Học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác
Học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp là một trọng những nội dung cơ bản, chủ yếu
của chủ nghĩa Mác. Sự vận dụng học thuyết này trong thực tiễn cách mạng đòi hỏi phải có sự trung
thành và sáng tạo. Trong thời đại ngày nay, đang có những ý kiến khác nhau về học thuyết giai cấp
và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác. Vì vậy, việc nghiên cứu để khẳng định những giá trị cốt
lõi, đồng thời bổ sung, phát triển những vấn đề mới đặt ra trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa hết
sức cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác
đã khẳng định, trước khi kết luận rằng đấu tranh giai cấp là động lực của lịch sử, chủ nghĩa Mác đã khẳng định sản xuất kinh tế là cơ sở của đời sống xã hội. Hai mối quan hệ: quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ giữa con người với con người không bao giờ tách rời nhau. Quan hệ giữa con người với tự nhiên, xét cho cùng, quyết định hình thái quan hệ giữa con người với con người. Với quan niệm duy vật lịch sử đó, thì không thể đi đến kết luận rằng đấu tranh giai cấp là động lực duy nhất của sự phát triển lịch sử, mà chỉ là một trong những động lực, động lực cơ bản thúc đẩy lịch sử phát triển. Thứ ba, có ý kiến lại cho rằng, hiện nay chủ nghĩa tư bản đã thay đổi, mâu thuẫn giai cấp không còn đối kháng, nên học thuyết đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác không còn phù hợp. Đây là lập luận không có cơ sở khoa học và thực tiễn. Một điều chúng ta không thể phủ nhận đó là chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có sự điều chỉnh quan hệ giai cấp thông qua chính sách phúc lợi xã hội và nhượng lại cho người lao động những lợi ích nhất định đối với quyền sở hữu, tổ chức lao động sản xuất và phân phối sản phẩm. Nhưng điều đó cũng không thể làm cho chủ nghĩa tư bản hiện nay không còn giai cấp và đấu tranh giai cấp. Hiện nay, với những thành tựu đạt được về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ, với khả năng thích ứng, tự điều chỉnh đang cho phép chủ nghĩa tư bản tiếp tục tồn tại, phát triển. Tuy nhiên, theo quy luật phát triển thì chủ nghĩa tư bản đang lạc hậu về mặt lịch sử. Bởi vì, sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản đã hơn 500 năm, nhưng đến nay những nước tư bản phát triển thực sự chỉ đếm được trên đầu ngón tay, còn lại về cơ bản các quốc gia trên thế giới đi theo con đường tư bản chủ nghĩa vẫn là những nước nghèo và lạc hậu về kinh tế, nhiều nước chính trị - xã hội bất ổn. Hơn nữa, sự giàu có của những nước tư bản phát triển là do bóc lột sức lao động của người lao động trong nước và quá trình xâm lược, áp bức, vơ vét của cải và tài nguyên từ các nước thuộc địa và phụ thuộc. Dù có bất cứ ưu điểm gì thì chủ nghĩa tư bản vẫn chứa đựng trong lòng nó một đặc trưng mang tính bản Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2020 36 chất, đó là sự bất bình đẳng. Chủ nghĩa tư bản đang tạo ra sự phân chia giàu nghèo ngày càng lớn giữa các nước, cũng như giữa các cá nhân, giai tầng trong xã hội. Theo số liệu của tổ chức phi lợi nhuận Oxfam International (Anh) công bố năm 2018: tổng tài sản của 62 người giàu nhất trên thế giới hiện nay chủ yếu ở các nước tư bản, có tài sản bằng tổng tài sản của một nửa dân số thế giới (3,5 tỷ người). Phân hóa giàu nghèo đến mức 1% dân số thế giới có nhiều tài sản hơn 99% dân số còn lại của thế giới. Sự phân biệt chủng tộc ngày càng gia tăng, tình trạng người dân ở một số nước tư bản ồ ạt di cư sang các nước Châu Âu phát triển để tìm miền đất hứa và các phong trào biểu tình (phong trào áo vàng) gần đây ở các nước phương Tây là minh chứng rõ nhất cho sự bất bình đẳng của chủ nghĩa tư bản trên thế giới hiện nay. Chưa kể, sự phát sinh của các tổ chức khủng bố đang uy hiếp chính các nước tư bản. Thực tế đó đang cho thấy, khủng hoảng kinh tế, xã hội và chính trị ở các nước giàu có nguồn gốc từ mô hình kinh tế của chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến giới hạn, đứng trước sức ép phải thay đổi, trước hết về mô hình kinh tế và thể chế chính trị tương ứng. Vì vậy, chừng nào chủ nghĩa tư bản còn tồn tại, thì bất bình đẳng xã hội, mâu thuẫn xã hội giai cấp không những không mất đi mà ngày càng sâu sắc hơn. Hiện nay với khả năng thích ứng, tự điều chỉnh, chủ nghĩa tư bản đang dung hòa được mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp. Do vậy, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở những nước tư bản phát triển đang tạm thời lắng xuống và mang “sắc thái mới”, chỉ đấu tranh trong “khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản”. Tuy nhiên, sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản chỉ đạt đến một giới hạn nhất định, với “những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản” [2, tr.68-69]. Chính vì vậy, không có chuyện chủ nghĩa tư bản ngày nay đã thay đổi bản chất của nó. Thứ tư, có ý kiến lại cho rằng, với sự thay đổi của chủ nghĩa tư bản, không nhất thiết phải đấu tranh giai cấp bằng con đường bạo lực cách mạng, mà thông qua bằng con đường hòa bình chủ nghĩa tư bản sẽ chuyển tiếp lên chủ nghĩa xã hội. Về điểm này cần hiểu rằng, chủ nghĩa Mác không phủ nhận đấu tranh giai cấp bằng con đường hòa bình và thực tiễn ngày nay cũng không thể phủ nhận khả năng này. Bởi vì như C.Mác từng nói đây là con đường rất hiếm và quý vì không phải đổ máu mà vẫn giành được chính quyền. Mặc dù vậy, thực tiễn cách mạng thế giới từ khi chủ nghĩa Mác ra đời đến nay cho thấy, chưa có cuộc cách mạng vô sản nào nổ ra và giành thắng lợi bằng con đường hòa bình cả. Thậm chí có một số đảng cộng sản ở một số nước tư bản thắng cử lên cầm quyền bằng con đường hòa bình, nhưng ở đó vẫn không thay đổi được chế độ chính trị, xã hội. Một điều cần khẳng định rằng, chủ nghĩa tư bản chỉ có thể lên chủ nghĩa xã hội một khi giai cấp tư sản không còn điều kiện để tồn tại nữa, khi chế độ tư hữu đã bị xóa bỏ. Phạm Văn Giang 37 Trong điều kiện hiện nay khi chủ nghĩa xã hội đang trong thời kỳ thoái trào, chủ nghĩa tư bản đang cho thấy khả năng phát triển, thì đấu tranh giai cấp bằng con đường hòa bình vẫn là chủ đạo, phổ biến. Chỉ khi nào tình thế cách mạng chín muồi, chủ nghĩa tư bản không còn khả năng tồn tại, chủ nghĩa xã hội có sự phục hồi mạnh mẽ thì khi đó tất yếu cách mạng xã hội sẽ nổ ra ở những nước tư bản là không thể tránh khỏi. Đấu tranh bằng con đường hòa bình hay bạo lực tùy thuộc vào điều kiện và thời cơ cách mạng. Vì vậy, nếu nói chủ nghĩa Mác thích bạo lực, cổ vũ cho bạo lực là hoàn toàn sai. Trong nhiều tác phẩm, các nhà kinh điển đã trình bày rõ quan điểm của mình rằng, đấu tranh giai cấp không phải là những cuộc bạo loạn, khủng bố, lật đổ, chỉ có ý nghĩa phá hoại, gây chia rẽ, bè phái, gây rối loạn, làm thiệt hại cho xã hội, mà là một quá trình tất yếu, khách quan của xã hội có áp bức giai cấp, là những cuộc đấu tranh rộng khắp của quần chúng nhân dân lao động chống lại giai cấp thống trị bảo thủ, cản trở sự phát triển của lịch sử. 4. Những luận điểm cần được bổ sung, nhận thức mới trong học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác Hiện nay, có một số luận điểm cần được nhận thức lại để bổ sung, phát triển vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội đương đại, nhất là ở những quốc gia phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, trong chủ nghĩa xã hội nếu phân biệt giữa các giai cấp thông qua quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất không hoàn toàn phản ánh đúng địa vị của các giai tầng trong xã hội, khi quan hệ sở hữu chỉ phản ánh yếu tố kinh tế. Vì vậy, nếu dựa vào quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất quyết định địa vị các giai cấp, thì trong chủ nghĩa xã hội sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội vẫn là chủ đạo, theo đó cả dân tộc có cùng địa vị kinh tế - xã hội. Không giống trong chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất, còn người lao động không có hoặc có một ít quyền sở hữu tư liệu sản xuất (thông qua cổ phần, cổ phiếu), nên việc phân định giai cấp là khá rõ nét. Quan hệ sở hữu trong chủ nghĩa xã hội không còn như trong chủ nghĩa tư bản, do đó nếu dựa vào quan hệ sở hữu theo cách tiếp cận trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào xem xét trong chủ nghĩa xã hội sẽ dẫn đến hiện tượng một bộ phận không nhỏ giai cấp công nhân ở đó đang làm thuê chứ không phải làm chủ và lãnh đạo xã hội, vì đang làm công ăn lương cho giới chủ trong và ngoài nước. Vì vậy, bên cạnh phân biệt giai cấp dựa vào tiêu chí quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất, thì cần phải căn cứ vào yếu tố chính trị để phân biệt địa vị kinh tế - xã hội giữa các giai cấp, mà ở trên C.Mác đã tiếp cận (đó là có cùng lợi ích, cùng địa vị, có chung ý thức hệ và được tổ chức thông qua đảng chính trị). Cần phải có sự kết hợp cả hai cách tiếp cận trên đây thì mới có một có cái nhìn toàn diện, biện chứng khi luận giải, nhận diện các giai cấp, tầng lớp trong những chế độ xã hội cụ thể. Nếu không kết hợp vận dụng phương pháp luận cơ bản đó, sẽ dẫn đến một thực tế là có những nhóm xã hội, nghề nghiệp không nhận diện được thuộc vào giai cấp, tầng lớp xã hội nào, mà dường như xếp vào giai cấp, tầng lớp xã hội Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2020 38 nào cũng được; thậm chí tồn tại ở nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau trong cùng thời điểm nhận diện. Chẳng hạn, một người là trí thức, nhưng cũng có thể là doanh nhân, cũng có thể là công nhân, nông dân nếu xét họ trong các mối quan hệ cụ thể thông qua phương thức lao động, công việc họ đang và có thể làm, vì họ có thể làm nhiều công việc khác nhau trong khoảng thời gian đó. Hay như công chức trong các đơn vị hành chính nhà nước rất khó để nói họ thuộc giai cấp hay tầng lớp nào. Đây là vấn đề cần có cách tiếp cận mới để nhận diện rõ cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta hiện nay. Một vấn đề nữa cần được nhận thức lại, đó là chủ nghĩa Mác quan niệm đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản - nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, là bước quá độ để xã hội đi lên chủ nghĩa cộng sản, khi đó nhà nước “bị thủ tiêu” hay nói cách khác là “nhà nước tiêu vong”. Luận điểm này đang có nhiều cách hiểu và lý giải khác nhau, trong đó chủ yếu cho rằng, khi đi lên chủ nghĩa cộng sản nhà nước mất đi, xã hội sẽ tự quản. Cách lý giải này chưa đầy đủ, đây là một trong những nguyên nhân làm cho người học, người nghe thiếu niềm tin về xã hội cộng sản tương lai. Về điểm này cần nhận thức rằng, chủ nghĩa Mác là một thể thống nhất biện chứng, không thể cóp nhặt một vài nhận định để đi đến kết luận bản chất của vấn đề. Khi bàn về nhà nước cũng vậy, nếu chỉ đưa ra những nhận định trong một điều kiện cụ thể nào đó thì sẽ không hiểu hết bản chất của nhà nước trong quan niệm của chủ nghĩa Mác. Chúng ta hãy giả định rằng, khi xã hội đã lên chủ nghĩa cộng sản, nếu không còn nhà nước thì vấn đề đối nội và đối ngoại sẽ được thực hiện như thế nào? Tổ chức nào sẽ đại diện cho quốc gia dân tộc đó để thực hiện chức năng đối ngoại nếu đó không phải là nhà nước? Cần lưu ý rằng, C.Mác không đồng ý với chủ nghĩa vô chính phủ, mà đấu tranh đến cùng, nhất là những phần tử phản động, cơ hội chủ nghĩa trong Quốc tế I. Khi phê phán những người soạn thảo Cương lĩnh Gôta C.Mác cho rằng, trong Cương lĩnh của họ vấn đề nhà nước trong chủ nghĩa cộng sản không được đề cập: “Thế mà Cương lĩnh không đả động gì đến vấn đề chuyên chính vô sản, cũng chẳng nói gì đến chế độ nhà nước tương lai trong xã hội cộng sản chủ nghĩa” [7, t.19, tr.47]. Từ đó C.Mác đặt vấn đề: “Chế độ nhà nước sẽ biến đổi như thế nào trong một xã hội cộng sản chủ nghĩa? Nói một cách khác, lúc bấy giờ sẽ còn lại những chức năng xã hội nào giống như những chức năng xã hội hiện nay của nhà nước? Chỉ có thể giải đáp câu hỏi đó một cách khoa học mà thôi” [7, t.19, tr.47]. Ở đây phải hiểu rằng, chủ nghĩa Mác tiếp cận nguồn gốc ra đời của nhà nước là do sự xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp không thể điều hòa, nhà nước ra đời để duy trì đấu tranh giai cấp trong vòng trật tự. Do đó, khi lên chủ nghĩa cộng sản, với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở trình độ cao, không còn phân công lao động xã hội, dẫn đến không còn giai cấp và đấu tranh giai cấp, do đó nhà nước cũng sẽ tiêu vong với tư cách là nhà nước giai cấp. Nghĩa là nhà nước tiêu vong ở đây là nhà nước mang bản chất giai cấp - chức năng chính trị của nhà nước. Còn chức năng xã hội của nhà nước nói chung vẫn tồn tại với tư cách là nhà nước hành chính, tổ chức, để thực hiện Phạm Văn Giang 39 các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Chính vì vậy nhà nước là phạm trù chính trị có tính lịch sử. Cũng vì thế, khi lên chủ nghĩa cộng sản dân chủ cũng sẽ mất đi hay nói cách khác dân chủ lúc này không có cơ sở để tồn tại với tính cách mang bản chất giai cấp, nhưng thực tiễn dân chủ thì vẫn luôn hiện diện, và là chính nó trong xã hội không còn giai cấp, khi đó mới dân chủ thực sự, vì thế dân chủ mới có giá trị vĩnh viễn là ở khía cạnh đó. 5. Kết luận Kế thừa những tư tưởng tiến bộ trong lịch sử, C.Mác đã phát triển lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp lên một tầm cao mới. Xét về mặt lịch sử, từ khi ra đời và phát triển đến nay đã hơn 170 năm, nhưng những luận điểm đó xét về đại thể đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Thực tiễn vận dụng học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực đã và đang cho thấy, ở đâu và khi nào vận dụng đúng, trung thành, sáng tạo những chỉ dẫn của chủ nghĩa Mác thì ở đó thành công, ngược lại ở đâu phản bội, vận dụng sai nguyên lý thì ở đó thất bại. Hiện nay, trước những thành tựu mới của khoa học và sự biến đổi của xã hội đương đại, chúng ta cần phải bổ sung, phát triển học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác phù hợp với điều kiện mới. Đặc biệt, ở những nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, điều kiện mà thời điểm đó các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác chưa có những đánh giá tổng kết. Vì vậy, việc nhận thức đúng, vận dụng trung thành và sáng tạo học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác vào điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (Chủ biên) (1997), Những quan điểm cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [3] V.I.Lênin (1977), Toàn tập, t.39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. [4] Maurice Corforth (2002), Triết học mở và xã hội mở, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [5] C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, t.8, 13, 27, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [6] C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, t.20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [7] C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t.4, 19, 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2020 40
File đính kèm:
- hoc_thuyet_giai_cap_va_dau_tranh_giai_cap_cua_chu_nghia_mac.pdf