Hoạt động xuất bản, lưu trữ và giá trị tư liệu của tờ báo Le Courrier D'Haiphong
Tóm tắt. Báo chí Pháp ngữ - nhật báo địa phương ở Đông Dương xuất hiện cùng với sự
phát triển thương mại và sự hiện diện của giới tư bản thực dân (các nhà kĩ nghệ, nhà khai
mỏ, tri thức, công chức, nhà buôn ) vào giữa thập niên 1880. Những tờ nhật báo Pháp ngữ
không chỉ phản ánh sự thay đổi của các địa phương mà còn có vai trò thúc đẩy sự phát triển
thông qua việc tập trung bênh vực các quan điểm chính trị, cung cấp các thông tin kinh tế.
Le Courrier d'Haiphong là trường hợp nhật báo địa phương đã cân bằng được các yếu tố
mục tiêu hoạt động, điều kiện xuất bản, vừa là “nhân chứng” của quá trình đô thị hóa Hải
Phòng vừa đóng vai trò là “nhân tố tham gia” thúc đẩy quá trình hiện đại hóa một trong các
trung tâm thương mại – công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam trong thời kì thuộc địa. Vượt ra
khỏi tính chất địa phương, Le Courrier d'Haiphong tồn tại như một diễn đàn của các nhà tư
bản Pháp ở Bắc Kỳ. Là một trong số rất ít các tờ báo không bị đình bản trong suốt thời gian
tồn tại, tờ báo Le Courrier d'Haiphong cung cấp cách thức xuất bản báo chí trong những
giai đoạn sơ khai của nền báo chí ở Việt Nam, đồng thời là nguồn tư liệu có giá trị cho các
nghiên cứu về lịch sử kinh tế, lịch sử đô thị, hay hoạt động giao lưu – tiếp biến văn hoá
những năm cuối thế kỉ XIX và nửa đầu thế kỉ XX.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động xuất bản, lưu trữ và giá trị tư liệu của tờ báo Le Courrier D'Haiphong
t ca kịch Édouard Charles Philippe Montagne (1830-1899); “L’amour de Jaques” của nhà thơ, nhà phê bình văn học và tiểu thuyết gia người Thụy Sĩ Charles Fuster (1866-1929); “La vie perfide” của De Parseval-deschenes; “La corde de pendu” của nhà báo Arthur de Fonvielle (1829-1914). [18; q.1889-q.1908] Báo cũng đăng tải các nghiên cứu chuyên sâu về địa chí các địa phương như Quảng Yên, Quảng Bình, Yên Thế, Nam Định hay các nghiên cứu lịch sử và khảo cổ như công trình của phái đoàn Dumoutier về lịch sử Hoa Lư và lịch sử Việt Nam thế kỉ X [18; q.1892]. Với tính chất của chuyên mục này, trong nhiều năm, khi các vấn đề kinh tế, chính trị được đề cập phong phú, trên mặt báo sẽ cắt bớt các nội dung văn nghệ để tập trung vào các thông tin chính mà tờ báo hướng đến. Hai trang 3 và 4 của tờ báo chủ yếu chứa đựng các thông tin vắn tắt về tình hình hoạt động thương mại của cảng Hải Phòng, các công ti cũng như thông tin giá cả những sản phẩm xuất khẩu quan trọng, thông tin về bán đấu giá tài sản của những người phạm tội đã bị kết án, bán đấu giá đất nhượng, mở thầu các công trình thuộc thẩm quyền của chính quyền. Những thống kê này trên thực tế rất cần thiết để độc giả biết rõ hơn các hoạt động thương mại nổi bật trong thời gian chu kỳ xuất bản của tờ báo. Nó còn cung cấp những thông tin ngắn về các thị trường xuất nhập khẩu của các công ti Pháp ở Viễn Đông như thị trường Hồng Công hay những tin tức tài chính tiền tệ của hệ thống ngân hàng Đông Dương, giá quy đổi giữa các đồng tiền Cùng với lịch trình của các con tàu ra vào cảng, thông tin khai thác dịch vụ vận tải đường sông Bắc Kỳ, là bản tin thời tiết ở các điểm cầu giao thương Hải Phòng, Hồng Công, Manille Xen lẫn trong đó là các bản quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của các công ti Pháp. Có lẽ đây chính là cách mà những người vận hành tờ báo cân bằng giữa yêu cầu tài chính và sứ mệnh tồn tại của một tờ nhật báo địa phương làm cho nó có thể duy trì trong thời gian dài cho dù lượng báo phát hành thật sự khiêm tốn so với nhiều tờ báo Pháp ngữ khác. Từ các mục quảng cáo trên tờ báo, độc giả biết đến các sản phẩm được nhập khẩu vào Bắc Kỳ, những dịch vụ được cung cấp từ việc ăn, mặc cho đến các sản phẩm đồ uống và thậm chí là dịch vụ về sách, báo, tài liệu in ấn Tóm lại là những sản phẩm rất cần thiết cho đời sống mà Đông Dương không sản xuất được. Phần đăng tải các thông tin quảng cáo luôn luôn là nội dung đầy đủ và sinh động không hẳn chỉ vì mục tiêu tài chính mà dường như tờ báo cũng rất thích hợp để quảng bá cho các sản phẩm của nền công nghiệp chính quốc vì mục đích thương mại. Từ năm 1943, Le Courrier d'Haiphong (Thư tín Hải Phòng) thực hiện xuất bản một loạt các chuyên khảo công nghiệp chính xác và được ghi chép lại, bao gồm: - Các ngành công nghiệp sản phẩm dưới đất: Công ti Phốt phát mới Bắc Kỳ (số báo ra ngày 15-2-1943), Nhà máy Xi măng (các số báo ra ngày 10-12-1942 – 12-12-1942 và số tháng 2- 1943), Công ti thủy tinh Viễn Đông (số báo ra ngày 14-1-1943); - Công nghiệp hóa chất: Hiện trạng các ngành công nghiệp hóa chất của Đông Dương (số báo ra ngày 4-2-1943), Công ti Oxy và Acetylen Viễn Đông [SOAEO] (số báo ra ngày 10-1-1943), 147 Trần Văn Kiên* và Vũ Thị Hà Phương Xưởng sản xuất sơn Resistanco của Nguyễn Sơn Hà (số báo ra ngày 11-9-1942); - Các ngành công nghiệp dệt may: Công ty sợi bông [Hải Phòng] (số báo ra ngày 19/12/1942). Công ti bông Bắc Kỳ [Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội] (số báo ra ngày 3-2-1943); - Công nghiệp cơ khí: Công ti cơ khí chế tạo/ cơ khí xây dựng tại Hải Phòng (số báo ra ngày 27-2-1943). Đây là những chuyên khảo, những nguồn tư liệu có giá trị trong việc nghiên cứu và làm sáng tỏ hoạt động của giới tư bản thực dân thời kì thuộc địa, những hoạt động khai thác thuộc địa đại quy mô trên lĩnh vực công nghiệp trong bối cảnh lưu trữ nhà nước/ quốc gia (cả ở Pháp và Việt Nam) về các công ti tư nhân còn rất nhiều hạn chế và bất cập. Những xuất bản này cho thấy sự ủng hộ tích cực của tờ báo đối với chủ trương công nghiệp hoá Đông Dương, xu thế mà Toà soạn báo đã bắt đầu thực hiện từ cuối thế kỉ XIX. Xét về giá trị của nguồn tư liệu vật chất, tờ báo cũng là tài nguyên quan trọng đối với việc nghiên cứu quy cách trình bày của một tờ nhật báo địa phương theo phong cách Pháp. Nó cũng cho phép xem xét kích thước tiêu chuẩn mà một tờ báo thường được in ấn ở Pháp và các thuộc địa của Pháp trong giai đoạn thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Tất nhiên, từ đây cũng đặt ra nhiều vấn đề cần tìm hiểu về các loại kích thước chữ in trên mặt báo, những mối liên hệ về mặt kĩ thuật từ Pháp đến Việt Nam trong hoạt động xuất bản các ấn phẩm báo chí (cả trên phương diện hệ thống văn bản pháp lí về kĩ thuật xuất bản báo chí và những kĩ thuật xuất bản được yêu thích, được phổ biến). Đây cũng là khía cạnh cho thấy được mối liên hệ, sự giao lưu và tiếp biến văn hoá Pháp – Việt trên lĩnh vực xuất bản báo chí nói riêng, quy cách xuất bản các ấn phẩm văn hoá nói chung. 3. Kết luận Sự xuất hiện của Le Courrier d'Haiphong thích ứng với không gian đô thị được sáng lập từ đầu những năm 1880 và sau đó được thúc đẩy phát triển từ thời kì của Công sứ Raoul Bonnal. Ulysse Pila và cộng sự dường như đã kịp thời đưa đến Hải Phòng một công cụ thông tin nhằm khuếch trương cho những công lao của người Pháp ở đây, nhất là ủng hộ tích cực cho sự duy trì vị trí cảng cửa ngõ của Hải Phòng trong cuộc tranh luận được dấy lên từ giữa những năm 80 của thế kỉ XIX. Tờ báo được duy trì trước hết dựa vào những đóng góp của các nhà tư bản thực dân. Do đó, xác lập đường lối của tờ báo nhằm phục vụ lợi ích kinh tế của Pháp ở thuộc địa là sự lựa chọn khôn khéo của các nhà sáng lập. Le Courrier d'Haiphong tuân thủ đường lối đã được chủ trương đó từ sau khi nó vượt qua những khó khăn của thời kì ban đầu. Những nội dung báo chí đề cập ở những vị trí quan trọng nhất, ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của người đọc, là những bài báo về chính sách của chính quốc đối với thuộc địa, quyết sách của các quan Toàn quyền, những chính sách và thông tin thống kê về kinh tế. Trong bối cảnh người Pháp quan tâm nhiều đến những lợi ích thiết thực ở Đông Dương thì những tin tức đến từ cửa ngõ thương mại Bắc Kỳ rất thiết thực. Bên cạnh nhiều thông tin về kinh tế, đặc biệt là thương mại, Le Courrier d'Haiphong còn cung cấp những thông tin chi tiết về quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa thành phố cảng. Những thông tin ngắn gọn ấy lại chính là nguồn tư liệu rất quý giá cho thấy từng bước thay đổi diện mạo của một đô thị cảng biển tân lập. Việc bênh vực cho Hải Phòng ở vào vị trí cảng của Bắc Kỳ thông qua cách thức vận hành, xuất bản tờ báo cùng với hệ thống tin tức được truyền tải cho thấy tư tưởng chủ đạo của Toà soạn là làm cho người đọc ngày càng có thiện cảm với sự tồn tại và phát triển của thành phố này. Có thể coi sự xuất hiện và tồn tại của Le Courrier d'Haiphong như quá trình hiện thực hóa ý định chuyển hướng của các nhà tư bản công nghiệp Pháp, nhất là các nhà công nghiệp Lyon, từ chỗ muốn dùng sông Hồng và Bắc Kỳ làm bàn đạp chinh phục thị trường miền Nam Trung Quốc đến tập trung đầu tư khai thác ở thị trường tiềm năng này. 148 Hoạt động xuất bản, lưu trữ và giá trị tư liệu của tờ báo Le Courrier D’Haiphong Quá trình hình thành, phát triển của tờ nhật báo địa phương này bước đầu còn cho thấy rõ những ưu thế của việc xuất bản báo chí Pháp ngữ ở Đông Dương thời kì 1858-1945. Sự tồn tại 60 năm của tờ Le Courrier d'Haiphong là một trường hợp đặc biệt trong dòng báo chí tư nhân, với lượng độc giả không nhiều, số bản in không quá lớn và phạm vi ảnh hưởng cũng hạn chế. Nó đã tồn tại nhờ vào sự chèo chống khéo léo của những người có uy tín cao trong làng báo chí Bắc Kỳ. Nhờ nhỏ gọn nên khoản đầu tư tài chính cho mỗi xuất bản cũng không quá lớn và nó đảm bảo sự vận hành thông suốt khi phục vụ ngay cho nhu cầu của tầng lớp thị dân châu Âu lúc bấy giờ. Trên cơ sở khái quát một số khía cạnh, có tính chất phương pháp luận, về hoạt động xuất bản và nội dung thông tin của tờ báo Pháp ngữ đã trở thành nhật báo, bài báo cũng xác định một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu như : Việc thể hiện tư tưởng chủ đạo của tờ báo trong quá trình xuất bản; Những chủ đề lớn được đề cập trên tờ báo là gì; Việc khai thác và xuất bản các tác phẩm văn học và sự tiếp nhận của lớp trí thức người Việt; Những sản phẩm được quảng cáo và sự phát triển của thương mại phụ thuộc ở Bắc Kỳ; Kĩ thuật và quy cách biên tập, in ấn, xuất bản báo trước năm 1945. Tất cả những điều còn chưa thông suốt trên đây sẽ là những thách thức thú vị giúp chúng tôi làm rõ hơn những hiểu biết về văn hoá xuất bản báo chí ở Việt Nam trong diễn trình lịch sử hình thành và phát triển của loại hình văn hoá này. Lời cảm ơn: Bài báo nằm trong khuôn khổ đề tài Báo chí tiếng Pháp ở Việt Nam và ở Đông Dương cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX với vấn đề giao lưu văn hóa thời kì cận hiện đại (Nghiên cứu trường hợp tờ báo Le Courrier d'Haiphong (Thư tín Hải Phòng) giai đoạn 1886- 1945, Mã số SPHN19-15. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Huỳnh Văn Tòng, 2000. Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945. Tp. Hồ Chí Minh. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh (tái bản bổ sung từ bản Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ đến năm 1930. Nxb Trí Đăng, 1973). [2] Nguyễn Việt Chước, 1974. Lược sử báo chí Việt Nam. Sài Gòn. Nxb Nam Sơn, in lần thứ nhất. [3] Đỗ Quang Hưng (chủ biên), 2000. Lịch sử báo chí Việt Nam (1865-1945). Hà Nội. Nxb Chính trị Quốc gia. [4] Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hoà, 2017. Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam, Tập 1: Trước Cách mạng tháng Tám 1945 (1858-1945). Tp. Hồ Chí Minh. Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. [5] Doan Thi Do, ?, Le Journalisme au Viet-Nam et les Périodiques Vietnamiens de 1865 à 1944 conservé à la Bibliothèque Nationale, Bulletin d’information de l’A.B.F. [6] Nguyễn Ngu Í, 1966. 100 năm báo chí Việt Nam. Tạp chí Bách Khoa, Sài Gòn, số 25 ngày 15-1-1966. [7] Đặng Thị Vân Chi, 2016. Một vài nét về báo chí Việt Nam thời thuộc địa (1865-1945). Giảng dạy nghiên cứu Việt Nam học và Tiếng Việt - Những vấn đề Lí luận và Thực tiễn. Tp. Hồ Chí Minh. Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, ISBN 978-604-73- 3750-7, tr. 50-67. [8] Lý Đăng Thạnh, 2016. Nền báo chí Việt Nam thời thuộc Pháp (1858-1945). https://nghiencuulichsu.com/2016/10/05/nen-bao-chi-viet-nam-thoi-thuoc-phap-1858- 1945-bai-1; bai-2/. [9] C. Bazille, Charles Constant, 1883. Code de la Presse (Commentaire théorique et pratique de la loi du 29 juillet 1881). Paris, éditeurs A. Durand et Pedone-Lauriel. [10] Jean-François Klein, 2013. Une stratégie impériale. La Banque Privée commerciale, industrielle, coloniale Lyon-Marseille et l’industrialisation de l’Annam et du Tonkin (1897- 1902), tr. 57-77, trong Ivan Kharaba et Philippe Mioche (dir.). Banque et industries. Histoire d'une relation timorée du XIXe siècle à nos jours. Dijon, Presses universitaires de Bourgogne. 149 Trần Văn Kiên* và Vũ Thị Hà Phương [11] Gilles Raffi, 1994. Haiphong : origines, conditions et modalités du développement jusqu'en 1921. Aix-en-Provence, Thèse pour l’obtention du doctorat en histoire, Université de Provence. [12] Albert Puyon de Pourvourville, 1891. Le Tonkin actuel (1887-1890). Paris, Albert Savine. [13] Trần Văn Kiên, 2017. L’industrialisation de la ville de Haiphong de la fin du XIXe siècle jusqu’à l’année 1929 (L’invention d’une ville industrielle en Asie du Sud-Est). Aix-en- Provence, Thèse pour l’obtention du doctorat en histoire, Université Aix-Marseille. [14] Robert Dubois, 1900. Le Tonkin en 1900. Paris, Société française d’éditions d’Art. [15] - Tonkin. Le Journal des débats, 8 novembre 1889. [16] Trần Văn Kiên, 2018. Những người “Hải Phòng lớn” cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (lịch sử đô thị Hải Phòng thời kì thuộc Pháp). Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế “Giao lưu văn hóa Việt – Pháp : Thành tựu và triển vọng”, Hà Nội. Nxb Đại học Sư phạm, pp. 669-701. [17] Jean-François Klein, 1992. Un Lyonnais en Extrême-Orient: Ulysse Pila, vice-roi de l'Indochine, 1837-1909. Lyon, Éditions lyonnaises d’art et d’histoire. [18] Le Courrier d’Haiphong [19] Annuaire général de l’Indochine française. Hanoi-Haiphong, Imprimerie d’Extrême-Orient, 1910. [20] Viator, 1906. Une nouvelle industrie en Indochine. L’Avenir du Tonkin, 2 mai 1906, tr. 2. [21] L'Avenir du Tonkin, 18 mars 1912. [22] Annuaire général de l’Indochine française. Hanoi-Haiphong, Imprimerie d’Extrême-Orient, 1911. [23] Annuaire général de l’Indochine française. Hanoi-Haiphong, Imprimerie d’Extrême-Orient, 1915. [24] Annuaire général de l’Indochine française. Hanoi-Haiphong, Imprimerie d’Extrême-Orient, 1920. [25] Annuaire général de l’Indochine française. Hanoi-Haiphong, Imprimerie d’Extrême-Orient, 1916. [26] L'Information d'Indochine, économique et financière, 5 septembre 1936. [27] Jean Brilman, 2014. Nos familles au Viêtnam (1887-1954). Paris, L’Harmattan. [28] Claude Bourrin, 2009. Đông Dương ngày ấy (1898-1908). Hà Nội. Nxb Lao động, bản dịch của Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây. [29] - Liberté de la Presse. Le Courrier d’Haiphong, Dimanche 26 Juillet 1891, tr. 1. ABSTRACT Publishing and storage activities and document value of Le Courrier d’Haiphong newspaper Tran Van Kien*1 and Vu Thi Ha Phuong2 1Faculty of Vietnam Studies, Hanoi National University of Education 2University of Education, Vietnam National University, Hanoi The French - local daily newspaper in Indochina appeared with the development of commerce and the presence of colonial capitalists (industrialists, miners, intellectuals, civil servants and traders) in the mid-1880s. French daily newspapers not only reflected the change of localities, but also played a role in promoting development through a focus on defending political views, providing economic information. Le Courrier d'Haiphong is a case of a local daily newspaper that balances factors such as operational objectives, publishing conditions, and is a “witness” of Hai Phong's urbanization process and plays a role as “participant factor” accelerating the modernization of one of the trade-industrial centers in the North of Vietnam during the colonial period. Out of the local sphere, Le Courrier d'Haiphong existed as a forum of French capitalists in Tonkin. As one of the very few newspapers that had not been suspended during its lifetime, Le Courrier d'Haiphong newspaper provided a way to publish newspapers in the early stages of journalism in Vietnam. At the same time, it is also a valuable resource for research on economic history, urban history, or cultural exchange and acculturation activities in the late nineteenth century and the first half of the twentieth century. Keywords: Le Courrier d'Haiphong, News of Hai Phong, French-language press, local daily newspaper. 150
File đính kèm:
- hoat_dong_xuat_ban_luu_tru_va_gia_tri_tu_lieu_cua_to_bao_le.pdf