Hoàn thiện các chính sách pháp luật về tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

Trước tình hình phức tạp do đại dịch COVID-19 gây ra, Chính phủ đã ban hành một hệ thống

các chính sách pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Sau

gần một năm thi hành, về cơ bản chính sách pháp luật này đã phát huy tác dụng giúp cho doanh

nghiệp tiếp tục ổn định, phát triển, giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong

quá trình triển khai, thực thi trên thực tế đã phát sinh những vướng mắc, tồn tại. Bài viết sẽ đi

sâu phân tích, đánh giá thực trạng thi hành các chính sách pháp luật về tài khóa để hỗ trợ doanh

nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; từ đó tìm ra các khoảng trống, tồn tại, hạn chế dẫn

tới chính sách pháp luật chưa đạt được hiệu quả và gợi mở những giải pháp hoàn thiện các chính

sách pháp luật này.

Hoàn thiện các chính sách pháp luật về tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trang 1

Trang 1

Hoàn thiện các chính sách pháp luật về tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trang 2

Trang 2

Hoàn thiện các chính sách pháp luật về tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trang 3

Trang 3

Hoàn thiện các chính sách pháp luật về tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trang 4

Trang 4

Hoàn thiện các chính sách pháp luật về tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trang 5

Trang 5

Hoàn thiện các chính sách pháp luật về tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trang 6

Trang 6

Hoàn thiện các chính sách pháp luật về tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trang 7

Trang 7

Hoàn thiện các chính sách pháp luật về tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trang 8

Trang 8

Hoàn thiện các chính sách pháp luật về tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trang 9

Trang 9

Hoàn thiện các chính sách pháp luật về tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 6520
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện các chính sách pháp luật về tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện các chính sách pháp luật về tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

Hoàn thiện các chính sách pháp luật về tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19
nguyên tắc không hỗ trợ tràn lan, chỉ tập trung vào những ngành nghề bị động mạnh mẽ, tiêu 
cực, nặng nề bởi đại dịch COVID-19 để hạn chế làm phân tán nguồn lực tài chính mà lại không 
hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp.
Thứ hai, quy định về thời hạn gia hạn nộp, miễn, giảm tiền thuế, tiền thuê đất là ngắn nên khó 
có tác động tích cực tới hoạt động của doanh nghiệp.
Như đã phân tích ở phần trên, trong Nghị định số 41/2020/NĐ-CP, Nghị định số 109/2020/
NĐ-CP, Nghị quyết số 84/NQ-CP thì thời hạn hỗ trợ của chính sách là khoảng từ 3 đến 6 tháng. 
Vào thời điểm ban hành các chính sách pháp luật này là thời điểm thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg 
ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách, phòng chống dịch 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
215
COVID-19 là áp dụng cách lý toàn xã hội; mặt khác đây là thời điểm mà dịch COVID-19 đang 
bùng phát mạnh mẽ ở Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, qua giai đoạn này thì tác động của dịch 
COVID-19 lại càng trở nên mạnh mẽ tới nền kinh tế khi mà số lượng doanh nghiệp rút lui ra khỏi 
thị trường là 101.719 doanh nghiệp, trong đó tạm dừng là 46.592 doanh nghiệp (doanh nghiệp hoạt 
động dưới 1 năm chiếm 3%; từ 1 đến dưới 5 năm là 48,1%; từ 5 đến dưới 10 năm là 27,1%, từ 10 
năm trở lên là 21,8% [7]. Thông qua số liệu trên có thể thấy, tác động tiêu cực của dịch COVID-19 
tới đời sống của doanh nghiệp. Do vậy, cần phải tiếp tục đợt ban hành chính sách pháp luật doanh 
nghiệp tiếp theo với thời hạn gia thời hạn nộp, miễn, giảm thuế, tiền thuê đất trong năm 2021.
Thứ ba, quy định của Nghị định số 41/2020/NĐ-CP chưa rõ ràng về đối tượng được hưởng 
hỗ trợ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất.
Đối tượng được hưởng hỗ trợ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định số 
41/2020/NĐ-CPđược quy định tại Điều 2. Tuy nhiên, trong thực tiễn thi hành gặp phải vấn đề 
có rất nhiều doanh nghiệp không biết mình thuộc đối tượng doanh nghiệp nào và có được hưởng 
hỗ trợ hay không. Nếu xác định được mình thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ theo quy định tại 
Điều 2 thì doanh nghiệp chỉ cần hoàn thiện hồ sơ và tiến hành theo các trình tự, thủ tục theo quy 
định. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là nếu doanh nghiệp đó không phải là đối tượng thuộc quy 
định được hưởng hỗ trợ quy định tại Điều 2 nhưng lại tự mình xác định là đối tượng được hưởng 
hỗ trợ rồi làm hồ sơ và gửi cho cơ quan thuế theo trình tự thủ tục quy định, và theo Khoản 3 Điều 
4 Nghị định số 41/2020/NĐ-CP thì sau khi cơ quan thuế nhận được hồ sơ (Giấy đề nghị gia hạn 
nộp thuế và tiền thuê đất, trong đó đã tự xác định các nội dung trong Giấy đề nghị gia hạn) thì 
“Cơ quan thuế không phải thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận gia hạn nộp thuế và 
tiền thuê đất. Trường hợp trong thời gian gia hạn, cơ quan thuế có cơ sở xác định người nộp thuế 
không thuộc đối tượng gia hạn thì cơ quan thuế có văn bản thông báo cho người nộp thuế về việc 
dừng gia hạn và người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế, tiền thuê đất và tiền chậm nộp trong 
khoảng thời gian đã thực hiện gia hạn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp sau khi hết thời gian 
gia hạn, cơ quan thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra người nộp thuế không thuộc đối tượng 
được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định này thì người nộp thuế phải nộp 
số tiền thuế còn thiếu, tiền phạt và tiền chậm nộp do cơ quan thuế xác định lại vào ngân sách nhà 
nước”. Theo quy định này thì cơ quan thuế sau khi nhận được giấy đề nghị gia hạn không thông 
báo lại cho người nộp thuế (doanh nghiệp) là có chấp thuận hay không chấp thuận gia hạn. Để 
rồi sau đó trong thời hạn (05 tháng đối với thuế GTGT, thuế TNDN; 05 tháng đối với tiền thuê 
đất từ 31/5/2020) khi phát hiện ra doanh nghiệp không thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ thì bị 
dừng hỗ trợ, nộp đủ số thuế, tiền thuê đất và quan trọng nhất là “phải nộp tiền chậm nộp trong 
khoảng thời hạn gia hạn”. Từ thực tiễn cho thấy, đã có vướng mắc của Công ty Viettronics Bình 
Hòa mắc phải trường hợp này, sau đó Hiệp hội điện tử Việt Nam (VEIA) đã có văn bản gỡ vướng 
và kiến nghị. Nguyên nhân là do Nghị định số 41/2020/NĐ-CP được ban hành gấp rút trong thời 
gian ngắn nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp mà 
chưa thể ban hành thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Thứ tư, quy định về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp 
ráp trong nước theo Nghị định số 109/2020/NĐ-CP ngày 15/9/2020 của Chính phủ.
Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 109/2020/NĐ-CP “gia hạn tiền nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp 
phát sinh của kỳ tính thuế tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9 và tháng 10 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
216
năm 2020 đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước”. Chính sách của nhà nước là gia hạn nộp 
thuế, tức là về bản chất cho lùi thời gian (giãn thời gian) nộp thuế TTĐB thêm một số tháng. Chính 
sách này chưa thực sự hiệu quả bởi vì: Thuế TTĐB là loại thuế gián thu, tức là người nộp thuế cho 
nhà nước là người bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, còn người chịu thuế thực sự là người tiêu 
dùng hàng hóa đó. Thuế TTĐB được người bán hàng hóa nộp (ứng) trước cho nhà nước, sau đó 
thuế TTĐB này được đưa vào giá cả của hàng hóa dịch vụ, và được thu lại từ việc bán hàng hóa. 
Như vậy, sự ứng trước về thuế TTĐB này làm tăng các chi phí về sản xuất, vốn của người sản xuất, 
kinh doanh. Do vậy, việc hỗ trợ từ các chính sách pháp luật phải hướng tới giải quyết triệt để vấn 
đề này thì mới hỗ trợ được doanh nghiệp là đối tượng của Nghị định số 109/2020/NĐ-CP. Còn theo 
quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 109/2020/NĐ-CP thì chính sách mới chỉ dừng lại ở việc 
“gia hạn tiền nộp thuế TTĐB”, tức là doanh nghiệp chỉ được gia hạn thêm một khoảng thời gian 
để nộp thuế thay vì nộp theo quy định. Ngoài ra quy trình thủ tục, các giấy tờ chứng minh để được 
hưởng chính sách hỗ trợ về thuế TTĐB chưa thực sự thông thoáng. Hệ quả tất yếu là dẫn tới có 14 
doanh nghiệp trong năm 2020 tiếp cận và nhận được hỗ trợ từ chính sách này.
6. GỢI MỞ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ TÀI KHÓA 
ĐỂ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI ĐẠI DỊCH COVID-19
Nhằm giúp cho các chính sách pháp luật được ban hành đi vào cuộc sống của các doanh 
nghiệp, trong thời gian tới cần phải:
Thứ nhất, bổ sung thêm các đối tượng được hưởng hỗ trợ theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP.
Theo đó, Chính phủ cần nghiên cứu, rà soát lại tác động của đại dịch COVID-19 tới mọi 
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để có hướng bổ sung thêm các đối tượng cần được 
hỗ trợ. Theo đó, trong giai đoạn hiện nay nên mở rộng thêm các doanh nghiệp hoạt động sản xuất 
kinh doanh, kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành như: hoạt động điện ảnh, sản xuất truyền 
hình, ghi âm, các hoạt động tư vấn, lập trình máy tính, sản xuất ô tô, xe máy, hoạt động lắp đặt, 
bảo dưỡng máy móc và thiết bị; công ty lữ hành, kinh doanh du lịch. Việc mở rộng thêm đối 
tượng hỗ trợ sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thêm các nguồn lực về tài chính, từ đó giúp cho 
doanh nghiệp có thêm vốn để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo ra sự bình 
đẳng đối xử cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Thứ hai, ban hành chính sách pháp luật nhằm tiếp tục gia hạn nộp, miễn, giảm tiền thuê đất 
và các loại thuế.
Khi các chính sách pháp luật về miễn, giảm, gia hạn nộp tiền thuế và tiền thuê đất được ra đời 
là vào khoảng tháng 03/2020. Đây cũng là thời điểm mà nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đã hoàn 
thành xong thủ tục nộp thuế. Do vậy, tác động của chính sách chưa thực sự hiệu quả, bởi những 
doanh nghiệp đã nộp xong thuế đã không làm hồ sơ để được hưởng gia hạn, miễn, giảm. Trong 
khi đó, thời hạn miễn, giảm, gia hạn lại quá ngắn. Để khắc phục tình trạng trên, Chính phủ cần 
ban hành một nghị định mới quy định về việc gia hạn nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế và gia hạn 
nộp tiền thuê đất cho doanh nghiệp. Thời hạn gia được hưởng chính sách trong nghị định mới này 
nên quy định là số tiền phải nộp đầu kỳ năm 2021 như đối với thuế GTGT là 05 tháng (tháng 01 
đến tháng 06 năm 2021), số thuế TNDN là 03 tháng đối với thuế TNDN trong quý I và quý II và 
tiếp tục gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất là 06 tháng. Các quy định trên sẽ giải quyết được vấn 
đề là làm tăng tích lũy vốn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm được áp dụng và tăng lợi 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
217
nhuận, còn ngân sách nhà nước vẫn được đảm bảo, bởi dù số thu cho ngân sách trong các tháng 
gia hạn nộp có bị giảm nhưng trước 31/12/2021 thì số thu từ những nguồn thu này vẫn được tập 
trung đầy đủ vào ngân sách nhà nước.
Thứ ba, sửa đổi Nghị định số 41/2020/NĐ-CP hoặc ban hành Nghị định mới và ban hành 
thông tư hướng dẫn chi tiết Nghị định được sửa đổi/ban hành mới theo hướng làm rõ đối tượng 
được hưởng hỗ trợ.
Từ quy định tại Điều 2; Khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 41/2020/NĐ-CP và những vướng 
mắc thực tiễn thi hành cần thiết phải làm rõ các đối tượng được hưởng hỗ trợ theo quy định tại 
Điều 2 theo hướng: (1) Sửa đổi Nghị định số 41/2020/NĐ-CP hoặc ban hành Nghị định mới để 
hỗ trợ các doanh nghiệp trong năm 2021; (2) Ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết Nghị định sửa 
đổi hoặc Nghị định mới theo hướng phải làm rõ những đối tượng được hưởng hỗ trợ. Bên cạnh 
đó, loại bỏ quy định về phải nộp tiền chậm nộp trong khoảng thời hạn gia hạn trong trường hợp 
doanh nghiệp tự xác định là đối tượng được hỗ trợ nhưng theo quy định thì không được hỗ trợ. 
Việc loại bỏ quy định này nhằm giải quyết vấn đề là các doanh nghiệp không phải doanh nghiệp 
nào cũng có ban pháp chế, tức là không thực sự am hiểu về luật, ngoài ra quy định của Nghị định 
không rõ ràng và không có hướng dẫn chi tiết nên việc tự xác định là đối tượng được hỗ trợ đôi 
khi lúng túng, tùy tiện. Vậy, khi xảy ra vấn đề này cơ quan thuế chỉ cần thông báo tạm dừng gia 
hạn cho doanh nghiệp, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp nộp đủ số thuế và tiền thuê đất theo đúng 
hạn là đủ. Dù sao đi chăng nữa, trong thời dịch bệnh, việc gánh vác thêm một khoản phạt là một 
gánh nặng đối với doanh nghiệp.
Thứ tư, cần ban hành sớm các chính sách về tài khóa đề hỗ trợ doanh nghiệp tránh chậm trễ 
như trong năm 2020.
Chính sách pháp luật bao quát, minh bạch, dễ tiếp cận và thực hiện; thủ tục thông thoáng là 
điều mà doanh nghiệp mong đợi. Tuy vậy, việc ban hành chính sách pháp luật sớm cũng không 
quan trọng không kém, một mặt giúp cho doanh nghiệp chủ động trong các phương án sản xuất 
kinh doanh, tích lũy vốn, đầu tư, một mặt thể hiện sự quan tâm của hệ thống chính quyền đồng 
hành khó khăn cùng doanh nghiệp. Việc này sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề như trong năm 
2020 đã mắc phải trong việc ban hành chậm các chính sách pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp, như 
trong lúc doanh nghiệp rất cần chính sách hỗ trợ, lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, 
rồi phá sản mà chưa thấy chính sách nào được ban hành. Điều này đã vô tình “làm lỡ mất thời cơ 
vàng” để cứu các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. 
Thứ năm, sửa đổi các quy định tại Nghị định số 109/2020/NĐ-CP theo hướng gia hạn nộp 
tiền thuế TTĐB, giảm tiền thuế TTĐB cho doanh nghiệp.
Nhận định đúng bản chất kinh tế của thuế TTĐB từ đó để ban hành các quy định pháp luật 
điều chỉnh là một vấn đề vô cùng quan trọng trong các chính sách pháp luật hỗ trợ thuế TTĐB. Do 
vậy, để khắc phục hạn chế tồn tại, cơ quan quản lý nhà nước cần sửa đổi Nghị định số 109/2020/
NĐ-CP hoặc ban hành nghị định mới theo hướng: (1) Bãi bỏ các thủ tục hành chính rườm rà 
được quy định theo Nghị định để nhiều doanh nghiệp tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ; 
(2) Ban hành quy định về tiếp tục gia hạn thời hạn nộp tiền thuế TTĐB trong quý I và quý II năm 
2021; (3) Ban hành quy định về giảm tiền thuế TTĐB. Chỉ có như vậy, hiệu quả chính sách pháp 
luật mới được nâng cao, các doanh nghiệp được hỗ trợ càng nhiều, càng duy trì được hoạt động, 
giảm thiếu số lượng bị dừng kinh doanh, phá sản thì khoản thuế nộp lại cho nhà nước càng lớn. 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
218
7. KẾT LUẬN 
Đại dịch COVID-19 vẫn sẽ diễn ra theo chiều hướng phức tạp trong thời gian tới và sẽ tác 
động tiêu cực tới tình hình kinh tế nói chung và đời sống của doanh nghiệp nói chung. Việc nhận 
diện những vướng mắc, tồn tại trong quá trình thi hành các chính sách pháp luật để rồi ban hành 
những chính sách pháp luật phù hợp hơn, thuận lợi hơn sẽ giúp cho các doanh nghiệp đủ sức để 
vượt qua đại dịch COVID-19.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành 
một số điều của Luật Quản lý thuế Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế 
và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ, ban hành ngày 06 tháng 11 
năm 2013. 
2. Bộ Tài chính (2020), Báo cáo đánh giá tác độngvề các chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ tiền 
thuê đất, ban hành năm 2020.
3. Chính phủ (2020), Chỉ thị số 11/CT-TTg chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ 
khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19, ban 
hành ngày 04 tháng 03 năm 2020.
4. Chính phủ (2020), Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê 
đất, ban hành ngày 08 tháng 04 năm 2020.
5. Chính phủ (2020), Nghị Quyết số 84/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho 
sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội 
trong bối cảnh đại dịch COVID-19, ban hành ngày 29 tháng 05 năm 2020.
6. Chính phủ (2020), Nghị định số 109/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc 
biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước, ban hành ngày 15 tháng 09 năm 2020.
7. Lê Hoàng (2021), Doanh nghiệp ngành nào rời thị trường nhiều nhất năm 2020?, 
thesaigontimes.vn, truy cập 28 tháng 2 năm 2021 từ https://www.thesaigontimes.vn/
td/312347/doanh-nghiep-nganh-nao-roi-thi-truong-nhieu-nhat-nam-2020.html. 
8. Quốc hội (2020), Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về phát triển 
kinh tế - xã hội năm 2020 và 05 năm 2015-2020; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 
năm 2021 và một số định hướng lớn giai đoạn 2021-2025, ban hành năm 2020.
9. Quốc hội (2020), Nghị quyết số 116/2020/QH14 về giảm thuế thu TNDN phải nội năm 2020 
đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2020.
10. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg về giảm tiền thuê đất của năm 
2020 đối với đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo Nghị quyết 84/NQ-CP, ngày 
10 tháng 08 năm 2020.
11. Tổng cục Thuế (2020), Công văn số 897/TCT-QLN về gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp 
do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, ban hành ngày 03 tháng 03 tháng 2020.

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_cac_chinh_sach_phap_luat_ve_tai_khoa_de_ho_tro_do.pdf