Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nền tảng mới định hình cục bộ phiên bản mới thể chế thương mại toàn cầu giai đoạn mới

Thể chế thương mại toàn cầu hình thành ngay sau kết thúc chiến tranh thế

giới thứ 2 chủ yếu từ Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) năm 1947, được

cải thiện đáng kể trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 1995 và gần như không

thay đổi trong Chương trình nghị sự Đôha năm 2005. Các cam kết WTO trở thành cam kết

phổ biến được tuân thủ rộng rãi toàn cầu. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới khởi

đầu là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ năm 2005 trở thành thực thể pháp

lý vượt ngoài khuôn khổ thể chế WTO. Các hiệp định đàm phán lại giữa Mý với đối tác Bắc

Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu dưới thời Tổng thống D. Trump c ng như các

hiệp định Việt Nam ký kết như Hiệp định xuyên Thái Bình Dương toàn diện và tiến bộ

(CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định bảo

hộ đầu tư Việt Nam- Liên minh châu Âu (EVIPA) cho thấy những thay đổi đáng kể th a thuận

so với thể chế WTO. Bên cạnh đó, xuất hiện những đánh giá thiếu phù hợp thể chế WTO với

thực ti n thương mại hiện tại đe dọa tồn tại thể chế toàn cầu này. Đồng thời với giảm thuế,

các biện pháp kỹ thuật gắn với tiến bộ công nghệ và phi kỹ thuật thương mại liên quan đến

bảo vệ sức kh e con người, động thực vật tăng lên ảnh hưởng không nh đến cách ứng xử

chính sách thương mại quốc gia. Những khía cạnh này là b ng chứng khẳng định sự ra đời

nền tảng mới định hình cục bộ phiên bản mới thể chế thương mại toàn cầu.

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nền tảng mới định hình cục bộ phiên bản mới thể chế thương mại toàn cầu giai đoạn mới trang 1

Trang 1

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nền tảng mới định hình cục bộ phiên bản mới thể chế thương mại toàn cầu giai đoạn mới trang 2

Trang 2

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nền tảng mới định hình cục bộ phiên bản mới thể chế thương mại toàn cầu giai đoạn mới trang 3

Trang 3

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nền tảng mới định hình cục bộ phiên bản mới thể chế thương mại toàn cầu giai đoạn mới trang 4

Trang 4

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nền tảng mới định hình cục bộ phiên bản mới thể chế thương mại toàn cầu giai đoạn mới trang 5

Trang 5

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nền tảng mới định hình cục bộ phiên bản mới thể chế thương mại toàn cầu giai đoạn mới trang 6

Trang 6

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nền tảng mới định hình cục bộ phiên bản mới thể chế thương mại toàn cầu giai đoạn mới trang 7

Trang 7

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nền tảng mới định hình cục bộ phiên bản mới thể chế thương mại toàn cầu giai đoạn mới trang 8

Trang 8

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nền tảng mới định hình cục bộ phiên bản mới thể chế thương mại toàn cầu giai đoạn mới trang 9

Trang 9

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nền tảng mới định hình cục bộ phiên bản mới thể chế thương mại toàn cầu giai đoạn mới trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 6600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nền tảng mới định hình cục bộ phiên bản mới thể chế thương mại toàn cầu giai đoạn mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nền tảng mới định hình cục bộ phiên bản mới thể chế thương mại toàn cầu giai đoạn mới

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nền tảng mới định hình cục bộ phiên bản mới thể chế thương mại toàn cầu giai đoạn mới
àm tăng 
GDP lũy tiến 2,5%, 4,6% và 4,3% tương ứng năm 2020, 2025 và 2030 so với không có 
hiệp định. Tính trung bình, GDP tăng thêm mỗi năm 5,3 tỷ USD tương đương 0,34 điểm 
%. Tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ được cải thiện cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. 
Còn CPTPP thúc đẩy tăng trưởng GDP thêm 1,32%, tương đương với 1,7 tỷ USD vào năm 
2030 (Trung tâm WTO
d, 2020). Xét riêng tác động của hiệp định thương mại tự do đến 
thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể thấy trong năm đầu gia nhập WTO (2007), 
vốn FDI đăng ký năm 2008 đạt kỷ lục 71,3 tỷ đô-la cho thấy tiềm năng thu hút rất lớn nhờ 
tác động tự do hóa thương mại mặc dù vốn thực hiện chỉ khoảng11,5 tỷ đô-la nghĩa là đạt 
tỷ lệ khoảng 14% vốn đăng ký. Ngay sau khi CPTPP có hiệu lực 14.1.2019, FDI đăng ký 
năm 2019 chỉ khoảng 34,42 tỷ đô- la nhưng vốn thực hiện khoảng 21,18 tỷ đô- la đạt tỷ lệ 
khoảng 62% (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019). Điều đó cho thấy hiệp định thế hệ mới tác 
động lớn hơn đến FDI thực hiện so với nhận thức cơ hội tiềm năng thể hiện ở quy mô vốn 
đăng ký so với hiệp định khác (Hình 1). 
Còn CPTPP, EVFTA làm tăng mối quan tâm quốc gia và doanh nghiệp đến xây 
dựng và áp dụng rào cản kỹ thuật cũng như đầu tư xây dựng tiêu chuẩn ngành hàng 
chuyên sâu và sản phẩm tinh xảo. Điều này làm tăng chi phí tuân thủ hiệp định. Tuy 
68 Trong CPTPP, có nguyên tắc ―nguồn cung thiếu hụt‖ và ―từ sợi trở đi‖ cho thấy nhưng yêu cầu cao hơn của 
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới so với thế hệ trước 
1176 
nhiên, kim ngạch xuất- nhập khẩu và các giao dịch mang bản chất thương mại khác đều 
tăng lên đáng kể đối với Việt Nam và năm sau cao hơn năm trước từ 143 tỷ đô la năm 
2007 lên 517 tỷ đô la năm 2019 (Hình 2). 
Nguồn: Lạng N.T,(NEU, 2020) từ GSO) 
Hình 1: FDI Việt Nam trong thể chế WTO-CPTPP 
 Nguồn: Lạng N.T,(NEU, 2020) từ GSO) 
Hình 2: Xuất nhập khẩu Việt Nam thế chế WTO-CPTPP 
6. Về yêu cầu mới biện pháp kỹ thuật và phi kỹ thuật, hiệp định thương mại tự do thế 
hệ mới nhấn mạnh đáng kể đến các biện pháp kỹ thuật và phi kỹ thuật. Nếu trong WTO cóp 3 
hiệp định nèn tảng là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại hàng hóa (GATT), Hiệp 
địnhchung về thương mại dịch vụ GATS và Hiệp định về hàng rào kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ 
(SPS và TBT) thì sự mở rộng nội dung hiệp định gắn với SPS và TBT. Các biện pháp phi thuế 
quan, biện pháp kỹ thuật và phi kỹ thuật liên quan đến thủ tục được phát triển đa dạng. Số 
lượng các biện pháp này được các quốc gia ban hành để lấy ý kiến thành viên tăng lên từng 
tháng thậm chí từng tuần thậm chí còn ngắn hơn (ePingalert). Từ năm 1995 đến 2018, số 
lượng biện pháp phi kỹ thuật tăng lên đáng kể từ 364 lên 2085 nghĩa là gấp gần 6 lần trong 
vòng 23 năm (ITC, 2020). Điều này đòi hỏi quốc gia và doanh nghiệp đầu tư sâu hơn vào đổi 
mới sáng tạo để đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật. Đây là động lực gia tăng quy mô đầu tư nghiên 
1177 
cứu và phát triển (R&D) của doanh nghiệp.Sự thuận lợi của giảm thuế lại bị cản trở bởi sự mở 
rộng và gia tăng mật độ dày đặc biện pháp kỹ thuật và phi kỹ thuật. Chí phí đầu tư đáp ứng 
yêu cầu biện pháp kỹ thuật và phi kỹ thuật này khá đáng kể so với chi phí thuế quan. Điều này 
phần nào cho thấy các giệp định thương mại tự do thế hệ mới không làm giảm giá đáng kể giá 
cả hàng hóa nếu chi phí tuân thủ tăng lên mặc dù suy cho cùng, các biện pháp này bảo vệ sức 
khỏe con ngườ, động thực vật và tăng chất lượng, độ an toàn của sản phẩm. 
7. Về tính kinh tế và chính trị, hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là sự thể hiện 
cao nhất bản chất kinh tế và chính trị của chính sách thương mại, nhấn mạnh đến xây dựng 
quan hệ mạng lưới chặt chẽ trong một nhóm nước, do đó đề cao lợi ích cục bộ nhóm nước đó 
so với phần còn lại của thế giới. Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới không cản trở việc 
thực hiện nghĩa vụ và làm giảm lợi ích các nước ngoài hiệp định (theo Điều XXIV). Đồng 
thời, hiệp định còn tạo lợi ích lớn hơn cho các nước thành viên thông qua gia tăng hàm lượng 
giá trị khu vực (RVC), hình thành chuỗi giá trị khu vực, kết nối chặt chẽ mạng sản xuất khu 
vực, dịch chuyển cơ cấu, tạo áp lực đầu tư sản xuẩt sử dụng nguyên liệu khu vực để hưởng 
thuế ưu đãi. Đây là phương thức ứng xử phù hợp với tình trạng chênh lệch đáng kể trình độ 
phát triển và năng lực thực hiện cam kết giữa các nước thành viên. 
4. Phiên bản mới thể chế thƣơng mại toàn cầu giai đoạn mới đang đƣợc định hình cục bộ 
Với sự xuất hiện hiệp định thương mại tự do thế hệ mới dựa trên những nguyên tắc 
chung và đặc thù, mặc dù hiệu lực thực hiện chỉ hơn 1 năm và có hiêp định chưa có hiệu lực 
thực hiện đến thời điểm hiện tại (tháng 3/2020), phiên bản mới thể chế thương mại toàn cầu 
giai đoạn mới đang định hình cục bộ. Thể chế thương mại toàn cầu đang trong bước ngoặt 
quan trọng từ nền thương mại đa phương toàn cầu với sự suy yếu cục bộ quyền lực thể chế 
thương mại WTO, mặc dù vẫn đang là trụ cột chính và chưa có thể chế nào thay thế hoàn hảo 
vào thời điểm hiện tại, để chuyển dần sang thể chế tích hợp từ các hiệp định thương mại tự do 
khu vực, hiệp định kinh tế toàn diện theo nhóm nước hay nhóm đồng thuận cao, hay hiệp định 
đối tác chiến lược cũng như các thỏa thuận song phương đa dạng. Sự suy giảm cục bộ quyền 
lực thể chế thương mại WTO đang tạo cơ hội rẩt lớn định hình cục bộ phiên bản mới thế chế 
thương mại toàn cầu giai đoạn sau Đô-ha dựa trên các hiệp định và thỏa thuận thương mại 
mới. Bên cạnh đó, mô hình phát triển kinh tê các nước chuyển dần sang phát triển dựa trên 
nền tảng công nghệ và đổi mới sáng tạo của cách mạng công nghiệp 4.0 từ năm 2010 cùng 
với thương mại kỹ thuật số tăng trưởng cao được gia tốc bởi nạn đại dịch toàn cầu nCOVID-
19 bát đầu từ tháng 12/2019 từ Vũ Hán (Trung Quốc) (G20 Leader‘s Summit, 2020). 
Trong giai đoạn 7-10 năm sắp đến và đến thời điểm năm 2030, khi các hiệp định 
thương mại tự do thế hệ mới hoàn thành triệt để việc giảm thuế nhanh đến mức 0% với hầu 
hết 100% dòng thuế theo cam kết. Đó là giai đoạn cơ cấu công cụ chính sách thương mại sẽ 
có sự thay đổi cơ bản. Tỷ trọng các công cụ thuế quan và phi thuế quan giảm xuống còn tỷ 
trọng các công cụ và biện pháp kỹ thuật và phi kỹ thuật tăng lên. Cách ứng xử và sứ mệnh thể 
chế thương mại toàn cầu giám sát, rà soát và bảo vệ tiến trình này chủ yếu tập trung nguồn lực 
và cố gắng nhiều hơn vào khâu cuối hay điều kiện đủ tức là sự tuân thủ triệt để cam kết gồm 
1178 
tuân thủ nghiêm túc cam kết giảm thuế, loại bỏ triệt để hành vi gian lận xuất xứ và lẩn tránh 
thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và thuế chống lẩn tránh thuế để tất cả cam kết được 
tuân thủ đầy đủ nhất. 
Cùng với quá trình phát triển kinh tế được gia tốc bởi các quốc gia nhất là các quốc 
gia lựa chọn mô hình phát triển bền vững, bao trùm và dựa trên động lực đổi mới sáng tạo, 
thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0, mức độ tinh vi, phức tạp và tinh xảo các biện pháp áp 
dụng trong các giao dịch thương mại dựa vào sự phát triển của công nghệ, các biện pháp gian 
lận xuất xử, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại có thể tăng lên đáng kể cho nên cơ chế 
cảnh báo sớm các vụ lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ trở thành bộ phận có vị trí 
và vai trò ngày càng đáng kể trong thể chế thương mại mới. Các quy định phòng vệ thương 
mại của các quốc gia và khu vực sẽ được hoàn thiện, bổ sung và ban hành mới. Nhiều quy tắc 
thương mại mang nặng tính kỹ thuật và phi kỹ thuật sẽ ra đời với sự đa dạng rất lớn về danh 
mục sản phẩm để phù hợp với giai đoạn mới. Bộ phận đảm đương nhiệm chức năng, nhiệm 
vụ của bộ máy thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại được xây dựng và phát triển 
theo hướng chuyên nghiệp hóa sâu, các công cụ và biện pháp ngày càng hoàn thiện để đáp 
ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Ở mức độ lớn hơn, bộ phận đảm nhiệm chức năng phân tích 
vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại, tham mưu chính sách và biện pháp, công cụ áp 
dụng, đề xuất biện pháp đóng vai trò trung tâm của việc thực hiện thể chế thương mại toàn 
cầu giai đoạn mới. Cụ thể hơn, Cục phòng vệ thương mại hay các cơ quan có chức năng 
tương đương của các quốc gia sẽ có mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn trong thể chế thương 
mại mới. 
 Kết luận 
Đến năm 2016, WTO với 164 thành viên là thể chế thương mại lớn nhất toàn cầu và 
sự phát triển đạt đến đỉnh cao về quy mô bao phủ thương mại toàn cầu, số lượng hiệp định và 
cam kêt quốc tế. Những nền tảng cơ bản thể chế thương mại toàn cầu được hình thành và tập 
quán, thực tiễn thương mại hiệu quả được xây dựng có tác động quan trọng đến sự phát triển 
thương mại toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng GDP và các tác động quan trọng khác. Tuy nhiên, 
thể chế WTO chưa có sự tiền triển đáng kể từ sau Chương trình nghị sự Đô-ha càng minh 
chứng đỉnh cao của thể chế thương mại toàn cầu này. 
Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (thực chất là thế hệ kế tiếp hay thế hệ sau, 
hay theo tác giả về mặt khoa học, hiệp định tân truyền thống) được hình thành từ năm 2016 
với sự ra đời TPP. Chúng có những đặc điểm khác cơ bản với hiệp định trước về tên gọi, thời 
điểm, nguyên tắc nền tảng, nguyên tắc đặc thù và cá biệt, và hiệu lực thực thi, phạm vi, mức 
độ cam kết và nghĩa vụ, Về tác động tiềm tàng và thực tế, yêu cầu mới biện pháp kỹ thuật và 
phi kỹ thuật, và tính kinh tế và chính trị. Các hiệp định này đang là nền tảng mới định hình 
cục bộ phiên bản mới của thể chế thương mại toàn cầu giai đoạn mới. 
 Thể chế thương mại toàn cầu đang hình thành. Tuy nhiên, sự bế tắc của Chương trình 
nghị sự Đô-ha đòi hỏi sự lựa chọn ―tốt thứ nhì‖ và thúc đẩy sự ra đời thế hệ hiệp định thương 
mại tự do thế hệ mới. Trên thực tế chỉ mới co CPTPP có hiệu lực thực thi trong 11 thành viên 
1179 
còn EVFTA, RCEP chưa có hiệu lực thực tế. Do đó, các hiệp định này chỏ mới hiện tương 
mang tính đơn lẻ mà chưa phải phổ biến cho nên chúng là nền tảng định hình cục bộ thể chế 
thương mại toàn cầu giai đoạn sau 2016. Trong phiên bản mới định hình này của thể chế, ví 
trí và vai trò biện pháp, công cụ, bộ máy đảm nhiệm chức năng phòng vệ thương mại là trung 
tâm để hiệp định trực tiếp là cam kết thực hiện đầy đủ và triệt để nhất. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Balassa B. (1961), The Theory of Economic Integration: An Introduction, có tại: < 
>. 
2. Bộ Công Thường (2019), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình 
Dương (CPTPP), có tại: <
c3f5-4592-9fe7-baa47f75a7c0>. 
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tạ Việt Nam, có 
tại: < 
20nghi%2030%20nam%20-%20Vietnamese.pdf>. 
4. Bộ Ngoại giao (2010), Tổng quan về Vòng đàm phán Đô-ha, có tại: < 
>. 
5. Deborah Elms (2015), The Origins and Evolution of the Trans-Pacific Partnership 
Trade Negotiations, có tại: < https://static1.squarespace.com/static/5393d501e4b0 
643446abd228/t/586caccae6f2e1c53306f15e/1483517143074/AS5606_02_Elms.pdf>. 
6. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương 
Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, có tại: 
<
xii/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xi-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-
quoc-lan-thu-xii-cua-dang-1600>. 
7. G20 Leaders‘ Summit (26 March 2020), Statement on COVID-19, có tại: < 
https://www.gov.uk/government/news/g20-leaders-summit-statement-on-covid-19-26-march-2020 >. 
8. Global Affairs Canada (2020), The Canada-United States-Mexico Agreement: 
Economic Impact Assessment, có tại: < https://www.international.gc.ca/tradecommerce 
/assets/pdfs/agreements-accords/cusma-aceum/CUSMA-impact-repercussion-en.pdf>. 
9. Global Partner Digital (2020), The Trans-Pacific Partnership (TPP), có tại: 
. 
10. Inkyo Cheong (2013), Negotiations for the Trans-Pacific Partnership Agreement: 
Evaluation and Implications for East Asian Regionalism, có tại: < 
https://www.adb.org/sites/default/files/publication/156283/adbi-wp428.pdf>. 
11. Meredith Kolsky Lewis (2013), The TPP and the RCEP (ASEAN+6) as Potential 
Paths Toward Deeper Asian Economic Integration, có tại: < https://digitalcommons.law. 
buffalo.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1393&context=journal_articles>. 
1180 
12. Ministry of Foreign Affairs and Trade (MFAT, 2005), Agreement for a Trans-
Pacific Strategic Economic Partnership, có tại: <file:///C:/Documents%20and%20Settings/ 
Admin/My%20Documents/Downloads/B2005-15.pdf>. 
13. Tạp chí tài chính (2019), Tham gia CPTPP: Kinh tế Viêt Nam sẽ tăng tốc, có tại: 
<
302918.html>. 
14. Thủ tướng Chính phủa (2016), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương- cơ hội 
và thách thức, hành động của chúng ta, có tại: <
Doi-tac-xuyen-Thai-Binh-Duong-co-hoi-va-thach-thucHanh-dong-cua-chung-
ta/247809.vgp>. 
15. Thủ tướng Chính phủb (2006), Gia nhập WTO- Cơ hội, thách thức và hành động 
của chúng ta, có tại: <https://tuoitre.vn/gia-nhap-wto-co-hoi---thach-thuc-va-hanh-dong-cua-
chung-ta-171164.htm>. 
16.Thư viện pháp luật (2016), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), có tại: 
. 
17. Thư viên pháp luật (2019), Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam- Liên minh châu Âu 
(EVIPA), có tại: <https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/hiep-dinh-evipa/24502/ban-tieng-viet-
hiep-dinh-evipa-loi-noi-dau>. 
18. Thư viện pháp luật (2010), Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan, có tại: 
<https://thuvienphapluat.vn/van-ban/thuong-mai/Hiep-dinh-chung-ve-thue-quan-va-thuong-
mai-GATT-13898.aspx>. Điều XXIV. 
19. Tổ chức thương mại thế giới (2020), ePing, có tại: 
. 
20. Tổng cục Thống kê, Số liệu và thương mại và đầu tư Việt Nam giai đoạn 1988-
2017, có tại: . 
21.Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC, 2020), Tài liệu tập huấn: Vượt rào cản kỹ 
thuật và phi kỹ thuật‖ tổ chức tại Hà Nội từ ngày 2-7/3/2020 
22. Trung tâm WTO
a
 (2020), RCEP tổ chức phiên họp đặc biệt về khả năng ký kết 
hiệp định năm 2020, có tại: <
phien-hop-dac-biet-ve-kha-nang-ky-ket-hiep-dinh-nam-2020>. 
23. Trung tâm WTO
b
 (2019), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh châu 
Âu (EVFTA), có tại: < 
BB%87p%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20EVFTA.pdf>. 
24. Trung tâm WTO
c
 (2016), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), có tại: 
<
hiep-dinh/TPP_Chuong%201.pdf>. 
25. Trung tâm WTO
d
 (2010),Các hiệp định cơ bản của WTO, truy cập lần cuối cùng 
ngày 6 tháng 6 năm 2020, tại 
cua-wto>. 
1181 
26. Trung tâm WTO
e
 (2019), FTA thế hệ mới: 'Cú huých' thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 
trong trung, dài hạn, có tại: < 
huych-thuc-day-tang-truong-kinh-te-trong-trung-dai-han>. 
27. Trung tâm WTO
f
 (2019), WTO đang gặp khủng hoảng về giải quyết tranh chấp 
khiến các cơ quan thương mại toàn cầu gặp rủi ro, có tại: 
<
tranh-chap-khien-cac-co-quan-thuong-mai-toan-cau-gap-rui-ro>. 
28. Viện Chiến lược Phát triển (2008), Đánh giá tác động của gia nhập WTO tới nền 
kinh tế Việt Nam Sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE), có tại: 
<
%20CEPII%20-VN.pdf>. 

File đính kèm:

  • pdfhiep_dinh_thuong_mai_tu_do_the_he_moi_nen_tang_moi_dinh_hinh.pdf