Khả năng thích ứng trong học tập của sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xác định các yếu tố: Nhà trường, đội ngũ giảng

viên, bản thân sinh viên, gia đình, môi trường học tập ảnh hưởng đến khả năng thích ứng trong

học tập của sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế Trường Đại học Công nghệ TP.HCM bằng phương

pháp nghiên cứu định lượng. Các thang đo trong đề tài nghiên cứu được kế thừa từ nghiên cứu

của Nguyễn Minh Châu (2012) và nghiên cứu của Võ Văn Việt (2018), nhằm đánh giá mức độ thích

ứng của sinh viên trong học tập. Dữ liệu được thu thập từ 172 ý kiến của sinh viên các ngành

Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ anh, Quản trị Nhà hàng Khách sạn, ngành Dược, Công nghệ Kỹ

thuật ô tô thuộc Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM với phương pháp lấy

mẫu thuận tiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố về nhà trường và bản thân sinh viên có ảnh

hưởng đến khả năng thích ứng trong học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu

cũng cho thấy không có sự khác biệt về khả năng thích ứng trong học tập của 2 nhóm sinh viên

nam và nữ cũng như giữa ngành Quản trị Kinh doanh và Ngôn ngữ Anh. Từ kết quả nghiên cứu

trên, nhóm nghiên cứu đã kiến nghị một số giải pháp giúp sinh viên thích ứng nhanh với môi

trường học tập bậc đại học.

Khả năng thích ứng trong học tập của sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Khả năng thích ứng trong học tập của sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Khả năng thích ứng trong học tập của sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Khả năng thích ứng trong học tập của sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Khả năng thích ứng trong học tập của sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Khả năng thích ứng trong học tập của sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Khả năng thích ứng trong học tập của sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Khả năng thích ứng trong học tập của sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 2840
Bạn đang xem tài liệu "Khả năng thích ứng trong học tập của sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khả năng thích ứng trong học tập của sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh

Khả năng thích ứng trong học tập của sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
đình góp phần quan trọng trong khả năng thích ứng của sinh viên, tạo 
điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với môi trường học tập sớm giúp sinh viên dễ dàng thích nghi và 
nhanh tiếp thu hơn trong trường học hay xã hội. 
Kế thừa mô hình nghiên cứu của Võ Văn Việt và cộng sự về "Sự thích ứng về học thuật của sinh viên 
năm nhất". Sự thích ứng tốt trong học thuật là điều kiện cần thiết cho sự thành công trong hoạt 
động học tập, và cho sự thành công sau này trong cuộc đời. Sinh viên đại học gặp nhiều thách thức 
trong quá trình thích ứng trong hoạt động dạy và học ở môi Trường Đại học. Khả năng thích ứng với 
các thách thức của chương trình học, các bài tập có liên quan mật thiết đến khả năng duy trì việc 
học tập và tốt nghiệp. Dựa trên nền tảng lý thuyết và mô hình tham khảo nhóm tác giả đã chọn yếu 
tố môi trường học tập tác động đến khả năng thích ứng trong học tập của sinh viên. Môi trường học 
tập không có sẵn mà nhà trường cần tạo lập, phát triển, duy trì và nuôi dưỡng. Môi trường học tập 
chuyên nghiệp giúp kích thích khả năng thích ứng của sinh viên đối với việc học tập. 
2.2 Mô hình đề xuất 
Dựa vào các cơ sở lý thuyết trên, nhóm nghiên cứu xây dựng mô hình đề xuất (Hình 1). 
Hình 1: Mô hình đề xuất 
Theo Phạm Văn Hùng (2013) nhà trường là nơi để đào tạo, rèn luyện, bồi dưỡng sinh viên thông 
qua việc tổ chức các hoạt động học tập bao gồm: hoạt động học tập trên lớp, các hoạt động ngoại 
khóa được tổ chức để rèn luyện kỹ năng. Để mang đến cho sinh viên chất lượng đào tạo tốt nhất, 
nhà trường đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất như: thiết bị giáo dục, cơ sở giảng dạy,  thì 
vai trò của công tác đảm bảo cơ sở vật chất là yếu tố thiết yếu, đảm bảo cho việc thực hiện hiệu 
quả mục tiêu dạy học của nhà trường. 
Đội ngũ giảng viên là người trực tiếp ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển khả năng thích 
ứng cho sinh viên thông qua việc quản lý, tổ chức dạy và học (Nguyễn Minh Châu, 2012). Giảng viên 
là người chỉ đường dẫn lối giúp sinh viên nắm rõ nội dung bài học. Do vậy, sự quan tâm, hướng 
dẫn, giúp đỡ tận tình của họ là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến khả năng thích ứng của sinh viên. 
939 
Khi bước vào đại học, sinh viên có sự đối chiếu giữa thực tế và sự hình dung của bản thân trước đây 
về nhà trường. Nếu sinh viên có tâm thế sẵn sàng và sự hình dung của họ trước đây càng phù hợp 
với thực tại bao nhiêu thì càng thuận lợi cho sự thích ứng bấy nhiêu. Khi đối mặt với một môn học 
mà mình thích thú, sinh viên sẽ có tâm lý hưng phấn, cảm thấy thích thú khi học tập. Còn đối với 
những môn khó so với khả năng của bản thân, con người sẽ có tâm lý lo sợ, né tránh. Giải thích 
theo khoa học, khi có tâm lý vui vẻ, hưng phấn, lượng máu được đưa lên não nhiều hơn, bộ não 
người xử lý thông tin nhanh chóng, khả năng tiếp thu cao. Yếu tố tâm lý còn ảnh hưởng đến cách 
nhìn nhận vấn đề. Tâm lý tốt khiến ta nhìn nhận việc học như là một thú vui, học tập hăng say hơn 
và ngược lại (Bgu, 2019). 
Gia đình có vai trò rất lớn trong việc định hướng phát triển của mỗi cá nhân, là yếu tố rất quan trọng 
ảnh hưởng tới việc học tập của con người. Có thể thấy rằng, khả năng thích ứng không phải mới 
bắt đầu hình thành khi sinh viên bước chân vào ngưỡng cửa đại học mà đã được hình thành rất 
sớm trong môi trường gia đình. Vì vậy, một số sinh viên trước khi vào Trường Đại học đã có khả 
năng thích ứng rất tốt do được bồi dưỡng ngay khi còn ở gia đình (Nguyễn Minh Châu, 2012). 
Môi trường học tập của sinh viên đại học chính là tất cả các yếu tố bên ngoài có liên quan, tác 
động, chi phối hoạt động học tập của sinh viên. Các yếu tố này bao gồm: điều kiện sinh hoạt, giải 
trí, các mối quan hệ giao tiếp, điều kiện học tập, cũng như nội dung và phương pháp học ở bậc đại 
học môi trường học tập được xem là yếu tố quan trọng tác động đến sự hình thành và phát triển 
nhân cách nghề nghiệp của sinh viên. Thông qua môi trường học tập, các phẩm chất, khả năng, tri 
thức được hình thành, định khung ở mỗi sinh viên. Do vậy, việc thích ứng với môi trường học tập là 
yêu cầu, quy luật tất yếu để sinh viên hoàn thiện bản thân, trở thành công dân hữu ích cho xã hội 
(Nguyễn Minh Châu, 2012). 
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Bảng câu hỏi chính thức bao gồm 31 biến quan sát tương ứng với 6 thang đo trong mô hình nghiên 
cứu. Đối tượng khảo sát là các bạn sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế Trường Đại học Công nghệ 
Thành Phố Hồ Chí Minh. Thời gian khảo sát từ 20/02/2020 đến 20/03/2020. Tổng cộng có 214 
phiếu khảo sát được thu về, trong đó có 172 phiếu hợp lệ. Nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương 
pháp thu thập số liệu được thực hiện thông qua công cụ Google Form. Phương pháp phân tích dữ 
liệu là phương pháp thống kê sử dụng mức ý nghĩa Alpha trong đề tài này là 0.05 (α = 0.05). Số liệu 
thu thập được phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Thang đo được kiểm định bằng hệ số 
tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, sau cùng là kiểm định mô hình hồi 
quy tuyến tính và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên biến phụ thuộc. Nghiên cứu này 
sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. 
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
4.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 
Với mỗi thang đo có số biến quan sát thành phần lần lượt là: 
– Nhà trường: 5 biến quan sát (NT1, NT2, NT3, NT4, NT5). 
940 
– Đội ngũ giảng viên: 5 biến quan sát (DNGV1, DNGV2, DNGV, DNGV4, DNGV5). 
– Bản thân sinh viên: 6 biến quan sát (BTSV1, BTSV2, BTSV3, BTSV4, BTSV5, BTSV6). 
– Gia đình: 5 biến quan sát (GD1, GD2, GD3, GD4, GD5). 
– Môi trường học tập: 5 biến quan sát (MTHT1, MTHT2, MTHT3, MTHT4, MTHT5). 
– Khả năng thích ứng trong học tập của sinh viên: 5 biến quan sát (Y1, Y2, Y3, Y4, Y5). 
Có 5 biến quan sát không đạt được độ giá trị nên bị loại (BTSV2, GD1, GD4, MTHT3, Y2). 
Kết quả đo lường 6 thang đo đề đạt yêu cầu với hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 và các biến quan sát 
trong thang đo thành phần đều có tương quan biến – tổng ≥ 0.3. Do đó, các biến quan sát còn lại 
của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích nhân tố khám phá (EFA) tiếp theo. 
4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 
Kết quả kiểm định KMO & Barlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau 
(sig = 0.000 < 0.05, bác bỏ H0, nhận H1). Đồng thời, hệ số KMO = 0.913 nằm trong khoảng [0.5;1] 
chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc 
phân tích nhân tố. 
Các nhân tố đề có giá trị Eigenvalues >1, có 4 nhân tố được rút trích ra từ biến quan sát. Phương sai 
trích là 69.714% > 50% là đạt yêu cầu. Điều này cho chúng ta thấy, 4 nhân tố được rút trích thể hiện 
được khả năng giải thích 69.714% sự thay đổi của dữ liệu. 
Yếu tố bản thân sinh viên bị loại 1 biến (BTSV1). Yếu tố môi trường học tập bị loại 4 biến (MTHT1, 
MTHT2, MTHT4, MTHT5). 
Kết quả các yếu tố được gom lần cuối như sau: 
– Nhà trường: Có 5 biến quan sát là NT1, NT2, NT3, NT4, NT5. 
– Đội ngũ giảng viên: Có 5 biến quan sát là DNGV1, DNGV2, DNGV3, DNGV4, DNGV5. 
– Gia đình: Có 3 biến quan sát là GD2, GD3, GD5. 
– Bản thân sinh viên: Có 4 biến quan sát là BTSV3, BTSV4, BTSV5, BTSV6. 
 ảng 1: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến 
Mô 
hình 
Hệ số 
R 
Hệ 
số R2 
Hệ số 
R2 hiệu 
chỉnh 
Sai số 
chuẩn của 
ước lượng 
Thống kê thay đổi 
Hệ số 
R2 sau 
khi thay 
đổi 
Hệ số F 
khi đổi 
Bậc 
đo 1 
Bậc 
đo 2 
Hệ số 
Sig.F 
sau khi 
đổi 
Hệ số 
Durbin-
Watson 
1 0.775a 0.601 0.596 0.43294 0.601 127.219 2 169 0.000 1.764 
Biến độc lập: (Hằng số), BTSV, NT 
Biến phụ thuộc: Y 
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp 
941 
4.3 Phân t ch m hình hồi quy tuyến t nh đa biến 
Giá trị hệ số R là 0.601, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã ây dựng phù hợp với dữ liệu 60.1 . 
Nói cách khác, mô hình hồi qui giải thích được 60.1% biến thiên của khả năng thích ứng trong học 
tập. Hệ số Durbin Watson = 1.764 trong khoảng [1< D < 3 nên không có hiện tượng tự tương quan 
giữa các phần dư (Bảng 1). 
Khi t giá trị Sig của các biến độc lập BTSV, NT (Bảng 2 đều <0.05 thể hiện độ tin cậy khá cao. 
Ngoài ra hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 10, cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến 
 ảy ra. 
Phương trình hồi quy tuyến t nh đa biến 
Khả năng thích ứng trong học tập của sinh viên = 0.710 0.308 Nhà trường 0.512 Bản thân sinh 
viên. 
 ảng 2: Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến 
Mô hình Hệ số chưa chuẩn 
hóa 
Hệ số chuẩn 
hóa 
t Sig. Thống kê đa cộng 
tuyến 
B Sai số 
chuẩn 
Beta Hệ số 
Tolerance 
Hệ số 
VIF 
Hằng số 0.710 0.192 3.697 0.000 
NT 0.308 0.049 0.347 6.292 0.000 0.778 1.285 
BTSV 0.512 0.051 0.549 9.970 0.000 0.778 1.285 
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp 
Kết quả ở Bảng 2 cho thấy, cả 2 nhân tố NT, BTSV đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến khả năng thích 
ứng của sinh viên. Nhân tố bản thân sinh viên có sự ảnh hưởng lớn nhất (Beta = 0.549), nhân tố 
Nhà trường có sự ảnh hưởng lớn nhì (Beta = 0.347). 
4.4 Khác biệt về khả năng thích ứng của sinh viên nam và sinh viên nữ 
Đặt giả thuyết H0: “Giá trị trung bình về khả năng thích ứng của 2 nhóm sinh viên nam và nữ là như 
nhau”. 
Kết quả kiểm định tại Independent Samples Test cho thấy, Giá trị Sig. của kiểm định Levene = 0.974 
> 0.05 nghĩa là phương sai giữa nam và nữ là không khác nhau (đồng nhất , ta sẽ sử dụng kết quả 
kiệm định t tại Equal Variances Assumed (Phương sai bằng nhau được thừa nhận để phân tích Giá 
trị Sig. trong kiểm định t = 1.070 > 0.05 nên có thể kết luận chấp nhận giả thuyết H0. Như vậy có thể 
kết luận rằng không có sự khác biệt về khả năng thích ứng giữa sinh viên nam và sinh viên nữ. 
4.5 Phân t ch sự khác biệt về khả năng thích ứng giữa sinh viên thuộc các ngành học 
Kết quả kiểm định ở phần Test of Homogeneity of Variances thì giá trị của Sig = 0.972 > 0.05 cho 
thấy phương sai về khả năng thích ứng trong học tập của sinh viên giữa 2 ngành học Quản trị kinh 
doanh và Ngôn ngữ anh cũng không có sự khác biệt. 
942 
 ảng 3: ANOVA 
 Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương F Sig. 
Giữa các nhóm 0.249 2 0.125 0.266 0.766 
Trong cùng nhóm 79.118 169 .468 
Tổng cộng 79.367 171 
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp 
X t giá trị Sig ở bảng 5, ta thấy Sig. = 0.776 > 0.05 như vậy không có sự khác biệt về khả năng thích 
ứng giữa các nhóm sinh viên thuộc ngành quản trị kinh doanh, ngôn ngữ anh và các ngành khác. 
5 KIẾN NGHỊ 
Từ kết quả nghiên cứu cho ta thấy, khả năng thích ứng trong học tập của sinh viên chịu sự ảnh 
hưởng bởi 5 yếu tố: Nhà trường, Đội ngũ giảng viên, Bản thân sinh viên, Gia đình và Môi trường học 
tập. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu chỉ đưa ra đề xuất cho 2 yếu tố tác động mạnh nhất đến khả 
năng thích ứng của sinh viên là: Nhà trường và Bản thân sinh viên. Điều này cho thấy rằng, 2 yếu tố 
này đã thể hiện được tốt vai trò của mình nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn chưa được 
quan tâm. Vậy nên, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao khả 
năng thích ứng trong học tập của sinh viên. 
5.1 Nhà trường 
Đối với nhà trường, hãy tạo ra định hướng rõ ràng về học tập và rèn luyện cho sinh viên ngay khi 
bắt đầu bước vào môi Trường Đại học như tổ chức các hoạt động kỹ năng trong buổi sinh hoạt đầu 
khoá, tổ chức các lớp kỹ năng, tổ chức các câu lạc bộ học thuật và cấp giấy chứng nhận trước khi 
bắt đầu học kì đầu tiên năm nhất. Điều này giúp sinh viên sớm được tiếp xúc tạo điều kiện thuận lợi 
cho việc phát triển và tăng khả năng thích ứng với môi trường học tập. Bên cạnh đó, nhà trường cần 
quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu của sinh viên như là: Tổ chức các câu lạc bộ học thuật theo 
chuyên ngành, trong những câu lạc bộ đó, các bạn sinh viên sẽ được bắt cặp theo nhóm mình yêu 
thích, để cùng nhau giải quyết bài tập sau giờ học và nghiên cứu chuyên sâu hơn về những kiến 
thức mà giảng viên đã dạy ở lớp, các bạn sinh viên học giỏi hơn giúp đỡ các bạn học yếu hơn, 
khiến cho khả năng thích ứng của các bạn sinh viên ở trên lớp trở nên dễ dàng và phát triển. Nhờ 
đó, kiến thức của các bạn sẽ nhớ lâu hơn và chắc hơn. Bên cạnh đó, các bạn tham gia vào câu lạc 
bộ sẽ mở rộng được những mối quan hệ với các bạn bè khác, từ đó việc giao tiếp của các bạn sẽ 
được cải thiện và tự tin hơn. Nhà trường cần tổ chức thêm các buổi chia sẻ, truyền đạt lại kiến thức, 
các kỹ năng chuyên môn cho cho sinh viên như là các buổi hoạt động học tập ngoại khóa, hoạt 
động ngoài khuôn viên trường, hay thậm chí là đi tham quan các nhà máy. Điều này sẽ giúp sinh 
viên nhìn ra các điểm thực tế ở môi trường bên ngoài, chú trọng và rút kinh nghiệm cho việc rèn 
luyện và phát huy khả năng thích ứng. 
943 
 2 ản thân sinh viên 
Đối với bản thân sinh viên thì cần phải sớm ý thức và hiểu rõ vai trò của khả năng thích ứng trong 
học tập. Luôn nêu cao tinh thần học tập, rèn luyện, tích lũy và vận dụng sáng tạo để từ đó phát triển 
khả năng thích ứng của bản thân sinh viên trong học tập và làm việc như: Lập ra thời gian biểu cho 
bản thân, tự giác tìm hiểu các thông tin bài học khi có thắc mắc, làm bài tập khi ở nhà và nghiên 
cứu bài học mới trước khi đến lớp. Sinh viên cần phải luôn mạnh dạn, cởi mở, tự tin giao tiếp và trao 
đổi trong học tập. Điển hình là bên trong lớp học, sinh viên luôn sẵn sàng xung phong phát biểu ý 
kiến trong lớp, không hiểu bài sẽ mạnh dạn trao đổi với giảng viên nhờ hỗ trợ hoặc giảng lại vấn 
đề sinh viên thắc mắc, khả năng tiếp thu và hiểu bài học sẽ luôn được phát triển. Bên cạnh đó, sinh 
viên luôn sẵn sàng ung phong tham gia các phong trào Đoàn – Hội, các buổi hội thảo chia sẻ kỹ 
năng và tham gia các câu lạc bộ đội nhóm. Điều này giúp cho các bạn có thể có các mối quan hệ 
rộng rãi hơn, sẽ góp phần làm sinh viên dễ dàng hòa nhập với môi trường học tập và làm việc. Từ 
đó nâng cao và hoàn thiện hơn khả năng thích ứng của sinh viên trong học tập. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Andrew J.Martin, Harry G.Nejad, Susan Colmar, and Gregory Arief D.Liem, Adaptability: How 
Students’ Responses to Uncertainty and Novelty Predict Their Academic and Non-Academic 
Outcomes, Journal of Educational Psychology 2013, Vol. 105, No.3, 728-746. 
[2] Đỗ Mạnh Tôn (1996), Nghiên cứu sự thích ứng đối với học tập và rèn luyện của học viên các 
trường sỹ quan quân đội, Luận án tiến sỹ, Học viện chính trị quân sự. pp.148 
[3] Fredrick, J. A., Blumenfeld, P.C., & Paris, A. H. (2004). School engagement: Potential of the 
concept, state of the evidence. Review of Educational Research, 74, 59-109. 
[4] Nguyễn Minh Châu(2012), Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên năm thứ 
nhất Trường Đại học An ninh Nhân dân. 
[5] Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin. 
[6] Thân Minh Tân, Võ Văn Việt (2018), Sự thích ứng về mặt học thuật của sinh viên năm nhất. 
[7] Võ Văn Việt (2018), Đo lường sự thích ứng của sinh viên năm nhất với môi Trường Đại học: Một 
nghiên cứu tại Đại học Nông Lâm TP.HCM. 

File đính kèm:

  • pdfkha_nang_thich_ung_trong_hoc_tap_cua_sinh_vien_vien_dao_tao.pdf