Kinh tế thế giới năm 2020 và triển vọng năm 2021

Sự lan rộng của đại dịch COVID-19 đã phủ bóng đen lên tăng trưởng toàn cầu năm 2020 và

tạo ra cuộc suy thoái với quy mô và mức độ nghiêm trọng. GDP toàn cầu được dự báo là giảm đi

4,3% trong năm 2020. Điểm sáng hiếm hoi trong tăng trưởng kinh tế là khu vực Đông Á và Thái

Bình Dương với tốc độ tăng trưởng ước đạt 0,9%. Thương mại thế giới trải qua giai đoạn gần

như sụp đổ trong năm vừa qua với việc sản xuất bị ngưng trệ và các quốc gia đóng cửa biên giới.

Tổng kim ngạch thương mại thế giới được dự đoán sụt giảm 9,5% trong năm 2020. Các dòng đầu

tư quốc tế trong năm 2020 suy giảm trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng toàn cầu. Trong

nửa đầu năm 2020, các thị trường tài chính chứng kiến sự tháo chạy lịch sử nhằm tìm kiếm sự an

toàn khi những ảnh hưởng kinh tế của đại dịch COVID-19 trở nên rõ ràng. Tuy nhiên, các biện

pháp can thiệp chính sách tích cực, thậm chí có phần táo bạo từ các ngân hàng Trung ương đã giữ

cho hệ thống tài chính quốc tế không rơi vào khủng hoảng trong năm 2020. Điều kiện tín dụng

trở nên dễ dàng hơn, tuy nhiên, ẩn chứa sau đó cũng là những rủi ro tiềm tàng, bao gồm tỷ lệ nợ

tăng cao và bảng cân đối kế toán yếu hơn từ các ngân hàng thương mại.

Kinh tế thế giới năm 2020 và triển vọng năm 2021 trang 1

Trang 1

Kinh tế thế giới năm 2020 và triển vọng năm 2021 trang 2

Trang 2

Kinh tế thế giới năm 2020 và triển vọng năm 2021 trang 3

Trang 3

Kinh tế thế giới năm 2020 và triển vọng năm 2021 trang 4

Trang 4

Kinh tế thế giới năm 2020 và triển vọng năm 2021 trang 5

Trang 5

Kinh tế thế giới năm 2020 và triển vọng năm 2021 trang 6

Trang 6

Kinh tế thế giới năm 2020 và triển vọng năm 2021 trang 7

Trang 7

Kinh tế thế giới năm 2020 và triển vọng năm 2021 trang 8

Trang 8

Kinh tế thế giới năm 2020 và triển vọng năm 2021 trang 9

Trang 9

Kinh tế thế giới năm 2020 và triển vọng năm 2021 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang xuanhieu 4380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế thế giới năm 2020 và triển vọng năm 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kinh tế thế giới năm 2020 và triển vọng năm 2021

Kinh tế thế giới năm 2020 và triển vọng năm 2021
của các doanh nghiệp tăng lên do hầu hết đã phải trải qua giai đoạn doanh số 
giảm. Điều tương tự cũng xảy ra đối với nợ công do các quốc gia phải chi trả cho những gói kích 
thích tài chính với quy mô lớn. Điều này diễn ra ngay sau một thập kỷ trong đó tỷ lệ nợ toàn cầu 
đã lên tới mức cao kỷ lục là 230% GDP trong năm 2019. 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN
23
Tỷ lệ nợ cao khiến những người đi vay dễ bị tổn thương hơn trước những thay đổi trong ý 
định của nhà đầu tư. Điều này đặc biệt có ảnh hưởng lớn đối với những người đi vay có rủi ro 
cao hay những nước đã phát triển đang phụ thuộc vào dòng vốn vào từ nước ngoài để trang trải 
cho thâm hụt ngân sách. 
Dòng vốn vào nhiều nước đang phát triển đã giảm mạnh, ở cả mảng đầu tư trực tiếp và gián 
tiếp. Hiện tượng này, cộng với việc doanh thu từ xuất khẩu suy giảm, đã dẫn đến việc đồng tiền 
của nhiều nước đang phát triển bị giảm giá, dẫn đến tăng chi phí vay mượn, đặc biệt là với những 
nhà xuất khẩu hàng hóa chiến lược.
Vốn dự phòng rủi ro của các ngân hàng cũng phải chịu áp lực từ lợi nhuận giảm sút cũng như 
giảm giá trị tài sản. Làn sóng vỡ nợ bắt đầu xuất hiện ở những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề 
nhất từ đại dịch. Những diễn biến này làm giảm khả năng chống chịu của hệ thống tài chính, đặc 
biệt ở những quốc gia có hệ thống NHTM chưa hoàn thiện hoặc không có đủ không gian chính 
sách để hỗ trợ cho các tổ chức tài chính đang gặp khó khăn.
Trong bối cảnh này, rõ ràng Ngân hàng Trung ương các quốc gia cần có sự can thiệp với các 
công cụ đảm bảo an toàn tài chính cả ở cấp độ vi mô và vĩ mô, nhằm đảm bảo rằng thanh khoản 
trên thị trường được đổ vào những khu vực, ngành có tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng trong tương 
lai. Thực tế là sự kết hợp của lãi suất thấp, mức độ bất định cao và dư thừa thanh khoản đã khiến 
các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ trở nên yếu đi. Điều này không chỉ khiến cho chính 
sách tiền tệ kém hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng, mà còn tạo ra những chi phí lớn 
như sự sai lệch các tín hiệu thị trường, cũng như rủi ro cho ổn định hệ thống tài chính.
4. TRIỂN VỌNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2021
Triển vọng tăng trưởng chung
2021 là năm được nhiều tổ chức quốc tế dự đoán sẽ chứng kiến thành quả của các chính sách 
hồi phục kinh tế hậu COVID-19 ở hầu hết các quốc gia. Tháng Một năm 2021, IMF (2021) đưa 
ra dự đoán về mức tăng trưởng toàn cầu 5,5% (mức dự đoạn của tổ chức này tại thời điểm tháng 
Mười năm 2020 là 5,2%); trong khi WB (2021) thì thận trong hơn với mức dự đoán là 4%. Cụ 
thể, những ảnh hưởng của đại dịch đến đầu tư và vốn con người được dự đoán là sẽ làm giảm 
triển vọng tăng trưởng ở các thị trường và nền kinh tế mới nổi, đồng thời khiến cho các mục tiêu 
phát triển then chốt trở nên khó đạt được hơn. 
Tốc độ hồi phục trên phạm vi toàn cầu, dù đã bị chậm lại trong giai đoạn cuối năm do các làn 
sóng dịch bệnh bùng phát trở lại tại một số khu vực, vẫn được dự đoán là sẽ tăng tốc trong thời 
gian tới khi niềm tin thị trường, cầu tiêu dùng cũng như thương mại dần dần hồi phục, hỗ trợ bởi 
việc triển khai của các loại vắc-xin có hiệu quả cao.
Nhóm các nước có thu nhập cao được dự đoán có mức tăng trưởng 3,3% trong năm 2021 theo 
báo cáo của WB (2021) và 4,0% theo báo cáo của IMF (2021) khi các nỗ lực triển khai vắc-xin 
có kết quả tốt hơn. Tăng trưởng cũng được WB dự đoán sẽ tăng lên mức 3,5% trong năm 2022 
khi việc tiêm chủng vắc-xin được phổ biến rộng rãi đến đa số người dân. Mặc dù vậy, trong giai 
đoạn dự báo, GDP được cho là sẽ giảm đi 3,2% so với xu hướng trước đại dịch. Một lưu ý là dự 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
24
báo này được đưa ra với giả định rằng Chính phủ các nước này tiếp tục duy trì các biện pháp hỗ 
trợ tài khoá và tiền tệ như đã tiến hành trong năm 2020. Đồng thời, kịch bản này cũng cho rằng 
số các ca mắc COVID-19 mới sẽ giảm dần từ Quý I năm 2021 khi phần trăm dân số được tiêm 
vắc-xin tại các nước phát triển ngày càng tăng lên. Doanh nghiệp cũng như các hộ gia đình sẽ 
tiếp tục thích ứng với các biện pháp phòng dịch cũng như cách ly xã hội.
Triển vọng tăng trưởng các nước bạn hàng lớn của Việt Nam
WB (2021) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ phục hồi lên mức 3,5% vào năm 2021 
- thấp hơn 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó vào đầu năm, do tổng cầu giảm trong bối 
cảnh các hạn chế di chuyển được kéo dài và sự trở lại trên diện rộng của COVID-19. Tương tự 
như vậy, báo cáo của UN DESA (2021) dự báo kinh tế Mỹ sẽ có mức tăng trưởng đạt 3,4% trong 
năm 2021. Mức độ hoạt động kinh tế được dự báo là sẽ khởi sắc hơn trong thời gian tới khi công 
tác kiểm soát đại dịch được cải thiện và sự hỗ trợ của việc tiêm phòng vắc-xin trên diện rộng. 
Hiện nay Mỹ là quốc gia đang dẫn đầu thế giới về số liều vắc-xin được triển khai mỗi ngày. Tính 
đến 15/02/2021, nước này đã triển khai được 56,3 triệu liều vắc-xin COVID-19, đạt tỷ lệ 17,15 
liều trên 100 dân (Our World In Data, 2021). Ngoài ra, dưới ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở 
rộng, tiêu dùng hàng hóa lâu bền và đầu tư cho nhà ở tiếp tục tăng trưởng, trong khi các thành 
phần còn lại của tổng cầu, bao gồm đầu tư mở rộng của doanh nghiệp và xuất khẩu, được dự 
đoán là sẽ tăng trưởng yếu. 
Tăng trưởng GDP của khu vực châu Âu được WB dự báo sẽ phục hồi và đạt mức 3,6% trong 
năm 2021, nhờ việc kiểm soát sự lan rộng của COVID-19 được cải thiện, nhờ vắc-xin COVID-19 
được triển khai trên phạm vi rộng cũng như nhờ nhu cầu hàng hóa dịch vụ từ bên ngoài khu vực 
gia tăng, đặc biệt là từ Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ tăng lên mức 4% vào năm 
2022 khi tiêm chủng đã được triển khai rộng rãi, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư. Báo cáo 
của UN DESA (2021) đưa ra dự đoán lạc quan hơn với dự đoán mức tăng trưởng khu vực 5,2% 
trong năm 2021 và 2,6% trong năm 2022, tuy nhiên với điều kiện là các biện pháp phong tỏa mới 
được áp dụng trở lại trong quý IV thực sự có thể phát huy tác dụng và cải thiện tình hình bệnh 
dịch. Bên cạnh rủi ro đến từ COVID-19, khu vực này còn gặp những khó khăn khác, cụ thể là 
tương lai của mối quan hệ giữa EU và Anh, cũng như sự thay đổi cấu trúc của một số ngành công 
nghiệp chủ lực như xe hơi khi xu thế chuyển đổi sang các công nghệ thân thiện với môi trường 
đã ngày một trở nên phổ biến hơn.
Mức độ hoạt động kinh tế của Nhật Bản được WB dự báo sẽ tăng 2,5% vào năm 2021 khi gói 
kích thích tài khóa bổ sung được thực hiện và với các kịch bản COVID-19 mới được giảm xuống 
mức thấp, các biện pháp kiểm soát đại dịch sẽ dần dần được nới lỏng và loại bỏ. Tăng trưởng kinh 
tế dự kiến sẽ giảm xuống 2,3% vào năm 2022, khiến sản lượng thấp hơn 2,4% so với mức xu thế 
trước đại dịch. Mức tăng trưởng kinh tế Nhật trong năm 2021 được UN DESA đưa ra là 3,0%. 
Triển vọng về thị trường lao động là tương đối ảm đạm trong bối cảnh lợi nhuận doanh nghiệp 
cũng như tăng trưởng tiền lương thấp. Xuất khẩu được dự đoán sẽ là khu vực giúp vực dậy nền 
kinh tế Nhật Bản khi nhu cầu từ các nước bạn hàng ở khu vực Đông Á đang hồi phục mạnh mẽ. 
Tăng trưởng GDP của Trung Quốc được WB dự báo sẽ đạt 7,9% vào năm 2021, cao hơn các 
dự báo trước đó do tổng cầu bị dồn nén trong thời gian dài sẽ giúp tăng tốc độ tăng trưởng ở thời 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN
25
gian tới và sẽ ở mức 5,2% vào năm 2022. Dự báo của UN DESA là tăng trưởng 7,2% trong năm 
2021 và 5,8% trong năm 2022. Ngay cả khi GDP quay trở lại mức trước đại dịch vào năm 2021, 
tăng trưởng vẫn được dự báo sẽ thấp hơn khoảng 2% vào năm 2022 so với mức xu thế được đưa 
ra trước đại dịch, với cuộc khủng hoảng làm nổi bật các lỗ hổng và mất cân bằng vĩ mô đã tồn tại 
từ lâu. Đầu tư công được dự đoán là sẽ tiếp tục tăng mạnh, đi kèm với nó là quá trình phát hành 
trái phiếu của các chính quyền địa phương. Tiêu dùng tư nhân sẽ hồi phục chậm hơn khi niềm tin 
thị trường chưa thực sự trở lại như trước, đồng thời tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình cũng sẽ tăng lên 
tới mức 35% thu nhập khả dụng. Dù được hỗ trợ bởi lãi suất thấp, đầu tư tư nhân cũng sẽ tăng 
trưởng chậm hơn do sự suy giảm của cầu nội địa cũng như cầu quốc tế.
Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc được ADB (2020) dự báo có thể sẽ tăng lên 3.3% vào 
năm 2021 nhờ vào những chính sách chống lại đại dịch và các gói kích thích hỗ trợ nền kinh tế. 
Trong khi đó, ADB (2020) dự báo tăng trưởng GDP chung của khu vực ASEAN lên tới 5,2% 
vào năm 2021. 
Triển vọng về thương mại thế giới 
Trong báo cáo của WB (2021), thương mại toàn cầu ước tính giảm 9,5% trong năm 2020 - 
tương đương với mức suy giảm trong cuộc suy thoái toàn cầu năm 2009, trước khi hồi phục trở 
lại với mức tăng trưởng trung bình 5,1% trong giai đoạn 2021 - 2022. Tỷ lệ tăng có phần khiêm 
tốn này của kim ngạch thương mại toàn cầu phản ánh thực trạng là mức độ đầu tư toàn cầu tiếp 
tục giảm và sự phục hồi của du lịch toàn cầu sẽ là dần dần và không đầy đủ, đồng thời dự kiến 
sẽ làm giảm cường độ hoạt động thương mại. IMF (2021) đưa ra dự đoán kim ngạch thương mại 
toàn cầu tăng 8% trong năm 2021, tiếp theo đó là mức tăng 6% trong năm 2022. Thương mại 
hàng hóa được dự đoán sẽ hồi phục nhanh hơn so với thương mại dịch vụ, tương ứng với việc du 
lịch và di chuyển quốc tế vẫn đang bị giới hạn. Trong một báo cáo khác, kịch bản cơ sở của UN 
DESA (2021) cho rằng thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế sẽ tăng ở mức 6,9% trong năm 
2021 và 3,7% trong năm 2022. Sự hồi phục của ngành du lịch được dự báo sẽ diễn ra trong năm 
2021, với giả định rằng tới cuối năm, vắc-xin COVID-19 sẽ được triển khai rộng rãi và những 
hạn chế đi lại sẽ dần được gỡ bỏ. Tuy nhiên, để có thể hồi phục tới mức trước đại dịch, thế giới 
sẽ cần từ 2,5 cho tới 4 năm.
Triển vọng về đầu tư và các dòng vốn dịch chuyển trên thế giới 
Mặc dù các dòng đầu tư hồi phục lại khá nhanh ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 
2009, nhưng lần này khả năng quá trình phục hồi sẽ diễn ra nhanh chóng là rất khó xảy ra. Sự bất 
định về triển vọng kinh tế toàn cầu cũng như các khu vực, kết hợp với những ảnh hưởng còn lưu 
lại của đại dịch như tỷ lệ thất nghiệp cao và sức ép phải cân đối tài khóa sau khi bị thâm hụt nặng 
nề từ các biện pháp đối phó đại dịch sẽ làm chậm quá trình hồi phục của các dòng vốn đầu tư. 
Đại dịch đã làm cho đầu tư bị kìm nén, và ngay cả khi đại dịch dự kiến sẽ lui vào năm 2021, 
sự phục hồi ngắn hạn trong đầu tư tại các quốc gia đang phát triển được dự báo sẽ yếu hơn nhiều 
vào năm 2021, ở mức 5,7%, so với mức phục hồi vào năm 2010 (10,8%) sau cuộc khủng hoảng 
tài chính toàn cầu. Đối với hầu hết các các nền kinh tế đang phát triển, tăng trưởng đầu tư trong 
giai đoạn dự báo sẽ duy trì ở mức hoặc thấp hơn tốc độ trung bình trong những năm 2010. Tốc 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
26
độ tăng trưởng này sẽ không đủ để bù đắp tổn thất của các khoản đầu tư trong năm 2020. Sau khi 
đã thực hiện các biện pháp kích thích tài khóa đáng kể vào năm 2020, việc chuyển đổi sang các 
chính sách tài khóa chặt chẽ hơn ở các nền kinh tế đang phát triển, nhằm duy trì uy tín và hạn chế 
chi phí lãi vay sẽ dẫn đến việc các quốc gia hạn chế các dự án đầu tư công. Đầu tư tư nhân cũng 
sẽ bị hạn chế bởi sự bất định về bối cảnh kinh tế sau đại dịch và khả năng tồn tại của các cơ cấu 
sản xuất hiện có. Tăng trưởng đầu tư tổng thể vào các nền kinh tế đang phát triển được dự báo sẽ 
giảm xuống còn 4,3% vào năm 2022. Trung Quốc dự kiến sẽ đóng góp một nửa hoặc nhiều hơn 
vào tăng trưởng trong tổng nguồn vốn đầu tư vào các nền kinh tế đang phát triển vào năm 2021 
và 2022. Nếu không có Trung Quốc, đầu tư vào các nền kinh tế đang phát triển được dự đoán vẫn 
dưới mức trước đại dịch vào năm 2022.
Triển vọng các thị trường hàng hóa
Đại dịch COVID-19 được UN DESA (2021) dự đoán là sẽ có những ảnh hưởng dài hạn tới 
tiêu dùng dầu trên toàn thế giới, nhu cầu dầu sẽ khó có thể phục hồi hoàn toàn trước năm 2023. 
Trong năm 2021, giá dầu được dự báo là sẽ không thay đổi nhiều so với mức hiện tại và sẽ có 
mức trung bình khoảng 44 USD/thùng năm 2021 trước khi tăng lên mức $50/thùng năm 2022 
khi cầu về dầu dần dần tăng lên, kết hợp với việc OPEC+ giảm dần các giới hạn sản lượng. Rủi 
ro chính của dự đoán này chính là diễn biến đại dịch: cầu về dầu phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố 
này do các biện pháp phong tỏa sẽ làm giảm đáng kể nhu cầu di chuyển. Tuy vậy, những tin tức 
tốt về sự phát triển các loại vắc-xin cũng làm giảm đáng kể xác suất của rủi ro này. Trong trung 
hạn, việc các nước xuất khẩu dầu đều đang có lượng hàng tồn kho lớn và công suất dư thừa sẽ 
giới hạn khả năng tăng lên của giá dầu. Mức giá thấp hơn, kết hợp với sự bất định về tương lai 
của cầu về dầu khi các thay đổi trong cấu trúc của nhiều ngành công nghiệp sử dụng xăng dầu sẽ 
ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ đầu tư vào khu vực này trong thời gian tới.
Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 lên các thị trường hàng hóa cơ bản là không đều, không 
giống như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ở thập kỷ trước. Giá kim loại được dự đoán là sẽ 
tăng khoảng 5% trong năm 2021 cùng với sự hồi phục của cầu tiêu dùng và sản xuất trên thế giới. 
Trong khi, giá lương thực được dự đoán sẽ tăng nhưng ở mức khiêm tốn trong năm 2021, sau khi 
đã giữ ở mức ổn định trong suốt cả năm 2020.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ADB (2020), Key Economic Indicators for Asia and the Pacific 2020.
2. ADB (2021), Asean Development Outlook 2020 Update: Wellness in worrying times, ADB 
Tháng 1/2021.
3. IMF (2019a), Indonesia 2019 Article IV Consultation - press release; staff report; and 
statement by the executive director for Indonesia.
4. IMF (2019b), Malaysia 2019 Article IV Consultation - press release; staff report; and 
statement by the executive director for Malaysia.
5. IMF (2019c), Philippines 2019 Article IV Consultation - press release; staff report; and 
statement by the executive director for Philippines.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN
27
6. IMF (2019d), Thailand 2019 Article IV Consultation - press release; staff report; and 
statement by the executive director for Thailand.
7. IMF (2019e), Vietnam 2019 Article IV Consultation - press release; staff report; and statement 
by the executive director for Vietnam.
8. IMF (2020a), Vietnam 2020 Article IV Consultation - press release; staff report; and statement 
by the executive director for Vietnam.
9. IMF (2020b), Policy Responses to COVID-19, Policy Tracker, International Monetary Fund.
10. IMF (2021), World Economic Outlook: A Long and Difficult Ascent, International.
11. UN DESA (2021), World Economic Situation and Prospects 2021, United Nations Tháng 
1/2021.
12. WB (2021), Global Economic Prospects, January 2021, The World Bank Group.
13. https://databank.worldbank.org/source/world-development-indicators

File đính kèm:

  • pdfkinh_te_the_gioi_nam_2020_va_trien_vong_nam_2021.pdf