Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam

Dệt may là một trong những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của

Việt Nam nhưng hoạt động xuất khẩu chỉ tập trung ở các sản phẩm gia công và ph thuộc

nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào nên giá trị gia tăng thấp. Bên cạnh đó, năng ực

cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu dựa vào chi phí ao động thấp. Việc Việt

Nam ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu sẽ mở ra nhiều cơ hội cho

chúng ta tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng bên cạnh đó phải đối diện không ít khó

khăn. Bài viết dưới đây sẽ tập trung làm rõ những cam kết iên quan đến sản phẩm dệt may

trong EVFTA, cũng như phân tích thực trạng ngành dệt may Việt Nam, dự báo những cơ hội

và thách thức khi tham gia EVFTA.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam trang 1

Trang 1

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam trang 2

Trang 2

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam trang 3

Trang 3

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam trang 4

Trang 4

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam trang 5

Trang 5

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam trang 6

Trang 6

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam trang 7

Trang 7

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam trang 8

Trang 8

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam trang 9

Trang 9

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 3020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam
may. Các 
quốc gia khác chiếm khoảng 44% dân số thế giới nhưng chỉ chiếm 7% quy mô thị trường dệt 
may toàn cầu. 
Cách thức phân phối truyền thống đang có nguy cơ bị đe dọa do ảnh hưởng từ 
thương mại điện tử và xu hướng mua hàng online. Người tiêu dùng đang có xu hướng sử 
dụng các thiết bị điện tử để mua sắm nhiều hơn, thay vì xếp hàng để mua hàng tại các cửa 
hàng truyền thống. 
3.2.2. Ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu 
Ngành dệt may Việt Nam là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai cả nước, với 
tốc độ tăng trưởng trung bình 13,06% giai đoạn 2009-2018. Riêng năm 2018, kim ngạch xuất 
khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt gần 37 tỷ đôla. Số liệu thống kê cho thấy kim ngạch 
xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây: 
Bảng 1: Số liệu xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam 
Đơn vị: Triệu Đô a 
Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 
Xuất khẩu 25,249 27,277 28,708 31,850 36,944 
Nhập khẩu 14,534 15,455 16,070 18,020 20,990 
Cân đối xuất - nhập khẩu 10,715 11,822 12,638 13,830 15,954 
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Tổng c c hải quan 
Hình 2 dưới đây cho biết những thị trường xuất khẩu chủ lực của hàng dệt may Việt 
Nam trong năm 2018. Trong đó, đứng đầu là thị trường Mỹ với 45% tổng thị trường xuất 
khẩu của hàng dệt may Việt Nam; đứng thứ hai là thị trường EU và Nhật Bản với cùng 15%. 
Tiếp đó là thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Asean và các thị trường khác chiếm 9%. 
 421 
Nguồn: Báo cáo cập nhật ngành dệt may quý III/2019 
Hình 1: Thị trường xuất khẩu chủ lực của hàng dệt may Việt Nam năm 2018 
Hiện nay, cả nước khoảng hơn 5 nghìn doanh nghiệp dệt may, trong đó doanh nghiệp 
may chiếm đa số (70% tổng số doanh nghiệp trong ngành) với hơn 80% số doanh nghiệp 
thuộc khu vực kinh tế tư nhân, chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa (200-500 
lao động) với chi phí nhân công thấp. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tham gia vào mắt 
xích thứ 3 là May, rất ít thực hiện các khâu thiết kế, marketing và phân phối sản phẩm. 
Theo số liệu thống kê năm 2018, ngành dệt may Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị 
toàn cầu chủ yếu theo phương thức CMT (Cut-Make-Trim). Đây là phương thức sản xuất đơn 
giản nhất, giá trị gia tăng thấp nhất. Theo phương thức sản xuất này, bên đặt hàng/người mua 
hàng sẽ cung cấp cho doanh nghiệp nguyên vật liệu, mẫu thiết kế và các yêu cầu cụ thể, doanh 
nghiệp chỉ cắt, may và hoàn thiện sản phẩm; sản phẩm sản xuất xong sẽ được người mua hàng 
đến thu gom và phân phối. Do đó, mặc dù kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng giá trị gia tăng của 
ngành ở mức rất thấp, chỉ đạt 5% - 10%. 
Vấn đề lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam hiện nay là đang mất cân bằng cung cầu 
trong chuỗi giá trị. Khâu sản xuất nguyên phụ liệu k m, không đáp ứng được yêu cầu nguyên 
liệu, phải phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. 
Ngành trồng bông và kéo sợi là khâu ở đoạn đầu của chuỗi dệt may và giữ vai trò 
trọng yếu trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các phân đoạn còn lại. Tuy nhiên, mỗi 
năm, sản xuất bông của Việt Nam chỉ đáp ứng 1% nhu cầu. Do đó, nhiều năm qua, các doanh 
nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu hầu hết các loại bông, xơ để phục vụ nhu cầu nguyên liệu 
cho ngành sợi (thể hiện ở bảng dưới đây). 
 422 
Bảng 2: Số liệu nhập khẩu bông và xơ, sợi dệt các loại 
Năm 
Bông các loại Xơ, sợi dệt các loại 
Khối lượng 
(Nghìn tấn) 
Giá trị 
(Triệu Đôla) 
Khối lượng 
(Nghìn tấn) 
Giá trị 
(Triệu Đôla) 
2014 754 1,443 740 1,558 
2015 1,014 1,623 792 1,519 
2016 1,034 1,662 861 1,609 
2017 1,295 2,362 878 1,822 
2018 1,567 3,011 1,034 2,419 
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Tổng c c Hải quan 
Số liệu thống kê cho thấy, khối lượng và giá trị nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào 
cho ngành dệt may nước ta từ năm 2014 cho đến nay gia tăng liên tục ở tất cả các sản phẩm 
bông, xơ, sợi. Trong đó, bông được nhập chủ yếu từ Mỹ, Tây Phi, Ấn Độ; còn xơ thì phần lớn 
nhập từ Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia. 
Vai trò của ngành dệt đối với riêng ngành may và tổng thể ngành dệt may là rất lớn vì 
vải là yếu tố quan trọng quyết định đến chi phí và chất lượng cuối cùng của một sản phẩm 
may mặc. Tuy nhiên, ngành dệt Việt Nam hiện nay chưa làm tốt vai trò của mình, các doanh 
nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam đều không hài lòng về chất lượng vải nội. Bên 
cạnh đó, sản lượng ngành dệt cũng không đáp ứng đủ nhu cầu của ngành may (chỉ khoảng 30-
35%). Vì vậy, ngành may phải nhập khẩu tới 65-70% lượng vải mỗi năm, số liệu cụ thể được 
thể hiện ở bảng dưới đây: 
Bảng 3: Số liệu nhập khẩu vải và phụ liệu 
Đơn vị: Triệu Đô a 
Năm 201
4 
2015 2016 2017 2018 
Vải các loại 9,42
3 
10,1
54 
10,48
3 
11,38
1 
12,7
74 Nguyên phụ liệu dệt, 
may 
2,20
4 
2,35
1 
2,378 2,552 2,78
6 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Tổng c c hải quan 
Ngoài ra, các nguyên phụ liệu dệt, may hiện nay chúng ta cũng nhập khẩu từ nước 
ngoài rất nhiều. Giá trị nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu từ năm 2014 đến năm 2018 đều ở 
mức trên 2 tỷ đôla. Điều này cho thấy sự phụ thuộc nguyên phụ liệu của chúng ta vào các nhà 
cung cấp ở nước ngoài là rất lớn. Chính sự yếu kém này của ngành dệt đã kìm hãm ngành 
may theo nghĩa khiến giá trị gia tăng và sự chủ động của ngành may thấp. 
Các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc của Việt Nam hiện nay vẫn đều sản xuất theo 
phương thức gia công đơn giản (khoảng 70%), thiếu khả năng cung cấp trọn gói. Phương 
thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm theo khách hàng chỉ định hoặc tự khai thác chỉ ở 
khoảng 20%; phương thức sản phẩm bao gồm cả thiết kế là 9% và phương thức sản xuất và 
tiếp thị bán hàng trực tiếp tại các trung tâm thương mại nước ngoài chỉ vỏn vẹn 1%. Đặc 
biệt, chúng ta phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nước ngoài rất nhiều (70-90%), vì vậy 
 423 
rủi ro cao về thời gian và chất lượng nguyên phụ liệu trong quá trình vận chuyển hay rủi ro 
về thời gian tìm nguyên phụ liệu thay thế trong trường hợp sản phẩm bị lỗi dẫn tới ảnh 
hưởng hợp đồng giao hàng. 
Bên cạnh đó, hoạt động phân phối của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay vẫn 
chưa phát triển và đang phụ thuộc vào các nhà mua nước ngoài. Mạng lưới các nhà mua này bao 
gồm các doanh nghiệp bán l , các nhà sản xuất và các nhà buôn. Những doanh nghiệp bán l đa 
số thuộc thị trường EU, Nhật và Mỹ; họ sở hữu những thương hiệu hàng đầu quốc tế, những siêu 
thị, cửa hàng bán sỉ và l . Những nhà sản xuất nhập sản phẩm (buyer) từ Việt Nam bao gồm các 
nhà may mặc từ quốc tế và khu vực. Các nhà buôn trong khu vực thường từ Hồng Kông, Đài 
Loan, Hàn Quốc; họ đóng vai trò quan trọng, là trung gian trong chuỗi cung ứng hàng dệt may 
Việt Nam ra thế giới. Các doanh nghiệp bán l lớn tin cậy vào các nhà buôn (chủ yếu từ Hồng 
Kông) để phát triển mạng lưới cung ứng của họ ở Việt Nam nhằm giảm chi phí giao dịch. Các 
doanh nghiệp đầu tư may mặc nước ngoài hiếm khi liên hệ trực tiếp với khách hàng quốc tế ở 
Việt Nam vì nhà cung ứng của họ có văn phòng đại diện ở Hồng Kông, Đài Loan hay Hàn Quốc. 
Vì vậy, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc rất 
lớn vào các nhà buôn nhỏ trong khu vực (Nadvi và Thoburn, 2004). 
3.3. Tác động của EVFTA tới ngành dệt may Việt Nam 
3.3.1. Cơ hội 
EU là thị trường cực k lớn và vô cùng hấp dẫn cho ngành dệt may. Năm 2018, dệt 
may Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu 5,6 tỷ đôla. Đó là con số rất lớn song cũng chỉ chiếm 
2,02% tổng lượng nhập khẩu hàng dệt may của châu Âu. Điều đó cho thấy dư địa của thị 
trường châu Âu là rất lớn. Bên cạn đó, đây là thị trường có giá trị gia tăng cao, sản phẩm có 
chất lượng, đa dạng hóa được mẫu mã, chủng loại và là thị trường truyền thống với mức tăng 
trưởng duy trì đều đặn hàng năm. 
EVFTA là cơ hội cho ngành dệt may nước ta. Bởi vì, thuế quan đối với tất cả các mặt 
hàng dệt may đều giảm về 0%, trong đó 77% về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Trong 
khi đó, EU là thị trường đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may và EU cũng là thị 
trường xuất khẩu lớn thứ hai của hàng dệt may Việt Nam. 
Theo Trần Thị Thanh Thủy (2018), x t về nền kinh tế thành viên của EU, Đức, Pháp 
là những thị trường dệt may truyền thống với Việt Nam. Năm 2018, Đức là thị trường lớn 
nhất, khoảng hơn 1,5 tỷ đôla; Pháp gần 1,2 tỷ đôla. X t về thị phần, sản phẩm dệt may xuất 
khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm khoảng hơn 2% tổng nhập khẩu của những nước này. 
Một số thị trường nhỏ hơn của EU, mặc dù nhu cầu tiêu thụ dệt may của họ thấp hơn 
hẳn thị trường truyền thống Pháp, Đức, nhưng x t về dư địa, tiềm năng cũng rất lớn. Nhập 
khẩu dệt may của nước ta vào thị trường Malta, Bulgaria chưa đến 0,1% tổng nhập khẩu của 
hai nước này. Điều này cho thấy cơ hội rất lớn mà EVFTA mang lại, giúp chúng ta tiếp cận và 
nâng cao thị phần trên các thị trường này. 
3.3.2. Thách thức 
Ở một vài năm đầu khi EVFTA có hiệu lực, ngành dệt may có thể gặp một số bất lợi 
nhất định do trong thời gian chờ thuế được giảm về 0% theo lộ trình của EVFTA, một số mặt 
 424 
hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ không còn được hưởng mức thuế 9% của Hệ thống 
ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Đây là mức ưu đãi mà EU đơn phương dành cho các sản 
phẩm chưa có năng lực cạnh tranh tốt từ một số nước thuộc nhóm đang/k m phát triển theo 
các tiêu chí mà EU quyết định. Thay vào đó, ngành này sẽ phải chịu mức thuế cao hơn từ thuế 
nhập khẩu ưu đãi (MFN) mà EU đang áp dụng - hiện đang ở mức khoảng 12%. 
Khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đối mặt đó là phải thực 
hiện nghiêm yêu cầu về quy tắc xuất xứ. Theo đó, hàng dệt may khi xuất khẩu vào EU phải sử 
dụng vải sản xuất tại Việt Nam, việc cắt may phải được thực hiện bởi doanh nghiệp Việt Nam 
hoặc doanh nghiệp Châu Âu. EU chỉ cho ph p sử dụng thêm vải sản xuất tại Hàn Quốc vì 
nước này đã có FTA song phương với EU. Điều kiện này gây khó khăn cho doanh nghiệp dệt 
may trong việc nhận ưu đãi từ Hiệp định mang lại do chúng ta chưa chủ động sản xuất sợi và 
vải. Nguồn nguyên liệu này chủ yếu nhập từ thị trường Trung Quốc và Đài Loan, đây là 
những quốc gia và vùng lãnh thổ chưa có Hiệp định thương mại tự do với EU. 
4. Gợi ý chính sách 
EU là thị trường có tính chiến lược, trọng điểm lâu dài bởi các sản phẩm dệt may nhập 
khẩu vào EU là những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn một số nước và khu vực khác trên 
thế giới. Bên cạnh đó, EU là một trong những nước mà Việt Nam đã có mối quan hệ thương 
mại từ lâu. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU được k kết mang lại nhiều cơ hội 
nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức cho chúng ta. Để dệt may Việt Nam có thể đứng 
vững và phát triển trong chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là tại thị trường EU, tác giả đưa ra một 
số gợi chính sách: 
Một là, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải chủ động nguồn nguyên liệu đầu 
vào, giảm phụ thuộc nguồn nguyên liệu từ những thị trường không tham gia FTA với EU. 
Chính phủ, địa phương cần phải hoạch định chiến lược phát triển các khu công nghiệp, tập 
trung vào giải quyết vấn đề nguồn cung đang thiếu hụt, hình thành nên chuỗi cung ứng toàn 
cầu để từ đó đáp ứng yêu cầu của hiệp định. Cụ thể, cần thu hút đầu tư vào khâu dệt và 
nhuộm, đây là hai nút thắt trong nguồn cung nguyên liệu cho ngành dệt may. EVFTA là cơ 
hội để thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt may, đặc biệt là khâu dệt, nhuộm. 
Hai là, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chủ động thâm nhập thị trường EU 
bằng cách: (i) Thiết lập mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với các trung tâm phân phối, các siêu 
thị lớn trong thị trường EU thông qua các thương vụ Việt Nam tại EU, phái đoàn Liên minh 
châu Âu tại Việt Nam, các đại sứ quán của các nước EU tại Việt Nam để xuất khẩu trực tiếp, 
giảm thiểu tình trạng xuất khẩu qua trung gian; (ii) Tổ chức liên doanh dưới các hình thức 
như sử dụng giấy ph p, nhãn hiệu hàng hoá của các nhãn hiệu nổi tiếng. Các doanh nghiệp có 
tiềm lực kinh tế có thể liên doanh liên kết, để trở thành công ty con của các công ty xuyên 
quốc gia có thương hiệu nổi tiếng của EU; (iii) Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu sản phẩm dệt 
may Việt Nam trên thị trường EU thông qua việc tích cực chủ động tham gia các gian hàng, 
hội chợ, triển lãm tại nước ngoài, xây dựng các gian trưng bày trên thị trường nước ngoài 
Ba là, nâng cao chất lượng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu bằng việc đổi mới quy 
trình, đạt được những chứng chỉ về quản lý chất lượng ISO 9000, chứng chỉ về môi trường 
 425 
ISO 14000 Ngoài những tiêu chuẩn mang tính chất quốc tế, DN dệt may Việt Nam cũng 
cần đáp ứng được cả với những tiêu chuẩn riêng có của EU. Các doanh nghiệp có điều kiện về 
tài chính có thể nghiên cứu và thực hiện thêm các tiêu chuẩn về nhãn hiệu sinh thái đối với 
sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường EU. 
Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú trọng khâu tổ chức sản xuất, tìm mọi cách tiết giảm 
chi phí sản xuất, nghiên cứu áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, phần mềm quản l để 
nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh. Tận dụng cơ hội thu hút đơn hàng, duy 
trì và khai thác hiệu quả các khách hàng truyền thống và phát triển thêm được khách hàng 
mới, góp phần ổn định sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động. Chú trọng đến việc 
xây dựng liên kết chiến lược với các khách hàng là những nhà bán l , nhập khẩu lớn trên thế 
giới, tham gia vào các chuỗi liên kết của họ nhằm ổn định đơn hàng, khách hàng, tiếp cận 
kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của họ 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Báo cáo ngành dệt may 12/2017, truy cập tại địa chỉ: 
 Textiles%20and%20Clothing%20 
Industry%20Report-Dec.2017.pdf ngày 13/01/2020 
2. Báo cáo cập nhật ngành dệt may quý III/2019, truy cập tại địa chỉ: 
https://www.aseansc.com.vn/uploads/2019/07/Textile-industry_Update-report_Q32019-Final 
_ASEANSC.pdf ngày 13/01/2020 
3. Cập nhật kết quả kinh doanh 2018 ngành dệt may, truy cập tại địa chỉ: 
https://www.phs.vn/data/research/PDF_Files/analysis_report/vn/20190320/Textile%20and%2
0Apparel%20Industry%20Report-20190320-V.pdf ngày 13/01/2020 
4. Nguyễn Thanh Tâm (2016), ―Tổng quan về các FTA thế hệ mới‖, truy cập tại địa chỉ: 
 ngày 15/01/2020 
5. Trần Thị Thanh Thủy (2018), ―Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU: cơ hội 
và những thách thức đặt ra‖, truy cập tại địa chỉ: 
doi/xuat-khau-hang-det-may-sang-thi-truong-eu-co-hoi-va-nhung-thach-thuc-dat-ra-
107727.html ngày 13/01/2020 
6. Trần Thị Trang, Đỗ Thị Mai Thanh (2019), ―Những tác động nổi bật của FTA thế 
hệ mới đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam‖, truy cập tại địa chỉ: 
https://khoahoc.neu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/khoahoc/h%E1%BB%99i%20th%E
1%BA%A3o/qu%E1%BB%91c%20gia/Ky%20yeu%20KTVN%202018/5.ThS.%20Tr%E1%
BA%A7n%20Th%E1%BB%8B%20Trang.pdf ngày 13/01/2020 
7. Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ―Vai 
trò của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong thương mại quốc tế, truy cập tại địa 
chỉ: 
do-the-he-moi-trong-thuong-mai-quoc-te ngày 15/01/2020 

File đính kèm:

  • pdfhiep_dinh_thuong_mai_tu_do_viet_nam_eu_evfta_co_hoi_va_thach.pdf