Hỗ trợ sản xuất trang thiết bị y tế chống dịch Covid-19 của Việt Nam: Chính sách và giải pháp phát triển sau đại dịch

Đại dịch COVID-19 diễn ra từ cuối năm 2019 đến nay đã gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng

đến tất cả các quốc gia trên thế giới và hiện nay vẫn đang diễn biến phức tạp. Do ảnh hưởng của

đại dịch COVID-19, nhu cầu về trang thiết bị phòng, chống dịch tăng đột biến. Các trang thiết

bị y tế (TTBYT) chống dịch bao gồm: khẩu trang, trang phục phòng, chống dịch, găng tay, sinh

phẩm chẩn đoán SARS-CoV-2, máy thở. Trước nhu cầu gia tăng mặt hàng này, Việt Nam nổi

lên là một trong những nước hàng đầu trên thế giới cung cấp TTBYT phòng, chống dịch. Những

chính sách hỗ trợ sản xuất TTBYT chống dịch của Chính phủ đang mở ra cơ hội để các doanh

nghiệp tăng cường chất lượng, năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và mở rộng xuất

khẩu. Tuy nhiên, để lĩnh vực này phát triển bền vững giai đoạn hậu COVID-19 cần có những

chính sách, chiến lược và giải pháp hỗ trợ lâu dài.

Hỗ trợ sản xuất trang thiết bị y tế chống dịch Covid-19 của Việt Nam: Chính sách và giải pháp phát triển sau đại dịch trang 1

Trang 1

Hỗ trợ sản xuất trang thiết bị y tế chống dịch Covid-19 của Việt Nam: Chính sách và giải pháp phát triển sau đại dịch trang 2

Trang 2

Hỗ trợ sản xuất trang thiết bị y tế chống dịch Covid-19 của Việt Nam: Chính sách và giải pháp phát triển sau đại dịch trang 3

Trang 3

Hỗ trợ sản xuất trang thiết bị y tế chống dịch Covid-19 của Việt Nam: Chính sách và giải pháp phát triển sau đại dịch trang 4

Trang 4

Hỗ trợ sản xuất trang thiết bị y tế chống dịch Covid-19 của Việt Nam: Chính sách và giải pháp phát triển sau đại dịch trang 5

Trang 5

Hỗ trợ sản xuất trang thiết bị y tế chống dịch Covid-19 của Việt Nam: Chính sách và giải pháp phát triển sau đại dịch trang 6

Trang 6

Hỗ trợ sản xuất trang thiết bị y tế chống dịch Covid-19 của Việt Nam: Chính sách và giải pháp phát triển sau đại dịch trang 7

Trang 7

Hỗ trợ sản xuất trang thiết bị y tế chống dịch Covid-19 của Việt Nam: Chính sách và giải pháp phát triển sau đại dịch trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 3660
Bạn đang xem tài liệu "Hỗ trợ sản xuất trang thiết bị y tế chống dịch Covid-19 của Việt Nam: Chính sách và giải pháp phát triển sau đại dịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hỗ trợ sản xuất trang thiết bị y tế chống dịch Covid-19 của Việt Nam: Chính sách và giải pháp phát triển sau đại dịch

Hỗ trợ sản xuất trang thiết bị y tế chống dịch Covid-19 của Việt Nam: Chính sách và giải pháp phát triển sau đại dịch
ghiệp chính tham 
gia xuất khẩu khẩu trang y tế các loại với số lượng là 64,7 triệu chiếc, giảm 8,7% so với số lượng 
xuất khẩu trong tháng 12/20201.
Qua 3 đợt dịch bùng phát, nhiều doanh nghiệp trong nước đã tham gia sản xuất máy thở, Kit 
xét nghiệm SARS-CoV-2, khẩu trang, trang phục phòng, chống dịch. Theo Vụ Trang thiết bị và 
Công trình y tế (Bộ Y tế), tính đến tháng 1/2021, Việt Nam sản xuất găng tay khám Nitrile với 
năng lực tối đa là 60 triệu chiếc/tháng (trong trường hợp đủ nguyên liệu sản xuất). Trang phục 
phòng, chống dịch có 10 đơn vị sản xuất, năng lực tối đa 100 nghìn chiếc/ngày. Về máy thở, hiện 
Việt Nam có 2 nhà sản xuất máy thở xâm nhập, năng lực tối đa 65 nghìn chiếc/năm và 2 đơn 
vị sản xuất máy thở không xâm nhập, năng lực tối đa 55 nghìn chiếc/năm. Một số đơn vị trong 
nước cũng tham gia sản xuất sinh phẩm chẩn đoán SARS-CoV-2, gồm 2 nhà sản xuất sinh phẩm 
xét nghiệm, 1 nhà sản xuất sinh phẩm miễn dịch và 1 nhà sản xuất que thử SARS-CoV-2. Những 
trang thiết bị, vật tư này về cơ bản đủ để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đóng 
góp cho thành công trong phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam. 
3. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các doanh nghiệp sản xuất TTBYT phòng dịch của Việt 
Nam còn một số tồn tại, hạn chế sau:
Nhìn trên bình diện lớn, đối với doanh nghiệp FDI, thị trường chủ yếu là thị trường nước 
ngoài, sản xuất quy mô công nghiệp và thụ hưởng kết quả nghiên cứu từ nước đầu tư, tận dụng 
nguồn lao động rẻ và các chính sách ưu đãi của nước sở tại. Đối với doanh nghiệp 100% vốn 
trong nước, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có những doanh nghiệp rất nhỏ, đa 
phần còn yếu về nghiên cứu, phát triển, trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp, chậm được đổi 
mới. Năng lực cạnh tranh còn thấp, kém xa các nước trong khu vực và châu lục, khả năng tham 
gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu của các sản phẩm còn rất hạn chế, chủ yếu tham gia 
vào khâu gia công, lắp ráp. Chất lượng năng suất lao động còn thấp, có khoảng cách xa so với 
các nước khác. Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, tỷ lệ nội địa hóa ở mức thấp, số dự án đầu tư 
vào công nghệ cao chưa nhiều.
1 Tháng 1/2021, Việt Nam xuất khẩu gần 65 triệu khẩu trang y tế, Thời báo Tài chính (thoibaotaichinhvietnam.vn) 
truy cập ngày 09/03/2021
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
434
Trong đại dịch COVID-19 vừa qua, các doanh nghiệp sản xuất TTBYT chống dịch đã gặp 
phải những thách thức như:
 - Rủi ro và thách thức trong chuỗi cung ứng: khả năng sản xuất trong nước còn hạn chế, 
nguyên vật liệu chủ yếu phụ thuộc vào các nhà cung ứng Trung Quốc, dẫn đến tình trạng “đứt 
gãy” chuỗi cung ứng khi đối tác “nghẽn” nguồn cung. 
- Các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu về: nhãn sản phẩm, thiết bị, kỹ năng bán hàng và tiếp 
thị đặc biệt là kiểm soát chất lượng. Đa phần các chứng nhận, chứng chỉ, kết quả test tại Việt 
Nam, theo tiêu chuẩn Việt Nam, rất ít có test theo chuẩn quốc tế. Nhiều doanh nghiệp chưa có đủ 
chứng nhận CE và FDA1 để xuất khẩu, có những doanh nghiệp có chứng nhận thì tổ chức đánh 
giá lại chưa được công nhận rộng rãi toàn thế giới. 
- Sự khan hiếm đầu vào cũng đang tạo ra áp lực tăng giá đối với đầu vào như: vải không dệt 
tăng giá hàng tuần; chi phí vận chuyển hàng không tăng từ 3 - 4 USD/kg lên 13 USD/kg; chi phí 
dây chuyền sản xuất cho các sản phẩm không dệt bảo vệ cá nhân tăng từ 1 triệu USD lên 10 triệu 
USD; vật liệu lớp carbon cho mặt nạ phẫu thuật tăng từ 3 USD/m2 lên 13 USD/m2 (Số liệu từ Ông 
Nguyễn Tiến - Trưởng hợp phần kết nối thị trường - Dự án USAID LinkSME (Hoa Kỳ) trong Hội 
thảo “Tăng cường chất lượng, năng lực sản xuất và giải đáp, hỗ trợ xuất khẩu vật tư, trang thiết bị 
phòng, chống dịch COVID-19” được tổ chức tại Hà Nội ngày 23/05/2020). Có những thời điểm, 
thị trường hiện khan hiếm nguyên liệu đầu vào, đầu tư cho dây chuyền cũng bị đội chi phí và chi 
phi vận chuyển tăng gấp 3 - 4 lần trước đây, tiềm ẩn rủi ro cao.
- Tình trạng “lướt sóng” khiến doanh nghiệp gặp rủi ro khi thị trường chuyển đổi sau dịch 
bệnh. Có thể nói, COVID-19 đã tạo ra một thị trường TTBYT chưa từng có tiền lệ. Thị trường 
chứng kiến sự tham gia của những công ty chưa bao giờ đặt chân vào lĩnh vực TTBYT như nhãn 
hàng Prada (Ý), Tập đoàn LVMH (Pháp), hãng Inditex - sở hữu nhãn hiệu Zara, Kering (tập 
đoàn sở hữu thương Balenciaga và Saint Laurent), Tập đoàn Coty (sở hữu thương hiệu Gucci, 
Burberry và Clairol) và L’Oréa hay Foxconn - hãng điện tử lớn của Đài Loan, Tập đoàn Dầu khí 
Sinopec, nhà sản xuất ô tô SAIC-GM-Wuling Hầu hết các công ty này chọn khẩu trang là mặt 
hàng sản xuất chủ yếu. 
Điều này dễ hiểu bởi khẩu trang là sản phẩm được sử dụng đại trà trong cộng đồng nên nhu 
cầu thị trường cao hơn hẳn các thiết bị bảo hộ y tế khác trong khi chi phí đầu tư máy móc cũng 
thấp hơn, không chỉ phù hợp với nhà sản xuất lớn về trang thiết bị y tế mà còn là cơ hội cho các 
doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực TTBYT. Các doanh nghiệp “tay ngang” 
có lợi thế trong giai đoạn nhu cầu thị trường tăng cao nhờ linh hoạt thay đổi để đáp ứng nhanh 
so với các nhà sản xuất lớn vốn không thể thay đổi dễ dàng. 
Đối với Việt Nam, sản xuất TTBYT trở thành “cứu cánh” của doanh nghiệp dệt may, bù đắp 
cho các đơn hàng may xuất khẩu bị đối tác hoãn, hủy. Đối với Công ty May 10, các đơn xuất khẩu 
khẩu trang chiếm gần 30% doanh thu trong năm 2020, góp phần đảm bảo đủ việc làm cho gần 
12 nghìn lao động. Tương tự với Công ty May Thái Nguyên (TNG), doanh thu tiêu thụ nội địa 
quý I đạt hơn 63 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ và khẩu trang là mặt hàng giúp công ty bù 
1 Thị trường châu Âu với nhãn CE (Conformité Européenne), thị trường Mỹ và các nước chấp nhận tiêu chuẩn Mỹ 
FDA (FDA - Food and Drug Administration).
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
435
đắp chính. TNG thu 288 tỷ đồng trong tháng 2/2020, tăng 65% so với cùng kỳ, phần lớn đến từ 
đơn hàng khẩu trang. Xuất khẩu chiếm 76% trong cơ cấu doanh thu, còn lại tiêu thụ tại thị trường 
nội địa. 
Đối với các doanh nghiệp TTBYT trong nước, đại dịch COVID-19 là cơ hội để tăng cường 
năng lực sản xuất, phát triển thương hiệu, chiếm lĩnh thị phần. Với khả năng sẵn có, Việt Nam 
đang là một trong những quốc gia hàng đầu về cung cấp TTBYT của thế giới. Các doanh nghiệp 
có thể tranh thủ khai thác thị trường trong thời gian dịch bệnh, nhưng để coi đây là một sản phẩm 
lâu dài, đầu tư quy mô lớn thì cần thận trọng tính toán nhu cầu thị trường thực. Khi dịch bệnh 
suy giảm, đại dịch qua đi, nhu cầu thị trường cũng giảm theo, mức độ cạnh tranh giữa các doanh 
nghiệp sẽ cao hơn, tiêu chuẩn siết chặt hơn, các doanh nghiệp “lướt sóng” vì nhu cầu ngắn hạn 
sẽ gặp khó khăn.
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do:
+ Chất lượng lao động ngành công nghiệp TTBYT chưa đáp ứng được yêu cầu.
+ Hệ thống doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ kém phát triển; mức độ liên kết và hợp tác kinh 
doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giữa các ngành còn hạn chế (mối liên kết 
giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp nội địa còn lỏng 
lẻo; trong mỗi một chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp Việt chỉ tham gia ở 
những khâu tạo giá trị thấp.
+ Chưa hình thành được các tập đoàn công nghiệp TTBYT có quy mô tầm cỡ khu vực để tạo 
hiệu ứng lan tỏa cho công nghiệp Việt Nam.
+ Nguyên liệu phụ thuộc nước ngoài, đầu ra không bền vững, khó cạnh tranh với sản phẩm 
nhập ngoại.
+ Chính sách phát triển các doanh nghiệp TTBYT còn hạn chế.
4. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CHỐNG DỊCH COVID-19 
VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SAU ĐẠI DỊCH
Bảng 1. Các chính sách hỗ trợ sản xuất TTBYT chống dịch COVID-19
Quy định/Chính sách Nội dung
Quyết định số 155/QĐ-BTC 
ngày 07/02/2020
Ban hành Danh mục các mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu phục vụ 
phòng, chống dịch trong đó có nguyên liệu sản xuất khẩu trang y tế
Quyết định số 436/QĐ-BTC 
ngày 27/3/2020
Bổ sung mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu trong đó có vải không 
dệt để sản xuất bộ trang phục phòng, chống dịch 
Báo cáo 
Thủ tướng Chính phủ
Miễn thuế nguyên liệu để sản xuất máy thở phòng, chống dịch
Nghị quyết số 60/NQ-CP 
ngày 29/4/2020
Bỏ quy định áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt 
hàng khẩu trang y tế theo quy định tại Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 
28/02/2020 của Chính phủ
Công văn số 250/BTY-TB-CT
Triển khai Nghị quyết số 60/CP-NQ về công khai danh sách, năng 
lực sản xuất của các doanh nghiệp
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
436
Quy định/Chính sách Nội dung
Công văn số 2848/TCQH-GSQ Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu khẩu trang y tế
Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 
04/3/2020
Về nhiệm vụ giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất 
kinh doanh
Bộ Y tế
 Đề án phát triển công nghiệp TTBYT sản xuất trong nước đến năm 
2030 và tầm nhìn 2045
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Các chính sách hiện hành đã quy định khá đầy đủ cả về diện chính sách và mức độ ưu đãi đối 
với lĩnh vực sản xuất TTBYT nói chung và TTBYT chống dịch nói riêng. Tuy nhiên, thực tế sản 
xuất TTBYT chống dịch thời gian qua cho thấy:
+ Hệ thống pháp luật về TTBYT chưa hoàn thiện.
+ Chưa xác định được các mặt hàng TTBYT trong nước cần ưu tiên đầu tư nghiên cứu và sản 
xuất trên cơ sở khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng các điều kiện trong và ngoài nước.
+ Còn yếu về năng lực dự báo nhu cầu TTBYT của thị trường, cả về cơ cấu và số lượng theo 
chu kỳ ngắn và dài hạn, cũng như cơ quan quản lý chưa có văn hóa định kỳ cập nhật danh mục 
các mặt hàng TTBYT sản xuất trong nước, trong khi đây là những thông tin vô cùng quan trọng 
đối với doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư cho nghiên cứu, sản xuất. 
+ Còn thiếu rất nhiều các tiêu chuẩn trong hệ thống quản lý chất lượng về TTBYT, thiếu hệ 
thống các cơ sở đo lường, kiểm định TTBYT, các quy trình kỹ thuật kiểm định
+ Còn thiếu vắng các chính sách thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ chuyển giao công nghệ tăng 
khả năng tiếp cận thị trường và các hoạt động hỗ trợ thương mại hóa các đổi mới cũng như tài trợ 
cho các nghiên cứu đáp ứng nhu cầu trước mắt và chiến lược của ngành TTBYT.
Do vậy, hệ thống các chính sách hỗ trợ cho sản xuất trong nước cần tiếp tục được hoàn thiện 
để tạo động lực cho sản xuất sau đại dịch.
•	Hoàn	thiện	chính	sách	hỗ	trợ	sản	xuất	trong	nước
- Xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất trong 
nước, thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm sản xuất trong nước từ kết quả nghiên cứu, chế tạo, 
ứng dụng và phát triển sản xuất trong nước.
- Xây dựng, ban hành quy định về mua sắm TTBYT phù hợp với trình độ sử dụng và nhu 
cầu của từng tuyến y tế, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chủng loại, cấu hình, nước 
sản xuất của trang thiết bị cho người đứng đầu các tổ chức sử dụng TTBYT, ưu tiên TTBYT sản 
xuất trong nước.
- Xây dựng, ban hành hướng dẫn các cơ sở y tế trong hoạt động kiểm định, bảo dưỡng, sửa 
chữa các TTBYT.
- Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn quốc gia về TTBYT; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt 
động của các tổ chức cung cấp dịch vụ thử nghiệm về TTBYT.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
437
•	Tăng	cường	phát	triển	hệ	thống	thử	nghiệm	về	TTBYT
- Xây dựng, phát triển hệ thống thử nghiệm về TTBYT hiện đại, đồng bộ, đáp ứng hội nhập 
quốc tế.
- Duy trì hệ thống thử nghiệm TTBYT, đảm bảo độ chính xác và tính liên kết chuẩn tới chuẩn 
quốc tế.
- Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thử nghiệm về TTBYT ở trong và ngoài nước 
cho các cán bộ nghiệp vụ của các bộ ngành, địa phương, các tổ chức cung cấp dịch vụ thử nghiệm 
và doanh nghiệp.
•	Xây	dựng	cơ	sở	hạ	tầng	khoa	học	kỹ	thuật
- Tạo điều kiện cho địa phương thành lập các khu công nghiệp kỹ thuật y tế, hình thành các 
khu nghiên cứu, khu chế xuất kỹ thuật cao có sự liên kết với các lĩnh vực khoa học công nghệ 
của các ngành/lĩnh vực khác có liên quan.
- Thành lập các Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ (CIC). 
•	Tăng	cường	hợp	tác	quốc	tế
- Đẩy mạnh trao đổi, hợp tác nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ với các quốc gia 
trong khu vực và thế giới.
- Khuyến khích, thu hút doanh nghiệp FDI liên doanh với các công ty trong nước; nâng tỷ lệ 
nội địa hóa, ngăn chặn đầu tư không thân thiện với môi trường.
- Mở rộng tham gia đàm phán, ký kết các thỏa thuận song phương và đa phương nhằm thừa 
nhận lẫn nhau, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại.
•	Đẩy	mạnh	công	tác	truyền	thông
- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật, nâng cao nhận thức của doanh 
nghiệp và xã hội về hoạt động sản xuất TTBYT.
- Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tính ưu việt, chất lượng, hiệu quả 
TTBYT và năng lực sản xuất của các tổ chức nghiên cứu, chế tạo trang thiết bị trong nước, từ đó 
tạo thói quen sử dụng TTBYT sản xuất trong nước thay vì sản phẩm nhập ngoại.
•	Tập	trung	nguồn	lực	và	chỉ	đạo	thực	hiện	một	số	dự	án	trọng	điểm
- Dự án xây dựng chính sách và hành lang pháp lý thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất TTBYT 
trong nước.
- Dự án xây dựng hệ thống tiêu chuẩn - đo lường chất lượng.
- Dự án nghiên cứu, sản xuất TTBYT trong nước.
- Dự án xây dựng khu công nghiệp nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất TTBYT trong nước.
- Dự án phát triển nguồn nhân lực về TTBYT.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
438
5. KẾT LUẬN
TTBYT là mặt hàng có tính chất đặc biệt do liên quan tới sức khỏe con người. Trong dịch 
bệnh, sản xuất TTBYT không chỉ vì lợi nhuận mà còn là uy tín của doanh nghiệp, thậm chí là uy 
tín của quốc gia. 
Việt Nam có tiềm năng về sản xuất TTBYT và đang là quốc gia đi đầu về xuất khẩu trang 
thiết bị phòng, chống dịch trong bối cảnh đại dịch COVID đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, 
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 200 doanh nghiệp sản xuất TTBYT mới có 90 đơn vị đã công 
bố đủ điều kiện sản xuất và đã công bố tiêu chuẩn áp dụng cho loại A, tổng năng lực sản xuất: 63 
triệu chiếc/ngày; trên 90% TTBYT sử dụng tại các cơ sở y tế chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài.
Để ngành công nghiệp TTBYT phát triển bền vững sau đại địch, bên cạnh những giải pháp 
hỗ trợ ngắn hạn, cần xây dựng và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cụ thể 
cho các nhóm sản phẩm này, nâng cao dần tỷ trọng hàng hóa sản xuất trong nước và tiến tới tham 
gia xuất khẩu phục vụ cho yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế, Đề án phát triển công nghiệp TTBYT sản xuất trong nước đến năm 2030 và tầm 
nhìn 2045.
2. Tài liệu Hội thảo “Tăng cường chất lượng, năng lực sản xuất và giải đáp, hỗ trợ xuất khẩu 
vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch COVID-19”, Hà Nội ngày 23/5/2020.
3. https://moh.gov.vn/
4. https://www.customs.gov.vn/default.aspx
5. https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217
6. worldometer.info
7. www.fitchsolutions.com

File đính kèm:

  • pdfho_tro_san_xuat_trang_thiet_bi_y_te_chong_dich_covid_19_cua.pdf