Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em

1.1. Bối cảnh xây dựng

Lao động trẻ em là một dạng vi phạm quyền trẻ em theo luật nhân quyền quốc

tế và pháp luật của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Từ trước đến nay, Nhà

nước Việt Nam đã rất tích cực hưởng ứng những sáng kiến của cộng đồng quốc

tế về quyền trẻ em. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và quốc gia thứ hai

trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Việt Nam

cũng đã phê chuẩn và gia nhập cả hai điều ước chủ chốt của ILO về lao động trẻ

em, bao gồm Công ước số 138 năm 1973 về tuổi lao động tối thiểu và Công ước

182 năm 1999 về nghiêm cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ những hình

thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Đây là những bằng chứng cho thấy cam kết

mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ quyền trẻ em nói chung và

phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em nói riêng.

Mặc dù vậy, giống như ở nhiều quốc gia khác, Việt Nam hiện vẫn đang phải đối

mặt với vấn đề lao động trẻ em. Trong bối cảnh đó, nâng cao năng lực cho các

cơ quan nhà nước và các chủ thể khác có trách nhiệm phòng ngừa, giảm thiểu

lao động trẻ em là việc làm rất cần thiết. Để làm được việc này, cần có những tài

liệu tập huấn, truyền thông về lao động trẻ em. Bộ tài liệu này được xây dựng

nhằm đáp ứng một phần nhu cầu đó.

Bộ tài liệu trước hết được sử dụng trong các khóa đào tạo giảng viên nguồn về

lao động trẻ em cho các cơ quan, tổ chức đối tác Việt Nam đang tham gia

chương trình xóa bỏ lao động trẻ em của ILO-IPEC, cụ thể là Dự án Hỗ trợ kỹ

thuật tăng cường năng lực quốc gia Phòng ngừa và Giảm thiểu Lao động trẻ em

tại Việt Nam (Dự án ENHANCE). Bên cạnh đó, Bộ tài liệu cũng được phổ biến

rộng rãi cho các cơ quan, tổ chức của Việt Nam, cả ở cấp trung ương và địa

phương, nhằm góp phần thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao

động trẻ em giai đoạn 2016 – 2020, cũng như để sử dụng cho mục đích giáo

dục, tuyên truyền về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em trong những

năm tiếp theo.

Tài liệu được biên soạn bởi chuyên gia tư vấn với sự hỗ trợ kỹ thuật của ILO-IPEC

Hà Nội và Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội. Tài liệu đã được sửa chữa, nâng cấp

sau khi lấy ý kiến góp ý và sử dụng thử nghiệm trong hai khóa tập huấn ở cấp

trung ương và bốn khóa tập huấn ở cấp tỉnh trong năm 2018 trước khi chính thức

ấn hành.

Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em trang 1

Trang 1

Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em trang 2

Trang 2

Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em trang 3

Trang 3

Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em trang 4

Trang 4

Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em trang 5

Trang 5

Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em trang 6

Trang 6

Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em trang 7

Trang 7

Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em trang 8

Trang 8

Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em trang 9

Trang 9

Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 64 trang xuanhieu 2320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em

Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em
uấn, kể cả những buổi họp đánh giá, 
rút kinh nghiệm của nhóm giảng viên.
• Thuyết trình ngắn gọn, trong giới hạn thời gian quy định, đúng nội dung được 
phân công, bảo đảm tính chính xác của kiến thức, thông tin.
• Lựa chọn và áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung được phân 
công, với đối tượng học viên và hoàn cảnh tập huấn;
• Sử dụng giáo cụ trực quan khi cần thiết;
47Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em 
3. Tìm tác giả tác phẩm (thơ)
• Mục đích: Rèn luyện trí nhớ, khéo léo
• Số lượng: 30 người trở lên
• Địa điểm: Trong phòng, ngoài sân
• Thời gian: 5 - 7 phút
• Cách chơi: Quản trò tổ chức cho người chơi xếp thành hình tròn, rồi đọc một 
đoạn của một bài thơ, ví dụ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/Mặt trời chân lý chói 
qua tim”. Quản trò sẽ chỉ định người chơi và hỏi: “Hai câu thơ này của ai?”. Ai trả 
lời sai phải giới thiệu về bản thân hoặc thực hiện các hành động ngộ nghĩnh. 
• Yêu cầu: Những người cùng chơi không được nhắc bài.
4. Đố nghề
• Mục đích: Rèn luyện trí nhớ, khéo léo
• Số lượng: Không giới hạn
• Địa điểm: Trong phòng, ngoài sân
• Thời gian: 5 -7 phút
• Cách chơi: Quản trò chọn một người chơi đứng ở giữa vòng tròn rồi yêu cầu 
người đó diễn tả nghề nghiệp mình đang làm hoặc đưa người đó tờ giấy có ghi 
nghề nghiệp và yêu cầu chỉ diễn tả bằng hành động để mọi người đoán.
5. Thi tìm từ láy
• Mục đích: Rèn luyện trí nhớ, khéo léo
• Số lượng: 30 người trở lên, chia thành 03 nhóm
• Địa điểm: Trong phòng, ngoài sân
• Thời gian: 5 - 10 phút
48 Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em 
• Cách chơi: Đính lên giá đỡ có nấc thang từ 1-10 ba tờ giấy A0. Quản trò chia 
học viên thành 3 nhóm, xếp thành 3 hàng và ra quy định “Tìm những con vật 
có từ láy” (Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, ễnh ương,) rồi yêu cầu lần lượt 
từng người đứng ở mỗi nhóm (theo thứ tự từ trái qua phải) hô to từ láy tìm 
được. Từng người hô to từ láy tìm được và nhanh chóng chạy lên bảng của 
mình đánh dấu vào từng nấc thang ghi được rồi chạy về đứng cuối hàng. 
Nhóm sau không được đọc tên con vật mà nhóm trước đã đọc, nếu đọc sai 
hoặc không đọc được thì không được đánh dấu vào nấc thang. Đội nào nhanh 
đánh dấu đến nấc thang thứ 10 thì giành chiến thắng.
6. Nói và làm ngược
• Mục đích: Rèn luyện trí nhớ, khéo léo
• Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
• Địa điểm: Trong phòng, ngoài sân
• Thời gian: 5 - 7 phút
• Cách chơi: Người chơi xếp thành vòng tròn. Quản trò hô: “Các bạn hãy cười 
thật to”, người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”. Quản trò hô: “Các 
bạn hãy nhảy lên”, người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”. Quản trò 
sẽ chỉ người chơi bất kỳ trong vòng tròn và nói một hành động nào đó thì 
người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động mà 
không cần nói, nếu người chơi không làm được ngược lại thì sẽ bị phạt.
7. Con thỏ ăn cỏ
• Mục đích: Rèn luyện trí nhớ, khéo léo
• Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
• Địa điểm: Trong phòng, ngoài sân
• Thời gian: 5 - 7 phút
49Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em 
• Cách chơi: Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”, người chơi phải lặp lại 
theo lời quản trò nói “Con thỏ”. Quản trò đưa tay này qua tay kia hô “Ăn cỏ”, 
người chơi phải làm theo và nói “Ăn cỏ”. Quản trò đưa tay lên miệng hô “Uống 
nước”, người chơi làm theo và nói “Uống nước”. Quản trò đưa tay lên lỗ tai hô 
“Chui vào hang”, người chơi chấp tay lại hô “Thỏ ngủ”. Người chơi phải làm 
theo quản trò, nếu làm sai sẽ bị phạt. Quản trò phải thực hiện các hành động 
ngày càng nhanh và có thể nói và làm khác nhau để “đánh lừa” người chơi.
8. Trò chơi biểu tượng
• Mục đích: Tạo vui nhộn
• Địa điểm: Phòng rộng hoặc ngoài sân
• Thời gian: 5 -10 phút
• Cách chơi: Người chơi đứng thành vòng tròn, tất cả nhảy lò cò theo vòng tròn. 
Khi nghe quản trò hô “dừng”, người chơi đang đứng ở tư thế nào thì đứng ở tư 
thế đó. Quản trò hô “đi”, người chơi lại tiếp tục nhảy lò cò. Quản trò có thể 
dừng lại lâu hoặc hô liên tục để người chơi thực hiện động tác sai và bị phạt.
9. Ban nhạc hòa tấu
Vòng tròn có thể được chia thành 4 nhóm:
• Nhóm 1: Thực hiện tiếng trống “Thùng thình“
• Nhóm 2: Thực hiện tiếng mỏ “Tóc tóc“
• Nhóm 3: Thực hiện tiếng đàn “Tùng tùng“
• Nhóm 4: Thực hiện tiếng chuông “Keng keng“
Quản trò đưa tay về phía nhóm nào thì nhóm đó sẽ reo vang loại nhạc cụ mà 
mình được phân công.
Để trò chơi thêm hứng thú, quản trò có thể điều khiển một lúc hai tay và khi đưa 
tay lên thì đồng loạt 4 nhạc cụ đều vang lên và ngân dài nhạc cụ của mình, 
quản trò chỉ tay dưới đất thì tất cả đều phát ra tiếng “ Hùm hùm ” và trò chơi 
được tiếp tục.
50 Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em 
51Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em 
10. Tập tự chủ
Vòng tròn cử ra một người có khiếu để quản trò.
Tất cả trong vòng đều im lặng, quản trò đến trước mặt một người trong vòng tròn 
và làm 3 động tác thật hài hoặc một câu nói dí dỏm sao cho người đối diện mình 
phải cười. Người đối diện với người quản trò cố gắng làm sao không được cười, 
nếu cười là vi phạm và sẽ phải làm công việc thay thế cho quản trò hoặc bị phạt.
11. Nhóm yêu thích
Quản trò chia người chơi thành 2 nhóm hoặc nhiều hơn rồi có thể sử dụng một 
từ và yêu cầu hai nhóm trả lời về địa danh/ về bài thơ/bài hát, Hai nhóm thi qua 
lại với nhau, nhóm nào không nói được sẽ bị xử thua.
Nên quy định tỷ số thắng bại. Trò chơi này còn có thể phát triển thêm các kiểu 
như sau: địa danh, nhân vật lịch sử, danh nhân hoặc hát theo chủ đề như “mưa”, 
“sông”, “chim”
Phụ lục 1
53Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em 
54 Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em 
1. Ấn tượng chung của anh/chị trong ngày học hôm nay là gì?
2. Bài học nào anh/chị thích nhất? Tại sao?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
3. Có nội dung gì trong bài học ngày hôm nay còn chưa rõ và anh/chị muốn 
học thêm không? Nếu có, đó là những điều gì?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
4. Anh/chị có gợi ý cải tiến gì cho giảng viên về nội dung, phương pháp và 
hậu cần không?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Mẫu 1
Phiếu đánh giá ngày học 
      
Rất hài lòng Hài lòng Tương đối
hài lòng
Ít hài lòng Không hài lòng
55Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em 
1. Anh/chị học được những điều gì bổ ích trong ngày? 
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
2. Có những nội dung gì anh/chị còn chưa hiểu rõ? 
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
3. Anh/chị có đề xuất gì để cải tiến chất lượng tập huấn tốt hơn (Ví dụ, về nội 
dung bài học, về phương pháp giảng dạy, về bố trí phòng học, phương tiện 
giảng dạy, thời gian, hậu cần.)? 
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Để nâng cao chất lượng khóa học, xin anh/chị vui lòng trả lời những câu hỏi 
dưới đây. Chân thành cảm ơn anh/chị!
Mẫu 2
Phiếu đánh giá ngày học 
56 Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em 
Phụ lục 2
57Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em 
1. Anh/chị hãy cho biết những mục tiêu dưới đây đạt ở mức độ nào? Đánh 
dấu () vào ô trống thích hợp. 
Mục tiêu 1: Học viên hiểu và có khả năng vận dụng được những kiến thức nền 
tảng về lao động trẻ em (khái niệm, nguyên nhân, tác động tiêu cực, các biểu 
hiện..) và các quy định pháp luật về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
2. Anh/chị hãy cho biết 3 bài học mà anh/chị thấy bổ ích? Tại sao? 
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Mục tiêu 2: Học viên hiểu và có khả năng vận dụng những kiến thức về việc lập 
kế hoạch, phối hợp và triển khai thực hiện các hoạt động về phòng ngừa và 
giảm thiểu lao động trẻ em trong thực tế.
Mẫu 1
Phiếu đánh giá khóa học
      
Đạt được
hoàn toàn
Đạt được
phần lớn
Đạt mức độ
trung bình
Đạt mức
độ thấp
Không đạt
      
Đạt được
hoàn toàn
Đạt được
phần lớn
Đạt mức độ
trung bình
Đạt mức
độ thấp
Không đạt
Mục tiêu 3: Học viên hiểu và có khả năng vận dụng các phương pháp giảng dạy 
cùng tham gia và xây dựng chương trình trong các khóa tập huấn về lao động 
trẻ em.
      
Đạt được
hoàn toàn
Đạt được
phần lớn
Đạt mức độ
trung bình
Đạt mức
độ thấp
Không đạt
58 Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em 
3. Anh/chị hãy cho biết 3 bài học mà anh/chị thấy ít phù hợp? Tại sao? 
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
4. Những nội dung nào anh/chị cần hỗ trợ thêm sau đợt tập huấn này để có 
thể áp dụng những kiến thức và kỹ năng học được từ khóa tập huấn này? 
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
59Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em 
60 Hướng dẫn sử dụng tài liệu tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em 
PHỤ LỤC 4: LUẬT TRẺ EM NĂM 2016 CỦA VIỆT NAM
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Luat-tre-em-2016-303313.aspx
PHỤ LỤC 5: NGHỊ ĐỊNH SỐ 56/2017/NĐ-CP NGÀY 09/5/2017 
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TRẺ EM CỦA 
VIỆT NAM
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Nghi-dinh-56-2017-ND-CP-hu
ong-dan-Luat-tre-em-340397.aspx
PHỤ LỤC 6: CÔNG ƯỚC SỐ 138 CỦA ILO
PHỤ LỤC 7: CÔNG ƯỚC SỐ 182 CỦA ILO
PHỤ LỤC 8: BA MÔ HÌNH HỖ TRỢ PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU 
LAO ĐỘNG TRẺ EM CỦA ILO/IPEC HÀ NỘI
https://www.ilo.org/hanoi/Whatwedo/Publications/WCMS_463104/lang--vi/index.h
tm
Chương trình Quốc tế về xóa bỏ Lao động Trẻ em
Tổ chức Lao động Quốc tế
4, route des Morillons, CH-1211 Geneva 22 – Switzerland
www.ilo.org/ipec - e-mail: ipec@ilo.org
Thông tin liên hệ
Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam
48-50 Nguyễn Thái Học, Hà Nội, Việt Nam
Tel.: (84-4) 3734 0902
Fax: (84-4) 3734 0904
E-mail: hanoi@ilo.org
Website: www.ilo.org/hanoi
ISBN 978-92-2-133285-5 (web pdf)

File đính kèm:

  • pdfhuong_dan_su_dung_tai_lieu_tap_huan_ve_phong_ngua_va_giam_th.pdf