Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường liên minh châu Âu (EU)

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) ký kết tại Hà Nội

vào chiều ngày 30/6 được kỳ vọng mang đến những lợi ích lớn đối với xuất khẩu thủy sản của

Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, Việt Nam cũng có nhiều thách thức cần phải đối

mặt. Bài viết tập trung phân tích cơ hội, thách thức và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

thủy sản của Việt Nang sang thị trường các nước thành viên của EU trong bối cảnh Hiệp định

thương mại tự do Việt Nam - EU

Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường liên minh châu Âu (EU) trang 1

Trang 1

Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường liên minh châu Âu (EU) trang 2

Trang 2

Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường liên minh châu Âu (EU) trang 3

Trang 3

Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường liên minh châu Âu (EU) trang 4

Trang 4

Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường liên minh châu Âu (EU) trang 5

Trang 5

Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường liên minh châu Âu (EU) trang 6

Trang 6

Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường liên minh châu Âu (EU) trang 7

Trang 7

Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường liên minh châu Âu (EU) trang 8

Trang 8

Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường liên minh châu Âu (EU) trang 9

Trang 9

Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường liên minh châu Âu (EU) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 6680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường liên minh châu Âu (EU)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường liên minh châu Âu (EU)

Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường liên minh châu Âu (EU)
ơ sở sản xuất có tên 
trong danh sách (kiểm tra đại diện). Sau khi thanh tra có kết quả, danh sách này có thể sẽ phải 
điều chỉnh lại. 
Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có tên trong danh sách được phép xuất khẩu sang EU 
có thể bị đưa ra khỏi danh sách nếu: 
- Cơ quan có thẩm quyền phía Việt Nam kiểm tra, xác định doanh nghiệp, cơ sở kinh 
doanh không còn đáp ứng các điều kiện, yêu cầu quy định; 
- Kết quả thanh tra của cơ quan có thẩm quyền phía EU cho thấy doanh nghiệp, cơ sở 
kinh doanh không còn đáp ứng các điều kiện, yêu cầu quy định. 
Cam kết tương tự với trường hợp hàng hóa thuộc diện kiểm soát SPS của EU nhập 
khẩu vào Việt Nam. 
 565 
● Hàng rào kỹ thuật (TBT) liên quan đến đánh dấu và ghi nhãn hàng hóa: 
EVFTA có một số cam kết riêng về vấn đề đánh dấu và ghi nhãn hàng hóa, nhóm 
biện pháp TBT áp dụng phổ biến nhất và cũng thường xảy ra bất cập, trong đó đáng chú 
có cam kết: 
- Thông tin bắt buộc phải có trên dấu, nhãn hàng hóa chỉ bao gồm các thông tin liên 
quan tới người tiêu dùng/sử dụng sản phẩm và/hoặc thông tin về sự phù hợp của sản phẩm với 
các quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc 
- Trừ trường hợp vì lợi ích công cộng, không bắt buộc phải đăng k hay phê duyệt 
trước đối với nhãn hoặc dấu sản phẩm hàng hóa như một điều kiện để lưu hành hàng hóa trên 
thị trường nếu hàng hóa đó đã đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc liên quan; 
- Phải cho phép thực hiện gắn, bổ sung nhãn mác tại một địa điểm được chấp thuận 
trên lãnh thổ nước nhập khẩu (ví dụ kho ngoại quan tại cửa khẩu đến), tuy nhiên có thể yêu 
cầu vẫn giữ (không g bỏ) nhãn cũ trên sản phẩm; 
- Khuyến khích việc chấp thuận các loại dấu, nhãn mác không cố định, có thể tách/bóc 
ra khỏi hàng hóa hoặc các dạng nhãn mác đi kèm các tài liệu liên quan khác mà không gắn 
trực tiếp vào hàng hóa. 
Ngoài các cam kết về các vấn đề liên quan trực tiếp tới các biện pháp TBT ban hành 
và áp dụng bởi các Bên, EVFTA còn bao gồm các cam kết về việc hợp tác, phối hợp giữa các 
cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và EU trong các vấn đề có liên quan tới TBT. 
● Quy định khác: 
- Quản l bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển và sản phẩm nuôi trồng thủy sản: 
Cam kết tuân thủ các Công ước quốc tế về Luật Biển, các hiệp định về bảo tồn tài nguyên 
sinh vật biển. Trong đó, hai Bên nhấn mạnh tích cực tham gia đấu tranh chống lại việc đánh 
bắt cá bất hợp pháp, thúc đẩy phát triển ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững dựa 
trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. 
- Lao động: Cam kết tiếp tục và duy trì các nỗ lực nhằm phê chuẩn các công ước cơ 
bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và xem x t việc thông qua các công ước khác được 
ILO phân loại là phù hợp với thời điểm hiện tại, có tính đến điều kiện trong nước. Ngoài ra, 
các Bên tái khẳng định cam kết của mình về việc thực hiện có hiệu quả luật pháp và quy định 
trong nước và các Công ước của ILO đã được phê chuẩn. 
- Minh bạch hóa: Các Bên phải công khai, minh bạch các vấn đề gồm: quá trình xây 
dựng và thực thi pháp luật, các biện pháp liên quan đến bảo vệ môi trường có thể ảnh hưởng 
tới thương mại đầu tư; đối thoại, trao đổi và chia s thông tin liên quan đến quá trình xây 
dựng, thực thi các chiến lược, chính sách, quy định pháp luật về các hiệp định đa phương về 
môi trường, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản và tài nguyên biển; và 
đảm bảo sử dụng các thông tin và bằng chứng khoa học, các hướng dẫn, tiêu chuẩn quốc tế 
một cách thích hợp trong quá trình xây dựng và thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường. 
 566 
4. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trƣờng EU 
trong bối cảnh EVFTA 
4.1. Cơ hội 
Trong bối cảnh Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) được k kết và có 
hiệu lực, thủy sản là một trong những mặt hàng được hưởng lợi từ những ưu đãi thuế quan do 
Hiệp định này mang lại. 
- Thứ nhất, EVFTA mang lại cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cơ hội tăng 
khả năng cạnh tranh so với đối thủ chưa có FTA với EU. Theo cam kết trong EVFTA, thủy 
sản Việt Nam xuất sang EU sẽ được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn (trừ cá ngừ đóng hộp và cá 
viên áp dụng hạn ngạch thuế quan là 11.500 tấn) với lộ trình dài nhất là 7 năm. Trong đó, một 
số sản phẩm thuế xuất về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực như: tôm mã HS 03061100 (tôm 
hùm xanh ướp đá; tôm sú HOSO, DP đông lạnh; tôm sắt PD tươi đông lạnh; tôm mũ ni vỏ, 
nguyên con, x đông lạnh) từ mức hiện tại 12,5%; Tôm mã HS 03061710 (tôm sú PD đông 
lạnh, tôm sú nguyên con HOSO đông lạnh, tôm sú tươi đông lạnh, tôm sú thịt đông lạnh, tôm 
sú HLSO tươi đông lạnh, tôm sú đông IQF, tôm th thịt đông lạnh) từ mức hiện tại 20%; 
Tôm mã HS 03061791, 03061792, 03061793, 03061799 từ mức 12% hiện tại; cá ngừ tươi 
sống và đông lạnh (trừ thăn/philê cá ngừ đông lạnh mã HS0304); Mực ống Loligo mã HS 
03074191 
Bảng 3. So sánh thuế nhập khẩu tôm vào EU trong EVFTA và một số nước 
Nguồn: trungtamwto.org (2019) 
 567 
Đối với mặt hàng tôm, hiện tại các nước xuất khẩu tôm nhiều vào EU như Ấn Độ, 
Ecuador, Trung Quốc và Thái Lan lần lượt chiếm 15,1%, 10,9%, 9,1% và 7,9%; đều chưa 
có hoặc đang trong thời gian đàm phán FTA. Trong khi đó, với EVFTA, sản phẩm tôm, tôm 
sú đông lạnh (HS 03061792) của Việt Nam sẽ được giảm thuế từ mức cơ bản 20% xuống 0% 
ngay khi hiệp định có hiệu lực. Các sản phẩm tôm khác theo lộ trình 3-5 năm, riêng tôm chế 
biến lộ trình giảm thuế 7 năm. Đặc biệt hơn, doanh nghiệp trong ngành có thể nhập khẩu 
nguyên liệu tôm để đa dạng hóa nguồn cung từ khu vực EU với ưu đãi giảm thuế (cụ thể là 
tôm xuất khẩu mang mã HS 0306.17 đang phải nhập 80% nguyên liệu tôm). 
Với mặt hàng cá tra và cá ngừ, Thái Lan, Trung Quốc đang là hai đối thủ lớn nhất của 
Việt Nam, nắm giữ thị phần xuất khẩu lớn nhưng cả hai quốc gia trên đều chưa k kết Hiệp 
định thương mại tự do với EU. Điều này đồng nghĩa với việc mặt hàng cá tra và cá ngừ của 
Việt Nam có lợi thế tuyệt đối về thuế so với hai nước trên thị trường lớn EU. 
Bảng 4. So sánh thuế nhập khẩu cá tra vào EU trong EVFTA và một số nước 
Nguồn: trungtamwto.org (2019) 
- Thứ hai, EVFTA mang đến cơ hội đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu từ việc gia 
tăng nhập khẩu từ các nước EU để sản xuất chế biến xuất khẩu và gia công nhờ thuế nhập 
khẩu giảm hoặc về 0%. Doanh nghiệp cũng có điều kiện tham gia chuỗi cung ứng khu vực 
nhờ sự dịch chuyển đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, được đảm bảo môi trường kinh 
doanh và thể chế ổn định, minh bạch hơn (nhờ cải thiện quy định, chính sách phù hợp theo 
các điều khoản FTA). 
Ngoài ra có thể nhận thấy những cơ hội lớn khác đối với thủy sản xuất khẩu của Việt 
Nam khi EVFTA có hiệu lực như thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao công nghệ sản xuất và 
chất lượng sản phẩm; Tạo ra động lực mở cửa thị trường, thu hút sự quan tâm của doanh 
nghiệp hai bên; Có điều kiện tham gia chuỗi cung ứng khu vực nhờ sự dịch chuyển đầu tư của 
các tập đoàn đa quốc gia; Được đảm bảo môi trường kinh doanh và thể chế ổn định, minh 
bạch hơn (nhờ cải thiện quy định, chính sách phù hợp theo các điều khoản FTA). 
 568 
4.2. Thách thức 
 Với mức độ cam kết thuế quan sâu và nhiều điều kiện thuận lợi, EVFTA hứa 
hẹn sẽ mang đến bước tăng trưởng đột phá đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị 
trường này. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ phải 
đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Có thể kể đến một số khó khăn như sau: 
Thứ nhất, thách thức trong đáp ứng quy tắc xuất xứ. 
Hiện có 3 loại xuất xứ hàng hóa, xuất xứ thuần túy là toàn bộ nguyên liệu được sản 
xuất trong nước; với xuất xứ nội khối các nguyên liệu có thể xuất phát từ các nước cùng khối 
và xuất xứ một phần khi một phần nguyên liệu không có xuất xứ trong nước hoặc trong khối 
nhưng đáp ứng được những điều kiện nhất định. 
Trước đây, xuất xứ hàng hóa chưa là mối quan tâm lớn như hiện nay do hầu hết các 
sản phẩm thủy sản đều đáp ứng xuất xứ thuần túy. Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành 
thủy sản nội địa, năng lực sản xuất các doanh nghiệp trong nước không ngừng tăng lên, nhiều 
doanh nghiệp đã bắt đầu sản xuất theo dây chuyền, nhập nguyên liệu từ nhiều nơi, từ đó, đặt 
ra vấn đề xác minh nguồn gốc xuất xứ. Nếu không kiểm soát tốt xuất xứ nguyên liệu nhập 
khẩu này thì sẽ vi phạm quy tắc nguồn gốc xuất xứ của Hiệp định. 
Thứ hai, rào cản kỹ thuật đối với hàng hoá nói chung và thủy sản nhập khẩu từ phía 
EU rất chặt chẽ. Bên cạnh những quy định về xuất xứ, lao động và môi trường, thâm nhập vào 
thị trường EU vẫn còn khó khăn từ các hàng rào phi thuế quan về kỹ thuật và vệ sinh an toàn 
thực phẩm của thị trường EU. Điển hình là mặt hàng thủy sản, dù EVFTA có ưu đãi với 
những quy định SPS linh hoạt nhưng đa số mặt hàng thủy sản của Việt Nam vẫn vấp phải 
những hạn chế do dư lượng kháng sinh, thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng, công tác khai 
thác thủy sản chưa tốt nên chất lượng còn hạn chế. 
Thứ ba, thách thức trong việc tuân thủ những quy định về sở hữu trí tuệ, lao động và 
môi trường từ EVFTA. 
- Về sở hữu trí tuệ: Trong khi doanh nghiệp thủy sản Việt Nam còn khá thờ ơ với vấn 
đề sở hữu trí tuệ, thì đây lại là yêu cầu đặt lên hàng đầu từ phía EU. Thậm chí, đòi hỏi về bảo 
hộ sở hữu trí tuệ của nhà đầu tư EU còn cao hơn đòi hỏi về quyền sở hữu trí tuệ trong WTO. 
Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần đặc biệt chú ý tới những quy tắc về sở hữu trí tuệ trong 
EVFTA để có thể khai thác được lợi ích từ hiệp định này. 
- Về sử dụng lao động: Dù có nhiều nỗ lực nhưng tại các doanh nghiệp thủy sản Việt 
Nam vẫn tồn tại vướng mắc khi áp dụng các tiêu chuẩn lao động. Những vướng mắc phổ biến 
liên quan đến việc người lao động làm thêm quá số giờ quy định; quy định về nghỉ tuần, nghỉ 
lễ; môi trường làm việc, vệ sinh an toàn lao động; quyền tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm 
y tế đầy đủ, quyền được hỗ trợ của lao động nữ nơi làm việc và nuôi con nhỏ... Nếu không 
giải quyết, vấn đề này, có thể là một rào cản lớn đối với hàng xuất khẩu thủy sản của Việt 
Nam sang EU. 
 569 
- Về bảo vệ môi trường: Đến nay, doanh nghiệp thủy sản chưa có kinh nghiệm trong vấn 
đề thực hiện các nghĩa vụ về môi trường trong khuôn khổ các ràng buộc và điều chỉnh thương 
mại. Đồng thời, nguồn lực dành cho hoạt động bảo vệ môi trường còn hạn chế, ý thức và năng lực 
của cán bộ quản l cũng như người dân chưa cao ảnh hưởng đến việc thực thi một cách nghiêm 
túc các nghĩa vụ liên quan đến môi trường của các doanh nghiệp thủy sản. Thực trạng này đặt ra 
những thách thức không nhỏ cho Việt Nam do những yêu cầu từ phía EU đối với doanh nghiệp 
thủy sản xuất khẩu Việt Nam trong thực hiện các trách nhiệm về bảo vệ môi trường. 
5. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng EU trong 
thời gian tới 
Đối với Chính phủ và các bộ, ngành iên quan: Thường xuyên tăng cường trao đổi, 
hợp tác giữa các cơ quan liên quan để đánh giá, tháo g các khó khăn còn tồn tại, góp phần 
tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới; Tổ chức 
các đoàn xúc tiến thương mại ở các cấp sang EU, triển khai các hoạt động xúc tiến thương 
mại, quảng bá hàng hóa; Nghiên cứu việc kết nối với các Trung tâm thương mại của Việt kiều 
tại EU hoặc Hiệp hội các DN Việt Nam tại EU, để tăng cường giới thiệu và quảng bá trực tiếp 
sản phẩm thủy sản Việt Nam đến người tiêu dùng EU; Tạo thuận lợi về vận tải hàng hóa thủy 
sản giữa Việt Nam và EU bằng nhiều hình thức hợp tác, góp phần tăng trưởng xuất khẩu thủy 
sản trong thời gian tới. 
Đối với các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp: Chủ động phối hợp với các cơ 
quan liên quan triển khai các biện pháp khả thi, để nắm bắt cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, quảng 
bá hình ảnh sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường EU; Chú trọng công tác bảo đảm uy 
tín và chất lượng sản phẩm thủy sản trong xuất khẩu sang thị trường này; Nghiên cứu việc kết 
nối với các Trung tâm thương mại của Việt kiều tại EU để tăng cường giới thiệu và quảng bá 
trực tiếp sản phẩm thủy sản Việt Nam đến người tiêu dùng. 
Ngoài các giải pháp nói trên, để đáp ứng được những yêu cầu khó trong quy tắc xuất 
xứ, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản và xuất khẩu phải hiểu và áp dụng linh hoạt và trung 
thực quy tắc xuất xứ, tăng cường hợp tác liên kết chuỗi nâng cao năng suất, chất lượng; Kiểm 
soát tốt an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt chú trọng quy định, tiêu chuẩn về lao động và môi 
trường. Hơn nữa, doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nuôi trồng cần quan tâm đến các 
tiêu chí về chuỗi giá trị cung ứng hàng thủy sản, tiêu chí về lao động, môi trường, trách nhiệm 
xã hội phục vụ sự phát triển bền vững để đáp ứng những nhu cầu khắt khe của Hiệp định 
thương mại Việt Nam – EU (EVFTA). 
Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) với mức độ cam kết sâu được k 
vọng mang lại lợi ích rất lớn cho xuất khẩu thủy sản, một trong những mặt hàng có lợi thế 
cạnh tranh của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Trong thời gian 
tới, sau khi EVFTA có hiệu lực, thủy sản cũng giống như sản phẩm xuất khẩu khác của Việt 
Nam cũng sẽ đứng trước nhiều thách thức và đòi hỏi cao hơn từ phía đối tác như: Cam kết về 
 570 
chất lượng, mẫu mã, giá cả, tính chuyên nghiệp..., hoặc việc tăng chi phí sản xuất, các quy 
định về lao động và môi trường có thể bị nâng lên. Đây là những vấn đề các doanh nghiệp 
xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần nắm bắt để có những chủ động chuẩn bị cho hoạt động xuất 
khẩu trong thời gian tới. Tuy nhiên các chuyên gia nhận định rằng những thách thức đó là quy 
luật tất yếu mà doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động đáp ứng, không chỉ để tận dụng hiệu 
quả các ưu đãi thuế quan mà còn đảm bảo sự phát triển ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến, 
xuất khẩu thủy sản Việt Nam cạnh tranh, phát triển một cách bền vững. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Công thương (2019), Toàn văn bản tiếng việt Hiệp định EVFTA < 
5c314a60ce46>. Truy cập ngày 16/12/2019 
2. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2017), Báo cáo xuất khẩu thủy 
sản Việt Nam năm 2017 
3. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2018), Báo cáo xuất khẩu thủy 
sản Việt Nam năm 2018 
4. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2019), Báo cáo xuất khẩu thủy 
sản Việt Nam năm 2019 
5. Khánh Linh (2019), Ngành tôm kỳ vọng xuất khẩu nhờ tác động của EVFTA. < 
hoi-xuat-khau-nho-tac-dong-cua-evfta-74750.aspx>. Truy cập này 15/9/2019 
6. Kim Thu (2019), Xuất khẩu tôm của Việt Nam sau khi ký EVFTA: Cơ hội và thách 
thức. <
EVFTA-Thuan-loi-va-thach-thuc.htm>. Truy cập này 15/9/2019 
7. Trung tâm WTO và hội nhập (2019), CPTPP và EVFTA: Cơ hội để thủy sản Việt 
Nam phát triển bền vững, < 
hoi-de-thuy-san-viet-nam-phat-trien-ben-vung> . Truy cập này 12/9/2019 
8. Thông tấn xã Việt Nam (2019), EVFTA – Bài 4: Cơ hội lớn cho ngành thủy sản bứt 
phá. <
danh-gia-tac-dong/23833-evfta-bai-4-co-hoi-lon-cho-nganh-thuy-san-but-pha.html>. Truy cập 
này 7/9/2019 

File đính kèm:

  • pdfhiep_dinh_thuong_mai_viet_nam_eu_evfta_co_hoi_va_thach_thuc.pdf