Khảo sát về vấn đề lối sống của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech)

TÓM TẮT

Tình hình lối sống của sinh viên hiện nay đang là 1 trong những vấn đề rất được quan tâm. Xã hội

càng hiện đại văn minh thì lối sống của giới trẻ càng có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe, đặc biệt là

trong bối cảnh liên tục xuất hiện những loại bệnh mới: điển hình là virus Covid-19 vừa xuất hiện

trong thời gian gần đây. Bài viết này đã khảo sát và rút ra được: 72% sinh viên thường xuyên cảm

thấy bị stress; 54% sinh viên thường xuyên bỏ bữa. Đáng lo ngại hơn là có 10% sinh viên dùng thiết

bị điện tử trên 10 tiếng và tận 54% dùng từ 5 đến 10 tiếng. Ngoài ra, chỉ 40% sinh viên là thường

xuyên tập thể dục, 46% sinh viên thường xuyên các món dầu mỡ, 24% sinh viên thường xuyên

uống rượu bia, 94% sinh viên không dùng thuốc lá và chất kích thích.

Khảo sát về vấn đề lối sống của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) trang 1

Trang 1

Khảo sát về vấn đề lối sống của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) trang 2

Trang 2

Khảo sát về vấn đề lối sống của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) trang 3

Trang 3

Khảo sát về vấn đề lối sống của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) trang 4

Trang 4

Khảo sát về vấn đề lối sống của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) trang 5

Trang 5

Khảo sát về vấn đề lối sống của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) trang 6

Trang 6

Khảo sát về vấn đề lối sống của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) trang 7

Trang 7

Khảo sát về vấn đề lối sống của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) trang 8

Trang 8

Khảo sát về vấn đề lối sống của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 3500
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát về vấn đề lối sống của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát về vấn đề lối sống của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech)

Khảo sát về vấn đề lối sống của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech)
ỜNG 
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM (HUTECH) 
Hồ Trần Quỳnh Anh, Đoàn Minh Tiến, Trần Lê Bảo Vy 
Viện Đào tạo Quốc tế, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương 
TÓM TẮT 
Tình hình lối sống của sinh viên hiện nay đang là 1 trong những vấn đề rất được quan tâm. Xã hội 
càng hiện đại văn minh thì lối sống của giới trẻ càng có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe, đặc biệt là 
trong bối cảnh liên tục xuất hiện những loại bệnh mới: điển hình là virus Covid-19 vừa xuất hiện 
trong thời gian gần đây. Bài viết này đã khảo sát và rút ra được: 72% sinh viên thường xuyên cảm 
thấy bị stress; 54% sinh viên thường xuyên bỏ bữa. Đáng lo ngại hơn là có 10% sinh viên dùng thiết 
bị điện tử trên 10 tiếng và tận 54% dùng từ 5 đến 10 tiếng. Ngoài ra, chỉ 40% sinh viên là thường 
xuyên tập thể dục, 46% sinh viên thường xuyên các món dầu mỡ, 24% sinh viên thường xuyên 
uống rượu bia, 94% sinh viên không dùng thuốc lá và chất kích thích. 
Từ khóa: Lối sống, lối sống xanh, ảnh hưởng, sức khỏe. 
1 GIỚI THIỆU 
Hiện nay giới trẻ nói chung cũng như sinh viên nói riêng đang có một lối sống rất không lành mạnh 
và điều đó để lại rất nhiều hệ lụy về sức khỏe trong giới trẻ. Chính vì vậy, lối sống của sinh viên 
đang là một vấn đề được quan tâm sâu sắc. Có thể nói, lối sống là một trong những vấn đề cần 
được chú trọng và đề cao nhằm đảm bảo sức khỏe bản thân sinh viên. Vì vậy, việc nâng cao kiến 
thức về lối sống xanh cũng như khích lệ giới trẻ sống lành mạnh là điều rất cần thiết, nhất là trong 
môi trường học tập hiện đại và năng động như Trường Đại học Công nghệ TP.HCM. 
2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 
Nhằm xác định thực trạng về vấn đề lối sống của sinh viên hiện nay, nhóm nghiên cứu đã tiến 
hành khảo sát trực tuyến về tình trạng quan tâm tới vấn đề sức khỏe của sinh viên. Từ đó đưa 
ra nhận xét và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao ý thức quan tâm và chăm sóc sức khỏe của 
sinh viên. 
2.2 Đối tượng nghiên cứu 
Sinh viên khóa 18 Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đang theo học tại Viện Đào tạo Quốc tế. 
966 
2.3 Phạm vi khảo sát 
Sinh viên đang học ngành Ngôn ngữ Anh, ngành Công nghệ Thông tin, tại Viện Đào tạo Quốc tế, 
Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. 
2.4 Nội dung khảo sát 
Tập trung vào vấn đề nhấn mạnh đến khía cạnh lối sống hiện tại của sinh viên, đặc biệt là những 
sinh viên sống xa nhà. 
Trong thực tế hiện nay, sinh viên sinh hoạt và ăn uống rất bừa bãi và thiếu trách nhiệm, dần hình 
thành một lối sống vô cùng không lành mạnh. Đầu tiên là khi ở trường cũng như bên ngoài, và hầu 
như phần lớn sinh viên hiện nay dành hơn ½ thời gian trong ngày để ở trường và bên ngoài. Trong 
đó bao gồm việc học tập, ăn uống, giải trí, Trong giờ học, sinh viên thường ăn vặt bằng những 
thực phẩm chứa nhiều phẩm màu nhứ bánh tráng trộn, Do nhu cầu về về gian, sinh viên thường 
chọn thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều tinh bột, dầu mỡ Khi tụ tập cùng bạn bè thì thường chọn các 
món đồ chiên dầu mỡ, rượu bia, nước ngọt, đồ nướng 
2 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
2.1 Kết quả 
2.1.1 Giấc ngủ 
Hình 1: Số giờ ngủ của sinh viên 
Theo Hình 1, thì có 46% sinh viên ngủ đúng số giờ được khuyến cáo (7-8 tiếng), tỷ lệ thuận với 51% 
những người trẻ ngủ đủ giấc theo số liệu khảo sát của Qandme, so với con số 28% của trang 
Qandme thì số sinh viên ngủ 5-6 tiếng chiếm 40%. Theo báo Kiwami, có 60% người trẻ ngủ dưới 
6 tiếng. 
2.1.2 Rượu bia, nước ngọt 
Theo báo cáo về Tiêu dùng rượu bia ở Việt Nam, có 40% người Việt Nam không thường xuyên sử 
dụng rượu bia. Ở Hình 2, điều đáng mừng ở đây là có 74% sinh viên VDTQT không thường uống 
rượu bia và nước ngọt. Trong Tạp chí Khoa học ĐHSP TP.HCM, kết quả khảo sát cho thấy có 37,9% 
được khảo sát thuộc mức độ “sử dụng rượu bia một cách bình thường”, và theo báo Pháp luật số 
người tiêu thụ nước ngọt trên cả nước chiếm 41%. 
967 
Hình 2: Số sinh viên uống rượu bia, nước ngọt 
3.1.3 Đồ ăn dầu mỡ 
Hình 3: Số sinh viên ăn món nhiều dầu mỡ 
Thông qua Hình 3, 46% sinh thường xuyên ăn các món dầu mỡ so với 50% những người hay ăn vặt 
theo khảo sát của Vinaresearch, nhưng bù lại cũng có 48% sinh viên là không ăn các món ăn có 
chứa dầu mỡ. Theo báo Pháp luật cho biết, quy mô thị trường đồ ăn vặt, cụ thể là Snack tại Việt 
Nam ước khoảng 518 triệu USD vào năm 2015, trong đó, các loại snack chế biến chiếm tỉ trọng 
33%, các loại hạt 30% và khoai tây chiên là 24%. 
3.1.4 Thuốc lá, chất kích thích 
Hình 4: Số sinh viên sử dụng thuốc lá, chất kích thích 
Qua Hình 4, chỉ có 6% trong tổng số sinh viên được khảo sát là có sử dụng thuốc lá hay chất kích 
thích. Trong khi theo số liệu thu thập được từ báo Sức khỏe-đời sống, 56% người hút thuốc lá trước 
tuổi 20. 
968 
3.1.5 Áp lực 
Hình 5: Số sinh viên thường bị stress 
Hình 5 cho thấy chỉ 26% sinh viên bị stress về các vấn đề như áp lực học tập, gia đình, tình cảm, 
phần lớn (72%) sinh viên vẫn có lối sống bình thường. Cũng theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng LHQ 
(UNICEF), khoảng 8% - 29% trẻ em vị thành niên Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Tại 
Việt Nam, tỷ lệ thanh thiếu niên tự tử trong năm 2016 là 1,8/100.000 người. Và hầu hết đều do áp 
lực, trầm cảm. 
3.1.6 Bỏ bữa 
Hình 6: Số sinh viên bỏ bữa 
Ở Hình 6, khoảng 54% sinh viên được khảo sát thừa nhận rằng mình thường xuyên bỏ bữa, chỉ 44% 
sinh viên thì ăn uống không bỏ bữa. Trong khi đó, tỷ lệ vị thành niên có thói quen không ăn sáng là 
17,4%. Và theo khảo sát của báo Pháp luật, 50% người cho biết họ ăn lặt vặt suốt cả ngày thay vì 
trước đây chỉ ăn 3 bữa ăn chính. Bỏ bữa có nguy cơ mắc bệnh về đại tràng. 
3.1.7 Thiết bị công nghệ 
Hình 7 cho thấy 54% sinh viên dùng từ 5 đến 10 tiếng, 10% dùng trên 10 tiếng 1 ngày, chỉ có 36% 
sinh viên dùng dưới 5 tiếng. Theo YouGov, 19% người trẻ dành hơn 7 giờ mỗi ngày để kiểm tra tài 
khoản mạng xã hội, 14% dùng khoảng 5-7 giờ, và 28% dùng từ 3-5 giờ. Theo báo cáo của 
Counterpoint, trung bình mỗi người hiện nay dành khoảng 7 tiếng đồng hồ để sử dụng 
smartphone. 
969 
Hình 7: Số giờ sinh viên dùng thiết bị công nghệ 
3.1.8 Vận động 
Hình 8: Số sinh viên vận động thường xuyên 
Ở Hình 8 có 50% sinh viên chọn không khi khảo sát về việc vận động thân thể, 40% sinh viên thì có 
vận động và còn lại 10% thì thỉnh thoảng. Theo thống kê của báo Tuổi trẻ vào năm 2019, tỷ lệ người 
tập thể dục thường xuyên chiếm 31,5% trên tổng dân số Thành phố Hồ Chí Minh. Báo Hà Tĩnh cho 
biết, nghiên cứu toàn quốc năm 2015 cho thấy người Việt càng ngày càng lười vận động, ở nam 
giới trẻ tuổi, chỉ có 19% vận động 150 phút/tuần. 
3.2 Đề xuất 
Khi đã nhìn ra được những vấn đề thuận lợi và khó khăn trong bảo vệ sức khỏe, qua 1 tháng tìm 
hiểu, chúng mình xin đưa ra một số giải pháp sau đây: 
Không bỏ giấc ngủ 
Giấc ngủ là thành phần quan trọng nhất của sức khỏe tốt. Không nên ngủ quá ít hay quá nhiều. 
Nhà thần kinh học Matthew Walker từ Đại học California Berkely (Mỹ) nhận định ngủ càng ít, vòng 
đời càng ngắn. Những người ngủ 4 tiếng hoặc ít hơn một đêm sẽ có bộ não già đi 8 tuổi và những 
người ngủ quá nhiều cũng gặp vấn đề tương tự. Dù thời gian ngủ khác nhau tùy từng cá nhân, hầu 
hết người trưởng thành vẫn cần ngủ 7-8 tiếng một đêm. 
Kiểm soát thói quen 
Nên tập trung năng lượng của mình vào những thứ mà bạn có thể tự làm, như thói quen hàng ngày 
hoặc những gì sẽ ăn trong tuần làm việc. 
970 
Ngồi cũng tác hại như hút thuốc lá 
Dành quá nhiều thời gian mỗi ngày chỉ để ngồi trên ghế, bạn sẽ gặp phải một số vấn đề về sức 
khỏe. Tiến sĩ Buchinsky khuyên bạn nên di chuyển nhiều hơn, đặc biệt là ra khỏi ghế hàng ngày. 
Hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ 
Việc tiêu thụ quá nhiều những loại đồ ăn này lại không có lợi cho sức khoẻ. Ngoài tăng cân mất 
kiểm soát, thường xuyên ăn đồ nhiều dầu mỡ khiến gia tăng mụn trứng cá, đẩy nhanh quá trình 
lão hóa, dễ gây táo bón và tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường. Thay vì chỉ ăn đồ chiên rán, 
bạn hãy lựa chọn những cách chế biến tốt cho sức khoẻ như hấp, luộc, áp chảo. Thêm nhiều rau 
xanh vào bữa ăn cũng giúp hạn chế tình trạng trên hiệu quả. 
Ăn trái cây 
Theo bác sĩ, trái cây ở dạng tự nhiên là lành mạnh nhất. Vì vậy, bạn nên luôn cố gắng ăn trái cây ở 
dạng không phải nước trái cây, nếu có thể. 
Tránh thuốc lá, rượu và BPA. 
Chúng vô cùng độc hại nên bạn càng ít tiếp xúc chúng càng tốt. 
Nên tích cực vận động thường xuyên 
Lười vận động là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Theo 
Sổ tay phòng chống ung thư của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), trực thuộc Tổ chức Y 
tế thế giới (WHO) chỉ ra nó có thể là con đường ngắn nhất dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm, đặc 
biệt là ung thư. Theo thống kê thì nếu thế giới giảm được 10% tỷ lệ của tình trạng này sẽ ngăn chặn 
được cái chết của hơn 500.000 người/năm. Cũng theo nghiên cứu này, chính thực trạng trên đã 
giết chết khoảng 5,3 triệu người mỗi năm. Lười biếng sẽ khiến bản thân bị trì trệ, tinh thần dễ bị 
stress, vì vậy cách đơn giản nhất để chống lại tình trạng đó chính là làm những điều đơn giản. Thử 
làm một vài việc như đi hỏi han hàng xóm, đi dạo, nấu thử một món ăn, nằm thư giãn đọc một 
quyển sách rồi chìm vào giấc ngủ, để tiếp tục sốc lại tinh thần và tạo động lực giúp cơ thể trở nên 
năng động. Cuối cùng, chính việc không tập luyện thể dục thể thao dẫn đến việc lười vận động cơ 
thể sẽ trì trệ, mệt mỏi. Việc tạo thói quen rèn luyện thể chất cũng chính là tác động hữu hiệu nhất 
để chống lại các căn bệnh nguy hiểm. Mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 30 phút chạy bộ để giúp có cơ thể 
khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Tập thể thao không những giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh 
mà còn giúp đẩy lùi những thói quen xấu như sử dụng các thức ăn đường phố bẩn và phòng 
chống các căn bệnh nguy hiểm như ung thư gan, ung thư dạ dày và ung thư tủy. 
Sống tích cực 
Hãy luôn hướng đến tinh thần lạc quan, luôn tiếp nhận những sai lầm của mình 1 cách tích cực. 
Bằng cách này, bạn có thể đối mặt với thử thách tiếp theo ngay khi bạn hoàn thành thử thách mà 
bạn hiện đang đối mặt. Bạn không nên buồn vì mọi chuyện xảy ra, bởi vì sau tất cả, những điều đó 
hầu như không bao giờ quan trọng khi bạn lùi lại một bước và nhìn thấy bức tranh lớn hơn. 
971 
4 KẾT LUẬN 
Giải trí bằng nhưng những hình thức cũng không mấy lành mạnh như karaoke, hút thuốc, dùng 
chất kích thích Lối sống ở nhà thì lại càng thiếu lành mạnh như thức khuya, dậy muộn, ăn uống 
bỏ bữa, ăn quá no, tắm đêm, lười tập thể dục. Một số sinh thậm chí còn lười nấu ăn nên chỉ mua 
những thức ăn được làm sẵn hoặc chỉ đơn giản là mì gói. Ngoài ra, làm dụng mạng xã hội quá 
mức và áp lực cuộc sống cũng là 2 nguyên nhân phổ biến và nặng nề làm bào mòn sức khỏe của 
giới trẻ hiện nay. 
Qua nghiên cứu về những ảnh hưởng sinh viên nhận thấy qua lối sống hiện tại, những nguy cơ 
tiềm tàng khó nhận thấy, 46% sinh viên ngủ 7~8 tiếng và 2% sinh viên ngủ hơn 10 tiếng; 24% sinh 
viên không tiêu thụ rượu bia hoặc nước ngọt thường xuyên và 2% sinh viên chọn uống trà; 48% sinh 
viên không ăn dầu mỡ và 6% là thỉnh thoảng; 6% sinh viên sử dụng thuốc và 94% thì không; 72% 
sinh viên thường bị stress và 2% thì lâu lâu; có 54% sinh viên thường bỏ bữa và 2% là đôi khi; 54% 
sinh viên bỏ ra từ 5 đến 10 tiếng để dùng thiết bị và 10% dùng hơn 10 tiếng; 50% sinh không thường 
xuyên vận động và 10% thì không. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Lối sống thiếu lành mạnh “đe dọa” hệ tiêu hóa của người Việt- tác giả Gia Khuê (báo Thanh 
niên, mục Sức khỏe, ngày 28/05/2019). 
[2] Lối sống không lành mạnh là nguyên nhân gây ra 80% ca tử vong do bệnh tật ở Việt Nam – 
Anh Cúc (báo Tuổi trẻ và Xã hội, ngày 04/11/2019). 
[3] Tác hại của việc ăn uống không lành mạnh- Hùng Mạnh (báo Thời nay, ngày 10/04/2019). 
[4] Giới trẻ cần chuẩn bị gì để đảm bảo sức khỏe tương lai? – Xuân Mai (Báo Tuổi trẻ online, 
ngày 25/03/2019). 
[5] Giấc ngủ người Việt –theo trang Qandme, khảo sát được được thực hiện từ 14/02/2015 đến 
17/02/2015. 
[6] Tiêu dùng rượu bia ở Việt Nam, PGS.TS. Lưu Bích Ngọc - PGS.TS. Nguyễn Thị Thiềng (2018). 
[7] Tỷ lệ người hút thuốc lá nước ta vẫn còn ở mức cao – Đình Trọng (mục Sức khỏe – Đời sống 
của trang Hội Nông dân Việt Nam, ngày 31/03/2020). 
[8] Báo động bệnh trầm cảm ở giới trẻ Việt Nam hiện nay - Vân Anh (Báo Cuộc sống an toàn, 
ngày 25/11/2019). 
[9] Thói quen không ăn sáng - kẻ sát nhân thầm lặng bào mòn sức khỏe - Bảo Đặng (Calipso), 
(theo trang California fitness & yoga). 
[10] 31,5% dân số TP.HCM tập thể dục thể thao thường xuyên- Mai Hoa (báo Tuổi trẻ online, ngày 
12/03/2019). 
[11] Cuộc khảo sát về giấc ngủ (kiwami.vn – 30/03/2018). 
972 
[12] Mức độ nghiện rượu bia ở nam sinh viên và người trưởng thành trẻ tuổi tại Thành phố Hồ Chí 
Minh hiện nay - Huỳnh Văn Sơn, Mai Mỹ Hạnh, Quang Thục Hảo (Tạp chí Khoa học ĐHSP 
TP.HCM số 55 năm 2014 – 18/02/2014). 
[13] Người Việt uống 4 tỷ lít nước ngọt, bệnh từ miệng (Báo Hà Tĩnh, mục Đời sống – 11:56, 
21/04/2019). 
[14] Người Việt béo phì: đâu chỉ vì nước ngọt (Vietpress.vn, mục chuyển động 24h - Thứ tư, 
30/05/2018, 06:09 AM). 
[15] Xu thế ăn uống của người Việt là gì? (Báo Pháp luật, mục Thị trường 360 - Chủ Nhật, 
18/11/2018 06:51). 
[16] Hiệp hội thuốc lá Việt Nam trình Chính phủ các kiến nghị về thuốc lá lậu (Theo Bộ công 
thương Việt Nam, mục Thời sự - 02/04/2014). 
[17] Sách Hỏi và đáp về phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam (Theo Chương trình PCTH 
thuốc lá Quốc gia VINACOSH). 
[18] Thanh thiếu niên châu Á tự tử vì áp lực: Ấn Độ nhiều nhất, Việt Nam bị “ ướng” tên 
(vietnamnet.vn, mục Giáo dục, Góc phụ huynh - 13/09/2019 04:01). 
[19] Nên sử dụng điện thoại bao nhiêu giờ một ngày? (msmobile.com.vn, Tin Công nghệ - 
22/01/2020). 
[20] Những hệ lụy tiêu cực từ Game Online đối với trẻ em và một số giải pháp hạn chế - ThS. Bùi 
Thành Chung - ThS. Nguyễn Tấn Luật GV. Khoa NV CSCPTPHS (chiensitre.forumvi.net - Sat Dec 
21, 2013 9:39 am). 
[21] Ảnh hưởng của việc thiếu ngủ đến sức khỏe (bvnguyentrphuong – Bệnh viện Nguyễn Tri 
Phương 
[22] Những hậu quả tai hại của việc ngủ không đủ giấc - Minh Tuấn (Báo Sức khỏe và đời sống, 
mục Thông tin y dược - 20:01 06/05/2016). 
[23] Những tác hại khi thức khuya (Hội thần kinh học Việt Nam). 
[24] Tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người – Anh Đức (soytecaobang.gov.vn, Y tế dự 
phòng). 
[25] Tác hại của rượu bia và thuốc lá đối với đời sống của con người - Tác giả: Trương Phương 
(caithuocthaynghi.com, Kiến thức, Tham vấn y khoa: PGS. TS. Phan Quang Đoàn - Ngày đăng: 
15/02/2019 - Cập nhật: 19/05/2020). 
[26] Tác hại của nước ngọt có ga không phải ai cũng biết (vtv.vn, Ban Thời sự, Đời sống - Thứ ba, 
ngày 06/11/2018 20:26) 
973 
[27] 6 tác hại không ngờ của việc ăn đồ chiên rán thường xuyên ( hososuckhoe.org, Tin tức) Tác 
hại khôn lường của việc sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều (phongkhamexson.com – 
25/11/2018) 
[28] Stress và Sức khỏe (bvtt-tphcm.org.vn, Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh, Chuyên 
đề tâm thần – 14/8/2017). 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_ve_van_de_loi_song_cua_sinh_vien_nganh_ngon_ngu_anh.pdf