Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái (TGHĐ)là một vấn đề hết sức nhạy cảm và nóng bỏng của nền kinh tế

Việt Nam hiện nay. Bài viết này, qua phân tích định lượng chỗi số liệu từ năm 1995-2015, đã

chỉ ra rằng các nhân tố lạm phát, lãi suất, thu nhập, cán cân thanh toán quốc tế và nhóm các

công cụ điều hành tỷ giá của nhà nước đều có ảnh hưởng nhất định đến tỷ giá USD/VND cả

trong ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, qua khảo sát cũng thấy rằng, yếu tố tâm lý và hành vi

bầy đàn cũng như biến động của giá vàng thế giới đều có ảnh hưởng lớn đến tỷ giá trong

ngắn hạn.

Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trang 1

Trang 1

Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trang 2

Trang 2

Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trang 3

Trang 3

Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trang 4

Trang 4

Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trang 5

Trang 5

Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trang 6

Trang 6

Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trang 7

Trang 7

Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 4240
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
bắt nguồn từ sự thâm hụt lớn từ tài khoản 
vãng lai. 
- Can thiệp của NHTW: NHTW có thể 
tiến hành can thiệp thông qua các công cụ 
như mua bán trực tiếp nội tệ, điều chỉnh lãi 
suất tái chiết khấu, tái cấp vốn , tỷ lệ dự trữ 
bắt buộc, sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, 
- Ảnh hưởng của tỷ giá thị trường tự 
do: Các nghiên cứu gần đây do Akgiray 
(1989) cho thấy sự tác động lẫn nhau giữa tỷ 
giá hối đoái tự do và tỷ giá hối đoái chính 
thức trong ngắn hạn. Booth và Mustafa 
(1991), Baghestani và Noer (1993) khi 
nghiên cứu về trường hợp tỷ giá chợ đen của 
Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ đã tìm thấy mối liên 
hệ dài hạn của hai tỷ giá trên 
2. Kiểm định các nhân tố tác động đến tỷ 
giá hối đoái 
Nhằm hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng xuất 
khẩu nói riêng và tăng trưởng kinh tế dựa 
trên xuất khẩu nói chung, nước ta đã thực 
KỶ YẾU HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG 09/2019 
 61 
hiện chế độ neo tỷ giá điều chỉnh dần. Cụ 
thể, đồng Việt Nam được điều chỉnh để 
giảm giá danh nghĩa so với USD. Mức độ 
giảm giá danh nghĩa này phụ thuộc vào 
đánh giá của ngân hàng Nhà nước về diễn 
biến thương mại thế giới và tình hình cụ thể 
trên thị trường ngoại tệ. Tuy nhiên, việc sử 
dụng các công cụ chính sách tỷ giá có sự 
khác biệt đáng kể trong các giai đoạn 2000-
2006; 2007-2010 và 2011-2015. 
Hình 1. Diễn biến tỷ giá hối đoái giai đoạn 2005-2015 
Giai đoạn 2005-2015, tỷ giá 
VND/USD bình quân liên ngân hàng đã giữ 
xu hướng tăng tương đối ổn định từ 15.858 
VND/USD lên 21.697 VND/USD, tuy chỉ 
có vài đợt biến động phức tạp trong giai 
đoạn 2008-2011 và 2015, các giai đoạn còn 
lại diễn biễn khá êm ả. Chênh lệch giữa 
NEER và REER gia tăng nhanh chóng và đi 
theo 2 hướng khác nhau của hai giai đoạn. 
2.1. Kiểm định các nhân tố tác động 
đến TGHĐ trong ngắn hạn 
- Đánh giá về ảnh hưởng của hành vi 
bầy đàn và tâm lý kỳ vọng của nhà đầu tư, 
các nhà phân tích tài chính nhận định đây là 
nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới biến 
động tỷ giá USD/VNĐ những năm gần đây. 
Các nhà đầu tư và cá nhân Việt Nam có xu 
hướng găm giữ USD và chọn USD là đồng 
ngoại tệ chính để đầu tư và tích trữ, gây sức 
ép lên tỷ giá hối đoái. Chẳng hạn, sau khi 
công bố phạm vi điều chỉnh tỷ giá 2% cho 
cả năm 2015, Ngân hàng Nhà nước 
(NHNN) đã ngay lập tức tăng tỷ giá bình 
quân liên ngân hàng (BQLNH) 1% vào ngày 
07/1/2015. 
- Ảnh hưởng của giá vàng: Vàng là mặt 
hàng từ trước đến nay vẫn được định giá 
bằng đồng USD trên thị trường quốc tế. Khi 
giá trị đồng USD dao động, giá trị các hàng 
hóa được định giá bằng USD cũng dao 
động. Thậm chí, sự dao động này diễn ra 
gần như tức thời. Sử dụng vàng tính theo 
đồng đô la (vàng/USD) là một ví dụ rõ ràng 
chứng minh mối quan hệ tương đối giữa 
vàng định giá bằng đô la Mỹ và đồng đô la. 
Biểu đồ dưới đây thể hiện sự thay đổi phần 
trăm mỗi 6 tháng của giá vàng tính bằng đô 
la và sự thay đổi tỷ lệ phần trăm mỗi 6 tháng 
của chỉ số USD Index trong khung thời gian 
là 10 năm. Và mối quan hệ này cũng được 
thể hiện rõ qua biểu đồ bên dưới, giá vàng 
tính theo đô la có xu hướng đạt mức cao khi 
giá trị đồng đô la xuống thấp. 
09/2019 KỶ YẾU HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG 
62 
Hình 2. Sự thay đổi phần trăm mỗi 6 tháng của giá vàng và chỉ số USD Index 
2.2. Kiểm định các nhân tố tác động 
đến TGHĐ trong dài hạn 
Bài nghiên cứu này chọn lọc 8 nhân tố 
thường gặp trong các kết quả nghiên cứu 
trong nước và thế giới (chia thành 2 nhóm 
nhân tố tác động) để xem xét cụ thể cho 
trường hợp Việt Nam, bao gồm: 
- Nhóm 1: Ảnh hưởng của lạm phát, lãi 
suất, tăng trưởng kinh tế và cán cân TTQT 
đến tỷ giá hối đoái 
- Nhóm 2: Ảnh hưởng của các công cụ 
điều hành tỷ giá đến tỷ giá hối đoái (gồm 
công cụ lãi suất tái cấp vốn, dự trữ ngoại 
hối, lãi suất tín phiếu Chính phủ) 
Mẫu quan sát được thu thập theo quý, 
từ quý 01/1995 đến quý 4/2015 từ nguồn hệ 
thống cơ sở dữ liệu các chỉ tiêu tài chính của 
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFS-IMF) và Ngân 
hàng Thế giới (WB), Tổng cụ thống kê Việt 
Nam (GSSO), Ngân hàng Nhà nước 
(SBV) 
2.2.1. Mô hình nghiên cứu 
Nghiên cứu này dùng phương pháp 
phân tích định lượng tiếp cận mô hình phân 
phối trễ tự hồi quy (ARDL: Autoregressive 
Distributed Lag) được đề xuất bởi Pesaran, 
Shin và Smith (1996) để xác định tác động 
của các nhân tố đến tỷ giá hối đoái. Mô hình 
ARDL (p0, p1, p2, p3, , pn) có dạng: 
𝑌𝑡 = 𝛼 + ∑ 𝛽𝑖0𝑌𝑡−𝑖
𝑝0
𝑖=1
+ ∑ 𝛽𝑗1𝑋1𝑡−𝑗
𝑝1
𝑗=1
+ ∑ 𝛽𝑘2𝑋2𝑡−𝑘
𝑝2
𝑘=1
+ ⋯
+ ∑ 𝛽𝑞𝑛𝑋𝑛𝑡−𝑞
𝑝𝑛
𝑞=1
+ 𝜀𝑡 
Theo Pesaran (1997), thủ tục chạy mô 
hình phân tích định lượng ARDL được tiến 
hành theo trình tự sau: 
- Thứ nhất, kiểm định đường bao 
(Bound test) xác định đồng liên kết giữa các 
biến, tức là tìm mối quan hệ dài hạn giữa 
các biến. 
- Thứ hai, xác định độ trễ của các biến 
trong mô hình ARDL bằng chi tiêu SBC 
hoặc AIC. 
KỶ YẾU HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG 09/2019 
 63 
- Thứ ba, chạy mô hình ARDL với các 
độ trễ đã được xác định để kiểm định mối 
quan hệ dài hạn giữa các biến trong mô 
hình. 
- Thứ tư, tính tác động ngắn hạn của 
các biến bởi mô hình hiệu chỉnh sai số 
(ECM) dựa trên cách tiếp cận ARDL đối với 
đồng liên kết. 
Theo Pesaran (1997), phương pháp 
ARDL có nhiều ưu điểm hơn các phương 
pháp đồng liên kết khác: 
Thứ nhất, trong trường hợp số lượng 
mẫu nhỏ, mô hình ARDL là cách tiếp cận có 
ý nghĩa thống kê hơn để kiểm định tính 
đồng liên kết, trong khi đó kỹ thuật đồng 
liên kết của Johansen lại yêu cầu số mẫu lớn 
hơn để đạt được độ tin cậy. 
Thứ hai, trái với các phương pháp 
thông thường để tìm mối quan hệ dài hạn, 
phương pháp ARDL không ước tính hệ 
phương trình. Thay vào đó, nó chỉ ước tính 
một phương trình duy nhất. 
Thứ ba, các kỹ thuật đồng liên kết khác 
yêu cầu các biến hồi quy được đưa vào liên 
kết có độ trễ như nhau thì trong cách tiếp 
cận ARDL, các biến hồi quy có thể dung 
nạp các độ trễ tối ưu khác nhau. 
Thứ tư, nếu như tác giả không đảm bảo 
về thuộc tính về nghiệm đơn vị hay tính 
dừng của hệ thống dữ liệu, mức liên kết I(1) 
hoặc I(0) thì áp dụng thủ tục ARDL là thích 
hợp nhất cho nghiên cứu thực nghiệm. 
2.2.2. Kết quả nghiên cứu 
Qua khảo sát số liệu từ quý 01/1995 
đến quý 04/2015, tác giả đã kiểm định được 
sự tác động của các nhân tố đến TGHĐ như 
sau: 
*** Ảnh hưởng của lạm phát, lãi 
suất, tăng trưởng kinh tế và cán cân TTQT 
đến tỷ giá hối đoái: 
- Phân tích phản ứng của tỷ giá hối 
đoái với lạm phát đã cho thấy kết quả phù 
hợp với lý thuyết kinh tế và các ước lượng 
trong trường hợp Việt Nam. Khi lạm phát 
bắt đầu biến động, thì ngay lập tức đã tác 
động đến tỷ giá hối đoái. Sự biến động của 
tỷ giá hối đoái cùng chiều với với biến động 
của lạm phát. 
- Lãi suất có tác động đến tỷ giá hối 
đoái, nhưng hướng tác động không rõ ràng. 
Một sự biến động trong lãi suất sẽ tác động 
đến tỷ giá hối đoái sau 3 và 4 quý. Sự tác 
động động đa chiều của lãi suất trái với các 
kết luận của các lý thuyết kinh tế, nhưng khá 
phù hợp ở thị trường Việt Nam. Sự khác 
biệt này có thể được giải thích như sau: lãi 
suất và tỷ giá chỉ có mối quan hệ tác động 
qua lại lẫn nhau một cách gián tiếp, chứ 
không phải là mối quan trực tiếp và nhân 
quả. Nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá 
không giống nhau, do đó biến động của lãi 
suất (lên cao chẳng hạn) không nhất thiết 
đưa đến tỷ giá hối đoái biến động theo (hạ 
xuống chẳng hạn). Lãi suất lên cao có thể 
thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy 
vào, nhưng khi tình hình chính trị, kinh tế và 
tiền tệ trong nước không ổn định, thì không 
nhất thiết thực hiện được, bởi vì với vốn 
nước ngoài, vấn đề lúc đó lại đặt ra trước 
tiên là sự đảm bảo an toàn cho số vốn chứ 
không phải là vấn đề thu hút được lãi nhiều. 
Tuy vậy, mức độ tác động của nhân tố lãi 
suất là mạnh nhất trong tất cả các nhân tố, 
NHTW cần xem xét sử dụng công cụ này 
trong việc điều hành tỷ giá ở Việt Nam. 
- Thu nhập cũng thực sự có ảnh hưởng 
đến tỷ giá hối đoái theo đúng lý thuyết đã đề 
cập, đây là mối quan hệ ngược chiều, nhưng 
mức độ tác động khá nhỏ. 
09/2019 KỶ YẾU HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG 
64 
*** Ảnh hưởng của các công cụ điều 
hành tỷ giá đến tỷ giá hối đoái 
- Công cụ lãi suất tái cấp vốn có tác 
động mạnh mẽ nhất đến tỷ giá. Tuy nhiên, 
công cụ này cũng phải mất một khoảng thời 
gian nhất định mới có tác động lên tỷ giá, cụ 
thể là sau 2 kỳ quan sát (2 quý). Việc tăng 
lãi suất tái cấp vốn sẽ làm tăng giá các sản 
phẩm tiền gửi nội tệ trong ngắn hạn và tăng 
nhu cầu của đồng nội tệ, tức giá đồng nội tệ 
tăng lên. Có thể nói, trong thời gian qua, 
công cụ lãi suất tái cấp vốn đã phát huy 
được hiệu quả vai trò điều tiết tỷ giá hối 
đoái của NHTW. 
- Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 
ngoại tệ cũng ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. 
Việc điều chỉnh tăng tỷ lệ này đã tác động 
làm tăng giá ngoại tệ ngay trong kỳ quan 
sát. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ tác 
động ngược chiều lên khối lượng ngoại tệ 
cung ứng. Như vậy, thông qua việc điều 
chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại 
tệ, lượng cung ngoại tệ trên thị trường sẽ 
giảm, giá ngoại tệ tăng. Qua đó, NHTW sẽ 
điều chỉnh được tỷ giá hối đoái trong cả 
ngắn hạn và dài hạn. 
- Công cụ dự trữ ngoại hối cũng tác 
động đến tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, công cụ 
này phát huy hiệu quả tác động sau 2, 3 và 4 
kỳ quan sát. Một sự sụt giảm của dự trữ 
ngoại hối đồng nghĩa với việc NHTW can 
thiệp trên thị trường để hạn chế sự mất giá 
của đồng nội tệ. Kết quả xây dựng và kiểm 
định mô hình cho thấy, trong thời gian qua, 
công cụ dự trữ ngoại hối đã được sử dụng 
hiệu quả tác động đến tỷ giá hối đoái ở Việt 
Nam. 
- Công cụ lãi suất tín phiếu Chính phủ 
có tác động thuận chiều đến tỷ giá sau 2, 3 
kỳ quan sát. NHTW điều hành cung tiền 
hợp lý thông qua điều hành linh hoạt nghiệp 
vụ thị trường mở (OMO), chủ động hút tiền 
về qua phát hành tín phiếu kỳ hạn ngắn khi 
cần thiết để hỗ trợ ổn định tỷ giá, và ngược 
lại. 
- Về tác động của yếu tố ngoại sinh, có 
thể thấy sự biến động giá vàng thế giới có 
tác động đến tỷ giá hối đoái. Quan hệ ngược 
chiều giữa giá vàng thế giới và tỷ giá hối 
đoái chỉ được thiết lập sau 2 quý, trong ngắn 
hạn, giá vàng biến động chưa thực sự tác 
động đến tỷ giá như đúng lý thuyết. Tuy 
nhiên, xét trong dài hạn, sự gia tăng của giá 
vàng thế giới sẽ làm cho tỷ giá hối đoái 
giảm. 
3. Khuyến nghị về việc điều hành chính 
sách tỷ giá của Việt Nam 
Với thực trạng nền kinh tế Việt Nam 
hiện nay, việc tiếp tục tăng cường thu hút 
vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu, 
mở rộng việc làm, kiểm soát lạm phátthúc 
đẩy tăng trưởng kinh tế cao, bền vững là các 
mục tiêu được ưu tiên hàng đầu. Trong quá 
trình xây dựng một chính sách tỷ giá hối 
đoái có thể phát sinh những ảnh hưởng trái 
ngược với một trong các mục tiêu nêu trên. 
Do vậy, khi xây dựng chính sách tỷ giá cũng 
cần tính đến và dung hòa được những ảnh 
hưởng trái ngược đó, nhưng vẫn đảm bảo 
được những mục tiêu tổng thể trong chiến 
lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 
Do vậy, việc xây dựng và điều hành chính 
sách tỷ giá hối đoái trong thời gian tới phải 
đáp ứng các yêu cầu sau: 
Một là, việc xây dựng và điều hành 
chính sách tỷ giá hối đoái phải được đặt 
trong mối quan hệ hữu cơ với các chính 
sách kinh tế khác, đặc biệt là chính sách tài 
chính - tiền tệ. Chính sách tỷ giá chỉ phát 
huyđược hiệu quả khi nó được phối hợp 
KỶ YẾU HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG 09/2019 
 65 
chặt chẽ với chính sách tiền tệ, sự phối hợp 
đó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho chính 
sách tỷ giá. 
Hai là, chính sách tỷ giá phải đảm bảo 
ưu tiên trước hết cho việc thiết lập và duy trì 
ổn định các mối quan hệ bên ngoài. Đồng 
thời, qua đó tạo thêm những điều kiện để đạt 
được sự cân bằng bên trong của nền kinh tế. 
Ba là, trong bối cảnh toàn cầu hóa và 
xu hướng hội nhập quốc tế đang diễn ra 
mạnh mẽ, đang tạo ra những vận hội mới 
cho phát triển kinh tế đất nước, nhưng cũng 
đặt ra nhiều thách thức có thể gây ra những 
bất ổn cho nền kinh tế trước các cú sốc từ 
bên ngoài. Muốn vậy, chính sách tỷ giá cơ 
bản phải đảm bảo hạn chế dần biện pháp can 
thiệp hành chính ép buộc, mà thay vào đó là 
tăng cường sử dụng các biện pháp kinh tế 
trên cơ sở tôn trọng các yếu tố và quy luật 
thị trường. Thực tế cho thấy một trong 
những nguyên nhân chính đẩy nền kinh tế 
của nhiều nước rơi vào suy thoái và khủng 
hoảng là đã lựa chọn một chính sách tỷ giá 
không có khả năng che chắn cho nền kinh tế 
trước các cú sốc từ bên ngoài. 
Bốn là, chính sách tỷ giá có ảnh hưởng 
trực tiếp đến hoạt động kinh tế đối ngoại nói 
chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói 
riêng. Việt Nam vẫn đang tiếp tục lựa chọn 
mô hình tăng hưởng kinh tế hướng tới xuất 
khẩu do vậy, việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái 
cần đảm bảo khuyến khích xuất khẩu, giảm 
nhập siêu và tăng cường dự trữ ngoại tệ cho 
đất nước. Tiến tới, chính sách tỷ giá hối đoái 
phải được điều chỉnh để góp phần thay đổi 
cơ cấu xuất nhập khẩu sao cho có thể khai 
thác tốt nhất những lợi thế của đất nước, 
đồng thời góp phần tạo thêm nhiều việc làm 
mới thông qua việc mở rộng sản xuất hàng 
xuất khẩu. 
Năm là, việc xây dựng và điều hành 
chính sách tỷ giá phải hướng tới viêc nâng 
cao uy tín của đồng VND trên cơ sở ổn định 
giá trị đối nội, đối ngoại của đồng VND. 
Sáu là, mỗi chính sách tỷ giá chỉ thực 
sự phù hợp trong những điều kiện và hoàn 
cảnh cụ thể ở từng giai đoạn nhất định. Vì 
vậy, nó phải được thay đổi và điều chỉnh 
phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Do đó, 
đòi hỏi phải dự kiến được các nhân tố cơ 
bản sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá trong tương lai 
và xu hướng vận động của chúng để có 
những biện pháp điều chỉnh kịp thời mà vẫn 
tạo ra sự ổn định tương đối cho tỷ giá hối 
đoái. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. PGS.TS Sử Đình Thành: Giá cả tài sản, 
lạm phát và chính sách tiền tệ, Tạp chí 
phát triển kinh tế số 210, năm 2008. 
[2]. Nguyễn Văn Tiến (2005), Tài chính 
quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, 
NXB Thống kê. 
[3]. TS. Phạm Thị Hoàng Anh và cộng sự, 
Diễn biến tỷ giá và thị trường ngoại tệ 
Việt Nam dưới tác động chính sách của 
Ngân hàng Nhà nước, 2015. 
[4]. Lê Mai Trang, Chính sách tỷ giá hối 
đoái thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam, 
2017. 
[5]. Abhijit V. Banerjee (1992), A simple 
model of herd behaviour, Quarterly 
Journal of Economics 107. 
[6]. Ahmad Zubaidi Baharumshaha, A. 
Mansur M. Masih (2005), Curent 
acconut, exchange rate dynamics and 
predictability: the experience of 
Malaysia and Singapore, Journal of 
International Markets Institutions and 
Money, Vol 15, pp 255-270. 
09/2019 KỶ YẾU HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG 
66 
[7]. Alain C. Shapiro, Multinational 
Financial Management, John Wiley and 
Sons, INC. 

File đính kèm:

  • pdfkiem_dinh_cac_nhan_to_anh_huong_den_ty_gia_hoi_doai.pdf