Hướng dẫn chụp ảnh với đèn flash

Nếu ảnh bạn chụp bằng máy DSLR và đèn flash rời thường bị quá sáng, quá tối,

hay sáng tối loang lổ, bạn cần hiểu thêm về đèn flash và những kỹ thuật cơ bản để

"khống chế" nó, bắt nó phải cho ảnh chụp đẹp hơn.

Khi môi trường không đủ ánh sáng để chụp một bức ảnh có chất lượng, bạn cần phải tự

tạo thêm một chút ánh sáng, thường là bằng đèn flash của máy ảnh. Để chụp ảnh với đèn

flash đẹp hơn, bạn nên tìm hiểu các chế độ và thiết lập của flash. Nhưng quan trọng là

bạn phải hiểu cách đèn flash hoạt động như thế nào, nghĩa là quá trình chụp ảnh với đèn

flash xảy ra như thế nào.

Sau đây là 9 cách để tránh ảnh bị quá chói hay độ tương phản quá cao khi chụp với

đèn flash.

1. Nguồn sáng càng khuếch tán, ánh sáng càng dễ chịu

Chắc hẳn bạn từng được khuyên không nên chụp ảnh khi nắng gắt, hoặc nên đợi lúc mặt

trời khuất sau mây. Tương tự như vậy, kết quả sẽ tốt hơn khi bạn dùng kỹ thuật đánh

bounce (đánh flash vào tường, trần nhà để dội sáng) hoặc dùng một nắp chụp để tạo ánh

sáng tản.

Hướng dẫn chụp ảnh với đèn flash trang 1

Trang 1

Hướng dẫn chụp ảnh với đèn flash trang 2

Trang 2

Hướng dẫn chụp ảnh với đèn flash trang 3

Trang 3

Hướng dẫn chụp ảnh với đèn flash trang 4

Trang 4

Hướng dẫn chụp ảnh với đèn flash trang 5

Trang 5

Hướng dẫn chụp ảnh với đèn flash trang 6

Trang 6

Hướng dẫn chụp ảnh với đèn flash trang 7

Trang 7

Hướng dẫn chụp ảnh với đèn flash trang 8

Trang 8

Hướng dẫn chụp ảnh với đèn flash trang 9

Trang 9

Hướng dẫn chụp ảnh với đèn flash trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 6160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn chụp ảnh với đèn flash", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn chụp ảnh với đèn flash

Hướng dẫn chụp ảnh với đèn flash
Hướng dẫn chụp ảnh với 
đèn flash 
 Nếu ảnh bạn chụp bằng máy DSLR và đèn flash rời thường bị quá sáng, quá tối, 
hay sáng tối loang lổ, bạn cần hiểu thêm về đèn flash và những kỹ thuật cơ bản để 
"khống chế" nó, bắt nó phải cho ảnh chụp đẹp hơn. 
Khi môi trường không đủ ánh sáng để chụp một bức ảnh có chất lượng, bạn cần phải tự 
tạo thêm một chút ánh sáng, thường là bằng đèn flash của máy ảnh. Để chụp ảnh với đèn 
flash đẹp hơn, bạn nên tìm hiểu các chế độ và thiết lập của flash. Nhưng quan trọng là 
bạn phải hiểu cách đèn flash hoạt động như thế nào, nghĩa là quá trình chụp ảnh với đèn 
flash xảy ra như thế nào. 
Sau đây là 9 cách để tránh ảnh bị quá chói hay độ tương phản quá cao khi chụp với 
đèn flash. 
1. Nguồn sáng càng khuếch tán, ánh sáng càng dễ chịu 
Chắc hẳn bạn từng được khuyên không nên chụp ảnh khi nắng gắt, hoặc nên đợi lúc mặt 
trời khuất sau mây. Tương tự như vậy, kết quả sẽ tốt hơn khi bạn dùng kỹ thuật đánh 
bounce (đánh flash vào tường, trần nhà để dội sáng) hoặc dùng một nắp chụp để tạo ánh 
sáng tản. 
 Dùng nắp chụp để khuếch tán ánh sáng. (Ảnh: PCWorld Mỹ) 
Những kỹ thuật này đều khai thác quy luật sơ khởi về chiếu sáng: Nguồn sáng rộng 
thường chiếu lên chủ thể ánh sáng dịu và hấp dẫn hơn. Còn tia sáng hẹp như từ đèn pin 
hay mặt trời (tuy lớn hơn nhiều so với trái đất, nhưng theo góc độ của máy ảnh thì hẹp 
hơn) là loại ánh sáng khó chịu làm cho bóng đổ trong ảnh rõ rệt hơn và độ tương phản 
cao hơn. 
Nhưng nếu bạn khuếch tán ánh sáng lên một vùng rộng hơn làm nguồn sáng lớn hơn và 
tản, bạn có thể làm dịu ánh sáng và giảm độ tương phản để ảnh trông tự nhiên hơn. Tìm 
hiểu và áp dụng quy luật này về ánh sáng, bạn có thể làm thay đổi chất lượng ảnh chụp. 
2. Nguồn sáng càng xa càng ít bị hiệu ứng 
Điều này rất hiển nhiên, nhưng chúng ta nên ôn lại vài điều cơ bản về khoa học. 
Theo định luật vật lý, độ sáng bị giảm bớt với bình phương khoảng cách. Nếu đặt nguồn 
sáng cách vật cần chụp 3m, chủ thể sẽ chỉ nhận ¼ ánh sáng so với lượng ánh sáng nó 
nhận được ở khoảng cách 1,5m. 
Chủ thể chỉ nhận ¼ ánh sáng khi cách nguồn sáng 3m so với lượng ánh sáng nó nhận 
được ở khoảng cách 1,5m. 
Nói theo thuật ngữ nhiếp ảnh, đó là độ giảm 2 stop (nấc) về giá trị phơi sáng. Nghĩa là 
bạn có thể hoàn toàn thay đổi ánh sáng lên chủ thể bằng cách dời ngọn đèn đến gần hay 
xa chủ thể hơn. 
3. Đèn flash hầu như không có tác dụng lên hậu cảnh 
Đèn flash của máy ảnh không có tác dụng đối với hậu cảnh nếu hậu cảnh ở khá xa chủ 
thể. 
Đèn flash của máy ảnh không có tác dụng đối với hậu cảnh nếu hậu cảnh ở khá xa chủ 
thể. 
(Ảnh: Huy Thắng). 
Giả sử bạn đang chụp ảnh ở ngoài trời. Bạn có thể di chuyển nguồn sáng gần hơn hay xa 
hơn để thay đổi độ phơi sáng tương đối lên chủ thể, nhưng hậu cảnh sẽ có cùng độ phơi 
sáng nếu mọi yếu tố khác không thay đổi. Bạn có thể tự do thay đổi vị trí của đèn flash và 
các thiết lập mà không cần phải quan tâm đến những gì xảy ra ở sau chủ thể. 
Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ chiếu sáng được phần hậu cảnh xa bằng 
đèn flash của máy ảnh. 
4. Có thể tiết giảm cường độ flash 
Bạn không cần phải lúc nào cũng dùng flash hết cường độ. Dĩ nhiên, máy ảnh của bạn 
luôn cố phơi sáng ảnh chụp đúng mức khi chớp flash. Nhưng đôi khi máy không thực 
hiện đúng như vậy, nhất là khi chụp một chủ thể rất gần. Nếu bạn thấy chủ thể bị phơi 
sáng quá độ, hãy thử giảm cường độ của flash. Hãy tham khảo sách hướng dẫn đi kèm 
máy ảnh và tìm các thiết lập trên máy ảnh để thực hiện việc này. Nếu không, bạn có thể 
thử dùng giải pháp “công nghệ thấp” bằng cách phủ một lớp vải mỏng hay tấm giấy 
trắng lên flash để giảm cường độ ánh sáng. 
5. Ánh sáng có màu 
Ánh sáng có một màu rõ ràng gắn kết với nó được gọi là nhiệt độ màu (color 
temperature), được tính bằng độ K (Kelvin). Máy ảnh có tính năng điều chỉnh nhiệt độ 
màu, gọi là cân bằng trắng (white balance), và đa số người dùng chúng ta thường để ở 
chế độ tự động Auto. Nhưng tùy theo máy, bạn có thể chỉnh ở thiết lập nhiệt độ cụ thể 
nào đó hay chọn chế độ chiếu sáng Sunset (hoàng hôn), Overcast (có mây), Tungsten 
(bóng đèn dây tóc), Florescent (đèn huỳnh quang) hay Candlelight (đèn nến). 
Dưới đây là chỉ số độ K của các thời điểm trong ngày hay môi trường ánh sáng: 
• Chạng vạng = 12000 
• Bóng râm = 7500 
• Có mây = 6500 
• Sáng sớm hay chiều tối = 4300 
• Bình minh và hoàng hôn = 3000 
• Đèn nến = 2000 
Nếu thấy ảnh bị ngả màu khi xem trên máy tính, bạn có thể dùng công cụ cân bằng trắng 
trong trình biên tập hình ảnh để chỉnh sửa. 
 Sự khác nhau của nhiệt độ K cho màu sắc trong ảnh khác nhau. (Ảnh: PCWorld Mỹ). 
Trong các ảnh trên, bạn có thể thấy tác dụng cân bằng trắng trong cùng một cảnh. Quả bí 
bên trái được chụp ở nhiệt độ khoảng 3000K, còn quả bên phải được chụp ở 5500K. 
6. Tránh hiện tượng mắt đỏ 
Trong điều kiện thiếu sáng, mắt của người được chụp phải dãn rộng ra để giúp nhìn rõ 
hơn. Khi ánh đèn flash đi qua, ánh sáng được phản chiếu trên võng mạc đỏ của tròng đen 
mắt, làm mắt bị đốm phát sáng như hiện tượng “mắt quỷ”. 
Bạn nên biết lý do có hiện tượng mắt đỏ là vì flash được đặt quá gần ống kính của máy 
ảnh, ánh sáng chiếu đến mắt và bị phản chiếu lại rồi bị ống kính chụp được. Có vài cách 
để tránh hiệu ứng mắt đỏ: 
• Tránh chụp trong điều kiện tối. 
• Có thể tắt flash và dùng ánh sáng xung quanh. 
• Để flash xa ống kính. 
Đa số người dùng máy ảnh số ống kính rời DSLR thường chọn cách sau cùng. Khi đó, 
bạn có thể cầm flash rời trên tay, gắn flash lên giá, hay cho flash chiếu dội lên tường hay 
trần nhà. 
7. Flash dạng vòng dùng để chụp cận cảnh 
Ảnh chụp chân dung gần có thể bị hỏng vì ánh sáng từ flash chiếu không đều. Và các ảnh 
chụp cận cảnh (macro) có thể bị cháy sáng và bị bóng trông xấu đi. Giải pháp để khắc 
phục tình trạng này là dùng một loại đèn flash gọi là ring flash (flash dạng vòng). 
Flash dạng vòng là một dụng cụ có nhiều đèn flash bao quanh ống kính thay vì đặt ở phía 
trên máy ảnh. Các flash này chớp lên cùng lúc, tạo thành một vòng ánh sáng chiếu lên 
chủ thể từ nhiều phía. Các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp – và dĩ nhiên là dư khả năng về 
tài chính – thỉnh thoảng mua loại flash dạng vòng tối tân này để dùng với máy ảnh DSLR 
của họ. Những người dùng Canon có thể chọn loại Macro Ring Lite giá 500 USD để chụp 
cận cảnh. 
 Flash dạng vòng Photojojo Ring Flash Adapter. (Ảnh: PCWorld Mỹ). 
Dĩ nhiên, mức giá 500 USD hay cao hơn là một số tiền khá lớn để mua loại flash mà đôi 
khi bạn mới dùng đến. Bạn có thể tự làm một đèn flash dạng vòng rẻ tiền với giá chỉ 
khoảng 10 USD bằng những món đồ gia dụng như chén nhựa, keo dán, băng keo và giấy 
kim loại. Hay bạn có thể mua một loại như Ring Flash Adapter của Photojojo giá không 
đắt lắm, chỉ 40 USD. 
8. Flash phủ giúp giảm bóng đen 
Một số người dùng có thể cho rằng đèn flash chỉ dùng để thay thế ánh sáng mặt trời, nên 
chỉ dùng flash để chụp vào ban đêm hay trong điều kiện thiếu sáng khác. Nhưng flash đôi 
khi còn có công dụng hơn thế nữa. 
Flash phủ giúp giảm bóng đen - (Ảnh: Huy Thắng). 
Bạn có thể dùng flash để chiếu phủ vào những vùng tối thường xuất hiện khi chụp ngoài 
trời dưới ánh sáng mặt trời chói chang. Hãy đặt flash của máy ảnh ở chế độ “Fill” hay 
“Forced Flash” (trong tiếng Việt thường được gọi là "bồi đèn" hay "đánh bồi"). Trong 
chế độ này, flash lúc nào cũng sẽ chớp, ngay cả khi có đủ ánh sáng. Bằng cách này, bạn 
có thể chiếu phủ sáng vào các vùng tối và ngay cả những vùng có độ tương phản trong 
ảnh chân dung. Hay khi bạn hướng máy ảnh chụp về phía mặt trời, đèn flash chế độ đánh 
bồi cũng giúp có thể ngăn chủ thể trở nên bị đen do chụp ngược sáng. 
9. Chiếu sáng nhiều điểm để chụp chân dung tốt hơn 
Một trong những hạn chế của việc dùng một đèn flash của máy ảnh là nó chỉ phát ra một 
nguồn sáng. Và như vậy sẽ tạo hình ảnh trông không thực và vùng tối nhiều độ tương 
phản. 
Để giải quyết vấn đề này, bạn nên dùng nhiều đèn flash. Việc này cũng rất dễ thực hiện. 
Hầu hết các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp thường dùng cách chiếu sáng 3 điểm. Một đèn 
chính chiếu sáng mặt chủ thể, một đèn khác để chiếu phủ vào vùng tối không muốn có và 
một đèn chiếu sáng ngược để thêm sáng cho cảnh xung quanh. 
Bạn có thể dùng phương pháp chiếu sáng 3 điểm bằng cách thêm 1 hay nhiều đèn flash 
phụ. Flash phụ có một bộ cảm biến để giúp nó tự động chớp khi nó cảm nhận flash chính 
của máy ảnh chớp lên. 
Các loại flash này không đắt tiền và dùng được với hầu hết các loại máy ảnh kỹ thuật số. 
Chúng rất thuận tiện vì bạn có thể đặt flash phụ bất kỳ chỗ nào bạn thích: Trên giá flash, 
chân 3 càng hay thậm chí trên mặt bàn gần đó. Dùng thêm đèn flash, bạn có thể dễ dàng 
thiết lập nhanh studio của riêng mình. 

File đính kèm:

  • pdfhuong_dan_chup_anh_voi_den_flash.pdf