Khai báo và cấp phép trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử hiện nay

Luật Năng lượng nguyên tử (NLNT) được Quốc hội khóa XII ban hành và có hiệu lực thi hành

từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Luật NLNT quy định về các hoạt động trong lĩnh vực năng

lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động đó. Luật NLNT đã có

riêng 01 chương quy định về Khai báo và Cấp phép trong đó có các quy định về cấp giấy

phép cho các cơ sở bức xạ và các hoạt động tiến hành công việc bức xạ. Trong đó, Luật

NLNT cũng đã đề ra yêu cầu về việc quy định thủ tục khai báo và cấp phép đối với các

hoạt động tiến hành công việc bức xạ cũng như cấp đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ năng

lượng nguyên tử.

Đáp ứng yêu cầu này, ngày 22/7/2010, Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ

Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công

việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ. Đồng thời, Cục An toàn bức xạ và hạt

nhân (ATBXHN) - Cơ quan cấp phép có thẩm quyền của Việt Nam trong lĩnh vực này cũng

đã thực hiện quy trình, thủ tục cấp phép theo quy trình được ban hành trong Hệ thống

kiểm soát chất lượng (ISO 9001:2008)

 

Khai báo và cấp phép trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử hiện nay trang 1

Trang 1

Khai báo và cấp phép trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử hiện nay trang 2

Trang 2

Khai báo và cấp phép trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử hiện nay trang 3

Trang 3

Khai báo và cấp phép trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử hiện nay trang 4

Trang 4

Khai báo và cấp phép trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử hiện nay trang 5

Trang 5

pdf 5 trang duykhanh 21460
Bạn đang xem tài liệu "Khai báo và cấp phép trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khai báo và cấp phép trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử hiện nay

Khai báo và cấp phép trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử hiện nay
h
thiết bị chiếu xạ; Sử dụng thiết bị bức xạ; Sử
dụng chất phóng xạ; Sản xuất chất phóng xạ;
Chế biến chất phóng xạ; Lưu giữ chất phóng
xạ; Xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn
phóng xạ đã qua sử dụng; Xuất khẩu chất
phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu
hạt nhân, thiết bị hạt nhân; Nhập khẩu chất
phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu
hạt nhân, thiết bị hạt nhân; Đóng gói, vận
chuyển chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân
nguồn, vật liệu hạt nhân; Vận chuyển chất
phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu
hạt nhân quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; Xây
dựng cơ sở bức xạ; Thay đổi quy mô và phạm
vi hoạt động cơ sở bức xạ; Chấm dứt hoạt
động cơ sở bức xạ; Cấp chứng chỉ nhân viên
bức xạ đảm nhiệm các công việc quy định
tại khoản 1 Điều 28 Luật NLNT.
Thông tư 08 đã quy định rõ về danh mục
hồ sơ đề nghị cấp phép tương ứng với từng
đối tượng, loại hình cấp phép cụ
thể và hướng dẫn các nội dung
trong từng danh mục tương
ứng như: Hồ sơ đề nghị cấp
giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ, sử dụng
thiết bị bức xạ và sử dụng chất phóng xạ -
Điều 10; Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử
dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế -
Điều 11; Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sản
xuất, chế biến chất phóng xạ - Điều 12; Hồ
sơ đề nghị cấp giấy phép lưu giữ chất phóng
xạ - Điều 13; Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tự
xử lý, lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng
– Điều 14; Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xử
lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng
xạ đã qua sử dụng tại kho lưu giữ chất thải
phóng xạ quốc gia hoặc cơ sở làm dịch vụ xử
lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng
xạ đã qua sử dụng – Điều 15; Hồ sơ đề nghị
cấp giấy phép xuất khẩu chất phóng xạ, vật
liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết
bị hạt nhân – Điều 16; Hồ sơ đề nghị cấp
giấy phép nhập khẩu chất phóng xạ, vật liệu
hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị
hạt nhân – Điều 17; Hồ sơ đề nghị cấp giấy
phép đóng gói, vận chuyển và vận chuyển
quá cảnh chất phóng xạ, chất thải phóng xạ,
vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân –
Điều 18; Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây
dựng cơ sở bức xạ - Điều 19; Hồ sơ đề nghị
cấp giấy phép thay đổi quy mô, phạm vi hoạt
động cơ sở bức xạ - Điều 20; Hồ sơ đề nghị
cấp giấy phép chấm dứt hoạt động cơ sở bức
xạ - Điều 21; Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ
nhân viên bức xạ - Điều 22.
Thông tư 08 cũng quy định: thẩm quyền
và thủ tục cấp giấy phép và chứng chỉ nhân
viên bức xạ (CCNVBX) tương ứng cho từng
loại hình công việc bức xạ; thời hạn của giấy
phép và CCNVBX; gia hạn và sửa đổi bổ
sung, cấp lại giấy phép, cấp lại CCNVBX –
Điều 25, Điều 29 .
3. QUY ĐỊNH CHUNG CỦA HỆ THỐNG
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG
CẤP PHÉP
23Tập san THÔNG TIN 
PHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2014
TÊN CHUYÊN MỤCHOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠ NHÂN QUỐC GIA
Quy định chung của hệ thống kiểm
soát chất lượng trong việc cấp phép hiện nay
áp dụng đối với việc thẩm định hồ sơ cấp
phép của tổ chức, cá nhân tiến hành công
việc bức xạ nộp hồ sơ theo quy định tại
Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày
22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ KH&CN Hướng
dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến
hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ
nhân viên bức xạ. Cụ thể, quy định việc thẩm
định cấp phép đối với các hoạt động như:
- Thẩm định cấp giấy phép vận hành thiết
bị chiếu xạ;
- Thẩm định cấp giấy phép sử dụng thiết
bị bức xạ khác;
- Thẩm định cấp giấy phép sản xuất chất
phóng xạ;
- Thẩm định cấp giấy phép chế biến chất
phóng xạ;
- Thẩm định cấp giấy phép lưu giữ chất
phóng xạ;
- Thẩm định cấp giấy phép sử dụng chất
phóng xạ;
- Thẩm định để cấp giấy phép thăm dò,
khai thác, chế biến quặng phóng xạ;
- Thẩm định cấp giấy phép xử lý, lưu giữ
chất thải phóng xạ;
- Thẩm định cấp giấy phép xử lý, lưu giữ
nguồn phóng xạ đã qua sử dụng;
- Thẩm định để cấp giấy phép xây dựng
cơ sở bức xạ;
- Thẩm định để cấp giấy phép thay đổi
quy mô, phạm vi hoạt động của cơ sở
bức xạ;
- Thẩm định để cấp giấy phép chấm
dứt hoạt động cơ sở bức xạ;
- Thẩm định để cấp giấy phép nhập khẩu,
xuất khẩu chất phóng xạ;
- Thẩm định để cấp giấy phép đóng gói,
vận chuyển vật liệu phóng xạ;
- Thẩm định để cấp giấy phép vận chuyển
vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt
Nam;
- Thẩm định để cấp giấy đăng ký hoạt
động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng
nguyên tử.
4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC THI,
ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA
LUẬT NLNT
a. Cấp Giấy phép tiến hành công việc bức
xạ và chứng chỉ nhân viên bức xạ
Giấy phép tiến hành công việc bức xạ
cấp phép cho các cơ sở bức xạ và các hoạt
động tiến hành công việc bức xạ được quy
định tại Điều 18 bao gồm: Vận hành thiết bị
chiếu xạ gồm máy gia tốc; thiết bị xạ trị; thiết
bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu và sử
dụng các thiết bị bức xạ khác; Sản xuất, chế
biến chất phóng xạ; Lưu giữ, sử dụng chất
phóng xạ; Thăm dò, khai thác, chế biến
quặng phóng xạ; Làm giàu urani; chế tạo
nhiên liệu hạt nhân; Xử lý, lưu giữ, chôn cất
chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua
sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử
dụng; Xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi
hoạt động, chấm dứt hoạt động của cơ sở bức
xạ, cơ sở hạt nhân; Sử dụng vật
liệu hạt nhân ngoài chu trình
nhiên liệu hạt nhân; Nhập
khẩu, xuất khẩu chất phóng
Hoạt động hiệu chuẩn, kiểm định chất lượng các thiết bị ghi đo bức
xạ nhằm nâng cao chất lượng, độ tin cậy của thiết bị đảm bảo an toàn
24 Tập san THÔNG TIN 
PHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 2014
HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA
xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân
và thiết bị hạt nhân; Đóng gói, vận chuyển
vật liệu phóng xạ; Vận chuyển vật liệu phóng
xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; Vận hành
tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy
bằng năng lượng hạt nhân; Hoạt động khác
tạo ra chất thải phóng xạ.
Trong thực tế cho thấy hoạt động chuyển
nhượng, mua bán chất phóng xạ vẫn xảy ra
trong thực tiễn nhưng hiện không được quy
định để kiểm soát. 
Đối với giấy phép tiến hành công việc
bức xạ - vận chuyển vật liệu phóng xạ được
quy định tại Điều 63 quy định tổ chức cá
nhân gửi hàng phải có trách nhiệm xin cấp
phép. Quy định chưa thực sự khả thi và phù
hợp hoàn toàn trong trường hợp tổ chức cá
nhân xin giấy phép nhập khẩu chất phóng xạ
và sau đó đồng thời xin giấy phép vận chuyển
chất phóng xạ. 
Đối với cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ
được quy định tại Điều 28. Trong thực tế có
những loại hình như: nhân viên pha chế dược
chất phóng xạ tại các khoa Y học hạt nhân
của các bệnh viện; nhân viên sử dụng các
thiết bị đo hạt nhân di động (ví dụ như: thiết
bị đo độ ẩm, độ chặt nền đường, đất đá, bê
tông; thiết bị khoan thăm dò dị chất Karota)
không được quy định phải có chứng chỉ nhân
viên bức xạ. Tuy nhiên, đối với các nhân viên
trên khi tiến hành công việc bức xạ suất liều
họ nhận được cao tương tự như chụp ảnh
phóng xạ công nghiệp. 
b. Về thời hạn của giấy phép
Điều 74 Luật NLNT đã đưa ra được
thời hạn của các loại giấy phép tiến hành
công việc bức xạ tương ứng theo đặc thù của
từng loại công việc như: Giấy phép nhập
khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ có mức độ
nguy hiểm dưới trung bình được cấp cho
nhiều chuyến hàng có thời hạn mười hai
tháng; Giấy phép nhập khẩu,
xuất khẩu nguồn phóng xạ có
mức độ nguy hiểm từ trung
bình trở lên, vật liệu hạt
nhân, thiết bị hạt nhân được cấp cho từng
chuyến hàng có thời hạn sáu tháng; Giấy
phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài vận
chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ
Việt Nam; giấy phép cho tàu biển, phương
tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng
hạt nhân của nước ngoài hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam có thời hạn sáu tháng; Giấy
phép cho tàu biển, phương tiện khác có động
cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân của tổ
chức, cá nhân trong nước có thời hạn mười
năm; Giấy phép vận hành lò phản ứng hạt
nhân nghiên cứu, vận hành nhà máy điện hạt
nhân có thời hạn mười năm; Giấy phép vận
hành thiết bị chiếu xạ có thời hạn năm năm;
Giấy phép tiến hành công việc bức xạ khác
có thời hạn ba năm.
Tuy nhiên, vẫn còn thiếu quy định đặc
thù cho loại giấy phép tiến hành công việc
bức xạ - vận chuyển chất phóng xạ. Vì nếu
hiểu như quy định tại khoản 7 Điều 74 thì
thời hạn của giấy phép vận chuyển chất
phóng xạ là 3 năm. Điều này không phù hợp
với các khuyến cáo quốc tế và thực tiễn công
việc. Nên đề xuất thời hạn của giấy phép này
là 12 tháng (riêng đối với các cơ sở làm dịch
vụ hỗ trợ - vận chuyển các dược chất phóng
xạ thì xem xét cấp phép như là một hoạt
động dịch vụ hỗ trợ năng lượng nguyên tử -
cấp dạng đăng ký và thời hạn giấy phép là 3
năm).
c. Về điều kiện cấp giấy phép
Điều kiện cấp phép được quy định tại
Điều 75, trong đó quy định tương đối đầy đủ
như: Được thành lập theo quy định của pháp
luật. Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; Tiến
hành công việc bức xạ phù hợp với chức
năng hoạt động; Có đội ngũ nhân lực, cơ sở
vật chất - kỹ thuật phù hợp; Đáp ứng đủ các
điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh đối với
từng công việc bức xạ cụ thể theo quy định
của Luật này; Hoàn thành hồ sơ, thủ tục xin
cấp giấy phép theo quy định của Luật này và
quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tuy nhiên, thực tế áp dụng và thi hành
cho thấy quy định tại điểm c khoản 1 Điều
25Tập san THÔNG TIN 
PHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2014
HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA
75 “Có đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ
thuật phù hợp” và điểm c khoản 2 Điều 75
“Có trình độ chuyên môn phù hợp” vẫn còn
chưa rõ ràng, chưa có văn bản hướng dẫn cụ
thể: như thế nào là có đủ đội ngũ nhân lực?
(bao nhiêu người tương ứng với từng loại hình
là đủ?) và trình độ kỹ thuật hoặc chuyên môn
như thế nào là phù hợp? cần yêu cầu các loại
văn bằng, chứng chỉ nào? do ai cấp? thời hạn
bao lâu?
d. Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp phép
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy
phép được quy định tại Điều 77 trong đó quy
định: thẩm quyền cấp giấy phép; thời hạn
xem xét cấp giấy phép; thời hạn trả lời từ
chối cấp giấy phép. 
Các quy định này vẫn còn có bất cập,
khó triển khai áp dụng trong thực tế. Chẳng
hạn như: theo Điều 77 thì thời gian xử lý hồ
sơ đối với loại hình cấp giấy phép vận
chuyển nguồn phóng xạ là sáu mươi ngày.
Đối với loại hình giấy phép vận chuyển
nguồn phóng xạ thì có những trường hợp sau:
trường hợp xin giấy phép vận chuyển nguồn
phóng xạ để vận chuyển nguồn phóng xạ từ
địa điểm này tới địa điểm khác; trường hợp
xin giấy phép vận chuyển kèm theo giấy
phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu nguồn phóng
xạ; trường hợp xin giấy phép vận chuyển kèm
theo giấy phép sử dụng nguồn phóng xạ. Như
vậy, đối với các trường hợp hồ sơ vận chuyển
đi kèm với hồ sơ nhập khẩu, xuất khẩu hoặc
sử dụng thì sẽ được xử lý theo thời hạn của
các loại hình giấy phép trên. Còn trường hợp
xin giấy phép để vận chuyển nguồn phóng
xạ từ địa điểm này sang địa điểm khác mà
quy định thời gian xử lý hồ sơ là sáu mươi
ngày thì chưa thực sự hợp lý. 
5. TỒN TẠI VÀ KHÓ KHĂN TRONG
QUÁ TRÌNH THẨM ĐỊNH CẤP PHÉP
HIỆN NAY
Hiện nay, kinh tế xã hội ngày càng phát
triển, việc hướng dẫn của văn bản pháp quy
nói chung và liên quan đến hoạt động cấp
phép nói riêng nhiều lúc còn khó áp dụng vì
nhiều loại hình, thiết bị mới xuất hiện mà văn
bản chưa có quy định liên quan. Do đó các
văn bản này cần phải được xem xét, cập
nhật, sửa đổi và bổ sung định kỳ theo chu kỳ
phát triển của kinh tế xã hội.
Việt Nam hiện còn đang thiếu các
quy định về hướng dẫn cấp phép nói chung
cũng như thẩm định cấp phép nói riêng đối
với các loại hình hoạt động ứng dụng năng
lượng nguyên tử mới phát sinh theo xu hướng
phát triển của kinh tế xã hội; các thuật ngữ
(nội dung, nội hàm) về các hoạt động ứng
dụng năng lượng nguyên tử chưa thống nhất
với các quy định của văn bản pháp luật hiện
hành quy định về bảo đảm an toàn, an ninh
đối với các hoạt động ứng dụng năng lượng
nguyên tử hiện nay.
Cụ thể, các quy định và văn bản
hướng dẫn hiện nay mới chỉ quy định về các
hoạt động tiến hành công việc bức xạ, cơ sở
bức xạ theo quy định tại Điều 18 – Công việc
bức xạ, Điều 34 – Cơ sở bức xạ của Luật
NLNT. Còn thiếu các quy định đối với việc
thẩm định an toàn, an ninh trong các hoạt
động liên quan đến cơ sở hạt nhân (Điều 34),
lò phản ứng nghiên cứu và nhà máy điện hạt
nhân.
6. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Quy định hiện hành về hoạt động cấp
phép trong thẩm định an toàn, an ninh của
Việt Nam vẫn còn những bất cập, thiếu xót
và cần thiết phải tiếp tục triển khai tìm hiểu
và nghiên cứu để đề xuất sửa đổi, bổ sung
các quy định này. 
Một số nội dung cần nghiên cứu và bổ
sung các quy định về thẩm định như:
- Thẩm định về an toàn, an ninh đối với
các hoạt động liên quan đến cơ sở hạt
nhân;
- Thẩm định về an toàn, an ninh đối với
các hoạt động liên quan đến lò phản ứng
nghiên cứu;
- Thẩm định về an toàn, an ninh đối với
các hoạt động liên quan đến nhà máy
điện hạt nhân. g

File đính kèm:

  • pdfkhai_bao_va_cap_phep_trong_linh_vuc_nang_luong_nguyen_tu_hie.pdf