Hỗ trợ tài chính cho người lao động trong đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Đại dịch COVID-19 đặt ra những thách thức chưa từng có đối người lao động. Các quốc

gia đã ban hành chương trình hỗ trợ người dân nói chung và người lao động nói riêng. Việt

Nam được đánh giá là một trong những nước thành công trong phản ứng kịp thời đối với dịch

COVID-19. Tuy nhiên, chương trình hỗ trợ tài chính của Chính phủ gặp nguồn dư luận trái chiều.

Nghiên cứu này đưa ra phân tích đa chiều từ chương trình viện trợ của các quốc gia nhằm đưa ra

bài học chính sách cho Việt Nam.

Hỗ trợ tài chính cho người lao động trong đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trang 1

Trang 1

Hỗ trợ tài chính cho người lao động trong đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trang 2

Trang 2

Hỗ trợ tài chính cho người lao động trong đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trang 3

Trang 3

Hỗ trợ tài chính cho người lao động trong đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trang 4

Trang 4

Hỗ trợ tài chính cho người lao động trong đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trang 5

Trang 5

Hỗ trợ tài chính cho người lao động trong đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trang 6

Trang 6

Hỗ trợ tài chính cho người lao động trong đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trang 7

Trang 7

Hỗ trợ tài chính cho người lao động trong đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trang 8

Trang 8

Hỗ trợ tài chính cho người lao động trong đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trang 9

Trang 9

Hỗ trợ tài chính cho người lao động trong đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang xuanhieu 7000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hỗ trợ tài chính cho người lao động trong đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hỗ trợ tài chính cho người lao động trong đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Hỗ trợ tài chính cho người lao động trong đại dịch Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Độ
Ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ghi nhận ở Ấn Độ được báo cáo vào ngày 30/1/2020. Áp dụng 
cho người lao động, chương trình Atmanirbhar Abhiyan (Sứ mệnh tự lực cánh sinh), trị giá 275 
tỷ USD (20 nghìn tỷ Rupees - khoảng 10% GDP) hướng tới lợi ích người lao động di cư, lao 
động nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và người bán hàng rong bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh 
tế (Walter, 2020).
Gói hỗ trợ này bao gồm hiện vật (thực phẩm; nhiên liệu nấu ăn) và tiền mặt cho hộ gia đình 
có thu nhập thấp (1% GDP); hỗ trợ tiền lương và việc làm cho người lao động lương thấp (0,5% 
GDP); bảo hiểm cho người lao động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe; và cơ sở hạ tầng chăm 
sóc sức khỏe (0,1% GDP) (IMF, 2020).
Chương trình Đảm bảo Việc làm Nông thôn Quốc gia (MNREGA) và cung cấp ngũ cốc thực 
phẩm giúp giảm thiểu thất nghiệp và đảm bảo ổn định xã hội. Ngoài ra, Chính phủ cung cấp miễn 
phí 5kg lúa mì hoặc gạo/người được triển khai trong ba tháng. Chương trình đã hỗ trợ 800 triệu 
người. Cuối cùng, 200 triệu phụ nữ và 87 triệu nông dân đã nhận được hỗ trợ tiền mặt với tổng 
giá trị lên tới 500 tỷ Rupees (Kugler và Sinha, 2020).
Nhận xét chung
Các hình thức hỗ trợ của Chính phủ khá đa dạng do sự khác nhau về quan điểm chính trị, mức 
độ thiệt hại, và tiềm lực kinh tế của từng quốc gia. Phương thức hỗ trợ bao gồm: i) Hỗ trợ chung 
toàn dân đối với mặt hàng thực phẩm, điện, nước, v.v; ii) Hỗ trợ trực tiếp tới người lao động: tiền 
mặt, giảm thuế, trợ cấp thất nghiệp, iii) Hỗ trợ doanh nghiệp: chia sẻ gánh nặng tiền lương, phúc 
lợi xã hội của người lao động; iv) Tạo việc làm ngắn hạn; v) Xây dựng chương trình nâng cao 
chất lượng lao động toàn quốc. Việc giải ngân đã được thực hiện bằng tiền mặt, voucher, chuyển 
khoản qua ngân hàng. 
4. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆT NAM VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
Việt Nam nằm trong Nhóm 2 của Ma trận (Biểu 1). Liên quan đến người lao động, Chính phủ 
thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/04/2020 và được sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết số 
154/NQ-CP. Đây là lần đầu tiên Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho người dân bị ảnh hưởng nặng nề 
bởi đại dịch bằng tiền mặt. Cụ thể, Nghị quyết số 42/NQ-CP và các văn bản hướng dẫn để thực 
hiện gói hỗ trợ 62.000 tỷ. Trong đó, người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19 được nhận từ 
1.000.000 - 1.800.000 đồng/người/tháng. Gói cứu trợ được triển khai 09 ngày sau khi cách ly 
toàn xã hội. Bên cạnh đó, Liên đoàn Lao động Việt Nam có Quyết định số 1921/QĐ-TLĐ hỗ 
trợ người lao động nghỉ việc trên 1,5 tháng hoặc làm việc trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi 
COVID-19 trong dịp tết âm lịch. Mức hỗ trợ từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng/người. Bộ Lao động 
- Thương binh và Xã hội phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triển khai gói hỗ trợ, cũng như 
giám sát sát toàn diện việc triển khai nghị quyết, nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch (Hà, 
2020). Chính phủ cũng chi hơn 11,000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ tiền điện cho người dân qua các 02 
đợt bùng phát COVID-19 (từ tháng 4 - 6 và tháng 10 - 12/2020).
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
290
Tính đến tháng 8/2020, 19% số lượng người trong phạm vi hỗ trợ (tương đương 16 triệu dân) 
được hỗ trợ. Quá trình giải ngân gói hỗ trợ đến người thụ hưởng còn chậm. Điều này phát sinh 
do danh sách hộ nghèo, cận nghèo tại các địa phương có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2019. Nhà 
nước vẫn chưa có bộ dữ liệu về tình hình an sinh xã hội của người dân một cách toàn diện, Nhà 
nước hiện mới chỉ có thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình có công với cách mạng. Các đối 
tượng thuộc diện được hỗ trợ khác thuộc phạm vi Nghị quyết 42/NQ-CP phải tiến hành điều tra, 
bình xét gây lúng túng trong quá trình thực hiện (Đồng, 2020).
Bên cạnh đó, nhóm đối tượng lao động tự do, lao động yếu thế phi chính thức chưa được tiếp 
cận với gói hỗ trợ. Các quy định về thủ tục và quy trình triển khai còn quá chặt chẽ khiến người 
dân khó tiếp cận được tới gói hỗ trợ (Lan, 2020). Việt Nam kiểm soát dịch tốt nên nền kinh tế đã 
sớm hồi phục. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm giữ chân người lao động vì vậy chưa 
phải triển khai như dự kiến (Tư, 2020).
Căn cứ theo kinh nghiệm các nước trên thế giới, nghiên cứu khuyến nghị một số giải pháp 
tăng cường hiệu quả Chính sách hỗ trợ người lao động cho Việt Nam. 
Một	là, bổ sung phân loại nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 theo các ngành nghề, 
lĩnh vực chịu thiệt hại nhất như du lịch, vận tải, bán lẻ, và giáo dục. Từ đó, có mức hỗ trợ tương 
đương với mức độ ảnh hưởng của ngành. 
Hai	là, số hóa dữ liệu toàn dân về an sinh xã hội, việc làm, thu nhập, hộ khẩu, nơi cư trú, v.v 
để thúc đẩy tiến độ giải ngân và tránh lúng túng trong quá trình xác nhận đối tượng thụ hưởng. 
Ba	là, tăng cường chuyển đổi số dịch vụ công, quản lý hành chính trong phạm vi dự án Chính 
phủ số. Đồng thời, xem xét phát triển dịch vụ thanh toán điện tử như Mobile Money, ví điện tử 
tạo thuận lợi trong quá trình chuyển tiền hỗ trợ cho người dân ở vùng sâu vùng xa, kể cả những 
người chưa có tài khoản ngân hàng.
Cuối	cùng, việc xây dựng các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ lao động cần được 
quan tâm. COVID đã đưa đến thách thức mới cho lao động toàn cầu. Việt Nam cần khuyến khích 
lao động tự đào tạo để thích với phương thức lao động và áp dụng công nghệ mới để thích nghi 
với viễn cảnh mới của thị trường lao động. 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
291
Phụ lục 1: Danh sách 184 quốc gia theo 9 nhóm phân loại
Nhóm 1
(7,6%)
Benin, Bulgaria, Czechia, Denmark, Finland, Germany, Iceland, Laos, Latvia, 
Netherlands, Norway, Poland, Sweden, Switzerland
Nhóm 2
(10,3%)
Albania, Australia, Bermuda, China, Croatia, Fiji, Hungary, Japan, Kosovo, 
Lithuania, Luxembourg, Macao, Mongolia, New Zealand, San Marino, Thailand, 
Timor, Tunisia, Vietnam
Nhóm 3
(16,3%)
Belarus, Burkina Faso, Burundi, Cambodia, Cameroon, Central African 
Republic, Estonia, Ghana, Malawi, Mali, Mauritania, Mozambique, Namibia, 
Nicaragua, Niger, Papua New Guinea, Senegal, Sierra Leone, Solomon Islands, 
Somalia, Syria, Tajikistan, Tanzania, Togo, Turkmenistan, Vanuatu, Venezuela, 
Yemen, Zambia
Nhóm 4
(8,7%)
Austria, Bahrain, Belgium, Canada, France, Israel, Malta, Qatar, Romania, 
Russia, Saudi Arabia, Serbia, Seychelles, Singapore, Slovenia, United States
Nhóm 5
(11,4%)
Barbados, Bosnia and Herzegovina, Djibouti, Dominica, Egypt, Guam, Haiti, 
Indonesia, Iran, Iraq, Jordan, Madagascar, Mauritius, Pakistan, Puerto Rico, 
Rwanda, Sudan, Taiwan, Ukraine, Uzbekistan, Zimbabwe
Nhóm 6
(12,5%)
Afghanistan, Angola, Botswana, Chad, Congo, Democratic Republic of Congo, 
Eswatini, Ethiopia, Gabon, Gambia, Guinea, Kenya, Kiribati, Lebanon, Lesotho, 
Liberia, Libya, Nigeria, Palestine, South Sudan, Sri Lanka, Tonga, United Arab 
Emirates
Nhóm 7
(5,4%)
Uruguay, Andorra, Ireland, Greece, Greenland, Slovakia, United Kingdom, 
Spain, Cyprus, Chile
Nhóm 8
(19%)
Argentina, Azerbaijan, Belize, Bhutan, Bolivia, Cape Verde, Colombia, Costa 
Rica, Dominican Republic, Ecuador, El Salvador, Georgia, Guatemala, Guyana, 
Honduras, Hong Kong, Italy, Jamaica, Kazakhstan, Kuwait, Malaysia, Mexico, 
Moldova, Monaco, Morocco, Myanmar, Nepal, Panama, Paraguay, Peru, 
Philippines, Portugal, South Africa, South Korea, Trinidad và Tobago
Nhóm 9
(8,8%)
Algeria, Aruba, Bahamas, Bangladesh, Brazil, Brunei, Côte d’Ivoire, Cuba, 
Eritrea, India, Kyrgyzstan, Oman, Suriname, Turkey, Uganda, United States 
Virgin Islands
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
292
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alstadsæter, A., Brun Bjørkheim, J., Kopczuk, W., & Økland, A. (2020), Norwegian and 
U.S. Policies Alleviate Business Vulnerability Due to the COVID-19 Shock Equally Well, 
National Tax Journal, 73(3), 805–828. https://doi.org/10.17310/ntj.2020.3.08
2. Anh, H. (2021), Mừng vì được giảm giá điện lần hai, Báo Nhân dân, https://nhandan.com.
vn/chuyen-lam-an/mung-vi-duoc-giam-gia-dien-lan-hai-630645/
3. Đồng, H. (2020), Lùm xùm chi hỗ trợ gói 62.000 tỷ đồng ở xứ Thanh, Tuổi Trẻ, https://
tuoitre.vn/lum-xum-chi-ho-tro-goi-62-000-ti-o-xu-thanh-20200518094932687.htm
4. ESCAP (2020), Iran (Islamic Republic of) - Policy Responses, https://www.unescap.org/
sites/default/files/Iran_%28Islamic Republic of%29_COVID Country profile 310820.pdf
5. European Commission (2020), Labour market in the light of the COVID-19, pandemic - 
quarterly statistics - Statistics Explained. https://ec.europa.eu/eurostat/statistics-explained/index.
php?title=Labour_market_in_the_light_of_the_COVID_19_pandemic_-_quarterly_statistics
6. Groshen, E. L. (2020), COVID-19’s impact on the U.S. labor market as of September 2020, 
Business Economics, 55(4), 213–228. https://doi.org/10.1057/s11369-020-00193-1
7. GSO (2021), Báo cáo tác động của dịch COVID-19 đến tình hình lao động, việc làm quý IV 
và năm 2020. 
8. Hà, T (2020), Từ 10_5, chi trả tiền hỗ trợ lao động tự do bị ảnh hưởng COVID-19, Báo điện 
tử Chính phủ, 
bi-anh-huong-COVID19/394751.vgp
9. Hale, T., Angrist, N., Goldszmidt, R., Kira, B., Petherick, A., Phillips, T., Webster, S., 
Cameron-Blake, E., Hallas, L., Majumdar, S., & Tatlow, H. (2021), A global panel database 
of pandemic policies (Oxford COVID-19 Government Response Tracker),Nature Human 
Behaviour, 1–10. https://doi.org/10.1038/s41562-021-01079-8
10. ILO - OECD (2020), The impact of the COVID-19 pandemic on jobs and incomes in G20 
economies.
11. ILO (2021), COVID-19 - ILOSTAT. https://ilostat.ilo.org/topics/COVID-19/
12. ILO (2021), ILO Monitor: COVID-19 and the world of work. Seventh edition Updated 
estimatesand analysis.
13. IMF (2021), Policy Responses to COVID-19, https://www.imf.org/en/Topics/imf-and-
covid19/Policy-Responses-to-COVID-19#P
14. KPMG (2020a), Chile - Measures in response to COVID-19 - KPMG Global, https://
home.kpmg/xx/en/home/insights/2020/04/chile-government-and-institution-measures-in-
response-to-covid.html
15. KPMG (2020b), Hong Kong (SAR), China- Measures in response to COVID-19 - KPMG 
Global. https://home.kpmg/xx/en/home/insights/2020/04/hong-kong-sar-china-government-
and-institution-measures-in-response-to-covid.html
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
293
16. KPMG (2020c), Norway - Measures in response to COVID-19 - KPMG Global. https://
home.kpmg/xx/en/home/insights/2020/04/norway-government-and-institution-measures-in-
response-to-covid.html
17. KPMG (2020d), Slovakia - Measures in response to COVID-19 - KPMG Global, https://
home.kpmg/xx/en/home/insights/2020/04/slovakia-government-and-institution-measures-
in-response-to-covid.html
18. KPMG (2020e), Brazil - Measures in response to COVID-19 - KPMG Global, https://
home.kpmg/xx/en/home/insights/2020/04/brazil-government-and-institution-measures-in-
response-to-covid.html
19. KPMG (2021), New Zealand- Measures in response to COVID-19 - KPMG Global, https://
home.kpmg/xx/en/home/insights/2020/04/new-zealand-government-and-institution-
measures-in-response-to-covid.html
20. KPMG (2021a), China- Measures in response to COVID-19 - KPMG Global, https://
home.kpmg/xx/en/home/insights/2020/04/china-government-and-institution-measures-in-
response-to-covid.html
21. KPMG (2021b), Poland - Measures in response to COVID-19 - KPMG Global, https://
home.kpmg/xx/en/home/insights/2020/04/poland-government-and-institution-measures-in-
response-to-covid.html
22. KPMG (2021c), Singapore- Measures in response to COVID-19 - KPMG Global, https://
home.kpmg/xx/en/home/insights/2020/04/singapore-government-and-institution-measures-
in-response-to-covid.html
23. KPMG. (2020), Ghana - Measures in response to COVID-19 - KPMG Global, https://
home.kpmg/xx/en/home/insights/2020/04/ghana-government-and-institution-measures-in-
response-to-covid.html
24. Kugler, M., & Sinha, S. (2020, July 13), The impact of COVID-19 and the policy response 
in India, brookings.edu. Retrieved March 11, 2021, from https://www.brookings.edu/blog/
future-development/2020/07/13/the-impact-of-COVID-19-and-the-policy-response-in-
india/
25. Lemieux, T., Milligan, K., Schirle, T., & Skuterud, M. (2020), Initial impacts of the COVID-19 
pandemic on the Canadian labour market, Canadian Public Policy, 46(1), S55–S65. https://
doi.org/10.3138/CPP.2020-049
26. Library of Congress (2020), H.R.748 - 116th Congress (2019-2020): CARES Act, https://
www.congress.gov/bill/116th-congress/house-bill/748
27. OECD (2020), Special Feature: Tax and fiscal policy responses to the COVID-19 crisis, 
https://www.oecd-ilibrary.org/sites/da2badac-en/index.html?itemId=/content/component/
da2badac-en
28. OECD (2020), THE COVID-19 CRISIS IN UKRAINE, https://www.kyivpost.com/ukraine-
politics/COVID-19-in-ukraine-13371-new-cases-266-new-deaths-379223-active-cases.html
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
294
29. OECD (2021), OECD Economic Outlook, December 2020 | Turning hope into reality, https://
www.oecd.org/economic-outlook/
30. Park Hanna (2021), South Korean job losses hit 22-year high amid pandemic, 
koreaherald.com/view.php?ud=20210113000898
31. Reuters (2020), UPDATE 1-Norway’s unemployment rises to record 15.4% of work force 
| Reuters, https://www.reuters.com/article/health-coronavirus-norway-unemployment-
idUSL8N2BV4OQ
32. Sjoquist, D., & Wheeler, L. (2020), Unemployment insurance claims and COVID-19, Journal 
of Economics and Business, 105967, https://doi.org/10.1016/j.jeconbus.2020.105967
33. Steel, I., & Harris, T. (2020), COVID-19 economic recovery: Fiscal stimulus choices for 
lower-income countries Emerging analysis and ideas.
34. Sun Yu, Y. Y. in. (2020), Why China’s economic recovery from coronavirus is widening 
the wealth gap, Financial Times. https://www.ft.com/content/e0e2940a-17cb-40ed-8d27-
3722c9349a5d
35. Treasury of New Zealand (2020), COVID-19 economic response measures, https://www.
treasury.govt.nz/information-and-services/new-zealand-economy/COVID-19-economic-
response/measures
36. Tư, B. (2020), Gói hỗ trợ lần 2 - triển khai sao cho hiệu quả, Thời Báo Tài Chính, http://
thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/xa-hoi/2020-08-25/goi-ho-tro-lan-2-trien-khai-sao-cho-
hieu-qua-91422.aspx
37. U.S. Department of the Treasury (2020). The CARES Act Provides Assistance to Workers 
and their Families. https://home.treasury.gov/policy-issues/cares/assistance-for-american-
workers-and-families
38. Walter, D., Implications of COVID-19 for Labour and Employment in India, Ind. J. Labour 
Econ. 63, 47–51 (2020). https://doi.org/10.1007/s41027-020-00255-0
39. WHO (2021), WHO Coronavirus (COVID-19) Dashboard | WHO Coronavirus Disease 
(COVID-19) Dashboard, https://covid19.who.int/
40. World Bank (2020), COVID-19 in Brazil: Impacts and Policy Responses, World Bank, 
Washington, DC. © World Bank. https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/34223 
License: CC BY 3.0 IGO

File đính kèm:

  • pdfho_tro_tai_chinh_cho_nguoi_lao_dong_trong_dai_dich_covid_19.pdf