Hiện trạng và định hướng phát triển pin mặt trời áp mái trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chủ trương phát triển năng lượng tái tạo đã được Chính phủ và Thành phố

thông qua và đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên việc triển khai các cơ chế, chính sách ưu

đãi còn chậm, do đó, tình hình phát triển năng lượng tái tạo của nước ta nói chung và

tại TP. HCM nói riêng còn chậm, chưa đáp ứng mục tiêu đề ra. TP. HCM nằm trong

khu vực có bức xạ mặt trời mạnh nên trong các dạng năng lượng tái tạo thì điện mặt

trời là dạng năng lượng có tiềm năng nhất. Hiện trạng sử dụng điện mặt trời trên địa

bàn TP. HCM trong thời gian qua tăng rất nhanh, từ 200 kWp vào năm 2013 lên đến

hơn 1,5 MWp vào năm 2016. Vào ngày 11/4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành

Quyết định số 11/2017/QĐTTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt

trời tại Việt Nam. Dự kiến trong thời gian tới, các công trình điện mặt trời nối lưới áp

mái sẽ phát triển mạnh cả về quy mô và số lượng trên địa bàn TP. HCM. Để triển khai

Quyết định số 11/2017/QĐTTg, Tổng công ty Điện lực TP. HCM đã thực hiện nhiều

giải pháp như: chuẩn bị thiết bị đo đếm đáp ứng yêu cầu để lắp đặt cho khách hàng,

tiếp tục triển khai mạnh các chương trình tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng

năng lượng mặt trời, hỗ trợ hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng mua bán điện

mặt trời nối lưới áp mái, tham mưu Thành phố chỉ đạo xây dựng kế hoạch trang bị lắp

đặt hệ thống điện mặt trời nối lưới tại trụ sở các cơ quan hành chính sự nghiệp,

trường học, bệnh viện, để góp phần thúc đẩy phát triển điện mặt trời trên địa bàn

TP. HCM.

Hiện trạng và định hướng phát triển pin mặt trời áp mái trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Hiện trạng và định hướng phát triển pin mặt trời áp mái trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Hiện trạng và định hướng phát triển pin mặt trời áp mái trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Hiện trạng và định hướng phát triển pin mặt trời áp mái trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Hiện trạng và định hướng phát triển pin mặt trời áp mái trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

pdf 5 trang duykhanh 9980
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng và định hướng phát triển pin mặt trời áp mái trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng và định hướng phát triển pin mặt trời áp mái trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Hiện trạng và định hướng phát triển pin mặt trời áp mái trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
700 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 
HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PIN MẶT TRỜI 
ÁP MÁI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Ban Kinh doanh, EVNHCMC 
Tóm tắt: Chủ trương phát triển năng lượng tái tạo đã được Chính phủ và Thành phố 
thông qua và đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên việc triển khai các cơ chế, chính sách ưu 
đãi còn chậm, do đó, tình hình phát triển năng lượng tái tạo của nước ta nói chung và 
tại TP. HCM nói riêng còn chậm, chưa đáp ứng mục tiêu đề ra. TP. HCM nằm trong 
khu vực có bức xạ mặt trời mạnh nên trong các dạng năng lượng tái tạo thì điện mặt 
trời là dạng năng lượng có tiềm năng nhất. Hiện trạng sử dụng điện mặt trời trên địa 
bàn TP. HCM trong thời gian qua tăng rất nhanh, từ 200 kWp vào năm 2013 lên đến 
hơn 1,5 MWp vào năm 2016. Vào ngày 11/4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 
Quyết định số 11/2017/QĐ TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt 
trời tại Việt Nam. Dự kiến trong thời gian tới, các công trình điện mặt trời nối lưới áp 
mái sẽ phát triển mạnh cả về quy mô và số lượng trên địa bàn TP. HCM. Để triển khai 
Quyết định số 11/2017/QĐ TTg, Tổng công ty Điện lực TP. HCM đã thực hiện nhiều 
giải pháp như: chuẩn bị thiết bị đo đếm đáp ứng yêu cầu để lắp đặt cho khách hàng, 
tiếp tục triển khai mạnh các chương trình tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng 
năng lượng mặt trời, hỗ trợ hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng mua bán điện 
mặt trời nối lưới áp mái, tham mưu Thành phố chỉ đạo xây dựng kế hoạch trang bị lắp 
đặt hệ thống điện mặt trời nối lưới tại trụ sở các cơ quan hành chính sự nghiệp, 
trường học, bệnh viện, để góp phần thúc đẩy phát triển điện mặt trời trên địa bàn 
TP. HCM. 
1. HIỆN TRẠNG PIN MẶT TRỜI ÁP MÁI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
1.1. Tiềm năng điện mặt trời 
Việt Nam là một trong những nước nằm trong giải phân bổ ánh nắng mặt trời 
nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ mặt trời của thế giới. Trong đó, các tỉnh, thành 
phố có nhiều nhất phải kể đến Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến là các vùng Tây Bắc 
(Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) 
Đặc biệt, số ngày nắng trung bình trên các tỉnh của miền Trung và miền Nam là khoảng 
300 ngày/năm. 
Lượng bức xạ mặt trời trung bình theo khu vực: 
Khu vực 
Tổng lượng bức xạ mặt 
trời trung bình 
(kWh/m2/ngày) 
Miền Bắc 3,0 3,4 
Khu vực Bắc Trung Bộ 3,6 4,8 
Miền Nam, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ 5,0 5,6 
PHÂN BAN SỬ DỤNG ĐIỆN | 701 
TP. HCM nằm trong khu vực có bức xạ mặt trời mạnh, dao động từ 
4,3 kWh/m2/ngày đến 6,6 kWh/m2/ngày. Bức xạ mặt trời trung bình là 
5,2 kWh/m2/ngày. Số giờ nắng trung bình là 6,8 giờ/ngày, thấp nhất là 5,4 giờ/ngày vào 
tháng 4, cao nhất đạt 8,8 giờ/ngày vào tháng 3 và liên tục trong suốt cả năm, không bị 
gián đoạn như ở Bắc Bộ. Cường độ bức xạ mặt trời trung bình của TP. HCM khá cao 
nên tiềm năng phát triển và ứng dụng năng lượng mặt trời để phát điện rất lớn (Nguồn: 
Chương trình Năng lượng xanh TP. HCM đến năm 2015). 
1.2. Công suất điện mặt trời đã lắp đặt 
Trong giai đoạn 2013 2016, công suất lắp đặt điện mặt trời trên địa bàn Thành 
phố tăng rất nhanh qua từng năm. Năm 2013 mới chỉ có 200 kWp được lắp đặt trên địa 
bàn Thành phố thì đến cuối năm 2016 đã lên đến hơn 1,5 MWp. Tính đến tháng 9/2017, 
công suất lắp đặt pin mặt trời trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 4 MWp, trong đó 
3,7 MWp đã nối lưới. 
Việc sử dụng điện mặt trời đã góp phần nâng tổng công suất lắp đặt năng lượng 
tái tạo trên địa bàn Thành phố lên 37,4 MW, chiếm 1,38% so với công suất tiêu thụ 
trung bình của Thành phố (2.704 MW). 
Đến nay, ngành công nghiệp điện mặt trời ở TP. HCM đã gần hoàn thiện, các nhà 
sản xuất trong nước đã làm chủ một phần công nghệ, đã tạo dựng được một số cơ sở sản 
xuất tiêu biểu như: nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời, các công ty sản xuất chế tạo các 
thiết bị điện tử ngoại vi, tuy nhiên chưa có nhà máy chế tạo phiến pin mặt trời (cell). 
Hiện nay, giá thành tấm pin mặt trời đã giảm nhiều so với trước đây, giúp giảm chi phí 
đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Bên cạnh đối tượng toà nhà công sở với sự đầu tư 
của nhà nước nhằm truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng điện mặt 
trời thì ngày càng có nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp trên địa bàn TP. HCM quan tâm 
tìm hiểu và sử dụng hệ thống điện mặt trời, đặc biệt là hệ thống điện mặt trời nối lưới. 
Bên cạnh đó, “Chương trình thí điểm xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư điện mặt trời 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được Sở Khoa học Công nghệ TP. HCM – Trung 
tâm Tiết kiệm Năng lượng TP. HCM triển khai trong các năm 2015 2016 với mục tiêu 
tháo gỡ những khó khăn trong việc ứng dụng và phát triển điện mặt trời, thí điểm mô 
hình điện mặt trời nối lưới, hoàn thiện công nghệ và kỹ thuật đo đếm điện mặt trời phát 
lên lưới điện quốc gia; thí điểm cơ chế tài chính hỗ trợ, bù giá điện mặt trời. Chương 
trình nhằm phát triển 1 MWp/năm bằng cơ chế mua điện giá 2.000 đồng/kWh cho các 
đối tượng doanh nghiệp, tòa nhà và hộ gia đình, đồng thời lắp đặt hệ thống điện mặt trời 
nối lưới công suất 20 kWp/tòa nhà cho 7 tòa nhà công sở. Trong quá trình triển khai, 
chương trình đã nhận được sự quan tâm và tín hiệu rất tốt từ xã hội, thúc đẩy sử dụng 
điện mặt trời tại các doanh nghiệp và hộ gia đình. 
702 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 
Công suất lắp đặt điện mặt trời từ năm 2013 đến nay: 
Năm 2013 2014 2015 2016 9 tháng đầu 2017 
Công suất lắp đặt (kWp) 200 400 1.000 1.535 4.000 
2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PIN MẶT TRỜI ÁP MÁI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ 
HỒ CHÍ MINH 
Để góp phần thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời nói 
riêng, bên cạnh hệ thống văn bản pháp lý và chính sách của Nhà nước, Thành phố Hồ 
Chí Minh cũng ban hành các văn bản pháp lý nhằm hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo 
và điện mặt trời trên địa bàn Thành phố, cụ thể như sau: 
 Quyết định số 43/2012/QĐ UBND ngày 03/8/2012 của Ủy ban nhân dân TP. 
HCM về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 27 CTrHĐ/TƯ của Thành ủy 
thực hiện Nghị quyết số 13 NQ/T.Ư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về 
xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn thành phố, trong đó có nội dung 
“Khuyến khích, hỗ trợ phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái 
tạo”. 
 Quyết định số 2838/QĐ UBND ngày 11/06/2014 của Ủy ban nhân dân TP. 
HCM về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 34 CtrHĐ/TƯ của 
Thành ủy về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và 
bảo vệ môi trường. 
+ Mục tiêu: Đến năm 2020, TP. HCM cơ bản thực hiện các giải pháp thích ứng 
với tác động của biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, chuyển giao và áp dụng các 
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
2013 2014 2015 2016 9 tháng đầu 
2017
Công suất lắp đặt (kWp)
PHÂN BAN SỬ DỤNG ĐIỆN | 703 
công nghệ mới, công nghệ sạch, sử dụng năng lượng tái tạo nhằm giảm phát thải khí 
nhà kính 
+ Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020: Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng 
theo hướng tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới lên trên 1,74% tổng công suất 
tiêu thụ toàn thành phố. 
 Quyết định số 815/QĐ UBND ngày 22/02/2015 ban hành kế hoạch triển khai 
thực hiện chiến lược phát triển bền vững Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí 
Minh đến năm 2020, trong đó có nội dung: 
+ Đảm bảo phát triển nền kinh tế theo hướng cacbon thấp. 
+ Tiếp tục thực hiện Chương trình tiết kiệm năng lượng và Chương trình năng 
lượng xanh. 
+ Đẩy mạnh phát triển và nâng dần tỷ trọng sử dụng năng lượng mới, năng lượng 
tái tạo và năng lượng từ chất thải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thành 
phố cho từng giai đoạn. 
+ Phấn đấu tỷ lệ tổn thất điện năng đến năm 2020 còn khoảng 5%; chuyển đổi cơ 
cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới lên 
trên 1,74% tổng công suất tiêu thụ toàn Thành phố. 
Trong các dạng năng lượng tái tạo, điện mặt trời là dạng năng lượng tiềm năng 
nhất tại TP. HCM. Tuy nhiên việc triển khai các cơ chế, chính sách ưu đãi còn chậm, do 
đó, tình hình phát triển điện mặt trời của nước ta nói chung và tại TP. HCM nói riêng 
còn chậm, chưa đáp ứng mục tiêu đề ra. Ngày 11/4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban 
hành Quyết định số 11/2017/QĐ TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện 
mặt trời tại Việt Nam. Theo đó quy định giá mua điện năng cho nhà máy năng lượng 
mặt trời (solar farm) và điện dư phát vào lưới từ các công trình điện mặt trời áp mái của 
hộ gia đình, doanh nghiệp đầu tư là 2.086 đ/kWh tương đương 9,35 cent/kWh. Dự kiến 
trong thời gian tới, số lượng các nhà đầu tư, cơ quan, doanh nghiệp và các hộ tiêu dùng 
lắp đặt hệ thống điện mặt trời nối lưới áp mái sẽ tăng nhanh vì Quyết định số 
11/2017/QĐ TTg đã có hiệu lực từ ngày 01/6/2017. 
Trên cơ sở đó, để đẩy mạnh phát triển dạng năng lượng này trên địa bàn Thành 
phố, Tổng công ty Điện lực TP. HCM đề xuất một số giải pháp như sau: 
 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng động về sử dụng 
điện tiết kiệm và hiệu quả, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, trong đó tập 
trung hướng đến việc sử dụng hệ thống điện mặt trời nối lưới áp mái. 
 Đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo các sở ban ngành, Ban quản lý các 
khu chế xuất và công nghiệp TP. HCM, Ban quản lý Khu công nghệ cao để vận động 
các khu chế xuất, khu công nghiệp, các cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị thụ hưởng 
704 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 
ngân sách nhà nước, trường học, bệnh viện, chủ động xây dựng kế hoạch trang bị lắp 
đặt hệ thống điện mặt trời nối lưới tại đơn vị. 
 Đề xuất cơ chế hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp khi lắp đặt điện mặt trời 
nối lưới tương tự như việc hỗ trợ 1 triệu đồng/bình trong chương trình quảng bá sử dụng 
bình nước nóng năng lượng mặt trời trước đây. 
 Kiến nghị các cơ quan như EVN, Bộ Công thương để trình Chính phủ ban 
hành bộ tiêu chuẩn kỹ thuật và thực hiện thử nghiệm chất lượng của các thiết bị liên 
quan đến điện mặt trời, cụ thể như: tấm pin PV, inverter, giàn khung đỡ để giúp 
người tiêu dùng mua đúng sản phẩm chất lượng, hạn chế lưu thông sản phẩm kém chất 
lượng, định hướng đúng cho người dân về hiệu quả sử dụng năng lượng mặt trời. 
 Tăng cường hợp tác với các đối tác chuyên nghiệp có tiềm lực về tài chính để 
triển khai các chương trình ESCO nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp lắp đặt hệ thống điện 
mặt trời nối lưới đồng thời khuyến khích và kích thích khách hàng cũng như các đơn vị 
tài chính, các nhà đầu tư triển khai nhân rộng thêm nhiều công trình, qua đó tuyên 
truyền vận động khách hàng mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ để sử dụng năng lượng 
hiệu quả và năng lượng tái tạo, giảm đầu tư nguồn cho hệ thống điện quốc gia. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Quyết định số 11/2017/QĐ TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế 
khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. 
[2] Quyết định số 2305/QĐ UBND ngày 07/5/2012 của Ủy ban nhân dân TP. HCM về việc phê 
duyệt chương trình năng lượng xanh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015. 
[3] Kế hoạch số 1315/KH SKHCN ngày 20/7/2015 của Sở Khoa học Công nghệ về việc thực 
hiện Chương trình thí điểm xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư điện mặt trời trên địa bàn 
Thành phố Hồ Chí Minh. 
[4] Quyết định số 43/2012/QĐ UBND ngày 03/8/2012 của Ủy ban nhân dân TP. HCM về Kế 
hoạch thực hiện Chương trình hành động số 27 CTrHĐ/TƯ của Thành ủy thực hiện Nghị 
quyết số 13 NQ/T.Ư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống 
kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn thành phố. 
[5] Quyết định số 2838/QĐ UBND ngày 11/06/2014 của Ủy ban nhân dân TP. HCM về ban 
hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 34 CtrHĐ/TU của Thành ủy về chủ 
động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. 
[6] Quyết định số 815/QĐ UBND ngày 22/02/2015 của Ủy ban nhân dân TP. HCM về ban 
hành kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược phát triển bền vững Việt Nam trên địa bàn 
Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. 

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_va_dinh_huong_phat_trien_pin_mat_troi_ap_mai_tren.pdf