Hiệp định chống bán phá giá của WTO: Những thách thức, khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khi tham gia các hiệp định tự do thế hệ mới FTA

Trong khi các quốc gia thành viên WTO đang dần b các rào cản thuế

quan và phi thuế quan thì các biện pháp tự vệ, thuế chống phá giá và thuế đối kháng vẫn ngày

càng được nhiều quốc gia phát triển áp dụng một cách triệt để. Nhiều nước đang phát triển

và kém phát triển phải đối mặt với tình trạng hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại thị trường

của mình và gánh chịu những thiệt hại cho sản xuất trong nước. Hàng hóa của Việt Nam

c ng đã gặp phải những biện pháp chống bán phá giá mà nước sở tại áp dụng. Sự việc đó đã

làm ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Bài viết phân tích hiệp định chống bán

phá giá của WTO khi Việt Nam tham gia ký kết FTA, với những thách thức, khó khăn trong

xuất khẩu của Việt Nam.

Hiệp định chống bán phá giá của WTO: Những thách thức, khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khi tham gia các hiệp định tự do thế hệ mới FTA trang 1

Trang 1

Hiệp định chống bán phá giá của WTO: Những thách thức, khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khi tham gia các hiệp định tự do thế hệ mới FTA trang 2

Trang 2

Hiệp định chống bán phá giá của WTO: Những thách thức, khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khi tham gia các hiệp định tự do thế hệ mới FTA trang 3

Trang 3

Hiệp định chống bán phá giá của WTO: Những thách thức, khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khi tham gia các hiệp định tự do thế hệ mới FTA trang 4

Trang 4

Hiệp định chống bán phá giá của WTO: Những thách thức, khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khi tham gia các hiệp định tự do thế hệ mới FTA trang 5

Trang 5

Hiệp định chống bán phá giá của WTO: Những thách thức, khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khi tham gia các hiệp định tự do thế hệ mới FTA trang 6

Trang 6

Hiệp định chống bán phá giá của WTO: Những thách thức, khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khi tham gia các hiệp định tự do thế hệ mới FTA trang 7

Trang 7

Hiệp định chống bán phá giá của WTO: Những thách thức, khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khi tham gia các hiệp định tự do thế hệ mới FTA trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 8840
Bạn đang xem tài liệu "Hiệp định chống bán phá giá của WTO: Những thách thức, khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khi tham gia các hiệp định tự do thế hệ mới FTA", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệp định chống bán phá giá của WTO: Những thách thức, khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khi tham gia các hiệp định tự do thế hệ mới FTA

Hiệp định chống bán phá giá của WTO: Những thách thức, khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khi tham gia các hiệp định tự do thế hệ mới FTA
iếp đến biện pháp chống bán phá giá mà các quốc gia 
là thành viên của hiệp định thế hệ mới FTA áp dụng. 
2. Hiệp định chống bán phá giá của WTO 
2.1. Các cách hiểu về phá giá 
Mặc dù hiện tại phá giá và chống phá giá đã được WTO thống nhất và đưa ra các tiêu 
chí và thủ tục để đánh giá, song khi nói đến phá giá, giới kinh doanh vẫn có nhiều cách hiểu 
khác nhau: 
-Phá giá là giảm giá để cạnh tranh thị trường hoặc tiêu diệt đối thủ cạnh tranh 
- Phá giá là bán dưới giá thành 
- Phá giá là bán dưới mức giá bình thường. 
Định nghĩa về phá giá và cách xác định phá giá của WTO đã được quy định tại Điều 6 
của GATT: ― Phá giá là hành vi mà sản phẩm của một quốc gia được bán ở quốc gia khác tại 
mức thấp hơn giá trị thông thường và làm thiệt hại hay đe dọa làm thiệt hại về mặt vật chất 
của một ngành của quốc gia khác hoặc làm chậm trễ sự thiết lập một ngành ở quốc gia khác‖. 
Hai khái niệm quan trọng trong quy định này là giá trị thông thường và thiệt hại về vật chất. 
Một quốc gia bị cho là đã bán sản phẩm của mình ở một quốc gia khác tại mức thấp 
hơn giá trị thông thường nếu: 
1034 
- Giá đó thấp hơn mức giá tương đối trong điều kiện thương mại thông thường đối với 
sản phẩm tương tự tại nước xuất khẩu. 
- Nếu không thể xác định mức giá nội địa đó thì: 
+ Mức giá đó thấp hơn mức giá tương đối cao nhất được xuất khẩu tới một nước thứ 
ba trong điều kiện thương mại thông thường. 
+ Mức giá đó thấp hơn chi phí sản xuất tại nước xuất khẩu cộng với một tỉ lệ hợp lí chi 
phí và lợi nhuận bán hàng. 
2.2. Biện pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc tế 
Trong thương mại quốc tế, khi hàng hóa bị xem là bán phá giá thì chúng có thể bị áp 
đặt các biện pháp chống bán phá giá (antiduming) như thuế chống phá giá, đặt cọc hoặc thế 
chấp, can thiệp hạn chế định lượng hoặc điều chỉnh mức giá của nhà xuất khẩu nhằm triệt tiêu 
nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước nhập khẩu, trong đó thuế chống bán phá 
giá là biện pháp phổ biến nhất hiện nay. 
Về thực chất, thuế chống bán phá giá là một loại thuế nhập khẩu bổ sung đánh vào 
những hàng hóa bị bán phá giá ở nước nhập khẩu, nhằm hạn chế những thiệt hại do việc bán 
phá giá đưa đến cho ngành sản xuất của nước đó, bảo đảm sự công bằng trong thương mại ( 
nói chính xác đó là một sự bảo hộ hợp lí cho sản xuất trong nước). 
Thuế này đánh vào các nhà sản xuất riêng lẻ chứ không phải là thuế áp đặt chung cho 
hàng hóa của một quốc gia. Nguyên tắc chung nêu ra trong hiệp định của WTO là không được 
phân biệt đối xử khi áp dụng thuế chống bán phá giá, tức là nếu hàng hóa bị bán phá giá được 
xuất khẩu từ những quốc gia khác nhau với cùng biên độ phá giá như nhau thì sẽ áp đặt các 
biện pháp chống bán phá giá. Theo quy định của WTO và luật pháp của rất nhiều nước thì 
thuế chống bán phá giá chỉ được áp đặt khi hàng hóa được bán phá giá gây thiệt hại đáng kể 
cho ngành sản xuất ở nước nhập khẩu. 
Như vậy, nếu một hàng hóa được xác định là có hiện tượng bán phá giá nhưng không 
gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất mặt hàng đó ở nước nhập khẩu thì sẽ không bị áp đặt 
thuế chống bán phá gia và các biện pháp chống bán phá giá khác. 
Thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước được hiểu là tình trạng suy giảm đáng kể về 
số lượng, mức tiêu thụ trong nước, lợi nhuận sản xuất, tốc độ phát triển sản xuất, việc làm cho 
người lao động, đầu tư tới các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong nước hoặc dẫn đến khó 
khăn cho việc hình thành sản xuất trong nước. 
Bán phá giá được xác định dựa vào 2 yếu tố cơ bản là: Một là biên độ phá giá từ 2% 
trở lên; hai là số lượng , trị giá hàng hóa bán phá giá từ một nước vượt quá 3% tổng khối 
lượng hàng nhập khẩu ( ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các hàng hóa tương tự 
với nước có khối lượng dưới 3%, nhưng tổng số các hàng hóa tương tự của các nước khác 
nhau được xuất khẩu vào nước bị bán phá giá chiếm trên 7%). 
1035 
Để xác định hàng hóa có bị bán phá giá hay không, việc bán phá giá có thể gây thiệt 
hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hay không để áp đặt các biện pháp chống phá giá 
thì điều quan trọng nhất và phức tạp nhất ở quá trình điều tra về bán phá giá. 
3. Những thách thức và khó khăn có liên quan trong việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 
3.1. Nhìn lại một số vụ kiện chống bán phá giá 
Việc bán phá giá đang diễn ra ngày càng nhiều ở hầu hết các quốc gia kể cả các quốc 
gia phát triển và đang phát triển.Mặc dù là nước đang phát triển ở trình độ thấp, nhưng vài 
năm trở lại đây hàng hóa của Việt Nam đã dần thâm nhập vào các thị trường khác nhau và các 
doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bị nước ngoài tiến hành điều tra bán phá giá tới 8 lần ( tính 
từ 1994-2002). 
Theo thống kê của bộ Công thương đến hết năm 2018 đã có 144 vụ việc phòng vệ 
thương mại do nước ngoài khởi xướng điều tra, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam 
(trong đó, năm 2018 có 19 vụ việc mới được khởi xướng) hiện nay Hoa Kỳ vẫn là quốc gia 
điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam (27 vụ việc), tiếp 
đến là Thổ Nhĩ Kỳ (21 vụ việc) Ấn Độ (17 vụ việc) và EU (14 vụ việc). Trong số 144 vụ việc 
điều tra phòng vệ thương mại, có 81 vụ việc về chống bán phá giá, 30 vụ việc tự vệ có liên 
quan đến hàng hóa Việt Nam, 14 vụ việc trợ cấp và 19 vụ việc chống lẫn tránh thuế. 
Trong số các vụ việc doanh nghiệp Việt Nam bị áp đặt thuế chống phá giá. Vụ kiện 
bán phá giá cá tra, cá ba-sa của Việt Nam tại Mỹ ( năm 2002) được coi là một vụ kiện có quy 
mô lớn và có rất nhiều áp đặt bất công từ phía Mỹ. Các ngành đã từng bị kiện phá giá của 
Việt Nam là tỏi, giày dép, bột ngọt, cá tra, cá basa, bật lửa gas. 
Canada kiện Việt Nam hai vụ liên quan đến giày dép và tỏi. Thuế chống phá giá áp 
dụng cho tỏi của Việt Nam là 1,48CAD/kg. 
EU kiện Việt Nam hai vụ liên quan đến giày dép và bột ngọt. Mức thuế chống phá giá 
đối với bột ngọt là 16,8%. Riêng đối với mặt hàng giày dép, EU đã không đánh thuế chống 
phá giá đối với Việt Nam vì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam thấp hơn các quốc gia khác là 
Trung Quốc, Inđônê xia và Thái Lan. 
Ba Lan kiện Việt Nam một vụ về bật lửa gas.Thuế chống phá giá là 0,09EUR/chiếc. 
Mỹ kiện Việt Nam một vụ về cá tra, cá basa. Thuế chống phá giá áp đặt cho Việt Nam 
từ 38% đến 64%. Phương thức mà Hiệp hội cá tra, cá basa (CFA) của Mỹ đã thực hiện trong 
vụ tranh chấp với Việt Nam có thể tóm tắt như sau: CFA đã gây sức ép bắt các nhà xuất khẩu 
Việt Nam phải thay đổi tem dán để phân biệt cá của Việt Nam với cá của Mỹ. Sau đó, CFA 
kiện Việt Nam đã phá giá cá tra, cá basa trên thị trường Mỹ. 
Gạo của Việt Nam từng bị Columbia kiện vào năm 1994 với biên phá giá là 9,7% 
nhưng sau đó Columbia quyết định rằng Việt Nam đã không gây thiệt hại về vật chất với việc 
sản xuất gạo của Columbia nên không áp dụng thuế chống bán phá giá. 
1036 
3.2. Bài học kinh nghiệm đối các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa 
Việt Nam còn rất ít kinh nghiệm trong việc đương đầu với các vụ kiện phá giá và vận 
dụng cơ chế chống bán phá giá. Qua các vụ kiện phá giá, chúng ta có cơ hội nhìn nhận rõ hơn 
thực trang thương mại quốc tế hiện nay.EU đã bác bỏ vụ kiện doanh nghiệp Việt Nam bán 
phá giá bật lửa gas vào thị trường này với lí lẽ, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong nền 
kinh tế thị trường. 
Trong khi đó Hoa Kỳ lại kết luận Việt Nam có nền kinh tế phi thị trường. Việc xem 
xét Việt Nam là nền kinh tế thị trường hay phi thị trường hoàn toàn mang tính chính trị, 
không phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật, mặc dù phía Mỹ có đưa ra 5 yếu tố kỹ thuật để xem xét. 
Như vậy, kinh tế thị trường chỉ là cái cớ mà nguyên nhân sâu xa chính là giá bán. Với mức giá 
1kg cá basa khoảng 3USD thì các DN Hoa Kỳ cạnh tranh nổi, khi đó hình thức kiện phá giá 
được sử dụng nhiều nhất. ― Bán phá giá‖ gợi lên hình ảnh Công ty nước ngoài theo đuổi chiến 
lược có chủ ý, có sự phối hợp nhằm cản trở DN trong nước bằng hàng nhập khẩu giá rẻ tràn 
ngập thị trường. 
Khi toàn cầu hóa gây ra làn sóng đổ vỡ xuyên suốt nền kinh tế Mỹ, thương mại quốc 
tế đã trở thành vấn đề chính trị tại Lousiana, cũng như với nhiều bang khác phải chống trọi 
với nguy cơ mất việc làm do sự cạnh tranh từ nước ngoài. Luật chống phá giá mở ra phương 
thức giúp các ngành công nghiệp gặp khó khăn có được khoản trợ cấp kinh tế tạm thời. Luật 
này cũng được xem xét là một chiếc van an toàn về chính trị. 
Mục tiêu của luật này là để cân bằng thương mại bất công. Khái niệm luật chống phá 
giá cũng tương tự như luật chống độc quyền, nó có tác dụng sắp xếp lại thị trường nhằm duy 
trì khả năng cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng về lâu dài. 
Nhìn chung chính phủ Mỹ thường có xu hướng đứng về phía các ngành công nghiệp 
Mỹ. Theo nhà kinh tế Bruce Blonigen của đại học tổng hợp bang Oregon, một chuyên gia lĩnh 
vực chống phá giá, có tới 80% vụ kiện có kết luận là xảy ra tình trạng bán phá giá, khoảng 
60% vụ kiện kết luận rằng các doanh nghiệp nội địa bị ảnh hưởng bởi hàng nhập khẩu. 
Nhưng trong hầu hết các vụ kiện chống phá giá, phương thức xác định không đơn giản 
như vậy: trong số 6 nước bị kiện, SSA nói rằng chỉ duy nhất Braxin có thị trường nội địa đáng 
kể về mặt hàng tôm, các nước khác hoặc không có thị trường lớn về mặt hàng này hoặc là 
những nước bị quy vào diện không có nên kinh tế thị trường. Trong những trường hợp như 
vậy DOC có khá nhiều lựa chọn phụ, lập danh sách giá tôm tại một nước thứ 3 mà DOC cho 
rằng có thể so sánh với nước xuất khẩu. 
DOC cũng quyết định xem xét liệu các công ty nước ngoài có bán tôm dưới mức chi 
phí sản xuất cộng thêm tỷ lệ lợi tức được quy định. Đây là lý lẽ được viện dẫn chống lại tôm 
nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc. Chính phủ Mỹ sẽ tiến hành điều tra và thu thập số 
liệu theo cách của mình như lý lẽ mà các luật của nguyên đơn đưa ra không phải lý lẽ cuối 
cùng. Nhưng lý lẽ này phần nào cho thấy cách thức tiến hành vụ kiện. 
1037 
Để đưa ra các lý lẽ rằng các công ty Trung Quốc bán phá giá tôm tại Mỹ, các luật sư 
của các nguyên đơn đã đặt ra một mô hình kinh tế phức tạp để xác định chi phí sản xuất tôm 
tại Trung Quốc và Việt Nam. 
Nhưng Trung Quốc và Việt Nam bị xếp vào diện các nước không có nền kinh tế thị 
trường, do vậy họ nói rằng số liệu cơ bản, xác thực về chi phí sản xuất có thể có là không có 
hiệu lực. Thay vào đó, các luật sư nguyên đơn lấy mức giá và chi phí tại Mỹ và Ấn Độ làm thị 
trường phụ để xác định số liệu. 
Trên thị trường từ năm 1995-2002 các nước và vùng lãnh thổ bị điều tra bán phá giá 
nhiều nhất trong thương mại quốc tế là Trung Quốc: 308 vụ, Hàn Quốc: 160 vụ, Mỹ: 115 vụ, 
Đài Loan: 109 vụ, Indonesia: 91 vụ Như vậy so với các nước khác thì số vụ mà các doanh 
nghiệp Việt Nam bị điều tra là con số rất nhỏ. Mặc dù Việt Nam đã bị kiện phá giá từ cách 
đây 10 năm, xong chúng ta đã không có một kế hoạch cụ thể để đương đầu với các vấn đề về 
giá cả và chống bán phá giá. 
Khi vụ kiện cá tra, cá basa tạo được sự chú ý của dư luận và các doanh nghiệp thủy 
sản Việt Nam cũng như những người nông dân Việt Nam gánh chịu phần thua, lúc này các bộ 
ngành và các hiệp hội liên quan mới thực sự lo ngại về khả năng Việt Nam bị kiện phá giá ở 
những mặt hàng khác. Việt Nam không thể tránh khỏi việc tiếp tục bị kiện phá giá. Lý do có 
thể nêu ra như chống bán phá giá được sử dụng như một công cụ bảo hộ mới, Việt Nam có 
điều kiện để xuất khẩu những mặt hàng giá rẻ và Việt Nam được cho là một nền kinh tế phi 
thị trường. 
Những hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thông thường có lợi thế cạnh tranh do giá 
nhân công rẻ dẫn đến giá thành thấp so với các quốc gia khác và xu thế ngày càng nhiều của 
hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường quốc tế, chắc rằng các cuộc điều tra chống phá 
giá đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không dừng lại ở đó và một khi đã bị áp đặt thuế 
chống bán phá giá thì khả năng xuất khẩu mặt hàng đó sẽ bị giảm đi rất nhiều. 
Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp và các nhà quản lý của Việt Nam là làm 
thế nào để có thể hạn chế được những tác động bất lợi để ―đồng hành‖ cùng các công cụ 
chống bán phá giá. 
4. Một số đề xuất, kiến nghị 
Các doanh nghiệp Việt Nam khi là thành viên các hiệp định FTA khi xuất khẩu hàng 
hóa trước hết cần trang bị những kiến thức pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại 
quốc tế. Bên cạnh đó, cần lưu ý một số vấn đề cụ thể sau: 
Một là, sẵn sàng đương đầu với các vụ kiện phá giá khác. Việt Nam cần chủ động 
giảm thiểu tiêu cực của việc chống bán phá giá từ các nước khác, cụ thể là cần: Xây dựng một 
hệ thống thông tin về phá giá và chống bán phá giá; Xây dựng cơ chế cảnh báo về kiện phá 
giá và chống bán phá giá (trực thuộc Bộ Công thương), dự kiến những mặt hàng có khả năng 
bị kiện phá giá; Tích cực tham gia vào các diễn đàn cùng với các nước đang phát triển để xây 
1038 
dựng một cơ chế chống bán phá giá chặt chẽ hơn trong khuôn khổ WTO. Đây được xem là cơ 
hội để các doanh nghiệp thu thập thông tin về vấn đề chống bán phá giá và chứng minh tính 
hợp lý của giá xuất khẩu hàng hóa. 
Hai là, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về phá giá, chống bán phá giá: Các tình 
huống kiện phá giá, các vấn đề lien quan cần được chi theo ngành và ưu tiên theo đặc thù của 
nên ngoại thương Việt Nam. Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý rằng việc 
nắm bắt và có đầy đủ thông tin về các vụ kiện trong cùng ngành, cũng như những lập luận của 
các bên trong vụ kiện là sự chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng đương đầu với các vụ kiện phá giá 
trong thời gian tới. 
Ba là, tổ chức tìm hiểu các vụ kiện về chống bán phá giá của một số ngành và một số 
quốc gia lựa chọn: Việt Nam cần thiết phải tìm hiểu các vụ kiện về bán phá giá trong một số 
ngành và một số quốc gia Việt Nam quan tâm mà các nước bị kiện khác đang sử dụng để 
phản bác lại nước đi kiện. 
Bốn là, chứng minh ―Việt Nam có nền kinh tế thị trường‖. Trong vụ kiện giữa Việt 
Nam và Mỹ về cá tra, cá basa, Việt Nam bị coi là ―nền kinh tế phi thị trường‖ dẫn đến những 
tham chiếu bất lợi khác như phải chọn một nước thứ ba để so sánh chi phí và tính giá trị thông 
thường của sản phẩm. 
Năm là, thuế chống phá giá sẽ áp đặt cho tất cả các doanh nghiệp có hàng hóa xuất 
khẩu, vì thế khi bị kiện, rất cần có sự tham gia và ủng hộ của tất cả các doanh nghiệp. Nếu 
đứng ngoài cuộc sẽ luôn bị áp đặt mức thuế suất cao nhất. 
Sáu là, cần có những chứng cứ xác đáng để chứng minh việc bán giá thấp (nếu có) để 
không gây thiệt hại cho nền sản xuất cả nước nhập khẩu (lượng hàng xuất khẩu chiếm dưới 
3% tổng khối lượng nhập khẩu mặt hàng đó của nước có hàng bán giá thấp) và nếu có thì biên 
độ bị coi là phá giá là không đáng kể (dưới 2%). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Mutrap (2010,2011), Đánh giá tác động của FTA đối với nền kinh tế Việt Nam 
2. Tạp chí Công thương số 9 tháng 5/2004 
3. Tạp chí Công thương số 2 tháng 2/2018 
4. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 2,3,4 năm 2004 
5. Tạp chí Thương mại số 10 tháng 3/2005 
6. Thời báo Kinh tế tháng 1,2,3 năm 2005 

File đính kèm:

  • pdfhiep_dinh_chong_ban_pha_gia_cua_wto_nhung_thach_thuc_kho_kha.pdf