4. Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống 2.2.3. Ổn định tỷ giá Trong tháng 3/2020, tỷ giá USD/VND có sự biến động mạnh mẽ, nhưng bước sang tháng 4/2020, tỷ giá đã đi vào ổn định và có sự sụt giảm trong những tháng cuối năm. Nếu so với thời điểm cuối tháng 12/2019 thì tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng và tỷ giá trung tâm tại thời điểm cuối tháng 12/2020 đã giảm lần lượt 0,3% và 0,1%. Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường chợ đen lại có chiều hướng diễn biến ngược lại, tăng 0,9% tính từ đầu năm 2020. Mặt khác, tỷ giá danh nghĩa đa phương trong nửa cuối năm 2020 đã giảm về mức xấp xỉ năm 2017. Như vậy, có thể thấy đồng Việt Nam đã giảm giá tương đối so với rổ tiền tệ. Một số yếu tố khiến tỷ giá danh nghĩa đa phương, tỷ giá thực đa phương giảm và tỷ giá USD/ VND ổn định trong năm qua: - Sự giảm giá của đồng USD trên thị trường quốc tế. - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng dự trữ ngoại hối giúp đồng Việt Nam giảm giá tương đối so với các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ. Với những phân tích ở trên, tác giả cho rằng Việt Nam hoàn toàn có lợi thế trong xuất khẩu. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 118 3. TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 3.1. Tăng trưởng GDP Các yếu tố góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP bao gồm: tiêu dùng nội địa, sự quay lại của dòng vốn FDI, các hiệp định thương mại tự do và sự phục hồi của các hoạt động sản xuất chế biến. - Về nhu cầu tiêu dùng nội địa: Mặc dù dịch bệnh đã bùng phát 2 lần nhưng với khả năng ứng phó, kiểm soát tốt dịch bệnh của Chính phủ cùng với việc đẩy mạnh triển khai đưa vào sử dụng vắc-xin AstraZeneca phòng, chống COVID-19 tại Việt Nam đã giúp nhu cầu tiêu dùng nội địa hồi phục trong những tháng đầu năm 2021. Theo Tổng cục Thống kê, hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng tăng cao trong những tháng cuối năm 2020 và hiện tại vẫn đang có xu hướng tăng dần do dịch bệnh đã được kiểm soát hiệu quả. Chỉ số PMI của Việt Nam tăng từ 49,9 điểm (tháng 11/2020) lên 51,7 điểm (tháng 12/2020), trong đó lượng đơn đặt hàng mới của nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng liên tục tăng trong nửa cuối năm 2020. Mức tăng trưởng doanh thu bán lẻ tăng dần trong nửa cuối năm 2020 ở tất cả các nhóm: thực phẩm, may mặc, trang thiết bị gia đình, trang thiết bị đi lại. Theo các số liệu thống kê, doanh số năm 2020 của thị trường bán lẻ Việt Nam đạt hơn 172 tỷ USD, tăng thêm 11 tỷ USD so với năm 2019. Mức tăng trưởng này thật sự ấn tượng trong bối cảnh thị trường bán lẻ của nhiều quốc gia trên thế giới đang bị giảm sút vì đại dịch. - Dòng vốn FDI: Trong năm 2020, do dịch bệnh ảnh hưởng, việc đi lại giữa Việt Nam và các quốc gia khác gặp nhiều trở ngại nên dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam cũng bị hạn chế. Số dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư là 2.523 dự án, giảm 12,5% so với năm trước. Tổng vốn đầu tư đăng ký là 28,53 tỷ USD, giảm 25% so với 2019 và FDI giải ngân là 19,9 tỷ, giảm 2% YoY. Mặc dù đang chịu sự cạnh tranh từ các quốc gia ASEAN khác, nhưng Việt Nam có những lợi thế riêng trong việc thu hút dòng vốn FDI. Dịch bệnh được kiểm soát tốt, mức tăng trưởng GDP dương trong năm qua, hoạt động sản xuất phục hồi mạnh mẽ, cùng với việc tham gia – thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới CPTPP, EVFTA,... là những yếu tố khác biệt giúp Việt Nam tiếp tục thu hút dòng vốn FDI trong năm 2021. - Các hiệp định thương mại tự do được thông qua: các hiệp định thương mại tự do EVFTA giữa Việt Nam và EU, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP đã chính thức có hiệu lực. Các hiệp định được thông qua sẽ giúp Việt Nam trở thành điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài FDI ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung, khu vực ASEAN nói riêng. Bên cạnh việc mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, hiệp định này sẽ giúp Việt Nam có môi trường thuận lợi, đẩy mạnh thu hút đầu tư trong một số lĩnh vực thế mạnh, tiềm năng của EU như: công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, dịch vụ tài chính, ngân hàng,... Ngoài ra, EVFTA loại bỏ đến 99% thuế hải quan giữa hai bên. Trong khi đó, CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam tùy theo cam kết của từng nước. Có thể thấy, sự ra đời của các hiệp định thương mại tự do cùng với việc xóa bỏ thuế quan là cơ hội thuận lợi để các ngành công nghiệp của Việt Nam phát triển, tăng lợi thế cho những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như may mặc, giày da, nông sản, thủy sản. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN 119 Hình 5. Tăng trưởng xuất khẩu sang các đối tác chính của Việt Nam -30 -25 -20 -15 -10 -5 0 5 10 15 20 25 30 Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Bản Mỹ EU ASEAN -30 -25 -20 -15 -10 -5 0 5 10 World Bank IMF ADB Bloomberg Chính phủ - Sự phục hồi của các hoạt động sản xuất chế biến: Các hoạt động sản xuất, chế biến của Việt Nam có dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ kể từ quý II năm 2020. Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn nhờ kiểm soát dịch bệnh rất tốt. Trong bảng xếp hạng các trung tâm sản xuất toàn cầu, Việt Nam xếp thứ hai, chỉ sau Trung Quốc. Như vậy, trong bối cảnh nếu dịch COVID-19 tiếp tục được kiểm soát tốt trong năm 2021, việc tiêm chủng vắc-xin phòng dịch COVID-19 được tiến hành trên diện rộng, mạng lưới dịch vụ du lịch, đường bay quốc tế hạn chế, cùng với việc phân tích các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng ở trên thì mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2021 sẽ nằm trong khoảng từ 6,5% đến 7%. Các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (World Bank),... cũng đã sớm đưa ra dự báo về mức tăng trưởng của GDP Việt Nam trong năm tới. Hình 6. Dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2021 của các tổ chức -30 -25 -20 -15 -10 -5 0 5 10 15 20 25 30 Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Bản Mỹ EU ASEAN -30 -25 -20 -15 -10 -5 0 5 10 World Bank IMF ADB Bloomberg Chính phủ Tuy nhiên, có một vấn đề được đặt ra là Việt Nam phải đối mặt với rủi ro áp thuế bổ sung từ phía Mỹ. Việc nới lỏng chính sách tài khóa trong năm qua đã khiến Việt Nam bị thâm hụt ngân sách (4,2% GDP), cao hơn mức thâm hụt ngân sách năm 2019. Mặt khác, trong năm 2021, Chính phủ vẫn phải đưa ra nhiều giải pháp để hỗ trợ hồi phục kinh tế đồng thời trả các khoản nợ quốc tế. Do vậy, mức thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam được dự báo sẽ KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 120 tiếp tục tăng trong năm 2021. Chính vì vậy, Việt Nam sẽ bị hạ mức tín nhiệm từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế. 3.2. Lạm phát Trong nửa đầu năm 2020, khi dịch COVID-19 bùng phát đợt 1, cung cầu hàng hóa bị mất cân bằng, giá cả hàng hóa giảm đáng kể. Tuy nhiên, từ nửa cuối năm 2020, khi dịch bệnh đã được kiểm soát, giá cả hàng hóa bắt đầu phục hồi. Việc Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp khiến giá lương thực biến động tăng. Ngoài ra, trong năm 2021 nguồn cung lương thực thực phẩm sẽ tiếp tục được duy trì đầy đủ. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá lương thực tháng 2/2021 tăng 1,77% so với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá thực phẩm tăng 1,82% so với cùng kỳ 2020. Bên cạnh đó, giá thịt heo đã đi vào ổn định, không còn tăng mạnh như trước do nguồn cung được đảm bảo từ nhập khẩu bên cạnh việc tăng sản lượng trong nước. Về phía thị trường dầu mỏ, OPEC cho biết sẽ tiếp tục duy trì cắt giảm sản lượng. Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ dự báo nhu cầu dầu sẽ tăng nhanh trong năm 2021, trong đó giá dầu Brent sẽ đạt trung bình 47USD/thùng trong quý I/2021 và tăng lên mức trung bình 50 USD/thùng trong quý IV/2021. Về phía các dịch vụ công, Chính phủ sẽ tiếp tục dời lộ trình tăng giá, trong đó giá của các dịch vụ y tế sẽ không điều chỉnh tăng. Như vậy, trong bối cảnh Việt Nam đã và đang thực hiện bình ổn giá cả thị trường, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tiếp tục được duy trì mở rộng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa hồi phục như kỳ vọng, các chuyên gia kinh tế cho rằng, CPI bình quân 2021 của Việt Nam sẽ dao động từ 3,2% đến 3,8%, vẫn nằm trong mục tiêu đặt ra của Quốc hội. 3.3. Lãi suất Trong năm 2020, mặt bằng lãi suất của Việt Nam đã giảm mạnh về mức thấp nhất kể từ 2010. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã ba lần cắt giảm lãi suất điều hành, lãi suất tái cấp vốn giảm 2%/ năm, lãi suất trên thị trường mở giảm 1,5%/năm, lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng giảm 1%/năm, lãi suất cho vay khu vực ưu tiên giảm 1,5%/năm. Việc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định giảm lãi suất huy động kéo theo lãi suất cho vay xuống thấp nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp, đồng thời góp phần khôi phục nền kinh tế vốn đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, trước những nỗ lực chống dịch của Chính phủ cùng với thông tin về việc đưa vắc- xin vào sử dụng đại trà, kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu hồi phục tốt. Nhiều tổ chức quốc tế cũng dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam đạt xấp xỉ 7% trong năm 2021. Do đó, nhu cầu vốn của doanh nghiệp, nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ tăng lên. Điều này sẽ dẫn đến mặt bằng lãi suất tăng lên. Tuy nhiên, mức tăng này sẽ không quá nhanh và cao như trước đây. Theo ước tính, mức tăng lãi suất trong quý I/2021 rơi vào khoảng 0,25% đến 0,5%. Bởi lẽ mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng Nhà nước vẫn là ổn định vĩ mô và tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN 121 Hình 7. Lãi suất huy động 12 tháng và lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa năm 2020 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Jan-20 Feb-20 Mar-20 Apr-20 May-20 Jun-20 Jul-20 Aug-20 Sep-20 Oct-20 Nov-20 Dec-20 Lãi suất huy động trung bình 12T VND Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa VND với một số ngành, lĩnh vực 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Mỹ Trung quốc Nhật Bản Hàn Quốc EU ASEAN Xuất Khẩu (tỷ USD) Nhập khẩu (tỷ USD) 3.4. Tỷ giá Với những kinh nghiệm trong ứng phó, kiểm soát dịch bệnh cùng các biện pháp hỗ trợ từ chính phủ, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong nước sớm phục hồi, xuất nhập khẩu được đẩy mạnh. Ngoài ra, trước làn sóng dịch chuyển các nhà máy sản xuất của Mỹ, Nhật Bản,... ra khỏi Trung Quốc, Việt Nam trở thành điểm đến an toàn. Song song với đó các hiệp định thương mại song phương và đa phương được thông qua là những tiền đề để hoạt động xuất - nhập khẩu của Việt Nam hưởng lợi, tăng cường thu hút dòng vốn FDI, từ đó giúp nguồn cung ngoại tệ tiếp tục duy trì tích cực. Hình 8. Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác lớn trong năm 2020 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Jan-20 Feb-20 Mar-20 A r-20 May-20 Jun-20 Jul-20 Aug-20 Sep-20 Oct-20 Nov-20 Dec-20 Lãi suất huy động trung bình 12T VND Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa VND với một số ngành, lĩnh vực 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Mỹ Trung quốc Nhật Bản Hàn Quốc EU ASEAN Xuất Khẩu (tỷ USD) Nhập khẩu (tỷ USD) Về phía đồng USD, trong năm 2021, sẽ có xu hướng giảm giá. Nguyên nhân là do vắc-xin phòng chống COVID-19 sắp được triển khai trên thế giới, tâm lý nhà đầu tư lạc quan hơn, sẵn sàng tham gia vào các kênh đầu tư khác thay vì đầu tư vào đồng USD. Bên cạnh đó, việc chuyển KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 122 giao quyền lực tổng thống Mỹ giữa hai ông Donald John Trump và Joseph Robinette Biden cùng những động thái gần đây của FED là cơ sở để cho rằng đồng USD giảm giá trong tương lai. Như vậy, tỷ giá USD/VND trong năm 2021 được dự báo sẽ giảm nhẹ so với 2020 trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ được duy trì và sự giảm giá của đồng USD. Tuy nhiên, cũng nói thêm rằng, xu hướng tỷ giá USD/VND vẫn còn có thể bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại hối. 4. KẾT LUẬN Bài viết đã tổng kết những thành tựu và hạn chế của kinh tế Việt Nam trong năm 2020, đồng thời đưa ra dự báo về triển vọng kinh tế 2021. Với những lập luận và phân tích ở trên, tác giả mong muốn đem đến một góc nhìn riêng về bức tranh kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đầy thách thức như hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://www.adb.org 2. https://www.imf.org 3. https://www.mof.gov.vn 4. https://www.tapchitaichinh.vn 5. https://www.worldbank.org
File đính kèm:
- kinh_te_viet_nam_nam_2021_vuot_qua_thach_thuc_tang_truong_be.pdf