Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và việc hoàn thiện khung pháp lý về biện pháp phõng vệ thương mại của Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập thương mại quốc tế hiện nay, với mục đích bảo vệ

hoặc hỗ trợ ngành sản xuất trong nước tránh bị thiệt hại từ hàng hoá nhập khẩu thì các biện

pháp phòng vệ thương mại đang được xem là một phần quan trọng trong chính sách thương

mại quốc tế của mỗi quốc gia. Nghiên cứu các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và

những tác động đối với pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam, bài viết sẽ đề cập tới

một số vấn đề về sự tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đối với việc

hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các biện pháp phòng vệ thương mại dựa trên cơ sở tôn

trọng các cam kết quốc tế.

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và việc hoàn thiện khung pháp lý về biện pháp phõng vệ thương mại của Việt Nam trang 1

Trang 1

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và việc hoàn thiện khung pháp lý về biện pháp phõng vệ thương mại của Việt Nam trang 2

Trang 2

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và việc hoàn thiện khung pháp lý về biện pháp phõng vệ thương mại của Việt Nam trang 3

Trang 3

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và việc hoàn thiện khung pháp lý về biện pháp phõng vệ thương mại của Việt Nam trang 4

Trang 4

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và việc hoàn thiện khung pháp lý về biện pháp phõng vệ thương mại của Việt Nam trang 5

Trang 5

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và việc hoàn thiện khung pháp lý về biện pháp phõng vệ thương mại của Việt Nam trang 6

Trang 6

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và việc hoàn thiện khung pháp lý về biện pháp phõng vệ thương mại của Việt Nam trang 7

Trang 7

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và việc hoàn thiện khung pháp lý về biện pháp phõng vệ thương mại của Việt Nam trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 8920
Bạn đang xem tài liệu "Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và việc hoàn thiện khung pháp lý về biện pháp phõng vệ thương mại của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và việc hoàn thiện khung pháp lý về biện pháp phõng vệ thương mại của Việt Nam

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và việc hoàn thiện khung pháp lý về biện pháp phõng vệ thương mại của Việt Nam
các ngành sản xuất của ta trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng hoá nhập khẩu, đặc biệt 
là từ các nước trong khu vực. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi chính đáng của 
mình, Việt Nam đã và đang phát huy vai trò của các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) 
như một công cụ để đảm bảo môi trường thương mại công bằng. Đây là nhóm gồm các biện 
pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ mà WTO và các Hiệp định FTA cho phép áp 
dụng nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu đến sản xuất trong nước và công 
ăn việc làm, đảm bảo an ninh kinh tế và an sinh xã hội. Cùng với diễn biến phức tạp của kinh 
tế khu vực và toàn cầu, chính sách bảo hộ thương mại của một số nền kinh tế lớn đang gia 
tăng và xung đột thương mại Mỹ-Trung kéo dài, các nước trên thế giới cũng đang tăng cường 
sử dụng các biện pháp PVTM để đối phó với tình trạng nhập khẩu.1 
Trong bối cảnh đó, Bộ Công Thương đã sát cánh cùng doanh nghiệp làm việc với cơ 
quan quản lý các nước nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho hàng hóa xuất khẩu của ta. 
Tính đến thời điểm hiện tại2, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 15 vụ việc PVTM, 
trong đó gồm: 08 vụ việc chống bán phá giá, 06 vụ việc tự vệ và 01 vụ việc chống lẩn tránh 
thuế tự vệ. So với con số hơn 150 vụ việc mà các nước đã điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu 
của Việt Nam thì con số 15 vụ việc vẫn còn khiêm tốn. Nguyên nhân chính là do chủ trương 
khuyến khích tự do hóa thương mại của ta và Việt Nam chỉ áp dụng các biện pháp PVTM 
trong trường hợp thật sự cần thiết trên cơ sở kết quả điều tra đảm bảo các quy định pháp luật. 
Con số này có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, vì vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị tâm 
lý, nguồn lực, chiến lược ứng phó cho các vụ việc trong tương lai có thể xảy ra. 
3. Pháp luật về phòng vệ thƣơng mại của Việt Nam trong bối cảnh đàm phán, ký kết 
thực thi các qui định về phòng vệ thƣơng mại trong các FTA và FTAs 
3.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về phòng vệ thương mại 
Nhìn từ góc độ chính sách pháp lý: Các FTA ra đời luôn là thời điểm, cơ hội để các 
nhà làm luật rà soát, chỉnh sửa lại các văn bản pháp luật có liên quan cho phù hợp với xu thế 
mới. Về nguyên tắc, hệ thống pháp luật Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện theo hướng tuân thủ 
các cam kết quốc tế. 
1 An Nguyên, Phòng vệ thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. 
2 https://www.moit.gov.vn/phong-ve-thuong-mai 
865 
Trước năm 2018, hệ thống pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam bao gồm 
các văn bản pháp luật được xây dựng trong khoảng thời gian từ 2002 đến 2006 dưới dạng các 
Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ. Sau 
hơn 10 năm thực thi các văn bản này, đánh giá sự cần thiết phải nâng cao cơ sở pháp lý đối 
với lĩnh vực này. Năm 2017, Luật Quản lý ngoại thương đã được xây dựng, ban hành và 
chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2018, văn bản này đã thay thế cho Pháp lệnh về điều tra 
áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Đây được coi là bước tiến mới của Việt Nam trong 
việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nội địa phù hợp với quy định của Tổ chức 
thương mại thế giới (WTO) và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà nước Cộng hòa Xã 
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 
Bên cạnh luật Quản lý ngoại thương Việt Nam còn ban hành một số văn bản pháp lý 
khác như: Nghị định số 10/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/01/2018 quy định chi tiết 
một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp PVTM; Thông tư số 
06/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 20/4/2018 quy định chi tiết một số nội dung về 
các biện pháp PVTM; Nhìn chung, những quy định này tuân thủ các nội dung của các Hiệp 
định WTO có liên quan. Đối với các biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp, hiện nay 
pháp luật Việt Nam vẫn đang dẫn chiếu áp dụng từng Hiệp định. Tuy vậy, trong trường hợp 
tiến hành điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp, cơ quan điều tra vẫn 
chưa có cơ sở pháp lý về trình tự thủ tục tiến hành. Do đó, đối với Hiệp định CPTPP vừa có 
hiệu lực vào tháng 01/2019, Bộ Công Thương đang tiến hành xây dựng văn bản quy định, 
hướng dẫn thực thi Hiệp định. Đây là một nỗ lực trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về 
lĩnh vực PVTM trong xu thế FTA thế hệ mới. 
Trong số các FTA mà Việt Nam đã ký kết và tham gia, hầu hết quy định về điều tra 
chống bán phá giá, chống trợ cấp và Tự vệ đều được dẫn chiếu tới Hiệp định Chống bán phá 
giá (ADA), Hiệp định Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO (SCM) và Hiệp định Tự 
vệ thương mại (SA). Ngoài ra có một số quy định mang tính chặt chẽ, với nghĩa vụ cao hơn so 
với quy định của WTO (WTO+). 
Các quy định chung về các biện pháp PVTM được quy định tại các FTA thế hệ mới 
mà Việt Nam là thành viên tập trung vào một số nội dung cơ bản: 
Thứ nhất, Đối với biện pháp chống bán phá và trợ cấp: Cấp độ của các quy định chống 
bán phá giá và trợ cấp trong FTA nói chung và FTA thế hệ mới nói riêng được phân loại như 
sau: (i) Không chấp nhận biện pháp chống bán phá giá và trợ cấp áp dụng đối với thành viên 
của FTA; (ii) Quy định một cách không cụ thể; (iii) Quy định cụ thể biện pháp chống bán phá 
giá và trợ cấp áp dụng đối với thành viên FTA và đối với một số FTA như: EVFTA còn quy 
định chi tiết một số điều khoản WTO+; CPTPP quy định các thông lệ khuyến khích thành 
viên tuân thủ nhằm tăng tính minh bạch của các cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp. 
Thứ hai, Đối với biện pháp tự vệ: Các FTA thường phân loại biện pháp tự vệ làm hai 
nhóm: Nhóm (1) Biện pháp tự vệ song phương hoặc trong khuôn khổ FTA; (2) Biện pháp tự 
vệ toàn cầu. Trong đó, nhóm (1) chỉ được áp dụng đối với các thành viên của FTA nhằm ứng 
866 
phó với hệ quả khi thực hiện cam kết trong hiệp định như: Giảm thuế, hàng nhập khẩu gia 
tăng gây thiệt hại cho sản xuất trong nước. Nhóm (2) là biện pháp tự vệ theo ý nghĩa của điều 
XIX – GATT và hiệp định tự vệ của WTO. Cấp độ của biện pháp tự vệ cũng được phân loại 
tương tự chống bán phá giá và trợ cấp gồm: Không cho phép, quy định không cụ thể và quy 
định chi tiết. 
Cụ thể, nội dung cam kết về lĩnh vực PVTM trong các FTA của Việt nam bao gồm: 
- Các nội dung về PVTM cơ bản đều dựa trên các cam kết chung về PVTM trong 
khuôn khổ WTO. 
- Tùy thuộc vào đối tác và tầm quan trọng của thị trường xuất khẩu, Việt Nam có thể 
linh hoạt trong phạm vi và nội dung áp dụng biện pháp PVTM. 
- Về nội dung quy định, đa số các quy định về PVTM trong các FTA của Việt Nam 
liên quan đến biện pháp tự vệ, bao gồm biện pháp tự vệ toàn cầu và biện pháp tự vệ trong giai 
đoạn chuyển tiếp. Các hiệp định CPTPP, EVFTA quy định cụ thể đề cập đến các biện pháp 
khác như: Chống bán phá giá, chống trợ cấp theo hướng dẫn chiếu tới việc áp dụng quy định 
của WTO. 
- Đối với các biện pháp tự vệ toàn cầu, biện pháp chống bán phá giá và biện pháp 
chống trợ cấp, các Hiệp định FTA hầu hết dẫn chiếu đến các nghĩa vụ theo các Hiệp định liên 
quan của WTO. 
Có thể thấy, các quy định về điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp trong Luật 
Quản lý ngoại thương được xây dựng trên cơ sở kế thừa, phát huy từ 02 Pháp lệnh về chống 
bán phá giá, chống trợ cấp của Việt Nam, mà 02 pháp lệnh này ra đời (vào năm 2004) nhằm 
mục đích chứng minh quy định pháp luật của Việt Nam là đầy đủ, hoàn thiện, góp phần hỗ trợ 
cho quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Do đó, về cơ bản, đối với các quy định 
dẫn chiếu tới WTO, Luật mới hoàn toàn bám sát và có thể đáp ứng được. Tuy nhiên, đối với 
các quy định mang tính WTO+, một số quy định vẫn chưa được cụ thể hóa rõ ràng trong Luật. 
Do đó, việc ban hành 2 văn bản hướng dẫn là Nghị định số 10/2018/NĐ-CP và Thông tư số 
06/2018/TT-BCT đã quy định chi tiết hơn quá trình điều tra và áp thuế đối với các hành vi 
bán phá giá và trợ cấp tại Việt Nam. 
Đối với biện pháp tự vệ thương mại, Luật Quản lý ngoại thương của Việt Nam có qui 
định liên quan tới việc áp dụng biện pháp tự vệ khá là linh hoạt, cụ thể tại Điều 99 (trường 
hợp tự vệ đặc biệt) đã đưa ra định nghĩa: ―Tự vệ đặc biệt là biện pháp tự vệ được Bộ trưởng 
Bộ Công Thương quyết định áp dụng trong trường hợp gia tăng quá mức hàng hóa nhập khẩu 
vào Việt Nam do kết quả của việc giảm thuế theo lộ trình của điều ước quốc tế mà nước Cộng 
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.‖ Và ―Việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ đặc 
biệt phải tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành 
viên.‖. Như vậy, pháp luật Việt Nam về PVTM cho phép Việt Nam tuân thủ các quy định liên 
quan đến điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ trong khuôn khổ FTA. 
So với các cam kết khi gia nhập WTO, thì các FTA nói chung và các FTA thế hệ mới 
nói riêng có mức độ cam kết sâu và rộng hơn rất nhiều với mức độ mở cửa lớn hơn (Việt Nam 
867 
cam kết xóa bỏ tới 80%-90% dòng thuế) dẫn đến việc hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ 
các nước đối tác FTA sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó do năng lực cạnh tranh của các doanh 
nghiệp Việt Nam còn có những hạn chế, nhiều ngành sản xuất trong nước của Việt Nam khó 
có thể trụ vững trước sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa nhập khẩu. Trong bối cảnh đó, để 
hạn chế thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước, việc quy định 
cụ thể về các biện pháp PVTM trong hệ thống pháp luật của mình sẽ là cơ sở để Việt Nam 
điều tra, áp dụng các biện pháp phù hợp và hiệu quả. 
Do đó trong bối cảnh thực thi các cam kết FTA thế hệ mới thì Bộ Công Thương sẽ 
từng bước tiến hành xây dựng văn bản quy định, hướng dẫn thực thi các Hiệp định đã ký kết, 
đây có thể được xem là một nỗ lực rất lớn trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về lĩnh 
vực PVTM trong xu thế FTA thế hệ mới. 
3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong việc áp 
dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. 
Việt nam đang tích cực sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ, xây 
dựng và phát triển năng lực sản xuất trong nước. Các vụ việc phòng vệ thương mại hiện nay 
tăng so với trước đây đã cho thấy việc áp dụng các quy định theo luật quản lý ngoại thương đã 
dễ dàng hơn do các quy định chi tiết, cụ thể và có sự tương tích với các điều ước quốc tế mà 
Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, so với các đối tác trong các FTA thì số vụ việc điều tra và 
áp thuế liên quan đến phòng vệ thương mại tại Việt Nam lại chưa lớn. Nguyên nhân chính là 
do chủ trương khuyến khích tự do hóa thương mại và Việt Nam chỉ áp dụng các biện pháp 
PVTM trong trường hợp thật sự cần thiết trên cơ sở kết quả điều tra đảm bảo các quy định 
pháp luật. 
Cho đến nay, các biện pháp PVTM đã góp phần bảo vệ công ăn việc làm của hàng 
trăm nghìn lao động thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp, khuyến khích sản xuất trong 
nước phát triển và hỗ trợ cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Ngoài ra, thuế PVTM còn góp 
phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước với mức thuế thu được ước tính lên tới hàng 
nghìn tỉ đồng cũng như bảo vệ cho hoạt động sản xuất của các ngành công nghiệp trong nước 
với ước tính chiếm khoảng 6,8% tổng GDP Việt Nam năm 20183. Các biện pháp PVTM vừa 
là để bảo vệ sản xuất và việc làm trong nước đồng thời giảm mức độ phụ thuộc vào hàng hoá 
nhập khẩu (đặc biệt đối với các hàng hóa thiết yếu của nền kinh tế như sắt thép, phân bón, 
v.v), góp phần thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày 28 tháng 3 
năm 2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 755/QĐ-BCT về Chương 
trình tổng thể về sử dụng và ứng phó với các biện pháp PVTM nhằm hỗ trợ phát triển một số 
ngày công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2018-2020, xét đến 2025. Chương trình tổng thể này, 
cùng với các văn bản pháp luật liên quan, sẽ tạo nền tảng cho việc triển khai các chính sách, 
biện pháp về PVTM phù hợp với cam kết quốc tế để phát triển các ngành sản xuất trong nước, 
thực hiện thành công các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. 
3 https://www.moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/phat-huy-vai-tro-cua-cac-bien-phap-phong-ve-thuong-mai-trong-
qua-trinh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-16950-16.html 
868 
Từ thực tiễn thực hiện pháp luật về phòng vệ thương mại cso thể tahays một số vấn đề 
cần đặt ra đối với Việt Nam trong việc áp dụng các biện pháp này, cụ thể là: 
Thứ nhất, khi thực thi các FTA cần nhận thức rõ rằng, việc áp dụng các biện pháp 
PVTM là ―quyền‖ chứ không phải là nghĩa vụ của các nước thành viên. Để thực hiện ―quyền‖ 
này thì nghĩa vụ của các nước thành viên là phải đảm bảo tuân thủ theo thỏa thuận về các biện 
pháp PVTM tương ứng với quyền này theo tiêu chí chung. Đáng chú ý, đối với các FTA thế 
hệ mới như CPTPP, quy định về PVTM được hiểu là cam kết WTO+, vì CPTPP ghi nhận 
toàn bộ quy định về PVTM trong WTO và đưa ra những quy định có tính nới rộng, CPTPP 
ghi nhận các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp theo các quy định của WTO: ―Các 
Bên khẳng định quyền và nghĩa vụ của mình phát sinh theo Điều VI Hiệp định GATT 1994, 
Hiệp định Chống bán phá giá, và Hiệp định SCM.‖ (Điều 3.1); ―Các Bên khẳng định các 
quyền và nghĩa vụ của mình theo Điều XIX Hiệp định GATT 1994, Hiệp định về Tự vệ và 
Điều 5 Hiệp định về Nông nghiệp.‖ (Điều 3.6) 
Thứ hai là, trong quá trình điều tra áp dụng các biện pháp PVTM thì việc gia tăng 
nghĩa vụ là thực sự cần thiết, bởi vì: hiện nay, một số FTA thế hệ mới đã quy định chặt chẽ 
hơn trong việc điều tra, áp dụng biện pháp PVTM đối với đối tác FTA (cao hơn so với quy 
định WTO). Cụ thể như, bên cạnh việc phải có một hệ thống văn bản pháp luật tương thích và 
phù hợp, cơ quan điều tra của Việt Nam còn phải tuân thủ các nghĩa vụ bắt buộc trong các 
FTA với các đối tác. Chẳng hạn như Việt Nam phải tuân thủ thực hiện các quy định về 
nguyên tắc thuế thấp hơn, lợi ích công cộng, gia tăng các nghĩa vụ thông báo, tham vấn, cung 
cấp các thông tin, chế độ bảo mật thông tin 
Thứ ba, để có thể sử dụng các biện pháp PVTM hiệu quả, đặc biệt là biện pháp tự vệ 
trong giai đoạn chuyển tiếp, cần trang bị kiến thức về pháp luật PVTM cho các doanh nghiệp 
cụ thể như: ngoài biện pháp tự vệ toàn cầu mà các thành viên CPTPP dành cho các thành viên 
WTO, thì các nước thành viên FTA thế hệ mới có thể áp dụng các biện pháp tự vệ trong thời 
gian chuyển tiếp do tác động của hiệp định này gây ra; đảm bảo tính minh bạch trong quy 
trình điều tra; các quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục, điều kiện áp dụng các biện pháp 
PVTM theo các FTA thế hệ mới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Quốc hội (2017), Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14; 
2. Chính phủ (2018), Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 quy định chi tiết 
một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại; 
3. Bộ Công Thương (2018), Thông tư số 06/2018/TT-BCT quy định chi tiết một số 
nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại; 
4. Bộ Công Thương (2019), Thông tư số 37 /2019/TT-BCT ngày 29/11/2019 quy định 
chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại; 

File đính kèm:

  • pdfhiep_dinh_thuong_mai_tu_do_the_he_moi_va_viec_hoan_thien_khu.pdf