Hướng tới hệ thống quản lý hiện đại để tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi trong thời đại kinh tế số

Sau hơn 10 thực hiện, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung 3 lần vào các năm 2012, 2014 và 2016. Mặc dù vậy, việc sửa đổi, bổ sung chỉ giải quyết kịp thời những vấn đề cấp bách mà thực tiễn quản lý đặt ra, chưa giải quyết toàn diện và có hệ thống các vấn đề của quản lý thuế trong bối cảnh kinh tế - Xã hội đã có nhiều thay đổi căn bản tác động đến quản lý thuế. Điều này đặt ra đòi hỏi tất yếu phải nghiên cứu ban hành Luật Quản lý thuế sửa đổi. Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã thảo luận và cho ý kiến về Dự án Luật Quản lý thuế sửa đổi (Sau đây gọi tắt là Dự án Luật). Trên cơ sở ý kiến góp ý của các vị Đại biểu quốc hội, Ban Soạn thảo Dự án Luật đang hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét thông qua Dự án Luật này vào kỳ họp thứ 7 tới đây. Bài viết này sẽ tóm lược những điểm sửa đổi, bổ sung quan trọng đã được Ban Soạn thảo Dự án Luật đề xuất và thảo luận về cơ sở lý luận và thực tiễn của những đề xuất đó. Đồng thời, bàn luận một số nội dung cần tiếp tục hoàn thiện trong Dự án Luật để hướng đến một hệ thống quản lý thuế hiện đại, hiệu quả, minh bạch, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi trong điều kiện nền kinh tế số

Hướng tới hệ thống quản lý hiện đại để tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi trong thời đại kinh tế số trang 1

Trang 1

Hướng tới hệ thống quản lý hiện đại để tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi trong thời đại kinh tế số trang 2

Trang 2

Hướng tới hệ thống quản lý hiện đại để tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi trong thời đại kinh tế số trang 3

Trang 3

Hướng tới hệ thống quản lý hiện đại để tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi trong thời đại kinh tế số trang 4

Trang 4

Hướng tới hệ thống quản lý hiện đại để tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi trong thời đại kinh tế số trang 5

Trang 5

Hướng tới hệ thống quản lý hiện đại để tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi trong thời đại kinh tế số trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 8120
Bạn đang xem tài liệu "Hướng tới hệ thống quản lý hiện đại để tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi trong thời đại kinh tế số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng tới hệ thống quản lý hiện đại để tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi trong thời đại kinh tế số

Hướng tới hệ thống quản lý hiện đại để tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi trong thời đại kinh tế số
thuế khi đề 
nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân vì khi đó người 
nộp thuế đã có điều kiện tổng hợp đúng thu nhập 
và thu thập đầy đủ chứng từ khấu trừ thuế.
Thứ tư, bổ sung quy định người nộp thuế được 
khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi cơ quan thuế, 
cơ quan có thẩm quyền đã công bố kết luận thanh 
tra, kiểm tra thuế nhưng việc xử lý số thuế khai 
bổ sung như đối với trường hợp cơ quan thuế, cơ 
quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện. 
Việc bổ sung quy định này giúp giải quyết thấu đáo 
những trường hợp sai sót không được phát hiện 
qua thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế nhưng 
người nộp thuế tự phát hiện sau đó; qua đó, giảm 
thiểu rủi ro phát sinh số tiền chậm nộp quá lớn và 
giúp người nộp thuế kê khai thuế đúng với thực tế 
kinh doanh của mình.
Thứ năm, mở rộng quyền của đại lý thuế được 
làm dịch vụ kế toán thuế cho doanh nghiệp nhỏ 
và siêu nhỏ. Điều này sẽ đáp ứng yêu cầu, tạo điều 
kiện hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vì 
phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hiện 
nay phải sử dụng dịch vụ kế toán và đại lý thuế. 
Trong khi đó, theo quy định hiện hành, đại lý thuế 
chỉ được làm dịch vụ thủ tục về thuế, không được 
làm dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp. Như vậy, 
các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không thể tiết 
kiệm chi phí bằng cách thuê trọn gói dịch vụ kế 
toán và dịch vụ làm thủ tục về thuế của một doanh 
nghiệp, mà phải thuê 2 doanh nghiệp để làm 2 loại 
dịch vụ, trừ khi đó là doanh nghiệp dịch vụ kế 
toán có đủ điều kiện để cung cấp cả hai loại dịch 
vụ đó. Việc đại lý thuế không được cung cấp dịch 
vụ kế toán chính là một trong những nguyên nhân 
cơ bản khiến cho số lượng đại lý thuế trong toàn 
quốc rất ít, chỉ ở mức trên 300 doanh nghiệp, trong 
khi có hàng trăm ngàn doanh nghiệp nhỏ và siêu 
nhỏ đang hoạt động, nhu cầu về đại lý thuế và dịch 
vụ kế toán rất lớn trong nền kinh tế. Về kỹ thuật 
nghiệp vụ thì việc khai thuế phải căn cứ vào báo 
cáo tài chính và sổ sách kế toán. Yêu cầu về kế toán 
đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không quá 
phức tạp. Trong khi đó, kế toán là một trong những 
môn thi để cấp chứng chỉ hành nghề đại lý thuế. Vì 
lẽ đó, việc mở rộng quyền đại lý thuế được cung cấp 
dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ 
là phù hợp thực tiễn khách quan. Tuy nhiên, để 
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức 
cá nhân có liên quan khi đại lý thuế được cung cấp 
dịch vụ kế toán thì cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung 
quy định về nội dung các môn thi cấp chứng chỉ đại 
lý thuế cho phù hợp.
Thứ sáu, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công 
tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Dự án Luật 
đã bổ sung quy định về khoanh nợ tiền thuế, tiền 
chậm nộp. Theo đó, đối với các đối tượng người 
nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi 
dân sự; người nộp thuế bỏ địa chỉ kinh doanh, 
doanh nghiệp chờ giải thể, doanh nghiệp mất khả 
năng thanh toán, cơ quan đăng ký kinh doanh đã 
thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì 
được khoanh nợ thuế. Quy định như vậy là phù 
hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn 
quản lý thuế, khi mà số nợ tính theo tiền chậm nộp 
cao, dẫn đến nợ đọng thuế lớn nhưng lại là nợ ảo, 
không có khả năng thu hồi, gây ra áp lực không cần 
thiết về nhân lực, chi phí quản lý và gia tăng khối 
lượng công việc quản lý của cơ quan thuế đối với 
số nợ ảo này.
Thứ bảy, bổ sung quy định về hóa đơn điện tử, 
tạo thêm nền tảng pháp lý vững chắc cho quản lý 
thuế hiện đại trong bối cảnh quản lý thuế ở nền 
kinh tế số. Theo đó, với việc mở rộng áp dụng hóa 
đơn điện tử vừa giúp giảm thiểu chi phí và rủi ro 
cho doanh nghiệp, vừa giúp cơ quan thuế kiểm soát 
có hiệu quả và kịp thời các giao dịch kinh doanh 
của doanh nghiệp. Trong thực tế, cùng với việc bổ 
sung quy định về hóa đơn điện tử vào Luật Quản 
lý thuế thì Chính phủ đã ban hành Nghị định 
10
Luaät Quaûn LYÙ thueá söûa ñoåi - nhöõng ÑIEÀU CAÀn TRAO ÑOÅI ThEÂM
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 137 - tháng 3/2019
119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử. Với việc bổ 
sung quy định về hóa đơn điện tử vào Luật Quản 
lý thuế sẽ đảm bảo tính đồng bộ và nâng cao tính 
pháp lý của hóa đơn điện tử.
Thứ tám, Dự án Luật đã bổ sung một số nguyên 
tắc về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có 
giao dịch liên kết nhằm luật hóa các quy định về 
kiểm soát chuyển giá đã được quy định tại Nghị 
định 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Thứ chín, để thực sự thúc đẩy giao dịch điện tử 
trong quản lý thuế nói chung và thương mại điện 
tử nói riêng, đồng thời vừa tạo thuận lợi cho hoạt 
động kinh doanh của người nộp thuế, vừa đảm 
bảo phòng chống thất thu thuế từ hoạt động kinh 
doanh thương mại điện tử, Dự án Luật đã bổ sung 
những quy định liên quan đến quản lý thuế đối với 
hoạt động thương mại điện tử theo các hướng chủ 
yếu sau: Xây dựng cơ sở dữ liệu và triển khai rộng 
rãi các dịch vụ thuế điện tử (khai thuế điện tử, hoá 
đơn điện tử, nộp thuế online); bổ sung quy định 
trách nhiệm của các Bộ, ngành, các tổ chức, đơn vị 
liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại 
điện tử của các tổ chức, cá nhân với cơ quan thuế 
(trách nhiệm của Bộ Công thương và Bộ Thông tin 
và Truyền thông về kết nối và cung cấp thông tin để 
quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương 
mại điện tử; trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước 
trong thiết lập hệ thống thanh toán thương mại 
điện tử quốc gia và thiết lập hệ thống giám sát các 
giao dịch thanh toán thương mại điện tử xuyên 
quốc gia; trách nhiệm của ngân hàng thương mại 
trong khấu trừ thuế đối với các giao dịch thương 
mại điện tử...).
2. Một số đề xuất hoàn thiện Dự án Luật nhằm 
hướng tới hệ thống quản lý thuế hiện đại, tạo môi 
trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi trong bối 
cảnh nền kinh tế số
2.1. Bổ sung một số quy định để đảm bảo tính 
minh bạch của quản lý thuế 
Tính minh bạch là một trong những yêu cầu cơ 
bản của một hệ thống thuế. Hệ thống thuế càng 
minh bạch thì càng thuận lợi cho việc tổ chức thực 
thi, giảm cơ hội tham nhũng và giảm chi phí tuân 
thủ thuế. Quá trình cải cách thuế gắn với quá trình 
cải cách và hội nhập quốc tế những năm qua đã 
chứng kiến hệ thống thuế Việt Nam nói chung và 
các quy định về quản lý thuế nói riêng ngày càng 
minh bạch hơn, được cộng đồng quốc tế đánh giá 
cao và đông đảo người nộp thuế ghi nhận. Tuy vậy, 
cùng với những biến đổi của đời sống kinh tế - xã 
hội và đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc cải cách 
nền hành chính nhà nước, vẫn cần tiếp tục sửa đổi, 
bổ sung một số quy định để nâng cao tính minh 
bạch của quản lý thuế. Cụ thể như sau:
Một là, nên bổ sung thêm “Tuyên truyền và hỗ 
trợ người nộp thuế” vào Điều 4 của Dự án Luật quy 
định về “Nội dung quản lý thuế” vì đây là một chức 
năng quan trọng của quản lý thuế, là trách nhiệm 
của cơ quan thuế đối với người nộp thuế là quyền 
của người nộp thuế. Cùng với đó, nên bổ sung 
thêm một chương quy định về “Tuyên truyền và 
hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế”. Chương 
này sẽ quy định những nguyên tắc, yêu cầu, nội 
dung tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế của cơ 
quan thuế; quy định trách nhiệm của cơ quan thuế 
trong tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế; quy 
định các thủ tục và thời hạn hỗ trợ người nộp thuế. 
Chẳng hạn như: Thủ tục tiếp nhận và trả lời vướng 
mắc của người nộp thuế; thời hạn trả lời vướng 
mắc của người nộp thuế; thủ tục hướng dẫn, hỗ trợ 
người nộp thuế... Cần thiết phải bổ sung nội dung 
này vì đây là một chức năng quan trọng của quản lý 
thuế. Việc quy định rõ như vậy trong Luật Quản lý 
thuế thể hiện rõ trách nhiệm của cơ quan thuế với 
người nộp thuế; tạo nền tảng pháp lý minh bạch 
với mọi hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế. 
Tại Khoản 1 Điều 7 của Dự án Luật cũng quy định 
quyền của người nộp thuế là “Được hỗ trợ, hướng 
dẫn thực hiện việc nộp thuế” và tại Khoản 2 Điều 
9 của Dự án luật cũng quy định cơ quan thuế có 
trách nhiệm “Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn 
pháp luật thuế”. Tuy nhiên, để người nộp thuế được 
hưởng quyền này và cơ quan thuế thực hiện trách 
nhiệm này, cần có quy định cụ thể như đã nêu trên.
Hai là, để tương thích với quy định về quyền 
“Được hỗ trợ” của người nộp thuế thì nên bổ sung 
vào Khoản 2 Điều 9 Dự án Luật về trách nhiệm 
“Hỗ trợ người nộp thuế thực hiện việc tính thuế, 
nộp thuế” của cơ quan thuế.
11NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 137 - tháng 3/2019
2.2. Hoàn thiện các quy định về quản lý thuế 
đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử 
và các hoạt động kinh tế số và các giao dịch thương 
mại điện tử xuyên biên giới
Trong Dự án Luật mà Bộ Tài chính đệ trình 
Quốc hội xem xét đã bổ sung một số nội dung quan 
trọng về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh 
thương mại điện tử như đã phân tích trên. Tuy vậy, 
vẫn còn một số vấn đề cần bổ sung vào Dự án Luật 
nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ hơn cho quản 
lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại 
điện tử và các hoạt động kinh tế số. Cụ thể như sau:
Một là, cần bổ sung quy định về nghĩa vụ, trách 
nhiệm thực hiện các thủ tục đăng ký, kê khai hoạt 
động kinh doanh thương mại điện tử; trách nhiệm 
phải thực hiện các biện pháp giám sát của cơ quan 
thuế về giao dịch điện tử của các tổ chức, cá nhân 
kinh doanh thương mại điện tử. 
Hai là, bổ sung vào Điều 8 “Nghĩa vụ của người 
nộp thuế” trong Dự án Luật một nghĩa vụ của người 
nộp thuế là “Lắp đặt thiết bị giám sát giao dịch điện 
tử theo yêu cầu của cơ quan thuế”.
Ba là, bổ sung quy định về các thủ tục đặc biệt 
áp dụng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về 
thuế đối với các hoạt động kinh doanh thương mại 
điện tử.
Bốn là, cần bổ sung quy định về nguyên tắc xác 
định trách nhiệm kê khai, nộp thuế đối với các 
tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh 
doanh tại Việt Nam hoặc tạo ra giá trị tại Việt Nam 
thông qua các hoạt động kinh tế số và các giao dịch 
thương mại điện tử xuyên biên giới.
2.3. Hoàn thiện quy định về quản lý thuế đối 
với giao dịch liên kết nhằm ngăn ngừa có hiệu quả 
hành vi chuyển giá
Chuyển giá và kiểm soát chuyển giá là một trong 
những vấn đề nổi cộm trong quản lý thuế không 
chỉ của Việt Nam mà của nhiều quốc gia trên thế 
giới, đặc biệt là những vấn đề về kiểm soát chuyển 
giá đối với các giao dịch liên kết của các tập đoàn 
đa quốc gia. Trước khi đưa vào Dự án Luật Quản 
lý thuế (sửa đổi) thì các quy định về quản lý thuế 
đối với giao dịch liên kết của Việt Nam mới ở cấp 
độ pháp lý cao nhất là Nghị định của Chính phủ. 
Việc đưa vào Dự án Luật nội dung này là rất cần 
thiết nhằm nâng cao tính pháp lý trong quản lý thuế 
đối với giao dịch liên kết, tạo hành lang pháp lý đầy 
đủ cho công tác đấu tranh phòng ngừa chuyển giá. 
12
Luaät Quaûn LYÙ thueá söûa ñoåi - nhöõng ÑIEÀU CAÀn TRAO ÑOÅI ThEÂM
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 137 - tháng 3/2019
Trong Điều 42 của Dự án Luật về “Nguyên tắc khai 
thuế và tính thuế” đã bổ sung một khoản quy định 
về nguyên tắc kê khai, xác định giá tính thuế đối với 
giao dịch liên kết. Một số phần khác của Dự án Luật 
đã có quy định về các nghĩa vụ, trách nhiệm của 
người nộp thuế trong kê khai thuế đối với giao dịch 
liên kết. Tuy vậy, các nội dung đó trong Dự án Luật 
chưa quy định bao quát hết những vấn đề cốt yếu 
của quản lý thuế đối với giao dịch liên kết và một 
số vấn đề thực tiễn phát sinh chưa tính đến đầy đủ 
khi xác định nội dung quy định pháp luật về quản lý 
thuế đối với giao dịch liên kết. Vì lẽ đó, cần xem xét 
bổ sung một số nội dung sau vào Dự án Luật:
Một là, cần bổ sung vào Dự án Luật một chương 
về “Quản lý thuế đối với giao dịch liên kết”. Trong 
chương này, cần có các điều khoản quy định những 
nội dung cơ bản nhất về quản lý thuế đối với giao 
dịch liên kết, đó là: Đối tượng chịu sự điều chỉnh 
của quy định pháp luật về quản lý thuế đối với giao 
dịch liên kết; nguyên tắc định giá chuyển giao khi 
doanh nghiệp có giao dịch liên kết; các phương 
pháp định giá theo nguyên tắc giao dịch độc lập, 
nguyên tắc kê khai, xác định giá giao dịch liên kết. 
Các nội dung này có thể kế thừa những nội dung 
cơ bản của Nghị định 20/2017/NĐ-CP nhưng cũng 
cần sửa đổi, bổ sung thêm cho phù hợp như sẽ 
phân tích dưới đây.
Hai là, cần bổ sung đối tượng chịu sự điều 
chỉnh của pháp luật về quản lý thuế đối với giao 
dịch liên kết, không chỉ giao dịch giữa các doanh 
nghiệp liên kết mà cả giao dịch giữa doanh nghiệp 
với cá nhân có mối quan hệ liên kết cũng thuộc 
phạm vi áp dụng của quản lý thuế đối với giao dịch 
liên kết. Bổ sung quy định này là nhằm góp phần 
hạn chế các hành vi chuyển giá nhằm giảm nghĩa 
vụ thuế thông qua các giao dịch liên kết giữa doanh 
nghiệp với cá nhân.
Ba là, cần mở rộng phạm vi áp dụng đối với 
với các giao dịch liên kết không chỉ đối với thuế 
thu nhập doanh nghiệp mà cần áp dụng đối với cả 
thuế tiêu thụ đặc biệt để thống nhất các định nghĩa 
và quy định về xác định giá tính thuế giữa các sắc 
thuế trong một hệ thống thuế khi việc xác định giá 
giao dịch có liên quan đến cả thuế tiêu thụ đặc biệt 
và thuế thu nhập doanh nghiệp (do thuế tiêu thụ 
đặc biệt là thuế tiêu dùng một giai đoạn và lại là 
sắc thuế có thuế suất cao nên khả năng chuyển giá 
nhằm tránh thuế cũng tương tự như đối với thuế 
thu nhập doanh nghiệp khi có chênh lệch thuế suất 
và ưu đãi thuế).
Bốn là, cần quy định rõ những trường hợp nào 
là giao dịch liên kết đặc thù phải áp dụng các quy 
định đặc biệt về quản lý thuế đối với giao dịch liên 
kết để tránh gây tranh cãi trong tổ chức thực hiện.
kết luận
Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đang được 
Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện để trình Quốc 
hội khóa XIV xem xét thông qua trong kỳ họp thứ 
7 tới đây. Về cơ bản, Dự án Luật đã đáp ứng tốt các 
yêu cầu của quản lý thuế trong điều kiện mới, khắc 
phục những bất cập của Luật Quản lý thuế hiện 
hành, đáp ứng các yêu cầu của cải cách nền hành 
chính nhà nước và các điều kiện hội nhập mới của 
nền kinh tế. Tuy vậy, cần bổ sung vào Dự án Luật 
một số nội dung để thực sự tạo ra nền tảng pháp lý 
vững chắc cho hệ thống quản lý thuế hiện đại, tạo 
môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi trong 
bối cảnh nền kinh tế số. Trong đó, một số nội dung 
cần đặc biệt quan tâm hoàn thiện là tính minh bạch 
của các quy định về quản lý thuế, các quy định về 
quản lý thuế đối với giao dịch liên kết và quản lý 
thuế trong điều kiện nền kinh tế số với các giao 
dịch thương mại điện tử xuyên biên giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2018), Tờ trình Chính phủ về 
Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi);
2. Bộ Tài chính (2018), Dự án Luật Quản lý 
thuế (sửa đổi);
3. Lê Xuân Trường và cộng sự (2018), Nghiên 
cứu những khía cạnh pháp lý của việc triển 
khai hiệu quả Chương trình chống xói mòn 
cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận ở Việt Nam, 
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện, 
Học viện Tài chính;
4. Lê Xuân Trường (2018), “Chuyển giá: Những 
vấn đề đặt ra trong quản lý thuế hiện nay”, 
Kỷ yếu hội thảo khoa học, Kiểm toán nhà 
nước, 7/2018.

File đính kèm:

  • pdfhuong_toi_he_thong_quan_ly_hien_dai_de_tao_moi_truong_dau_tu.pdf