Học thuyết giá trị lao động: Một số vấn đề cần quan tâm

 Học thuyết giá trị lao động của Mác là đúng đắn. Nhưng nếu “bảo vệ” Mác một cách giáo

điều thì sẽ không chỉ ra được quan điểm thực của Mác. Theo những người tiếp thu Mác không phải

từ gốc, Mác có ba điểm cốt tử rằng, “chỉ có lao động là nguồn gốc duy nhất của giá trị”, “thời gian

làm việc là thước đo của giá trị lao động”, và “nguồn gốc duy nhất của giá trị thặng dư là lao động

sống”. Thực ra, Mác chỉ nhấn mạnh, đề cao vai trò của lao động và thời gian làm việc, chứ không

hề tuyệt đối hóa chúng. Ông không ít lần nhắc tới các yếu tố khác mà ngày nay càng trở lên quan

trọng không kém gì lao động. Mác không cần sự “bảo vệ” nào, mà chỉ cần được hiểu cho đúng

Học thuyết giá trị lao động: Một số vấn đề cần quan tâm trang 1

Trang 1

Học thuyết giá trị lao động: Một số vấn đề cần quan tâm trang 2

Trang 2

Học thuyết giá trị lao động: Một số vấn đề cần quan tâm trang 3

Trang 3

Học thuyết giá trị lao động: Một số vấn đề cần quan tâm trang 4

Trang 4

Học thuyết giá trị lao động: Một số vấn đề cần quan tâm trang 5

Trang 5

Học thuyết giá trị lao động: Một số vấn đề cần quan tâm trang 6

Trang 6

Học thuyết giá trị lao động: Một số vấn đề cần quan tâm trang 7

Trang 7

Học thuyết giá trị lao động: Một số vấn đề cần quan tâm trang 8

Trang 8

Học thuyết giá trị lao động: Một số vấn đề cần quan tâm trang 9

Trang 9

Học thuyết giá trị lao động: Một số vấn đề cần quan tâm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Học thuyết giá trị lao động: Một số vấn đề cần quan tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Học thuyết giá trị lao động: Một số vấn đề cần quan tâm

Học thuyết giá trị lao động: Một số vấn đề cần quan tâm
 việc. Và trên bình diện rộng 
hơn, Mác vẫn chưa kết thúc ý tưởng đi từ 
trừu tượng đến cụ thể to lớn của mình trong 
quá trình phân tích phê phán phương thức 
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Điều này liên 
quan không chỉ đến ý đồ trình bày “hệ 
thống kinh tế tư sản (trong sáu cuốn) theo 
thứ tự sau đây: tư bản, sở hữu ruộng đất, 
lao động làm thuê, nhà nước, ngoại thương, 
thị trường thế giới” [2, tr.13], nơi bộ Tư 
bản chỉ là cuốn đầu tiên, mà còn đến cả 
việc xây dựng chính Tư bản. Ở nghĩa này, 
khó có thể vận dụng ngay các kết quả mà 
Mác thu được trong công trình chính của 
đời ông nếu không xử lý lại các mắt khâu 
trung gian không chỉ đối với hiện thực hiện 
nay, mà còn đối với cả hiện thực kinh tế thế 
kỷ XIX. 
7. Giá trị thặng dư 
Mác xuất phát từ học thuyết giá trị lao 
động, cho rằng lao động sống là nguồn gốc 
duy nhất của giá trị, giá trị là sự kết tinh 
lao động xã hội cần thiết. Mác rất nhất 
quán dẫn dắt nguyên tắc này qua toàn bộ 
nghiên cứu kinh tế chính trị học của mình. 
Giá như ông xuất phát từ quan điểm rộng 
và chung hơn, thì sự giải quyết nhiều vấn 
đề cụ thể của kinh tế chính trị học có thể sẽ 
khác nhiều. 
Nếu khái niệm LLSX không bị quy chỉ 
về sức lao động, nếu ngay ở sự tiếp xúc đầu 
tiên với LLSX mà đã biết coi nó là sức lao 
động cộng với tư liệu sản xuất (tức là lao 
động sống và lao động tích lũy), giá như cứ 
mạnh dạn coi gần như tất cả mọi yếu tố 
khác của toàn bộ cấu trúc xã hội là các dạng 
LLSX gián tiếp, thì dĩ nhiên sẽ có thể giả 
định tất cả chúng đều sẽ tham gia vào việc 
tạo ra giá trị. 
Nguyễn Anh Tuấn 
37 
Có thể gọi các lực lượng sản xuất gián 
tiếp này là các nhân tố góp phần tạo ra giá 
trị, nhưng điều đó có thể chỉ là sự đặt tên 
khác cho cùng hiện thực đó mà thôi. Nếu 
nhờ sự hỗ trợ của tác nhân, lao động tạo ra 
giá trị lớn hơn (chẳng hạn, 10%), thì liệu có 
thể nói, nó (nhân tố X) là nguồn gốc của 
10% giá trị bổ sung thêm không? Thêm vào 
đó, sự biến đổi các chức năng, cũng như 
“sự đảo ngược mối phụ thuộc chức năng” 
(x = f(y) → y = f(x)) là một tính quy luật rất 
phổ biến. Vì thế, không có gì lạ khi đầu tiên 
lao động là nguồn gốc của giá trị của lao 
động được tích lũy, của phương tiện sản 
xuất, rồi sau đó lao động được tích lũy, đến 
lượt mình lại trở thành nguồn gốc (đồng tác 
nhân tạo ra) của giá trị mới. Có không ít các 
giá trị như vậy (ví dụ, tiền như là phương 
tiện trao đổi trở thành phương tiện cất giữ 
của cải; ý thức vốn là sản phẩm của tồn tại, 
sau đó tác động ngược lại, thường mang 
tính quyết định đến tồn tại đã sinh ra nó). 
Liệu có phải mọi lao động được tích lũy 
đều là nguồn gốc của giá trị? Dĩ nhiên là 
không phải. Vàng cất kỹ trong rương, kim 
cương trong chiếc nhẫn, hay các tư liệu 
phục vụ đời sống mà con người đang dùng, 
chỉ có thể trở thành nguồn gốc như vậy. 
Vậy, đặc thù của sự khái quát mới về 
học thuyết giá trị thặng dư là gì? Chúng ta 
biết, Mác phê phán quan điểm của A.Xmit 
về ba nhân tố quyết định giá cả hàng hóa và 
cũng biết rõ cả học thuyết khá phổ biến sau 
này về vai trò của các nhân tố khác (ngoài 
lao động) trong việc tạo ra giá trị. Từ đó, 
theo Mác, phải nói chính xác và đầy đủ hơn 
rằng, lao động tạo ra giá trị, nhưng lao 
động không phải là nguồn duy nhất của giá 
trị. Những dẫn chứng nêu trên khẳng định 
rằng, Mác thừa hiểu vai trò thứ nhất, nền 
tảng, then chốt, đặc biệt của lao động sống 
như là nguồn gốc chủ yếu nhất của giá trị, 
vì thiếu nó thì tất cả các nhân tố khác đã 
không và không thể vận hành, nhưng không 
phải là nguồn gốc duy nhất. Song cũng có 
một thực tế rằng, Mác chỉ nhấn mạnh vế 
thứ nhất của mệnh đề trên, mà ít nhắc tới vế 
thứ hai. Điều đó có thể là do toàn bộ tinh 
lực và tình cảm của ông dành trọn để luận 
chứng cho sứ mệnh lịch sử của giai cấp 
những người lao động (công nhân, vô sản). 
8. Ý nghĩa thực tiễn của học thuyết giá trị 
lao động 
Thứ nhất, đối với phương thức sản xuất tư 
bản chủ nghĩa, nếu cả lao động được tích 
lũy (tư bản) cũng tham gia vào việc tạo ra 
giá trị (chứ nó không chỉ giản đơn mang giá 
trị phần hao mòn vô hình của mình trong 
quá trình sản xuất sang hàng hóa mới được 
tạo ra), thì rõ ràng tồn tại “phần lợi nhuận 
hợp pháp” có nguồn gốc không phải từ lao 
động sống tự thân, từ hoạt động của sức 
công nhân, mà từ tư liệu sản xuất thuộc về 
nhà tư bản (không xét đến cùng). Nhưng về 
lý thuyết, rất phức tạp để xác định “phần 
hợp pháp” đó. Cả công nhân lẫn nhà tư bản 
đều không mấy quan tâm trực diện chuyện 
này. Công nhân thì cho rằng, toàn bộ những 
gì được tạo ra đều phải thuộc về những 
người trực tiếp sản xuất như họ. Nhà tư bản 
lại cho rằng, khi đã trả cho giá trị của sức 
lao động (trả tiền cho việc sử dụng nó trong 
suốt thời gian thuê mướn, tức là dưới dạng 
cảm tưởng như tiền lương của toàn bộ lao 
động), thì nhà tư bản có quyền định đoạt 
toàn bộ sản phẩm được sản xuất ra, trong 
đó có cả sản phẩm thặng dư. Nhưng việc 
xác định được “phần hợp pháp” đó (trên lý 
thuyết hay thực tiễn, “trực quan”) lại có ý 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 3 - 2019 
38 
nghĩa then chốt, vì nhờ đó trong điều kiện 
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội, 
nhà nước mới có thể thực hiện sự điều tiết 
hạn mức lợi nhuận. Điều tiết nhà nước, rốt 
cuộc, tức là điều tiết xã hội, bởi trong 
trường hợp này, theo Mác nhà nước thực 
hiện “các chức năng hợp lý” [3, tr.451] của 
mình; chẳng hạn, khi nhà nước xác định 
mức thuế trên tài sản kế thừa. Việc xác định 
“phần hợp pháp” này hướng đến chống lại 
chính sách tân tự do kinh tế mà trên thực tế 
chỉ kích thích sự hỗn loạn sở hữu tư nhân 
đã được Mác trích dẫn hơn 150 năm trước 
[5, tr.1056]. Sự xác định “phần hợp pháp” 
của lợi nhuận còn quan trọng đối với các 
nền kinh tế chuyển đổi (kinh tế của thời kỳ 
quá độ sang hình thái xã hội mới). 
Liệu cách lý giải nêu trên về quy luật giá 
trị thặng dư có xóa nhòa hiện tượng bóc lột, 
tức là sự tước đoạt bất hợp pháp lao động 
của người khác? Hoàn toàn không. Ngay ở 
Bản thảo kinh tế - triết học 1844, Mác đã 
làm rõ sự tha hóa tư liệu sản xuất khỏi 
người sản xuất. Vị thế của công nhân và 
nhà tư bản, của người sản xuất và kẻ sở hữu 
tư liệu sản xuất xã hội là không như nhau, 
“bất đối xứng”. Người sản xuất vì duy trì sự 
sống của mình chỉ bằng cách bán sức lao 
động, nên không thể tồn tại mà không sử 
dụng các tư liệu sản xuất không thuộc về 
anh ta. Còn kẻ sở hữu các tư liệu sản xuất 
đó, trong trường hợp người lao động nghỉ 
việc (lãn công, đình công, bãi công), có thể 
dùng đội quân dự trữ (là những lao động 
thất nghiệp), hoặc xấu nhất, thì vẫn sống tốt 
bằng vốn liếng đã có của mình, trong khi 
người lao động không thể nghỉ việc quá lâu, 
“tay quai miệng trễ” ngay. Kiểu gì thì nhà 
tư bản vẫn lạm dụng “vị thế có của” của 
mình để giành lấy phần lớn nhất có thể từ 
giá trị được tạo ra. Vậy là bóc lột vẫn cứ 
hoành hành. 
Thứ hai, khi phương thức sản xuất xã hội 
chủ nghĩa thắng lợi, thì còn có thể xác định 
khách quan hơn phần sản phẩm xã hội tổng 
thể được dùng để thỏa mãn các nhu cầu 
chung của xã hội, và phần được phân phối 
theo lao động có tính đến độ dài thời gian, 
cường độ, và chủ yếu là độ phức tạp của 
chính lao động. 
Những nhận xét nêu trên giúp hé lộ ra 
nhiều điểm có ý nghĩa đối với học thuyết 
giá trị thặng dư. Mác đã gọi tập 4 của Tư 
bản là Học thuyết giá trị thặng dư. Do vậy 
sự tồn tại của sản phẩm thặng dư và giá trị 
thặng dư đối với Mác là không thể tranh 
cãi, hay Mác thẳng thắn thừa nhận sự tồn 
tại của chúng. 
Trong thời gian lao động, người công 
nhân tạo ra không chỉ giá trị cần thiết cho 
sự tồn tại sức lao động của mình, của năng 
lực lao động ở nghĩa thông thường (bao 
gồm cả tồn tại của giống loài mình, của giai 
cấp những người sản xuất), mà cả phần giá 
trị thặng dư bị người sở hữu tư liệu sản xuất 
trực tiếp tước đoạt. 
Nếu những suy ngẫm mang tính phê 
phán nêu trên (không chỉ lao động, mà các 
yếu tố khác của sản xuất cũng tham gia tạo 
thành nguồn gốc của giá trị) là đúng, thì 
ngoài lao động sống là nguồn gốc chủ yếu 
của phần giá trị thặng dư, còn phải kể thêm 
vào đây các phương tiện được sử dụng 
trong quá trình sản xuất ra nó, và các yếu tố 
khác đã được nhắc tới ở trên. 
Và do vậy, không phải toàn bộ giá trị 
thặng dư đều thuộc về người chủ sở hữu 
phương tiện sản xuất (Mác gián tiếp nhắc 
nhở điều này khi ông hoạch định sự phân 
phối sản phẩm xã hội tổng thể ở giai đoạn 
đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa). Một 
phần của nó, dưới dạng thuế khóa, sẽ được 
chi dùng để thỏa mãn các nhu cầu chung 
Nguyễn Anh Tuấn 
39 
của xã hội4. Một phần nữa, trực tiếp hay 
gián tiếp, phải dành để trả cho những yếu tố 
vốn có thể coi là các nguồn bổ sung thêm 
cho giá trị được tạo ra (như địa tô, lợi tức từ 
các khoản vay ngân hàng). Phần nữa buộc 
phải dành để mở rộng (phát triển) sản xuất 
nhằm cạnh tranh hiệu quả hơn. Một phần 
phải để dành vào quỹ bảo hiểm hay dự trữ. 
Một phần chi phí cho quản lý sản xuất, nếu 
nhà tư bản không trực tiếp là doanh nhân; 
đây là phần trả cho lao động quản lý phức 
tạp (mà sự cần thiết của nó đã được Mác 
ghi nhận và xem xét trong Tư bản)5. Và 
không thể quên phần dành cho tiêu dùng cá 
nhân của chủ sở hữu và của gia đình người 
chủ đó và cho mọi sự tích trữ của họ. Vậy 
là có ít nhất đến sáu phần. 
Mối tương quan giữa tiền công lao động 
(của sức lao động) và giá trị thặng dư phụ 
thuộc đáng kể vào cuộc đấu tranh giữa hai 
giai cấp cơ bản, điều đó cũng ảnh hưởng tới 
đại lượng giá trị thặng dư. Tóm lại, tương 
quan giữa lao động cần thiết và lao động 
thặng dư, giữa giá trị phải trả cho sức lao 
động và giá trị thặng dư không hề đơn giản 
như vẫn thường nghĩ, do vậy ở trên mới 
nói, sự xác định “phần hợp pháp” của lợi 
nhuận là rất khó khăn. Điều này ngay ở 
Việt Nam hiện nay cũng thể hiện rất rõ qua 
các vòng thương thảo đàm phán kéo dài về 
tỷ lệ tăng lương cơ bản cho người lao động 
trong năm tiếp theo giữa Tổng liên đoàn 
Lao động Việt Nam và đại diện Phòng 
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. 
9. Kết luận 
Sự phát triển tiếp theo của học thuyết giá trị 
lao động, sự khắc phục tính phiến diện của 
nó, sự mở rộng và làm sâu sắc nó, được 
chúng tôi hình dung tương tự như là sự khái 
quát hóa bức tranh vật lý khi chuyển từ vật 
lý cổ điển Newton sang vật lý lượng tử 
tương đối tính của A.Einstein, N.Bohr, L. 
De Broglie. Cho đến tận khi trong thực tiễn 
vẫn chỉ có các vật thể khá lớn và vận tốc 
khá nhỏ thì cơ học cổ điển vẫn còn thích 
hợp với nó, bởi cơ học này xuất phát từ sự 
độc lập của không gian - thời gian và vật 
chất, của khối lượng và vận tốc chuyển 
động, từ nguyên tắc tương tác xa. Khi vật lý 
học mở rộng cuốn vào nó thế giới các hạt vi 
mô với vận tốc lớn như vận tốc ánh sáng, 
thì sẽ cần khái quát để xây dựng lý thuyết 
mới mà lý thuyết trước đây trở thành trường 
hợp riêng của nó. 
Học thuyết giá trị lao động, như đã được 
A.Xmit và Ricacđô gây dựng và như đã 
được Mác luận chứng ở khởi đầu của việc 
xây dựng kinh tế học chính trị mới của ông 
trong Tư bản, đã chịu sự ảnh hưởng của 
thời kỳ lịch sử hình thành phương thức sản 
xuất tư bản chủ nghĩa. Cùng với sự gia tăng 
vai trò của phương tiện sản xuất với tư cách 
là tư bản bất biến, vai trò của sản xuất tinh 
thần trong tổng sản xuất xã hội, của lực 
lượng sản xuất khoa học, cùng với sự phát 
triển của sản xuất cơ giới và sự tự động hóa 
đầu tiên trên cơ sở của sản xuất đó, cùng 
với sự phát triển của các hình thức sở hữu 
cổ phần hóa, và nhiều những biến đổi về 
chất nữa của phương thức sản xuất tư bản 
chủ nghĩa, thì càng cần thiết phải phát triển 
tiếp học thuyết giá trị thặng dư. Và như đã 
phân tích ở trên, chúng ta thấy trong di sản 
lý luận của Mác đã lấp ló những tiền đề cho 
sự khái quát hóa và phát triển tất yếu đó từ 
lý thuyết khởi thủy ban đầu. Mác đã sử 
dụng học thuyết giá trị lao động để lý giải 
cơ chế bóc lột, để luận chứng cho học 
thuyết giá trị thặng dư. Sự khái quát hóa 
hơn học thuyết giá trị lao động không hề 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 3 - 2019 
40 
phủ nhận học thuyết giá trị thặng dư, mà 
còn chứng minh nó toàn diện hơn. Dĩ nhiên, 
các lập luận trên đây đều giả định sự vận 
hành “bình thường”, “văn minh” của 
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với 
chế độ lương bổng theo đúng giá trị sức lao 
động, chứ không có kiểu tích lũy ban đầu 
đầy tội ác, không có lối tước đoạt sở hữu 
theo lối mờ ám thân hữu, không có chuyện 
đoạt chiếm rẻ rúng tài nguyên thiên nhiên 
vốn thuộc về toàn xã hội. Nghĩa là cũng giả 
định xem xét chủ nghĩa tư bản dưới “dạng 
thuần túy” nhất. 
Chú thích 
2 Học thuyết giá trị về lao động là học thuyết giá trị 
lao động. Theo Wikipedia Tiếng Việt: “Học thuyết 
giá trị lao động là một trong những học thuyết kinh 
tế về giá trị. Theo học thuyết này, giá trị của hàng 
hóa là do lượng lao động cần thiết để sản xuất ra 
hàng hóa đó quyết định. Người đặt nền móng đầu 
tiên cho học thuyết này là William Petty và John 
Locke. Adam Smith và David Ricardo là những 
người có đóng góp lớn cho học thuyết giá trị lao 
động” [8]. 
3 Theo chúng tôi, sở dĩ có tranh luận này là do không 
hiểu mối tương quan lịch sử - lôgic (quy luật “di 
truyền sinh học” đặc thù của sự nghiên cứu và trình 
bày), cái trừu tượng và cái cụ thể trong phương pháp 
luận biện chứng của Mác nghiên cứu phương thức 
sản xuất tư bản chủ nghĩa. 
4
 Trong các xã hội tiền tư bản chủ nghĩa sản phẩm 
thặng dư được bòn rút dưới dạng vật cống nạp, làm 
trả nợ không công, sưu cao. 
5 Nghiên cứu vai trò của các nhà quản lý là cực kỳ 
quan trọng. Cần chú ý đến tư tưởng của Ăngghen về 
“công nhân quý tộc” và tư tưởng sâu sắc của Mác 
trong tác phẩm Phê phán triết học pháp quyền Hegel 
về ý muốn của giới quý tộc biến nhà nước thành sở 
hữu riêng của mình. Vì các viên quản trị, những công 
chức trong lĩnh vực kinh tế, cũng như các viên quan 
liêu ở địa bàn thượng tầng chính trị, cũng cố biến sở 
hữu mà mình có trách nhiệm quản lý thành sở hữu tư 
của mình. Và ở mức họ thực sự đạt được, họ thể hiện 
không chỉ như những kẻ làm thuê chuyên nghiệp, mà 
thực tế còn như những kẻ đồng sở hữu phương tiện 
sản xuất 
Tài liệu tham khảo 
[1] C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t.1, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[2] C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, t.13, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[3] C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, t.17, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[4] C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t.19, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[5] C.Mác và Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, t.23, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[6] C.Mác và Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, t.25, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[7] C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, t.46, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[8] https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB% 
8Dc_thuy%E1%BA%BFt_gi%C3%A1_tr% 
 E1%BB%8B_lao_%C4%91%E1%BB%99ng, 
truy cập ngày 10/10/2018. 

File đính kèm:

  • pdfhoc_thuyet_gia_tri_lao_dong_mot_so_van_de_can_quan_tam.pdf