Khẳng định vị thế trường đầu ngành về đào tạo giáo dục thể chất

Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, tiền thân là trường TDTT, thuộc Bộ Giáo dục và

Đào tạo, thành lập ngày 27/02/1961. Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, Trường

được nhiều lần đổi tên, nâng cấp phù hợp với tình hình nhiệm vụ. Trong đó năm 2003 - dấu

mốc Nhà trường được Thủ tướng Chính phủ quyết định nâng cấp thành trường đại học, được

đánh giá là một giai đoạn cộng hưởng của cả chặng đường xây dựng và phát triển đạt đến

tầm cao mới - vị thế mới và Nhà trường đang tiếp tục bước vào giai đoạn đổi mới căn bản và

toàn diện theo tinh thần Nghị quyết 29 của Đảng, khẳng định vị thế mới.

Khẳng định vị thế trường đầu ngành về đào tạo giáo dục thể chất trang 1

Trang 1

Khẳng định vị thế trường đầu ngành về đào tạo giáo dục thể chất trang 2

Trang 2

Khẳng định vị thế trường đầu ngành về đào tạo giáo dục thể chất trang 3

Trang 3

Khẳng định vị thế trường đầu ngành về đào tạo giáo dục thể chất trang 4

Trang 4

Khẳng định vị thế trường đầu ngành về đào tạo giáo dục thể chất trang 5

Trang 5

Khẳng định vị thế trường đầu ngành về đào tạo giáo dục thể chất trang 6

Trang 6

Khẳng định vị thế trường đầu ngành về đào tạo giáo dục thể chất trang 7

Trang 7

Khẳng định vị thế trường đầu ngành về đào tạo giáo dục thể chất trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 2300
Bạn đang xem tài liệu "Khẳng định vị thế trường đầu ngành về đào tạo giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khẳng định vị thế trường đầu ngành về đào tạo giáo dục thể chất

Khẳng định vị thế trường đầu ngành về đào tạo giáo dục thể chất
Kinh; đào tạo 
chuyên sâu y học TDTT, trao đổi GV với 
Cao đẳng TDTT Nam Ninh; liên kết bồi 
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho 
CB, GV với ĐHSP Quảng Tây (Trung 
Quốc); hợp tác trao đổi với Hội Thể thao 
Hensen (CHLB Đức). Đặc biệt, nếu như ở 
các giai đoạn trước, việc hợp tác quốc tế 
dừng lại ở một số hoạt động thì từ năm 2017 
đến nay các hoạt động hợp tác được đẩy 
mạnh đi vào chiều sâu như: bên cạnh tăng 
cường ký kết hợp tác đào tạo với các trường 
có mối quan hệ truyền thống, thời điểm này 
Nhà trường đã đàm thoại mở rộng thêm 
nhiều đối tác như ký kết thỏa thuận hợp tác 
về đào tạo trong lĩnh vực TDTT với Học viện 
Thể thao Vũ Hán - Trung Quốc; ký kết bản 
ghi nhớ hợp tác với Trường Đại học TDTT 
Gdansk (Ba Lan); ký kết hợp tác với Trường 
Cao Đẳng TDTT Quảng Tây (Trung Quốc) 
về lĩnh vực đẩy mạnh y học vận động, bước 
đầu thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học 
Kỹ thuật Ngô Phụng - Đài Loan; tiếp tục ký 
thỏa thuận với Trường Đại học Sư phạm 
Quảng Tây - Trung Quốc. Ngoài ra, Trường 
còn tổ chức buổi giao lưu học tập chuyên 
môn giữa sinh viên Nhà trường với sinh viên 
Trường Khoa học Thể thao và Dinh dưỡng - 
Đại học Công nghệ Bang Queensland (QUT) 
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
 7 
- Australia, cử đội bóng đá nam tham dự 
Tuần lễ giao lưu thể thao, văn hóa các trường 
đại học Đông Nam Á và Nam Á tổ chức tại 
Trường ĐH Bách khoa Côn Minh (Trung 
Quốc). Đặc biệt là đàm phán với Trường Cao 
đẳng GDTC Quốc gia Lào sang trao đổi về 
nội dung liên kết đào tạo song phương cử 
sinh viên, học viên sang học tập dài hạn với 
kết quả đã tiếp nhận 08 lưu học sinh viên Lào 
sang học ở trình độ cao học và đại học. 
4. Công tác đảm bảo chất lượng đào tạo 
Các hoạt động đảm bảo chất lượng được 
Đảng ủy lãnh đạo từng bước đưa hoạt động 
đi vào chiều sâu, trong đó một bước tiến rất 
lớn đó là đã tập trung hoàn thiện Báo cáo Tự 
đánh giá Trường trình Bộ GD&ĐT xin ý 
kiến đánh giá ngoài. Hiện tại bên cạnh triển 
khai nhiệm vụ chuyên môn, các đơn vị cá 
nhân được giao nhiệm vụ tiến hành thu thập 
minh chứng, hoàn thiện báo cáo để dự kiến 
đánh giá ngoài vào năm 2019. 
5. Về công tác cán bộ 
Xác định công tác cán bộ là gốc của mọi 
công việc, Nhà trường đã tập trung cao nhất 
việc đầu tư, tăng cường nguồn lực về công 
tác cán bộ. Đến nay Trường đã có trên 75% 
CB, GV có trình độ sau ĐH. Đội ngũ CB, 
GV của Trường đều có phẩm chất tư cách 
đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề, có trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có bề dày 
kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, huấn 
luyện; là trọng tài cấp quốc gia, quốc tế, 
chuyên gia về y học TDTT, về thể dục đồng 
diễn, tham gia đạo diễn khai, bế mạc các đại 
hội TDTT toàn quốc và Seagames. Trong 
tổng số 155 GV có 22 GV đạt trình độ TS, 01 
GS, 01 PGS; 09 CB, GV có trình độ Cao cấp 
lý luận chính trị, 11 viên chức có trình độ 
Trung cấp lý luận chính trị, 100% viên chức 
đã học chương trình bồi dưỡng kiến thức, 
nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, tất 
cả các viên chức thuộc đối tượng 2 và đối 
tượng 3 đều hoàn thành chương trình bồi 
dưỡng kiến thức GDQP-AN theo quy định. 
Hiện Trường cử 15 GV đi đào tạo trình độ 
TS, NCS trong và ngoài nước. Bình quân 
mỗi năm tiếp theo có từ 4 - 5 GV bảo vệ 
xong luận án TS. 
6. Công tác đầu tư cơ sở vật chất 
Là trường sư phạm không có nguồn thu 
học phí, nguồn kinh phí chủ yếu do Nhà 
nước cấp vì thế bên cạnh việc quản lý chặt 
chẽ nguồn thu chi đúng mục đích, hiệu quả, 
tiết kiệm, Nhà trường đã tích cực chủ động 
khai thác các nguồn vốn hợp pháp khác theo 
quy định để tăng thêm nguồn quỹ tự có để 
đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị. Trong 
vòng 15 năm, Nhà trường đã thực hiện quy 
hoạch tổng thể, xây dựng phát triển bền vững 
xây dựng mới hoàn thiện và nâng cấp với 
hàng loạt công trình như: Nhà điều hành 9 
tầng, nhà thi đấu đa năng, nhà thí nghiệm thể 
chất, hội trường cùng với hệ thống sân bãi, 
tập luyện có tính liên hoàn như: Sân điền 
kinh phủ chất dẻo tổng hợp, sân bóng đá trải 
thảm cỏ nhân tạo, sân quần vợt, sân bóng rổ, 
bóng ném, bể bơi; củng cố, hoàn thiện hệ 
thống các tòa nhà ký túc xá đảm bảo chỗ ở 
cho lưu lượng trên 3000 sinh viên, đặc biệt là 
ở thời điểm hiện tại khi nguồn kinh phí của 
Nhà nước đầu tư cho cơ sở vật chất rất hạn 
hẹp. Mặc dù vậy với tư duy và tầm nhìn mới, 
Đảng ủy - BGH xác định đây là điều kiện cơ 
bản để nâng cao chất lượng đào tạo, vì thế 
bên cạnh việc tập trung đầu tư nhiều công 
trình lớn như: Xây mới cổng trường khang 
trang; mở đường đi đôi với chiều rộng lòng 
đường 9m, 2 bên hành lang dành cho người 
đi bộ từ cổng trường vào trung tâm Trường; 
hoàn thành mặt đường bê tông đường đi nội 
bộ khu tập thể; cải tạo phòng 106 giảng 
đường thành hội trường khang trang, đủ chỗ 
tổ chức hội nghị toàn trường và các hội nghị 
có quy mô trên 300 người; cải tạo KTX C4 
thành khu ở chất lượng cao (có điều hoà, 
bình nóng lạnh) cho các đối tượng có nhu 
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
 8 
cầu; cải tạo nhà khách công vụ phục vụ sỹ 
quan, lưu học sinh Lào và các lớp bồi dưỡng 
cán bộ, giáo viên; đầu tư hạng mục đài phun 
nước tại sân nhà 9 tầng bằng nguồn tài trợ 
các đơn vị dịch vụ, các đối tác và cá nhân, 
đơn vị trong trường. Ngoài ra, thực hiện chủ 
trương việc xây dựng môi trường thân thiện, 
thời gian này Nhà trường đã tiến hành quy 
hoạch lại toàn bộ hệ thống cây xanh, cây 
cảnh, không chỉ tạo cảnh quan về ngôi trường 
thân thiện, xanh - sạch - đẹp mà còn mang 
dáng vóc của ngôi trường hiện đại. 
7. Phong trào thi đua và các hoạt 
động xã hội 
Phong trào thi đua được Nhà trường đặc 
biệt quan tâm đẩy mạnh, gắn với các cuộc 
vận động của ngành, chính vì thế đã tạo ra 
sức lan tỏa lớn. Nhất là phong trào dạy tốt, 
học tốt diễn ra liên tục, trung bình mỗi năm 
có trên 50 giảng viên đăng ký giờ dạy giỏi và 
dự giờ góp ý chuyên môn cho giảng viên trẻ. 
Đặc biệt vào các tháng mang sự kiện của đất 
nước có 100% số lớp đăng ký giờ học tốt. 
Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học 
được giảng viên đầu tư ứng dụng công nghệ 
thông tin đã giúp cho người học có nhiều 
chuyển biến tích cực, tỷ lệ sinh viên giỏi các 
năm đều tăng. Năm 2017, Nhà trường là 1 
trong 10 đơn vị trong cả nước được Bộ Giáo 
dục và Đào tạo tặng Bằng khen về đổi mới 
sáng tạo trong dạy và học. 
Các hoạt động xã hội của Nhà trường 
không chỉ bó hẹp trong phạm vi nội bộ mà 
vươn ra rộng khắp trên nhiều lĩnh vực. Nổi 
bật là đã huy động nguồn lực của cán bộ, 
viên chức và sinh viên chung vai, góp sức 
thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng nông 
thôn mới” cho xã Phụng Châu, Chương Mỹ, 
Hà Nội với tổng số tiền đã ủng hộ trên 1,6 tỷ 
đồng. Số tiền tuy không lớn, nhưng là tình 
cảm, trách nhiệm của tập thể Nhà trường 
chung tay góp sức vào phong trào xây dựng 
nông thôn mới của xã Phụng Châu từ chỗ chỉ 
đạt 6 tiêu chí, đến nay đã đạt 11 tiêu chí 
Nông thôn mới. Nhất là trong việc thực hiện 
các phong trào thi đua, các cuộc vận động 
quyên góp ủng hộ, giúp đỡ đồng bào vùng 
sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai bão lụt của 
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, của 
CĐGD Việt Nam tại các địa phương. Hằng 
năm Công đoàn tổ chức quyên góp được 
hàng trăm triệu đồng ủng hộ các địa phương 
được phân công. Đoàn thanh niên được tổ 
chức thực hiện sôi nổi, hiệu quả, xuyên suốt 
với nhiều phong trào như: Phong trào xây 
dựng nông thôn mới; phong trào SV xung 
kích tình nguyện vì cộng đồng, hiến máu 
nhân đạo; xây dựng quỹ khuyến học giúp đỡ 
những SV nghèo; nhận chăm sóc, phụng 
dưỡng 01 bà mẹ Việt Nam anh hùng và 
thường xuyên thăm hỏi tặng quà cho các gia 
đình chính sách, người có công trên địa bàn 
xã Phụng Châu - Chương Mỹ; phong trào SV 
tình nguyện tiếp sức mùa thi, dạy bơi miễn 
phí cho trẻ em Hà Nội. Nổi bật nhất là các 
hoạt động trong dịp kỷ niệm các sự kiện 
chính trị của đất nước, của TP. Hà Nội như 
dịp Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà 
Nội; Chào mừng Đại Hội Đảng Thành phố, 
ĐH Đảng toàn Quốc; tham gia các khối diễu 
hành (khối rước trượng cờ, khối diễu hành 
đại diện cho tuổi trẻ cả nước trong lễ mít tinh 
kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc 
khánh 2 - 9. 
Với những đóng góp vào sự nghiệp phát 
triển GD&ĐT cho đất nước, từ năm 2003 
đến nay, Trường đã được Đảng, Nhà nước 
ghi nhận, tặng thưởng: 01 Huân chương Độc 
lập hạng Ba; 01 Cờ thi đua của Chính phủ; 
02 Bằng khen của Chính phủ; 01 cờ thi đua 
của Bộ; 23 Bằng khen của các Bộ, ban, 
ngành, tỉnh thành. Ngoài ra, Trung tâm 
GDQP-AN được tặng Huân chương bảo vệ 
Tổ quốc hạng nhì. Cũng trong giai đoạn này, 
tổ chức Công đoàn Trường được tặng Huân 
chương Lao động hạng Nhì cùng nhiều cờ 
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
 9 
thưởng, bằng khen của Tổng liên đoàn lao 
động Việt Nam, của Công đoàn Giáo dục 
Việt Nam. Đoàn Thanh niên Trường được 
tặng nhiều cờ thưởng, bằng khen của Trung 
ương Đoàn, của Thành đoàn Hà Nội và 
Trung ương Hội sinh viên Việt Nam. Đó 
chính là minh chứng khẳng định những mốc 
son lịch sử của Nhà trường, không chỉ gợi 
bao điều suy nghĩ về cuộc hành trình đầy 
gian lao nhưng vô cùng vĩ đại của một trường 
đại học đầu ngành của cả nước đã và đang 
đồng hành cùng toàn ngành Giáo dục và đào 
tạo dệt nên những mùa xuân bất tận cho đất 
nước, mà còn đưa uy tín của Nhà trường bay 
cao, vang xa xứng với tầm vóc - vị thế mới 
của trường đại học đầu ngành trong lĩnh vực 
đào tạo giáo viên GDTC của cả nước và đang 
vươn tầm ra thế giới. 
II. MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG 
1. Định hướng 
Định hướng chung của Trường Đại học Sư 
phạm TDTT Hà Nội là tiếp tục xây dựng, 
phát triển thành trường đại học trọng điểm 
trong khu vực, tiến tới đào tạo đa cấp, đa 
ngành, đa lĩnh vực, trong đó có một số ngành 
đạt chuẩn quốc tế; cung cấp nguồn nhân lực 
chất lượng cao và thích ứng nhanh với thế 
giới việc làm; là trung tâm NCKH, ứng dụng 
và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp 
phát triển kinh tế, xã hội, phong trào thể thao 
của cả nước. 
Quan điểm chỉ đạo trong quy hoạch phát 
triển đến năm 2030 là bám sát mục tiêu phát 
triển kinh tế xã hội, định hướng của Đảng về 
đề án phát triển TDTT; quy hoạch các trường 
sư phạm và nhiệm vụ của ngành, xu thế phát 
triển của khoa học kỹ thuật, nhất là về ngành 
nghề TDTT. 
Sự phát triển của Trường Đại học Sư phạm 
TDTT Hà Nội được kế thừa từ chặng đường 
ngót 60 năm xây dựng và phát triển, nhanh 
chóng hội nhập và tiếp cận thành tựu tiên tiến 
của giáo dục, đào tạo thế giới, tiếp thu tinh 
hoa của nhân loại và giữ gìn bản sắc văn hóa 
dân tộc; đảm bảo tính bền vững, hiệu quả và 
đồng bộ, có lựa chọn lĩnh vực ưu tiên và 
khâu đột phá. Mở rộng quy mô đi đôi với 
nâng cao chất lượng và hiệu quả, đảm bảo 
tính thống nhất đồng bộ giữa mục tiêu, quy 
trình, nội dung và phương pháp đào tạo, 
phương thức đánh giá, liên thông, liên kết các 
ngành, các hình thức, các trình độ đào tạo; đổi 
mới tư duy và cơ chế quản lý, tăng cường tính 
tự chủ, thực hiện phương châm xã hội hóa. 
2. Mục tiêu chung 
Mục tiêu tổng quát phát triển Nhà trường 
đến năm 2030 là: Xây dựng Trường Đại học 
Sư phạm TDTT Hà Nội trở thành trường đại 
học đào tạo giáo viên giáo dục thể chất, cán 
bộ TDTT, giáo viên giáo dục quốc phòng - 
an ninh đa cấp, có năng lực học tập vươn lên, 
tận tụy với nhiệm vụ được giao, đáp ứng tốt 
nhất nhu cầu tập luyện TDTT chăm sóc sức 
khỏe ở mọi nơi, mọi lúc. Đặc biệt chú trọng 
đào tạo nhân tài, làm chủ các lĩnh vực chuyên 
sâu về giáo dục thể chất, giáo dục quốc 
phòng - an ninh và thể thao trường học; kết 
hợp chặt chẽ đào tạo, nghiên cứu khoa học, 
chuyển giao công nghệ và chăm sóc sức 
khỏe, phát triển TDTT; phấn đấu đủ năng lực 
hợp tác ngang tầm với các trường đại học 
danh tiếng trong khu vực, cung cấp đội ngũ 
giáo viên giáo dục thể chất đạt chuẩn quốc tế. 
Nhà trường phát triển theo hướng đại học 
nghiên cứu và ứng dụng với quy mô trên 
10.000 học viên; phát triển một số hướng 
nghiên cứu khoa học mũi nhọn mang đặc thù 
ngành nghề và theo chương trình tiên tiến; 
mở rộng và nâng cao hợp tác quốc tế; tăng 
cường nguồn thu hợp pháp để chủ động về 
tài chính nhằm đảm bảo các hoạt động của 
trường trọng điểm quốc gia và một số ngành 
đạt chuẩn quốc tế. 
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội 
sẽ là một trung tâm đào tạo đại học và sau đại 
học chuẩn mực, chất lượng cao, đáp ứng nhu 
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
 10 
cầu xã hội, nguồn nhân lực cho sự nghiệp 
phát triển của cả nước. Hoàn thiện theo 2 
hướng: 
- Hướng đào tạo, nghiên cứu khoa học về 
TDTT hàng đầu của quốc gia; 
- Hướng ứng dụng, mở trường phổ thông 
kết hợp với thực hành năng khiếu TDTT; 
hình thành trung tâm y học vận động phục vụ 
cộng đồng; Trung tâm tổ chức các hoạt động 
TDTT phục vụ sự phát triển của ngành 
TDTT và nhu cầu hưởng thụ văn hóa TDTT 
của nhân dân. 
3. Mục tiêu cụ thể 
3.1. Tiếp tục phát huy truyền thống, thành 
tích của Nhà trường, kiên quyết khắc phục 
những hạn chế thiếu sót, tìm các giải pháp để 
tổ chức triển khai nhiệm vụ có chất lượng 
hiệu quả nhất. 
3.2. Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, biên 
chế tinh gọn, hiệu quả. Nâng cao trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CB, VC. 
Giáo dục bồi dưỡng đội ngũ CB có lập 
trường tư tưởng, chính trị vững vàng, có tư 
cách phẩm chất đạo đức tốt, năng lực trình độ 
chuyên môn vững, giỏi. 
3.3. Công tác tuyển sinh đào tạo: Duy trì 
nâng cao số lượng đầu vào các khóa đào tạo 
chính quy, liên kết, tăng dần số lượng đào tạo 
học viên trình độ trên đại học (cao học), 
chuẩn bị tốt các điều kiện để tiến tới đào tạo 
tiến sỹ vào năm 2020, mở trường phổ thông 
năng khiếu vào năm 2022. 
3.4. Đổi mới, cải tiến nội dung chương 
trình đào tạo sát với nhu cầu xã hội, đồng thời 
nâng cao chất lượng, kết quả đào tạo. 
3.5. Đẩy mạnh phong trào, công tác nghiên 
cứu khoa học để ứng dụng mang lại hiệu quả 
trong công tác, giảng dạy, học tập. 
3.6. Tiếp tục duy trì công tác hợp tác quốc 
tế với các trường ở nước ngoài và mở rộng 
thêm với một số nước khác trong khu vực. 
3.7. Đầu tư kinh phí để mua sắm, cải tạo, 
xây dựng một số hạng mục công trình, sân 
bãi, trang thiết bị dung cụ phương tiện giảng 
dạy, học tập ngang tầm khu vực và thế giới. 
3.8. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu 
nước thiết thực, hiệu quả, mục tiêu phấn đấu 
tất cả các tổ chức chính trị, đoàn thể luôn đạt 
danh hiệu trong sạch, vững mạnh. Nhà 
trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 
được giao, luôn đạt danh hiệu Tập thể lao 
động tiên tiến, xuất sắc, được Đảng, Nhà 
nước, các bộ ngành, địa phương ghi nhận 
biểu dương khen thưởng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng 
dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học; 
2. Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg, ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều 
lệ Trường Đại học; 
3. Đề án phát triển tổng thể Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội giai đoạn 2008 - 2020. 
4. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường nhiệm kỳ 2015 - 2020. 
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 

File đính kèm:

  • pdfkhang_dinh_vi_the_truong_dau_nganh_ve_dao_tao_giao_duc_the_c.pdf