Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò lai, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Xã Phổ Nhơn và Phổ Phong của huyện Đức Phổ là 2 xã miền núi có những lợi thế trong

phát triển chăn nuôi đại gia súc; song việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào chăn

nuôi vẫn chưa được thực hiện, nên năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò chưa

cao. Vì thế, việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thức ăn, chuồng trại,

chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh. nhằm hỗ trợ nông hộ ở 02 xã miền núi phát

triển chăn nuôi bò lai hướng thịt, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn

mới ở các xã miền núi là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, Trạm Khuyến nông Đức

Phổ đăng ký thực hiện dự án “Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò lai,

tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi, huyện

Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi”

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò lai, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trang 1

Trang 1

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò lai, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trang 2

Trang 2

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò lai, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trang 3

Trang 3

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò lai, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trang 4

Trang 4

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò lai, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 2800
Bạn đang xem tài liệu "Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò lai, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò lai, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò lai, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
137
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
HỖ TRỢ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT PHÁT TRIỂN 
CHĂN NUÔI BÒ LAI, TĂNG THU NHẬP CHO NÔNG DÂN, 
GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC XÃ 
MIỀN NÚI, HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI
Chủ nhiệm dự án: CN. Nguyễn Văn Mân - BSTY. Nguyễn Văn Thịnh 
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Đức Phổ 
Năm nghiệm thu: 2020
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã Phổ Nhơn và Phổ Phong của huyện Đức Phổ là 2 xã miền núi có những lợi thế trong 
phát triển chăn nuôi đại gia súc; song việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào chăn 
nuôi vẫn chưa được thực hiện, nên năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò chưa 
cao. Vì thế, việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thức ăn, chuồng trại, 
chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh... nhằm hỗ trợ nông hộ ở 02 xã miền núi phát 
triển chăn nuôi bò lai hướng thịt, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn 
mới ở các xã miền núi là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, Trạm Khuyến nông Đức 
Phổ đăng ký thực hiện dự án “Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò lai, 
tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi, huyện 
Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi” 
II. MỤC TIÊU
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ lai tạo giống bò, xây dựng chuồng trại, phát 
triển nguồn thức ăn, thực hiện tốt về nuôi dưỡng và phòng bệnh trong chăn nuôi bò sinh sản 
và bê để nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới 
ở các xã miền núi huyện Đức Phổ.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 
1. Công tác điều tra đàn bò và tình hình chăn nuôi: Công tác điều tra đàn bò và tình 
hình chăn nuôi được thực hiện trong năm 2017, các điều tra viên đã tiến hành khảo sát, điều 
tra tại 1.000 hộ chăn nuôi bò ở 2 xã Phổ Phong, Phổ Nhơn, sau đó chọn 600 hộ (mỗi xã 300 
hộ) đủ điều kiện tham gia dự án. 
Qua điều tra cho thấy, số bò ở giai đoạn từ 0 – 2 năm tuổi ít hơn nhiều so với số bò 
giai đoạn > 2 năm tuổi, đa số là bê đực; số bê cái được các hộ giữ lại để làm giống sinh sản, 
thay thế cho những bò cái già. Ở các độ tuổi, có sự khác biệt khá lớn giữa bò đực (thấp) và 
bò cái (cao). 
Về sơ cấu đàn bò: Bò > 2 năm chiếm tỷ lệ 62,27% cao hơn rất nhiều so với bò từ 0 – 1 
năm (tỷ lệ 27,58%) và từ 1 – 2 năm (tỷ lệ 10,14%). Số lượng bò cái sinh sản (>2 năm tuổi) 
thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng đàn tại 2 xã vùng dự án tạo điều kiện thuận lợi cho công 
tác phối giống nhân tạo.
- Về phương thức nuôi nhốt: Không có sự khác biệt giữa 2 xã vùng dự án, đa số các hộ 
chọn nuôi nhốt để thuận lợi công tác nuôi dưỡng, quản lý‎ bò.
- Về điều kiện chăm sóc:Không có sự khác nhau lớn giưã 2 xã, đa phần người dân có 
138
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
điều kiện chăm sóc tốt (tỷ lệ > 80%) thuận lợi cho việc triển khai dự án.
Với kết quả trên, cho thấy công tác phối giống có nhiều thuận lợi do tỉ lệ hộ nuôi nhốt 
là khá cao (77,3%), đã hạn chế được tình trạng bò nhảy giống không mong muốn. Tuy nhiên, 
cần chú trọng theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn những hộ chăn nuôi chưa thực hiện tốt việc 
chăm sóc đàn bò nuôi.
- Về nhu cầu phối giống nhân tạo: Nhu cầu về loại tinh bò phối giống không có sự khác 
biệt giữa 2 xã. Với xã Phổ Phong, nhu cầu phối giống tinh bò chuyên thịt (Charolais, Red 
Angus) chiếm tỷ lệ 56% cao hơn tinh bò Brahman 44% . Ngược lại, với xã Phổ Nhơn nhu 
cầu phối giống tinh bò Brahman 55% lại cao hơn tinh bò chuyên thịt (Charolais, Red Angus) 
45%. 
- Về sử dụng thức ăn: Các nông hộ đã có sự đầu tư thức ăn tinh trong chăn nuôi bò, loại 
thức ăn này chủ yếu được chế biến từ sản phẩm và các phụ phẩm cây trồng như gạo, cám 
gạo, ngô, mỳ; rất ít sử dụng thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi bò hoặc có một số ít hộ sử 
dụng để tăng khả năng cho sữa của bò cái ở giai đoạn sau khi đẻ. 
- Về công tác phòng bệnh cho bò bê: Công tác phòng bệnh cho bò, bê không có sự khác 
biệt giữa các điểm dự án. Đa số người dân thực hiện tiêm phòng đầy đủ vắc xin, tẩy giun sán 
cho bò. Tuy nhiên, công tác sát trùng chuồng trại các hộ thực hiện chưa thật đảm bảo. Trong 
quá trình thực hiện Dự án, cần nhắc nhở hộ chăn nuôi thực hiện sát trùng chuồng trại tốt hơn.
- Về nhận thức và trình độ chăn nuôi có sự khác biệt giữa các vùng triển khai dự án. Vì 
thế, công tác chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật và tuyên truyền cần phải có sự linh hoạt để phù 
hợp với bối cảnh từng địa bàn triển khai dự án.
2. Kết quả về xây dựng các mô hình 
2.1. Xây dựng mô hình chăn nuôi bò cái lai Zê bu sinh sản
 2.1.1. Tuyển chọn bò cái: Thông qua điều tra, căn cứ vào các tiêu chí về: Phẩm giống, 
ngoại hình, tuổi, trọng lượng, khả năng sinh sản đã tuyển chọn được 1.466 bò cái của 600 
hộ có nuôi từ 2 - 5 bò cái sinh sản để chọn tham gia dự án. 
Về phẩm giống, đàn bò cái lai Zê bu chọn tham gia dự án có chênh lệch không đáng kể, 
tỷ lệ đàn cái lai Sind (49,6%), đàn cái lai Brahman (49,3%), bò cái có tầm vóc trọng lượng 
lớn (bình quân 313kg/con) và đang trong độ tuổi sinh sản tốt (đã đẻ 2,3 lứa). Vì vậy, chất 
lượng đàn cái nền tốt rất thuận lợi trong việc sử dụng tinh các giống bò chuyên thịt để phối 
giống.
2.1.2. Tổ chức phối giống cho bò cái ở các hộ tham gia mô hình
Tổ chức 02 điểm phối giống ở xã Phổ Phong, Phổ Nhơn với 9 dẫn tinh viên hoạt động. 
Tinh bò giống sử dụng 100% là tinh bò ngoại gồm 04 giống: Charolais, Red Angus, BBB và 
Brahman. Tinh giống bò sử dụng tùy thuộc vào chất lượng bò cái sinh sản và điều kiện nuôi 
dưỡng của nông hộ, cụ thể: Với những hộ ít có khả năng đầu tư thì sử dụng tinh nhóm bò Zê 
bu (giống Brahman). Với những hộ có khả năng đầu tư thì sử dụng tinh nhóm bò chuyên thịt 
(Charolais, Red Angus, BBB).
 Kết quả phối giống (thực hiện từ tháng 12/2017 đến tháng 12/2019): Số lượng bò 
cái phối giống có chửa 1.972 con đạt 105% so với kế hoạch đề ra (1.875 con), tỉ lệ phối 
139
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
giống có chửa là khá cao (đạt 79%); số lượt bò cái được phối giống bằng tinh các giống bò 
chuyên thịt (1.900 lượt) chiếm tỷ lệ cao hơn số lượt bò cái được phối giống bằng tinh bò Zê 
bu (600 lượt) do nhu cầu của thị trường tiêu thụ.
 2.1.3. Bê lai sinh ra từ kết quả phối giống dự án
- Về số lượng, phẩm giống: Thống kê đến tháng 10/2020, số bê sinh ra từ phối giống 
dự án là 1.846 con (đạt 110% kế hoạch), trong đó bê lai Brahman là 469 con, bê lai chuyên 
thịt 1.377 con. 
- Về ngoại hình, thể chất: Bê sinh ra đã có sự khác biệt rõ ràng giữa các giống, ngoài 
màu sắc lông đặc trưng của từng phẩm giống, thì trọng lượng sơ sinh và hình dáng/kết cấu 
các bộ phận của bê ở các phẩm giống cũng có sự khác biệt. Bê lai Brahman có màu lông 
đỏ tai to, dài và cụp xuống, tầm vóc lớn, u vai phát triển, thể chất chắc, khỏe mạnh; bê lai 
chuyên thịt có màu lông tùy thuộc phẩm giống (Charolais: màu lông trắng, BBB: màu lông 
trắng loang xám, Red Angus màu lông đỏ sậm), tầm vóc lớn, tai tròn và nhỏ, mông nở, ngực 
sâu, 04 chân to. 
- Về sinh trưởng, phát triển của đàn bê nuôi ở mô hình trình diễn là khá tốt, nhóm bê lai 
các giống chuyên thịt (BBB, Charolais, Red Angus) phát triển về tầm vóc, tăng trọng nhanh 
hơn nhiều so với bê lai Brahman ở cùng thời điểm. Bê lai hướng thịt được nuôi thâm canh 
đến 12 tháng tuổi đạt trọng lượng bình quân 278 kg/con (đối với bê lai Brahman) và 319 kg/
con (đối với bê lai các giống chuyên thịt) - vượt xa chỉ tiêu mô hình đề ra (>180 kg/con), tỷ 
lệ nuôi sống đạt 100%. 
Với các bê lai hướng thịt nuôi tại các mô hình trình diễn, so với bê ngoài mô hình có 
trọng lượng đạt cao hơn bình quân 30,8 kg/con khi nuôi đến 12 tháng tuổi.
2.1.4. Hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi bò cái lai Zê bu
Qua theo dõi, có khá nhiều hộ xuất bán bê lúc 6 tháng tuổi; ở mọi thời điểm, giá của 
các bê lai chuyên thịt cao hơn nhiều so với bê lai Brahman; với tất cả các phẩm giống, giá bê 
đực luôn cao hơn bê cái. Theo giá thị trường trong năm 2020, bê lai sinh ra từ kết quả phối 
giống dự án xuất bán giống lúc 6 tháng tuổi có giá bình quân 15 triệu đồng/con (đối với bê 
lai Brahman - tăng hơn 1,6 triệu đồng/con so với bê lai Brahman ngoài dự án) và 20 triệu 
đồng/con (bê lai các giống chuyên thịt). Như vậy, với các bê lai sinh ra từ phối giống dự án, 
mỗi bê lai chuyên thịt sẽ mang lại giá trị cao hơn bê lai Brahman khoảng 5 triệu đồng/con. 
Đây chính là nguyên nhân mà số lượng bò cái phối giống bằng tinh các giống bò chuyên thịt 
tăng nhanh tại các xã triển khai dự án, đặc biệt là tinh bò giống BBB.
Với chi phí chăn nuôi và giá bê xuất bán như trên, bò cái có khoảng cách lứa đẻ là 13 
tháng, thu nhập bình quân từ chăn nuôi 01 bò cái lai Zê bu của nông hộ đạt 10,5 triệu đồng/
năm (phối tinh giống Brahman) và đạt 15,15 triệu đồng/năm (phối tinh các giống bò chuyên 
thịt). Các hộ tham gia mô hình dự án với số bò cái nuôi sinh sản từ 2 con trở lên, thu nhập 
của nông hộ trong mô hình dự án đạt ≥ 21 triệu đồng/hộ/năm (phối tinh giống Brahman) và 
đạt ≥ 30,3 triệu đồng/năm (phối tinh các giống bò chuyên thịt). 
2.1.5. Hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa, chỉnh trang chuồng trại
Dự án đã hỗ trợ các hộ dân thực hiện 50 chuồng xây dựng mới, 70 chuồng sửa chữa, 
chỉnh trang với kinh phí 237.820.000 đồng (đạt 100% kế hoạch). Qua nghiệm thu các chuồng 
140
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
xây dựng mới và sửa chữa chỉnh trang đảm bảo chất lượng theo thiết kế hướng 
2.2. Xây dựng mô hình chăn nuôi thâm canh bê lai hướng thịt
2.2.1. Quy mô, phân bổ
Mô hình chăn nuôi thâm canh bê lai hướng thịt được triển khai với quy mô 80 con (40 
con/xã) tại 68 hộ chăn nuôi ở 2 xã (Phổ Nhơn và Phổ Phong), đối tượng nuôi bao gồm các bê 
lai thuộc 4 phẩm giống (Brahman, BBB, Charolais, Red Angus) được sinh ra từ phối giống 
dự án trong cuối năm 2018 và đầu năm 2019.
2.2.2. Nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh
Mô hình áp dụng phương thức nuôi thâm canh, ngoài thức ăn xanh, bổ sung thức ăn 
tinh hỗn hợp cho bê các giai đoạn nuôi, như sau:
+ Bê từ 4 - 6 tháng tuổi (3 tháng): 0,5kg/con/ngày
+ Bê từ 7 - 12 tháng tuổi (6 tháng): 1,0kg/con/ngày
Dự án hỗ trợ 50% thức ăn tinh hỗn hợp và 100% thuốc thú y phòng bệnh để nuôi bê 
đến 12 tháng tuổi.
Chuồng trại được vệ sinh hàng ngày, định kỳ phun hóa chất sát trùng. Bê được tẩy giun, 
sán lá và tiêm phòng vắc xin đảm bảo theo yêu cầu.
2.2.3. Tình hình sinh trưởng, phát triển bê lai hướng thịt
Kết quả theo dõi sinh trưởng, phát triển của đàn bê nuôi ở mô hình trình diễn là khá tốt, 
nhóm bê lai các giống chuyên thịt (BBB, Charolais, Red Angus) phát triển về tầm vóc, tăng 
trọng nhanh hơn nhiều so với bê lai Brahman ở cùng thời điểm. Bê lai hướng thịt được nuôi 
thâm canh đến 12 tháng tuổi đạt trọng lượng bình quân 278 kg/con (đối với bê lai Brahman) 
và 319 kg/con (đối với bê lai các giống chuyên thịt) - vượt xa chỉ tiêu mô hình đề ra (>180 
kg/con), tỷ lệ nuôi sống đạt 100%. 
Với các bê lai hướng thịt nuôi tại các mô hình trình diễn, so với bê ngoài mô hình có 
trọng lượng đạt cao hơn bình quân 30,8 kg/con khi nuôi đến 12 tháng tuổi. Sự vượt trội này 
là do tại các hộ nuôi trình diễn, bê lai được nuôi theo phương thức thâm canh, khẩu phần ăn 
đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng; đồng thời, công tác phòng bệnh và chăm sóc được 
các nông hộ thực hiện tốt hơn.
2.2.4. Hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi thâm canh bê lai 
 Qua theo dõi tình hình sử dụng thức ăn, công tác phòng bệnh ở các hộ mô hình và giá 
cả thị trường (bê lai Brahman, Red Angus, Charolais và BBB lúc 12 tháng tuổi có giá lần 
lượt là 25,8 triệu, 31,7 triệu, 34,5 triệu và 35,4 triệu đồng), có thể sơ bộ đánh giá hiệu quả 
kinh tế của mô hình chăn nuôi thâm canh bê lai hướng thịt như sau:
- Nuôi đến 12 tháng tuổi, thu nhập tăng thêm ở mỗi bê lai so với bán bê lúc 6 tháng tuổi 
đối với bê lai Brahman, Red Angus, Charolais và BBB tương ứng đạt 8,4 triệu, 10,8 triệu, 
12,1 triệu và 12,6 triệu đồng.
- So với bê nuôi theo phương thức bán thâm canh ở các hộ tham gia dự án khác, thu 
nhập từ nuôi các giống bê lai hướng thịt theo phương thức thâm canh đến 12 tháng tuổi tăng 
khoảng 2 triệu đồng/con đối với bê lai Brahman và từ 3,0 - 3,2 triệu đồng/con đối với bê lai 
141
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
các giống chuyên thịt.
Từ những tính toán trên cho thấy, với các hộ chăn nuôi bò cái lai Zê bu sinh sản, nếu 
có điều kiện phát triển chăn nuôi bò thịt (thực hiện chuỗi liên kết giữa nuôi bò sinh sản với 
bò thịt) thì thu nhập từ nuôi bò ở các hộ sẽ tăng đáng kể, đồng thời hiệu quả kinh tế sẽ được 
nâng cao khi áp dụng phương thức nuôi thâm canh, đặc biệt với các giống bê lai chuyên thịt.
2.3. Xây dựng mô hình trồng cỏ năng suất cao
 Song song với công tác lai tạo giống bò, Cơ quan chủ trì đã triển khai xây dựng 580/600 
vườn cỏ trồng các giống cỏ có năng suất cao tại các hộ chọn tham gia dự án, đạt 96%. Mô 
hình sử dụng 03 giống cỏ đang được nhiều địa phương trong nước trồng đạt năng suất cao 
là VA06 (trồng hom) và Mulato, TD58 (gieo hạt). Tổng diện tích thực hiện đạt 14,86/18 ha, 
đạt 82% kế hoạch (gồm 11,99 ha cỏ VA06; 2,87 ha cỏ Mulato,TD58) – quy mô 300m2/vườn 
cỏ, do 20 hộ đã có sẵn vườn cỏ. Năng suất cỏ trồng có sự khác biệt giữa các giống và phụ 
thuộc lớn vào điều kiện canh tác của nông hộ. Với phương thức trồng thâm canh bình quân 
năng suất cỏ mô hình đạt 360 tấn/ha/năm, với phương thức trồng bán thâm canh bình quân 
năng suất cỏ mô hình chỉ đạt 200 tấn/ha/năm; giống cỏ VA06 có năng suất vượt trội so với 
giống cỏ Mulato, TD58 ở cả điều kiện trồng thâm canh và bán thâm canh.
 Từ nguồn giống dự án, các hộ mô hình lựa chọn giống cỏ phù hợp để phát triển nhân 
rộng tối thiểu 500m2/vườn cỏ để đảm bảo đủ nguồn cỏ cung cấp cho bò. Sau gần 3 năm triển 
khai mô hình, diện tích cỏ trồng nhân rộng là 600 vườn cỏ đạt khoảng 37,2 ha.
IV. KẾT LUẬN 
Sau 3 năm thực hiện, Dự án “Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò 
lai, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi, huyện 
Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi” đã triển khai các nội dung đạt, vượt yêu cầu cả về khối lượng 
và chất lượng theo đề cương được phê duyệt. Dự án không những chuyển giao, ứng dụng 
các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, tạo mô hình cho người dân tiếp cận, mà còn nâng cao 
kiến thức, kỹ năng thực hành cho nông hộ để họ từng bước áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng 
cao năng suất và hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò 

File đính kèm:

  • pdfho_tro_ung_dung_tien_bo_ky_thuat_phat_trien_chan_nuoi_bo_lai.pdf