Hiện trạng nghèo đa chiều ở tỉnh Sơn La
Hiện nay, Sơn La vẫn là một tỉnh nghèo thuộc miền núi phía Tây Bắc của Việt Nam. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của Sơn La hiện đứng thứ 5 cả nước và Tỉnh có số người nghèo nhiều thứ 2 cả nước. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn có sự phân hóa sâu sắc theo thành thị - Nông thôn, theo dân tộc, theo các đơn vị hành chính, Đời sống của người dân, đặc biệt là đời sống của các hộ dân người dân tộc thiểu số còn rất khó khăn. Việc điều tra và đánh giá hiện trạng nghèo đa chiều ở tỉnh Sơn La là cơ sở quan trọng để đưa ra các khuyến nghị, các giải pháp nhằm xóa đói, giảm nghèo cho các hộ dân nơi đây
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng nghèo đa chiều ở tỉnh Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng nghèo đa chiều ở tỉnh Sơn La
theo chuẩn nghèo đa chiều, năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo giảm đi 5,18% so với năm 2015, song tỷ lệ hộ cận nghèo và tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số đều tăng lên. 83 Bảng 4. Tổng hợp kết quả giảm nghèo đa chiều của tỉnh Sơn La năm 2017 Đơn vị hành chính Số hộ nghèo đầu năm Diễn biến hộ nghèo trong năm Số hộ nghèo cuối năm Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ thoát nghèo (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ tái nghèo (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ nghèo phát sinh (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Toàn tỉnh 87.159 31,91 15.486 17,77 8.252 10,16 8.101 9,97 81.260 29,22 Thành phố 361 1,47 135 37,40 1 0,01 62 21,5 289 1,18 Mai Sơn 9.007 24,61 1.844 20,47 93 1,17 726 9,11 7.970 21,35 Yên Châu 7.912 43,17 1.223 15,46 6.689 91,81 597 8,19 7.286 39,28 Mộc Châu 3.463 12,74 866 25,01 8 0,28 273 9,48 2.879 10,43 Vân Hồ 6.630 46,83 877 13,23 108 1,71 464 7,34 6.325 44,14 Phù Yên 6.926 25,40 1.397 20,20 250 3,80 805 12,23 6.584 23,83 Bắc Yên 4.928 37,19 893 18,12 91 2,01 412 9,08 4.538 33,58 Thuận Châu 17.268 48,11 2.773 16,06 437 2,66 1.555 9,47 16.421 45,03 Quỳnh Nhai 2.872 20,50 685 24,00 166 6,00 460 16,40 2.813 19,80 Mường La 10.091 48,26 1.962 19,44 169 1,81 1.044 11,18 9.342 43,42 Sông Mã 10.047 41,83 1.960 15,02 149 1,21 1.127 9,12 12.363 38,83 Sốp Cộp 4.654 45,93 871 18,72 91 2,04 576 12,94 4.450 42,08 (Nguồn: Tác giả xử lý từ [9]) Đáng quan ngại là tỷ lệ hộ nghèo của Sơn La tuy có giảm qua từng năm song chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Riêng năm 2017, toàn tỉnh có 8.252 hộ tái nghèo (chiếm 10,16% tổng số hộ nghèo), 8.101 hộ nghèo phát sinh (chiếm 9,97% tổng số hộ nghèo). Thành phố Sơn La là đơn vị có tỷ lệ hộ thoát nghèo cao nhất đạt 37,4%. Huyện Yên Châu có tỷ lệ tái nghèo cao nhất tỉnh với 91,81%. Còn huyện Quỳnh Nhai là nơi có tỷ lệ nghèo phát sinh cao nhất với 16,4%. Qua điều tra, có thể đưa ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nghèo tại Sơn La như sau: thiếu đất canh tác trong sản xuất nông nghiệp; thiếu lao động, đặc biệt lao động có trình độ; trình độ dân trí chưa cao; gia đình đông con, nhiều người ăn theo; công tác tuyên truyền, hỗ trợ người dân về kiến thức, vay vốn và vật tư vẫn còn hạn chế,... Ngoài ra, còn một bộ phận nhỏ dân cư có tâm lý lười lao động, sống dựa vào phụ cấp và trợ cấp xã hội, mắc tệ nạn xã hội cũng là những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng đói nghèo còn tồn tại nghiêm trọng tại Sơn La. 2.3. Hiện trạng sự phân hóa nghèo đa chiều ở tỉnh Sơn La Cơ cấu tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tại Sơn La phân hóa khá phức tạp gây khó khăn lớn cho công tác thống kê. Dựa vào số liệu thu thập được có thể thấy hiện trạng nghèo đa chiều tại Sơn La phân hóa theo các hướng như sau: Phân hóa theo thành thị - nông thôn, theo dân tộc 84 Bảng 5. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tỉnh Sơn La phân theo thành thị - nông thôn, theo dân tộc năm 2017 Số hộ (hộ) Số hộ nghèo (hộ) Tỷ lệ hộ nghèo (%) Toàn tỉnh Sơn La 278.093 81.260 29,22 Thành thị 43.570 1.410 3,24 Nông thôn 234.523 79.850 34,05 Kinh 53.848 1.661 3,08 Thái 145.155 49.378 34,02 H’Mông 33.712 20.775 61,62 Mường 21.435 5.207 24,29 Xinh Mun 5.973 4.223 70,71 Dao 4.914 2.022 41,15 Khơ Mú 3.839 2.598 67,68 Kháng 2.439 1.431 58,65 La Ha 2.234 1.470 65,81 Lào 873 312 35,76 Tày 147 1 0,68 Hoa 26 2 7,69 Các dân tộc khác 139 12 8,63 (Nguồn: tác giả xử lý từ [1]; [9]) Năm 2017, số hộ nghèo tại nông thôn chiếm 98,26% tổng số hộ nghèo của tỉnh. Tại vùng nông thôn của Sơn La vẫn còn trên 1/3 số hộ gia đình là hộ nghèo. Đây thực sự là khó khăn rất lớn của tỉnh trong vấn đề xóa đói, giảm nghèo. Còn so sánh tỷ lệ hộ nghèo giữa các dân tộc cho thấy: dân tộc Xinh Mun (tỷ lệ hộ nghèo cao nhất) chênh lệch với dân tộc Tày (tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất) lên tới 103 lần. Có tới 10/12 dân tộc có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn mức trung bình cả nước và 8/12 dân tộc tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều mức trung bình toàn tỉnh. Với thực trạng phân hóa tỷ lệ hộ nghèo như trên, Sơn La cần phải quyết tâm hơn nữa, nỗ lực hơn nữa trong công tác giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong tỉnh và từng bước cải thiện đời sống của người dân. Phân hóa theo đơn vị hành chính 85 Bảng 6. Phân loại kết quả điều tra hộ nghèo của Sơn La năm 2017 STT Đơn vị hành chính Tổng số dân trên địa bàn (người) Hộ nghèo Tổng số (hộ) Tỷ lệ so với tổng dân (%) Trong đó Hộ nghèo có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 700.000đ trở xuống (đối với nông thôn); từ 900.000đ trở xuống (đối với thành thị) Hộ nghèo có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000đ – 1.000.000đ (đối với nông thôn), trên 900.000đ – 1.300.000đ (đối với thành thị) và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên Toàn tỉnh 277.753 81.260 29,22 78.645 2.615 1 Thành phố 24.186 289 1,18 284 5 2 Mai Sơn 37.330 7.970 21,35 7.774 196 3 Yên Châu 18.550 7.286 39,28 7.052 234 4 Mộc Châu 27.597 2.879 10,43 2.723 156 5 Vân Hồ 14.328 6.325 44,14 5.953 372 6 Phù Yên 27.630 6.584 23,83 6.115 469 7 Bắc Yên 13.514 4.538 33,58 4.307 231 8 Thuận Châu 36.470 16.421 45,03 16.204 217 9 Quỳnh Nhai 14.214 2.813 19,80 2.644 169 10 Mường La 21.516 9.342 43,42 9.217 215 11 Sông Mã 31.842 12.363 38,83 12.024 339 12 Sốp Cộp 10.576 4.450 42,08 4.438 12 (Nguồn: tác giả xử lý từ [3], [9]) Tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh Sơn La chiếm gần 1/3 tổng số hộ dân. Trong đó 96,78% là số hộ nghèo do tiêu chí thu nhập dưới mức quy chuẩn. Và 3,22% số hộ nghèo còn lại có tiêu chí thu nhập trên mức quy chuẩn nhưng lại thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Tại Sơn La, vẫn còn có 7/12 số huyện có tỷ lệ hộ nghèo lớn hơn mức trung bình của tỉnh (lớn hơn 30%). Cá biệt có huyện Thuận Châu, Vân Hồ, Sốp Cộp, Mường La tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần một nửa tổng số hộ dân. Đây thật sự là thách thức rất lớn cho tỉnh Sơn La trong việc xóa đói, giảm nghèo. Ngoài ra, sự phân hóa tỷ lệ hộ nghèo còn là biểu hiện của sự phân hóa giàu nghèo rõ nét ở Sơn La. Chênh lệch về tỷ lệ hộ nghèo của huyện Thuận Châu (nơi cao nhất) với thành phố Sơn La (nơi thấp nhất) lên tới 38,16 lần. Khoảng cách càng chênh lệch thì gánh nặng về công tác xóa đói giảm nghèo càng trở nên khó khăn và trở thành một gánh nặng cho nền kinh tế khi mà nền kinh tế càng phát triển thì các hộ nghèo, đặc biệt là các hộ vùng sâu, vùng xa của huyện Mường La, Thuận Châu, Sốp Cộp, Vân Hồ càng khó có cơ may để nâng cao thu nhập, cải thiện những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Tính tới năm 2017, tỉnh Sơn La vẫn còn 5 huyện thuộc 62 huyện nghèo được hưởng chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ (Phù Yên, Bắc Yên, Mường La, Quỳnh Nhai, Sốp Cộp). 86 Hiện nay, theo Quyết định 275/QĐ-TTg1 của Thủ tướng Chính phủ có hai huyện thoát nghèo là Quỳnh Nhai, Phù Yên và một huyện nghèo bổ sung mới là Vân Hồ. Phân hóa theo nhóm thu nhập Khi xét sự phân hóa tỷ lệ hộ nghèo theo nhóm thu nhập cho thấy hiện tỷ lệ hộ nghèo của nhóm thu nhập thấp nhất rất cao với 58,6%. Đặc biệt, tỷ lệ này của nhóm thu nhập thấp nhất lại có xu hướng gia tăng theo thời gian (2010: 38,0%; 2012: 39,2%; 2014: 41,0%). Còn nhóm có thu nhập cao nhất, trong năm 2016 và 2017 cũng như cả giai đoạn 2010 - 2016 không có hộ nghèo [6]. 2.4. Một số giải pháp khuyến nghị góp phần giảm nghèo đa chiều cho tỉnh Sơn La Nâng cao thu nhập thông qua một số giải pháp như: Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Nâng cao nhận thức và quyết tâm của người dân đối với phát triển sản xuất; Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm hàng hóa; Có chính sách ưu tiên cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên; Nâng cao trình độ phát triển kinh tế (Hiện đại hóa cơ cấu kinh tế với những sản phẩm chủ lực có khối lượng lớn, chất lượng cao và có nhiều giá trị gia tăng; Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng nhóm ngành; Tổ chức sản xuất theo hướng hiện đại. Khuyến khích các hợp tác xã, tổ chức, doanh nghiệp cá nhân tổ chức sản xuất theo hướng hiện đại như theo chuỗi giá trị, theo các tổ hợp, theo các hình thức sản xuất hiện đại và mở rộng liên kết ngoài tỉnh Sơn La). Đặc biệt cần nhân rộng các mô hình sinh kế hiệu quả 1 Quyết định 275/QĐ-TTg ngày 07/03/2018 Phê duyệt Danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020 Bảng 7. Các mô hình sinh kế hiệu quả cần nhân rộng tại Sơn La Đối tượng Mô hình Theo thành thị – nông thôn Thành thị Các ngành dịch vụ, thương mại Du lịch Tiểu thủ công nghiệp Nông thôn Sản xuất nông sản sạch Du lịch khám phá, du lịch nghỉ dưỡng, Home stay Tiểu thủ công nghiệp Theo dân tộc (theo tiểu vùng – đặc trưng địa hình) Mông, Dao, Xinh Mun, Kháng, La Ha, Lào (Vùng cao, biên giới – địa hình cao) Lâm nghiệp Nông – lâm kết hợp Các nghề tiểu thủ công nghiệp (rèn, làm trang sức bạc, mây tre đan,) Nuôi cá đặc sản ưa nước lạnh (cá hồi, cá tầm,) Thái, Khơ Mú, Mường (Vùng dọc sông Đà – địa hình đồi thấp, thung lũng) Trồng cây ăn quả đặc sản, sạch Chăn nuôi các giống vật nuôi bản địa (vịt, gà đen,) Nông nghiệp dinh dưỡng Nuôi cá lồng bè Du lịch khám phá lòng hồ, du lịch cộng đồng Các nghề tiểu thủ công nghiệp (dệt thổ cẩm, mây tre đan, Kinh, một số dân tộc khác (Vùng dọc quốc lộ 6 – địa hình thấp) Du lịch nghỉ dưỡng Chế biến nông sản sạch Trồng hoa chất lượng cao (Nguồn: nhóm tác giả đề xuất) 87 Giảm chỉ số thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản Cần có chính sách phúc lợi, hỗ trợ người nghèo và người yếu thế: Sơn La cần xây dựng chiến lược tăng trưởng phù hợp với đặc điểm của tỉnh, xác định rõ mục tiêu ưu tiên nhằm tận dụng tốt lợi thế, thu hút nguồn lực cho tăng trưởng bền vững. Nhiệm vụ trước mắt là thúc đẩy giảm nghèo và tăng thu nhập thông qua nỗ lực gia tăng phúc lợi xã hội. Hiện tại Sơn La vẫn còn tới 81,5% lao động làm nông nghiệp, chính vì vậy, cần có những chính sách hỗ trợ để chuyển dịch hiệu quả cơ cấu nền kinh tế. Bên cạnh đó, cần chú trọng khía cạnh giáo dục trong giảm nghèo. Thực tế điều tra của tác giả cho thấy: tỷ lệ người không có bằng cấp có xác suất rơi vào nhóm nghèo cao gần gấp 5 lần so với nhóm được tiếp cận giáo dục đầy đủ. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ và hiện đại: Phát triển hệ thống đường sá; hệ thống nhà ở, cung cấp điện, nước; Phát triển hệ thống cơ sở giáo dục, đào tạo; Phát triển hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe, Cần giảm sự chênh lệch mức sống theo vùng lãnh thổ và theo dân tộc của tỉnh Sơn La Giải pháp đột phá cho các địa phương nghèo và các vùng cư trú của nhiều người dân tộc thiểu số là xây dựng mạng lưới giao thông, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bởi mạng lưới đường sá hiện nay ở các huyện nghèo đang là yếu tố cản trở cho lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế của huyện. Cùng với nguồn nhân lực hạn chế, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu hiểu biết về nền kinh tế thị trường nên việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế còn rất yếu kém. Nâng cao vai trò quản lý của chính quyền các cấp Cần hoàn thiện định hướng phát triển kinh tế qua: xây dựng quy hoạch tổng thể; xác định các ngành cần đẩy mạnh chuyên môn hóa và phát triển sản phẩm chủ lực của Tỉnh. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý: Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực quản lý; tích cực phát triển nhân lực quản lý từ cộng đồng. 3. Kết luận Hiện tại, tỉnh Sơn La vẫn là một tỉnh miền núi nghèo, kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm lực vốn có, đời sống của phần lớn dân cư còn rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn rất cao (29,22% năm 2017), thứ 5/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, số hộ nghèo nhiều thứ hai cả nước chỉ sau Thanh Hóa. Vì vậy, vấn đề xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân hiện vẫn là chủ đề nóng, là vấn đề rất cấp thiết cần phải được giải quyết triệt để. Dựa trên các kết quả phân tích hiện trạng, các tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị thiết thực, là những hướng đi cơ bản nhằm nâng cao thu nhập, giảm sự thiếu hụt các chỉ số tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho các hộ dân tại tỉnh Sơn La, từ đó góp phần giảm nghèo đa chiều bền vững cho Tỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Dân tộc Sơn La (2016), Số 45-TBBDT, Kết quả tổng hợp số liệu dân số, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo theo từng dân tộc cư trú trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2016, Sơn La. 2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2018), Số 862/QĐ-LĐTBXH Quyết định Công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017 theo tiêu chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, Hà Nội. 3. Cục thống kê tỉnh Sơn La (2018), Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2017, Sơn La. 4. Sở Kế hoạch và Đầu tư (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020, Sơn La. 5. Thủ tướng Chính phủ (2017), Số 582/ QĐ-TTg, Quyết định Phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội. 6. Tổng cục thống kê (2018), Dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư năm 2010-2016, phần T14 - Kết quả khảo sát mức sống dân cư tỉnh Sơn La , Hà Nội. 88 7. Tổng cục thống kê (2018), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017, Nxb Thống kê, Hà Nội. 8. Ủy ban dân tộc (2016), Kết quả điều tra thực trạng KT-XH 53 dân tộc thiểu số năm 2015, Hà Nội. 9. UBND tỉnh Sơn La (2018), Số56/BC- UBND ngày 08/02/2018 Báo cáo Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2017 (Theo tiêu chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020), Sơn La. 10. UBND tỉnh Sơn La (2016), Số 400/BC- UBND, ngày 24/11/2016, Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2016. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, Sơn La. STATUS QUO OF MULTIDIMENSIONAL POVERTY IN SON LA PROVINCE Tran Thi Thanh Ha, Duong Van Manh Tay Bac University Abstract: Presently, Son La is still a poor province in the Northwest mountainous region of Vietnam. Son La province is currently ranked at the 5th position regarding the rate of multi- dimensional poor households and the 2nd highest number of poor people nationwide. In addition, the rate of multi-dimensional poor households has profound differentiation by urban-rural area, ethnicity, administrative units, etc. Lives of the people, especially those of ethnic minority households still are very difficult. The survey and assessment of multi-dimensional poverty status in Son La province is an important basis for making recommendations and solutions to poverty reduction for households here. Keywords: Multi-dimensional poverty, Sonla province.
File đính kèm:
- hien_trang_ngheo_da_chieu_o_tinh_son_la.pdf