Khái niệm phương pháp: Định nghĩa và phân loại

Khái niệm phương pháp có vị trí quan trọng hàng đầu trong hệ thống các khái niệm của

phương pháp luận. Mỗi phương pháp là một trong những cách thức hoạt động để đạt được một mục

tiêu. Phương pháp hoạt động cùng với chủ thể hoạt động, mục tiêu hoạt động, phương tiện hoạt

động, hiệu quả hoạt động là các mặt cơ bản của hoạt động. Có phương pháp hoạt động thực tiễn và

có phương pháp hoạt động nhận thức. Tương ứng với một hoạt động thực tiễn hoặc hoạt động nhận

thức nào đó của con người, có nhiều phương pháp. Để đạt được mục tiêu với hiệu quả tốt nhất, chủ

thể hoạt động cần lựa chọn một phương pháp phù hợp.

Khái niệm phương pháp: Định nghĩa và phân loại trang 1

Trang 1

Khái niệm phương pháp: Định nghĩa và phân loại trang 2

Trang 2

Khái niệm phương pháp: Định nghĩa và phân loại trang 3

Trang 3

Khái niệm phương pháp: Định nghĩa và phân loại trang 4

Trang 4

Khái niệm phương pháp: Định nghĩa và phân loại trang 5

Trang 5

Khái niệm phương pháp: Định nghĩa và phân loại trang 6

Trang 6

Khái niệm phương pháp: Định nghĩa và phân loại trang 7

Trang 7

Khái niệm phương pháp: Định nghĩa và phân loại trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 1840
Bạn đang xem tài liệu "Khái niệm phương pháp: Định nghĩa và phân loại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khái niệm phương pháp: Định nghĩa và phân loại

Khái niệm phương pháp: Định nghĩa và phân loại
ợc sử dụng “để đi 
đến một vị trí nào đó”. Ví dụ khác, khi cho 
rằng thao tác “thu nhận thông tin bằng cách 
quan sát” là một phương pháp thì ta phải 
chỉ ra rằng “phương pháp thu nhận thông 
tin bằng cách quan sát” và “phương pháp 
thu nhận thông tin không bằng cách quan 
sát” là hai phương pháp đều có thể được sử 
dụng “để thu nhận thông tin nào đó”. 
Thứ sáu, trong số các phương pháp hoạt 
động có thể được sử dụng để đạt tới một 
mục tiêu, có phương pháp phù hợp và 
phương pháp không phù hợp, có phương 
pháp phù hợp nhiều và có phương pháp phù 
hợp ít. Phương pháp hoạt động càng phù 
hợp, chủ thể hoạt động càng dễ đạt được 
mục tiêu. Nếu lựa chọn phương pháp hoạt 
động không phù hợp, thì chủ thể hoạt động 
có thể sẽ không đạt được mục tiêu đặt ra. 
Việc xác định và lựa chọn phương pháp 
hoạt động phù hợp là việc làm quan trọng 
sau khi đề ra mục tiêu. Khi lựa chọn 
phương pháp hoạt động này, chứ không lựa 
chọn phương pháp hoạt động kia, chủ thể 
hoạt động tin rằng phương pháp hoạt động 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 - 2019 
16 
ấy là phương pháp tốt nhất để đạt được mục 
tiêu đặt ra. Ví dụ, khi lựa chọn phương 
pháp nhận thức biện chứng hay phương 
pháp nhận thức siêu hình để nhận thức một 
vấn đề nào đó, chủ thể nhận thức tin rằng 
đó là phương pháp phù hợp để nhận thức 
vấn đề ấy. Phương pháp hoạt động có tác 
động quan trọng đến việc đạt được mục tiêu 
hoạt động. Dù mục tiêu hoạt động là tốt 
đẹp, cần thiết và khả thi, nhưng nếu sử 
dụng phương pháp hoạt động không phù 
hợp thì chủ thể hoạt động cũng sẽ không 
đạt được mục tiêu đặt ra. Các phương pháp 
hoạt động khác nhau tuy có thể cùng đạt tới 
một mục tiêu hoạt động, nhưng có sự khác 
nhau về quy trình hoạt động, phương tiện 
hoạt động, điều kiện hoạt động, thời gian 
hoạt động. Khi lựa chọn phương pháp hoạt 
động này chứ không phải lựa chọn phương 
pháp hoạt động kia, chủ thể hoạt động còn 
phải tính đến sự phù hợp về quy trình hoạt 
động, phương tiện hoạt động, điều kiện hoạt 
động, thời gian hoạt động. 
Thứ bảy, phương pháp hoạt động có thể 
được xác định bằng trực quan, nhưng mục 
tiêu hoạt động thì không thể được xác định 
bằng trực quan. Bằng trực quan ta dễ dàng 
phân biệt được phương pháp hoạt động này 
với phương pháp hoạt động kia, vì một 
phương pháp hoạt động cụ thể là một hoạt 
động cụ thể, do một chủ thể cụ thể thực 
hiện với những phương tiện cụ thể với các 
thao tác cụ thể. Còn bằng trực quan ta 
không thể phân biệt được mục tiêu này với 
mục tiêu kia, vì mục tiêu tồn tại ở trong đầu 
óc của chủ thể hoạt động. Tuy vậy, bằng tư 
duy ta có thể suy đoán được mục tiêu hoạt 
động của một người, từ đó có thể phân biệt 
được mục tiêu này với mục tiêu kia. 
Từ bảy nội dung như trên, có thể giải 
thích tóm tắt khái niệm phương pháp với 
nghĩa là “cách thức đạt tới mục tiêu” như 
sau: trước khi thực hiện một hoạt động bất 
kỳ nào đó, người hoạt động bao giờ cũng 
đặt ra một mục tiêu; để đạt được mục tiêu 
đó, có nhiều phương pháp hoạt động; khi 
cho rằng một thao tác hoạt động nào đó là 
một phương pháp thì ta phải chỉ ra mục tiêu 
mà chủ thể nhằm đạt được, đồng thời phải 
chỉ ra các thao tác hoạt động khác để đạt 
mục tiêu ấy; để đạt được mục tiêu đặt ra, 
người hoạt động cần lựa chọn một phương 
pháp phù hợp nhất đối với mình. Khái niệm 
phương pháp với nội dung như trên là cơ sở 
lý thuyết để ta xác định một hoạt động nào 
đó có phải là một phương pháp hay không. 
3. Phân loại khái niệm phương pháp 
Có nhiều cách phân loại khái niệm phương 
pháp. Tương ứng với việc phân loại hoạt 
động thành hoạt động thực tiễn và hoạt động 
nhận thức, ta có thể phân loại phương pháp 
thành các phương pháp hoạt động thực tiễn 
và các phương pháp hoạt động nhận thức 
(gọi tắt là phương pháp nhận thức). 
Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật 
chất, là quá trình biến ý thức thành vật chất, 
hay là quá trình hiện thực hóa ý thức. Khi 
hoạt động thực tiễn, người hoạt động phải 
sử dụng phương tiện vật chất và tác động 
vào đối tượng vật chất. Các hoạt động thực 
tiễn là: nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm, ăn, mặc, 
ở, đi, chạy, nhảy, lao động, sản xuất, thực 
nghiệm nghiên cứu; tham gia hoạt động 
chính trị - xã hội, giao tiếp, quản lý, lãnh 
đạo, chấp hành pháp luật, chống đối pháp 
luật, cưỡng chế, trấn áp, đấu tranh, đoàn 
kết, giúp đỡ, chữa bệnh, học tập, giáo dục, 
đào tạo, nghiên cứu khoa học, điều tra xã 
hội học, và nhiều hoạt động khác. Tương 
ứng với mỗi loại hoạt động thực tiễn nói 
trên có một nhóm nhiều phương pháp. Ví 
dụ: tương ứng với hoạt động nhìn, có các 
Nguyễn Ngọc Hà, Nguyễn Thị Huyền 
17 
phương pháp nhìn (phương pháp nhìn bằng 
mắt, phương pháp nhìn không bằng mắt, 
phương pháp nhìn trực tiếp, phương pháp 
nhìn không trực tiếp); tương ứng với hoạt 
động ăn, có các phương pháp ăn (phương 
pháp ăn bằng đũa, phương pháp ăn không 
bằng đũa, phương pháp ăn ngồi, phương 
pháp ăn không ngồi); tương ứng với hoạt 
động sản xuất, có các phương pháp sản xuất 
(phương pháp sản xuất bằng công cụ thủ 
công, phương pháp sản xuất không bằng 
công cụ thủ công, phương pháp sản xuất 
dựa trên chế độ công hữu, phương pháp sản 
xuất không dựa trên chế độ công hữu); 
tương ứng với hoạt động điều tra xã hội 
học, có các phương pháp điều tra xã hội học 
(phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng 
hỏi, phương pháp điều tra xã hội học không 
bằng bảng hỏi, phương pháp điều tra xã hội 
học trực tiếp, phương pháp điều tra xã hội 
học không trực tiếp); v.v.. 
Hoạt động nhận thức là hoạt động tinh 
thần, là quá trình biến vật chất thành ý thức, 
hay là quá trình vật chất di chuyển vào 
trong đầu óc con người và được cải biến 
trong đó. Khi hoạt động nhận thức, chủ thể 
hoạt động có thể không cần sử dụng 
phương tiện vật chất và không cần tác động 
vào đối tượng vật chất. Bởi vì, hoạt động 
nhận thức diễn ra trong đầu óc con người; 
dù ta ở trong trạng thái chân tay không 
động, mắt không nhìn, tai không nghe, ta có 
thể vẫn tiến hành hoạt động nhận thức. Các 
hoạt động nhận thức là: mô tả, giải thích, 
trừu tượng hóa, khái quát hóa, so sánh, đối 
chiếu, phân tích, tổng hợp, mô hình hóa, 
hình thức hóa, đi từ trừu tượng đến cụ thể, 
đi từ cụ thể đến trừu tượng, định nghĩa khái 
niệm, phân chia khái niệm, mở rộng khái 
niệm, thu hẹp khái niệm, tạo lập phán đoán, 
suy luận, chứng minh, bác bỏ, xây dựng giả 
thuyết, và nhiều hoạt động khác. Tương 
ứng với mỗi loại hoạt động nhận thức nói 
trên có một nhóm nhiều phương pháp. Ví 
dụ: tương ứng với hoạt động môt tả, có các 
phương pháp mô tả (phương pháp mô tả 
bằng ngôn ngữ thông thường, phương pháp 
mô tả không bằng ngôn ngữ thông thường, 
phương pháp mô tả theo quan điểm toàn 
diện, phương pháp mô tả không theo quan 
điểm toàn diện); tương ứng với hoạt động 
giải thích, có các phương pháp giải thích 
(phương pháp giải thích theo quan điểm 
biện chứng, phương pháp giải thích không 
theo quan điểm biện chứng, phương pháp 
giải thích lấy đối tượng làm trung tâm, 
phương pháp giải thích không lấy đối tượng 
làm trung tâm); tương ứng với hoạt động 
mô hình hóa, có các phương pháp mô hình 
hóa (phương pháp mô hình hóa dựa theo 
thuộc tính hình học của khách thể, phương 
pháp mô hình hóa không dựa theo thuộc 
tính hình học của khách thể); tương ứng với 
hoạt động định nghĩa khái niệm, có các 
phương pháp định nghĩa khái niệm (phương 
pháp định nghĩa khái niệm thông qua giống 
và khác biệt loài, phương pháp định nghĩa 
khái niệm không thông qua giống và khác 
biệt loài); tương ứng với hoạt động tạo lập 
phán đoán, có các phương pháp tạo lập 
phán đoán (phương pháp tạo lập phán đoán 
từ các khái niệm, phương pháp tạo lập phán 
đoán không từ các khái niệm); tương ứng 
với hoạt động suy luận, có các phương pháp 
suy luận (phương pháp suy luận diễn dịch, 
phương pháp suy luận không diễn dịch); 
tương ứng với hoạt động chứng minh, có 
các phương pháp chứng minh (phương 
pháp chứng minh trực tiếp, phương pháp 
chứng minh không trực tiếp); tương ứng với 
hoạt động bác bỏ, có các phương pháp bác 
bỏ (phương pháp bác bỏ nhằm vào luận cứ, 
phương pháp bác bỏ không nhằm vào luận 
cứ); v.v.. Dựa theo cách phân loại quan 
điểm nhận thức thành quan điểm biện 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 - 2019 
18 
chứng và quan điểm không biện chứng, 
phương pháp nhận thức được phân thành 
phương pháp nhận thức theo quan điểm 
biện chứng (phương pháp nhận thức biện 
chứng) và phương pháp nhận thức theo 
quan điểm không biện chứng (phương pháp 
nhận thức siêu hình). Quan điểm biện 
chứng là một hệ thống gồm có nhiều quan 
điểm biện chứng. Ví dụ, trong hệ thống các 
quan điểm biện chứng có quan điểm biện 
chứng về vận động, quan điểm biện chứng 
về không gian và thời gian, quan điểm biện 
chứng về phát triển, quan điểm biện chứng 
về mối liên hệ, quan điểm biện chứng về 
quan hệ giữa chất và lượng, quan điểm biện 
chứng về quan hệ giữa khẳng định và phủ 
định, quan điểm biện chứng về quan hệ 
giữa hai mặt đối lập, quan điểm biện chứng 
về chân lý và con đường hình thành chân 
lý, quan điểm biện chứng về quan hệ giữa 
nhận thức và thực tiễn, quan điểm biện 
chứng về quan hệ giữa sự vật và thuộc tính, 
giữa cái chung và cái riêng, giữa bản chất 
và hiện tượng, giữa tất nhiên và ngẫu nhiên, 
giữa nguyên nhân và kết quả, giữa nội dung 
và hình thức, giữa khả năng và hiện thực, 
giữa hệ thống và yếu tố, giữa lịch sử là 
lôgíc, giữa trừu tượng và cụ thể, v.v.. Tương 
ứng với mỗi quan điểm biện chứng nói trên 
có một phương pháp nhận thức. Đó là: 
phương pháp nhận thức theo quan điểm 
biện chứng về vận động, phương pháp nhận 
thức theo quan điểm biện chứng về không 
gian và thời gian, phương pháp nhận thức 
theo quan điểm biện chứng về phát triển, 
phương pháp nhận thức theo quan điểm 
biện chứng về mối liên hệ, v.v.. 
Trong cách phân loại phương pháp nhận 
thức như trên, có ba điểm cần chú ý như 
sau. Thứ nhất, tương ứng với mỗi thao tác 
nhận thức, có phương pháp nhận thức theo 
quan điểm biện chứng và phương pháp 
nhận thức không theo quan điểm biện 
chứng. Ví dụ, tương ứng với thao tác mô tả, 
có phương pháp mô tả theo quan điểm biện 
chứng và phương pháp mô tả không theo 
quan điểm biện chứng; tương ứng với thao 
tác giải thích, có phương pháp giải thích 
theo quan điểm biện chứng và phương pháp 
giải thích không theo quan điểm biện 
chứng. Thứ hai, phương pháp quan sát, 
phương pháp thống kê, phương pháp sưu 
tầm tư liệu, phương pháp điều tra xã hội 
học, phương pháp thực nghiệm không phải 
là các phương pháp nhận thức, mà là các 
phương pháp hoạt động thực tiễn. Bởi vì, 
hoạt động nghiên cứu khoa học (giống như 
hoạt động giáo dục, hoạt động đào tạo) có 
nhiều thao tác, trong đó một số thao tác là 
hoạt động nhận thức, một số thao tác là hoạt 
động thực tiễn; quan sát, thống kê, sưu tầm 
tư liệu, điều tra xã hội học, thực nghiệm là 
các hình thức của hoạt động thực tiễn, 
không phải là các thao tác của nhận thức. 
Thứ ba, cách tiếp cận đối với một vấn đề là 
phương pháp nghiên cứu vấn đề đó. Khi 
tiến hành nghiên cứu một số vấn đề nào đó, 
người nghiên cứu cần xác định các cách 
tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu. 
Cách tiếp cận là phương pháp tiếp cận. 
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu một vấn 
đề nào đó là phương pháp tiếp cận nghiên 
cứu vấn đề ấy. Tuy nhiên, đối với một vấn 
đề, không phải phương pháp nghiên cứu 
nào cũng là phương pháp tiếp cận nghiên 
cứu; chỉ các phương pháp nghiên cứu có 
tính định hướng cho toàn bộ hoạt động 
nghiên cứu thì mới là phương pháp tiếp cận 
nghiên cứu. Ví dụ, khi nghiên cứu vấn đề 
con người, ta có thể sử dụng cách tiếp cận 
nghiên cứu vấn đề con người từ quan điểm 
cho rằng con người là tổng hòa các quan hệ 
xã hội, hoặc sử dụng cách tiếp cận nghiên 
cứu vấn đề con người từ quan điểm cho 
rằng con người là động vật có tư duy. Trên 
cơ sở xác định phương pháp tiếp cận nghiên 
Nguyễn Ngọc Hà, Nguyễn Thị Huyền 
19 
cứu vấn đề con người như vậy, ta mới chọn 
các phương pháp nghiên cứu cụ thể hơn 
(như phương pháp diễn dịch hay phương 
pháp quy nạp). 
4. Kết luận 
Khái niệm phương pháp có vị trí quan trọng 
đầu tiên trong hệ thống các khái niệm của 
phương pháp luận nói chung và phương 
pháp luận nghiên cứu khoa học nói riêng. 
Phương pháp luận đã có lịch sử lâu đời. 
Khái niệm phương pháp là khái niệm thông 
dụng. Tuy vậy, khái niệm phương pháp vẫn 
chưa được sử dụng thống nhất. Mặc dù mỗi 
người đều có quyền sử dụng khái niệm 
phương pháp theo nghĩa riêng, nhưng khi 
sử dụng khái niệm đó ta cần định nghĩa và 
phân loại nó một cách rõ rằng để tránh bị 
hiểu lầm. Điều quan trọng khi luận bàn về 
phương pháp không phải là ở chỗ nên sử 
dụng khái niệm phương pháp theo nghĩa 
này hay nghĩa khác, nên hay không nên gọi 
một cái gì đó là phương pháp. Điều quan 
trọng khi luận bàn về phương pháp là ở chỗ, 
nên quan niệm như thế nào về các loại cách 
thức hoạt động, về quan hệ giữa các cách 
thức hoạt động với nhau, về quan hệ giữa 
cách thức hoạt động với chủ thể hoạt động, 
mục tiêu hoạt động, phương tiện hoạt động, 
hiệu quả hoạt động và với các mặt khác của 
hoạt động. Đây mới là thực chất của việc 
luận bàn về phương pháp. Nếu sự luận bàn 
về phương pháp là đúng đắn thì đó là cơ sở 
lý thuyết khoa học cho việc xác định và lựa 
chọn phương pháp phù hợp trong các hoạt 
động cụ thể. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Đức Dân (1996), Lôgic và tiếng Việt, 
Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
[2] Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình phương pháp 
luận nghiên cứu khoa học, Nxb Thế giới, Hà Nội. 
[3] Đ.P.Gorki (1974), Lôgic học, Nxb Giáo dục, 
Hà Nội. 
[4] E.V.Ilencôp (2003), Lôgic học biện chứng, 
Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 
[5] Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển 
Bách khoa Việt Nam (2003), Từ điển Bách khoa 
Việt Nam, t.3, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 
[6] Đoàn Văn Khái, Nguyễn Anh Tuấn, Dư Đình 
Phúc (2012), Giáo trình Lôgic học và phương 
pháp học tập, phương pháp nghiên cứu khoa 
học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
[7] Nguyễn Văn Hòa (2014), Giáo trình Lôgích học 
và phương pháp học tập, phương pháp nghiên 
cứu khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[8] Nguyễn Thúy Vân, Nguyễn Anh Tuấn (2009), 
Lôgic học đại cương, Nxb Đại học quốc gia Hà 
Nội, Hà Nội. 
[9] Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp luận 
nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học quốc gia 
Hà Nội, Hà Nội. 
[10] M.M.Rodentan (1986), Từ điển triết học, Nxb 
Tiến bộ, Mátxcơva. 
[11] https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1% 
BB%81_t%C3%A0i_nghi%C3%AAn_c%E1
%BB%A9u_khoa_h%E1%BB%8Dc, truy cập 
ngày 20/10/2017. 
[12] 
trinh-nghien-cuu-khoa-hoc/, truy cập ngày 
20/10/2017. 
[13] https://vi.wiktionary.org/wiki/ph%C6%B0% 
C6%A1ng_ph%C3%A1p#Ti%E1%BA%BFn
g_Vi%E1%BB%87, truy cập ngày 
20/10/2018. 
[14] https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C6%B0% 
C6%A1ng_ph%C3%A1p_lu%E1%BA%ADn, 
truy cập ngày 20/10/2018. 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 - 2019 
20 

File đính kèm:

  • pdfkhai_niem_phuong_phap_dinh_nghia_va_phan_loai.pdf