Kinh tế Việt Nam năm 2021: Cơ hội và thách thức
Năm 2020 khép lại với những kết quả ấn tượng của nền kinh tế Việt Nam. Điều này được
coi là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế vượt bậc vào năm 2021. Nhưng rủi ro tiềm
ẩn đến từ đại dịch COVID-19 đã tác động trực tiếp và gián tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Theo
phân tích của Oxford Economics, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á
có tăng trưởng GDP dương trong năm 2020 bởi dịch bệnh COVID-19, đạt 2,91% và sẽ hồi phục
8% trong năm 2021 [4]. Tuy nhiên, việc cam kết và thực hiện mở cửa quốc tế với những hiệp
định thương mại đã ký kết, như Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU (EVFTA), đem
đến cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng ẩn chứa thách thức lớn với thị trường nội địa, sức
cạnh tranh doanh nghiệp trong nước trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Trên cơ sở phân tích
một số cơ hội và thách thức, bài viết đề xuất những giải pháp phát triển cho nền kinh tế Việt Nam
trong năm 2021.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kinh tế Việt Nam năm 2021: Cơ hội và thách thức
vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, lần lượt 61% và hơn 57%. Đa số các doanh nghiệp này chỉ trữ nguyên liệu tới cuối quý I/2021. Do vậy, nếu dịch kéo dài sẽ khiến các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu dệt may của Việt Nam khó khăn. Trong khi ngành chế biến gỗ, sản xuất bàn ghế thì chịu ảnh hưởng của thị trường xuất khẩu do hoạt động thương mại với Trung Quốc bị hạn chế. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 72 - Ngành thương mại, du lịch, vận tải và xuất -nhập khẩu gặp nhiều khó khăn do chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh. Vận tải hàng không, đường bộ và đường sắt, xe buýt, xe công nghệ, xe taxi cũng bị sụt giảm về doanh số do ảnh hưởng lượng khách đi du lịch giảm và hạn chế việc di chuyển từ địa bàn này sang địa bàn khác bởi dịch bệnh. Các cơ sở lưu trú, du lịch gặp nhiều khó khăn do khách hàng hủy tour, hủy đặt phòng. Hoạt động kinh doanh nhà hàng trầm lắng do tâm lý người dân ngại đến những nơi đông người và yêu cầu cách ly toàn xã hội của Chính phủ. - Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc là chủ yếu. Hiện tại, các biện pháp chống dịch sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn cung ứng đầu vào của doanh nghiệp cũng như thị trường đầu ra cho ngành điện tử Việt Nam. - Lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản chịu ảnh hưởng nghiêm trọng vì phần lớn những sản phẩm trong ngành này của Việt Nam là xuất khẩu sang Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ; cộng với một lý do khác nữa là vẫn còn vấn đề thẻ vàng của EU và Trung Quốc khuyến khích tiêu dùng nội địa, siết chặt chi tiêu. Bên cạnh đó, nhiệt độ trung bình hằng năm ở Việt Nam tăng lên dẫn đến tình trạng hạn hán ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng, dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn, cúm gia cầm và đặc biệt là dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt cuộc sống xã hội. Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiện nay, biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra nhanh, tình trạng hạn hán nước biển xâm nhập sâu vào các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long; sạt lở bờ biển xảy ra ở nhiều vùng; mưa đá, bão lũ tại các địa phương phía Bắc với cường độ lớn hơn, mức độ tàn phá cao hơn. Ngoài ra, căng thẳng thương mại diễn biến phức tạp, khó dự đoán được triển vọng kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đối với thị trường ngoại hối, tài chính, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, sự kiện chuyển giao quyền lực tại Mỹ năm 2021 có ảnh hưởng nhất định đến cục diện kinh tế toàn cầu. Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia có thể chịu tổn thương nặng nề trước các cú sốc tài chính, thương mại nếu nền tảng trong nước không vững chắc. Đối với vấn đề việc làm và nguồn nhân lực: Chất lượng nguồn nhân lực chưa được cải thiện cùng năng lực khoa học - công nghệ ở mức thấp có thể ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế và khả năng thu hút các dòng vốn tới Việt Nam. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Theo Tổng cục Thống kê, thị trường lao động trong quý IV/2020, có trên 1,2 triệu người trong độ tuổi lao động bị mất việc làm và hàng triệu lao động bị ngừng việc bởi dịch COVID-19. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2020 là 2,48%, cao hơn 0,31 điểm phần trăm so với năm 2019 [7]. Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, thoát khỏi đói nghèo, đó là thành tựu của hơn 30 năm Đổi mới. Tuy nhiên, thách thức là nước ta không còn được vay ưu đãi với lãi suất thấp, ngược lại phải vay với lãi suất cao hơn. Đối với vấn đề xã hội có chuyển biến xấu: Các vấn đề xã hội, nhất là ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tắc nghẽn giao thông tại một số Thành phố lớn chưa được quan tâm xử lý; tín dụng đen có giảm nhưng vẫn còn là vấn đề nhức nhối; đặc biệt Việt Nam đã nổi lên là quốc gia có khí thải nhà kính bình quân đầu người tăng trưởng nhanh trên thế giới, khoảng 5% mỗi năm,.... Những vấn đề này nếu không được quan tâm giải quyết, sẽ trở thành điểm nghẽn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN 73 Đối với vấn đề đầu tư: Dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực nên hoạt động đầu tư ngay lập tức bị tác động làm giảm đầu tư của toàn nền kinh tế trong ngắn hạn. Các nhà đầu tư mới dừng tìm kiếm cơ hội đầu tư, nhất là đầu tư FDI, ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trong thời gian tới. Đối với các dự án đã đầu tư có khả năng sẽ hoãn lại việc tăng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, động lực phát triển từ FDI sẽ tốt hơn nếu như các thủ tục hành chính và thuế quan được cải thiện bởi các doanh nghiệp phải tốn nhiều thời gian thanh toán thuế và hoàn thành các mẫu biểu về thủ tục hành chính. Tuy nhiên, sự chuyển dịch dòng vốn FDI từ nước ngoài vào Việt Nam có thể không như kỳ vọng bởi chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu sẽ dịch chuyển mạnh theo hướng đa dạng sau đại dịch COVID-19. Đối với vấn đề nợ công: Nợ công có xu hướng tăng do khoản vay tăng lên. Theo báo cáo Bộ Tài chính, nợ công có xu hướng tăng, dự kiến tăng từ 56,8% (năm 2020) lên 58,6% (năm 2021) nhưng ở tầm kiểm soát được và thấp hơn so với mức trần 65% GDP [2]. Theo báo cáo về nợ công, Chính phủ dự kiến vay thêm khoảng 579 nghìn tỷ đồng vào năm 2021 để bù đắp bội chi ngân sách trung ương, vay để trả nợ gốc của ngân sách trung ương và vay để nhận nợ bảo hiểm xã hội. Trong bối cảnh dự báo thắt chặt thị trường vốn quốc tế, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ cũng sẽ tăng lên tương ứng gây sức ép trả nợ gốc lớn, thâm hụt ngân sách cao, Dự kiến nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ trong năm 2021 là khoảng 368 nghin tỷ đồng. Bên cạnh ngưỡng nợ công vẫn nằm trong giới hạn an toàn, việc gia tăng vay nợ mới, trả nợ cũ và bù đắp chi tiêu... đang tiềm ẩn khá nhiều rủi ro về tài chính cho quốc gia. Đối với các thị trường: Thị trường bất động sản về cơ bản đang trong giai đoạn sàng lọc, bắt đầu xuất hiện chênh lệch cung - cầu ở một số phân khúc khiến giá tăng bất hợp lý; phân khúc Condotel xuất hiện khó khăn khi cung vượt cầu và chưa giải quyết được vấn đề pháp lý; tiềm lực tài chính của hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản khá hạn hẹp, phần lớn phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài mà chủ yếu là vốn vay của các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nhanh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn trung dài hạn của doanh nghiệp, nhưng còn thiếu minh bạch, lãi suất phát hành ở một vài doanh nghiệp có nguy cơ phá vỡ mặt bằng lãi suất thị trường, cần hoàn thiện khung pháp lý và quản lý, giám sát cho lành mạnh hơn. Thị trường bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ, sẽ tăng lên khi xuất hiện dịch bệnh, khiến chi phí bồi thường tăng lên ở mức vừa phải. Tác động tiêu cực do dịch bệnh sẽ không diễn ra trong quý I/2021, có thể xảy ra trong 1 - 2 tháng sau sự cố. Thị trường chứng khoán được ví như hàn thử biểu của nền kinh tế, nên có nhiều thông tin bất lợi tới nền kinh tế như dịch bệnh COVID-19 sẽ phản ứng tức thì đó là bán tháo và giảm điểm khá mạnh; qua đó, các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn hoặc có xu hướng thận trọng khi quyết định đầu tư ở các thị trường lớn. Đối với hoạt động xuất - nhập khẩu: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, các hàng hóa nhập khẩu có thuế suất còn 0% -5%. Đây sẽ là cuộc cạnh tranh rất gay gắt không chỉ trong nước mà còn cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài bởi các doanh nghiệp Việt phổ biến là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình độ công nghệ thấp, năng lực tài chính hạn chế, phải cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn, công nghệ cao, tiềm lực tài chính hùng hậu, có những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Hiện nay, doanh nghiệp Việt KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 74 tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu phần lớn là ở những công đoạn có trình độ công nghệ thấp, gia công, lắp ráp. Ngoài ra, ưu đãi thuế nhập khẩu làm cho khoản thu ngân sách từ thuế sẽ giảm theo rất nhiều. Khi Việt Nam gia nhập RCEP sẽ đặt ra thách thức cho ngành nông nghiệp đó là các mặt hàng tương đồng sẽ chịu sức ép cạnh tranh từ các quốc gia tham gia RCEP và nước ta cũng trở thành thị trường nhập khẩu nông sản lớn từ các quốc gia trong RCEP, dẫn đến nhiều doanh nghiệp sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt trong cuộc chiến chiếm lĩnh thị trường trong nước. Đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế: Năm 2020 là năm được dự báo nằm trong chu kỳ suy thoái kinh tế chung của toàn thế giới, thông thường 10 năm một lần và Việt Nam cũng không ngoại lệ tránh khỏi xu hướng này, cụ thể khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra vào các năm 1997 - 1998, 2008 - 2009 và đến năm nay 2021. Qua ba thập kỷ, GDP của toàn thế giới quý I của các năm đầu chu kỳ suy thoái đều giảm. Tuy nhiên, GDP quý I/2021 của nước ta giảm ít hơn cùng kỳ so với các năm trước. Do đó, tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta chậm lại trong quý I năm 2021. Như vậy, mức tăng trưởng kinh tế nước ta năm nay phụ thuộc lớn vào việc dịch bệnh được khống chế vào thời điểm nào. 2.3. Giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam Để nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững và tăng trưởng thì phải nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức để đề ra những giải pháp thiết thực nhằm vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Sau đây là một số giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam trong năm 2021 và thời gian tới: Một là, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế. Đồng thời, nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới. Đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, tập trung vào những hàng hóa Việt Nam có lợi thế. Hai là, Chính phủ ưu tiên thực hiện chính sách hỗ trợ riêng đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19, để doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác, cho phép miễn tiền phạt chậm nộp thuế; miễn, giảm thuế xuất - nhập khẩu; miễn, giảm và hoàn thuế VAT; hỗ trợ tiếp cận các gói hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; giảm lãi suất các khoản vay hiện tại, điều chỉnh linh hoạt thời điểm thanh toán nợ hay lãi, khoanh nợ; lùi thời gian nộp các khoản nghĩa vụ với ngân sách, giảm các khoản nộp và các loại phí để giảm bớt một phần gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Ba là, nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tăng cường giáo dục để đào tạo kỹ năng mà các thị trường yêu cầu, cần tập trung đầu tư vào chuyển đổi số; trong đó, đặc biệt là kỹ năng sử dụng công nghệ, tạo thêm nguồn lực tăng trưởng cho khu vực tư nhân. Cần tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tập trung trước hết vào tạo điều kiện thuận lợi hơn, hỗ trợ và khuyến khích mạnh mẽ hơn đối với phát triển kinh tế tư nhân. Thúc đẩy mạnh quá trình doanh nghiệp phát triển và ứng KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN 75 dụng khoa học công nghệ trong thương mại điện tử, giao nhận, chuyển phát, thanh toán điện tử trên môi trường số. Bốn là, nâng cao chất lượng môi trường thể chế, quy hoạch, quảng bá và các hoạt động xúc tiến đầu tư FDI với Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU tập trung vào các ngành trọng điểm như: điện tử, sản xuất ô tô, chế biến nông thủy sản, tiết kiệm năng lượng và môi trường, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh thuận lợi. Đồng thời, hỗ trợ cung cấp thông tin về các thị trường xuất khẩu có lợi thế cho các doanh nghiệp, nhất là các thị trường mà nước ta đã ký kết các Hiệp định thương mại. Năm là, đẩy mạnh giải ngân sử dụng vốn đầu tư công, vốn ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài để làm động lực cho tăng trưởng. Xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, thủ tục hành chính, thể chế để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa, nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế như: đẩy nhanh tiến độ đường cao tốc Bến Lức - Long Thành; mở rộng nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất; xây dựng mới sân bay Long Thành; đường cao tốc Bắc - Nam,... Sáu là, các doanh nghiệp, tổ chức tài chính và nhà đầu tư cần vững tin vào nội lực của nền kinh tế, cũng như sức bền của thị trường nhằm góp phần hỗ trợ lấy đà tăng trưởng cho nền kinh tế. Theo dõi diễn biến thị trường tài chính và sử dụng đồng bộ các biện pháp ổn định thị trường góp phần ổn định kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế. Cuối cùng là, quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn lực tài nguyên, tăng cường bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao nhận thức, trách nhiệm để người dân chủ động, tích cực phòng chống dịch bệnh. 3. KẾT LUẬN Cơ hội sẽ được tạo ra bởi các chính sách tốt dẫn đến vốn FDI được đầu tư nhiều hơn. Thách thức bắt nguồn từ việc không cải thiện được các thể chế vận hành yếu kém và dịch bệnh đang diễn ra. Năm 2021, trước làn song nền kinh tế thế giới có xu hướng chững lại bởi căng thẳng địa chính trị và dịch bệnh COVID-19, các thách thức đã đặt nền kinh tế nước ta vào tình trạng “ảm đạm và bấp bênh” thiếu ổn định với hàng loạt rủi ro rình rập, cần những giải pháp căn cơ có tầm nhìn rộng để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế tạo tiền đề giai đoạn 2021 - 2030 phát triển nhanh và bền vững. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, thị trường hàng hóa sẽ “bùng nổ” sau giai đoạn bị “nén lại”; do đó, các ngành sản xuất và dịch vụ chuẩn bị điều kiện tốt nhất nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tạo đà thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bản tin thị trường lao động năm 2020. 2. Bộ Tài chính, Báo cáo nợ công năm 2018, 2019, 2020 và dự báo năm 2021. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 4. Oxford Economics, Economic forecasts and reports 2021 in Vietnam. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 76 5. Quốc hội (2019), Nghị quyết số 85/2019/QH14 ngày 11/11/2019 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. 6. Tổng cục Hải quan (2021), Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2019, tháng 1/2021. 7. Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2020. 8. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (NCIF), Triển vọng kinh tế Việt Nam 2021. 9. World Economic Forum (WEF), The Global Competitiveness Report 2019.
File đính kèm:
- kinh_te_viet_nam_nam_2021_co_hoi_va_thach_thuc.pdf