Hệ thống câu hỏi ôn tập Hóa học 12 (Chương trình nâng cao)

Câu 1 : Xà phòng hoá hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 thu được sản phẩm gồm :

 A. Hai muối và hai ancol B. Hai muối và một ancol

 C. Một muối và hai ancol D. Một muối và một ancol

Câu 4 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng este no đơn chức thì thể tích khí CO2 sinh ra luôn bằng thể tích khí O2 cần cho phản ứng ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất . Tên gọi của este đem đốt là

 A. etyl axetat B. metyl fomat C. metyl axetat D. propyl fomat

Câu 13 : Hợp chất thơm A có công thức phân tử C8H8O2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH thu được hai muối. Số đồng phân cấu tạo của A phù hợp với giả thiết trên là

 A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

 

Hệ thống câu hỏi ôn tập Hóa học 12 (Chương trình nâng cao) trang 1

Trang 1

Hệ thống câu hỏi ôn tập Hóa học 12 (Chương trình nâng cao) trang 2

Trang 2

Hệ thống câu hỏi ôn tập Hóa học 12 (Chương trình nâng cao) trang 3

Trang 3

Hệ thống câu hỏi ôn tập Hóa học 12 (Chương trình nâng cao) trang 4

Trang 4

Hệ thống câu hỏi ôn tập Hóa học 12 (Chương trình nâng cao) trang 5

Trang 5

Hệ thống câu hỏi ôn tập Hóa học 12 (Chương trình nâng cao) trang 6

Trang 6

Hệ thống câu hỏi ôn tập Hóa học 12 (Chương trình nâng cao) trang 7

Trang 7

Hệ thống câu hỏi ôn tập Hóa học 12 (Chương trình nâng cao) trang 8

Trang 8

Hệ thống câu hỏi ôn tập Hóa học 12 (Chương trình nâng cao) trang 9

Trang 9

Hệ thống câu hỏi ôn tập Hóa học 12 (Chương trình nâng cao) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 52 trang xuanhieu 05/01/2022 2320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống câu hỏi ôn tập Hóa học 12 (Chương trình nâng cao)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống câu hỏi ôn tập Hóa học 12 (Chương trình nâng cao)

Hệ thống câu hỏi ôn tập Hóa học 12 (Chương trình nâng cao)
 dài ngày sử dụng
 B. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi
 C. Ozon có tính chất oxi hoá mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi 
 D. Ozon kích thích cho hoa quả chín có mùi vị đặc trưng
Câu 15 : Sự hình thành ozon trong tự nhiên là do nguyên nhân chính nào ?
 A. Sự phóng điện (sét) trong khí quyển B. Sự oxi hoá một số hợp chất hữu cơ trên bề mặt Trái Đất
 C. Vi khuẩn oxi hóa các chất hữu cơ D. Tia tử ngoại của Mặt trời chuyển hoá các phân tử oxi
Câu 16 : Trong phòng thí nghiệm, để loại được một lượng khí lớn clo gây ô nhiễm không khí người ta sử dụng:
 A. dd NaOH	B. dd Ca(OH)2 C. dd NH3	D. dd AgNO3
Câu 17 : Thuỷ ngân dễ bay hơi và hơi thuỷ ngân rất độc. Khi đo nhiệt độ chẳng may làm vỡ nhiệt kế và thuỷ ngân rơi xuống sàn nhà, chọn chất nào sau đây để loại bỏ thuỷ ngân?
 A. Oxi	B. Lưu huỳnh	 C. Nitơ	 D. Clo
Câu 18 : Khi làm thí nghiệm với P trắng cần phải:
 A. Cầm bằng tay có đeo găng
 B. Dùng cặp gắp nhanh mẫu P ra khỏi lọ và cho ngay vào chậu đựng đầy H2O khi chưa sử dụng
 C. Tránh cho tiếp xúc với H2O
 D. Để ngoài không khí
Câu 19 : Phốt pho đỏ được lựa chọn để sản xuất diêm an toàn thay cho photpho trắng vì lý do nào sau đây ?
 A. Photpho đỏ không độc hại đối với con người B. Photpho đỏ không dễ gây hoả hoạn như photpho trắng
 C. Phot pho trắng là hoá chất độc hại D. Cả A , B , C đều đúng
Câu 20 : Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất đang nóng lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
 A. SO2	 B. N2	 C. CO2	 D. SO3
Câu 21 : Một đặc trưng chủ yếu của nước thải sinh hoạt và các loại nước thải công nghiệp là có độ đục lớn. Độ đục do các chất lơ lửng gây ra, những chất này có kích thước hạt rất khác nhau, từ cỡ hạt keo đến những thể phân tán khô, phụ thuộc vào trạng thái xáo trộn của nước. Cho biết nguyên nhân nào làm cho nước bị đục ?
 A. Lẫn bụi bẩn và các hoá chất công nghiệp 
 B. Hoà tan và sau đó kết tủa các hoá chất ở dạng rắn
 C. Làm phân tán các hạt đất do cân bằng điện tích của phức hệ hấp thụ đất bị phá vỡ
 D. Cả ba nguyên nhân trên
Câu 22 : Những chất cho dưới đây, chất nào là nguồn nguyên liệu tự nhiên: canxi cacbua, cát, khoáng vật pirit, nước biển và đại dương, ancol etylic, axit sunfuric, tơ nilon-6,6, không khí ?
 A. Cát, pirit, nước biển, axit sunfuric, không khí B. Canxi cacbua, cát, pirit, nước biển, tơ nilon-6,6, không khí 
 C. Cát , pirit , nước biển , không khí D. Cát , pirit , ancol etylic , nước biển , không khí
Câu 23 : Những quặng và khoáng vật cho dưới đây chủ yếu để sản xuất những kim loại gì: Criolit, manhetit, cancopirit (CuFeS2), boxit, xiđerit, đolomit và đá vôi, muối ăn, cromit, apatit, cát, pirit, cacnalit
 A. Fe , Cu , Al , Ca , Mg , Na , Si B. Fe , Cu , Al , Ca , Mg , Na , Cr 
 C. Fe , Cu , Al , Cu , Cr , P D. Fe , Al , Na , Cr , Ag
Câu 24 : Hãy kể các loại polime tự nhiên trong số các chất cho dưới đây: thuỷ tinh plexiglat , cao su thiên nhiên, cao su cloropren , protein , PVC , xenlulozơ , cao su Buna-S , tơ capron , PS , tinh bột , saccarozơ , tơ nilon-6,6 
 A. Cao su tự nhiên , cao su cloropren , protein , xenlulozơ , tinh bột , saccarozơ
 B. Cao su tự nhiên , cao su Buna-S , tinh bột , xenlulozơ , sacarozơ
 C. Cao su tự nhiên , cao su Buna-S , cao su cloropren , protein , xenlulozơ, saccarozơ , tinh bột
 D. Cao su tự nhiên , protein , xenlulozơ, tinh bột
Câu 25 : Trong công nghệ xử lý khí thải do quá trình hô hấp của các nhà du hành vũ trụ, hay thủy thủ trong tàu ngầm, người ta thường sử dụng hoá chất nào sau đây ?
 A. NaOH rắn.	 B. Na2O2 rắn. C. KClO3 rắn.	 D. Than hoạt tính.
Câu 26 : Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp chế biến các hợp chất của silic. Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc về công nghiệp silicat ?
 A. Sản xuất xi măng. B. Sản xuất đồ gốm (gạch, ngói, sành, sứ).
 C. Sản xuất thuỷ tinh. D. Sản xuất thuỷ tinh hữu cơ.
Câu 27 : Công dụng nào sau đây không phải của NaCl ?
 A. Làm thức ăn cho người và gia súc B. Điều chế Cl2 , HCl , nước javen
 C. Làm dịch truyền trong bệnh viện D. Khử chua cho đất
Câu 28 : Một loại nước thải bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng Pb2+, Cu2+, Fe3+, Mn2+. Hãy chọn chất tốt nhất để loại bỏ hết kim loại nặng.
 A. dd NaOH dư	 B. dd Ca(OH)2 C. Sục khí H2S	 D. dd H2SO4
Câu 29 : Khí thải (của một nhà máy) có chứa các chất HF, CO2, SO2, NO2, N2. Hãy chọn chất tốt nhất để loại bỏ các khí độc trước khi thải ra khí quyển
 A. CaCO3 và H2O	 B. SiO2 và H2O C. Nước vôi trong	 D. CaCl2
Câu 30 : Những dụng cụ nấu cá thường để lại mùi tanh. Hãy chọn chất tốt nhất để khử mùi tanh đó.
 A. Xà phòng	 B. Ancol etylic C. Xođa (Na2CO3)	 D. giấm (axit axetic)
Câu 31 : Sắt tồn tại trong nước tự nhiên pH khoảng 6-7 (nước nguồn của các nhà máy nước) chủ yếu dưới dạng Fe(HCO3)2. Hãy chọn cách hiệu quả nhất (loại hết sắt, kinh tế) để loại sắt khỏi nước nguồn dưới dạng hiđroxit.
 A. Dùng dd NaOH	 B. Dùng dd Ca(OH)2 C. Sục khí Cl2	 D. Sục oxi ( không khí)
Câu 32 : Trong thực tế người ta dùng những thùng lớn bằng thép để bảo quản và chuyên chở axit H2SO4 đặc vì :
 A. Người ta cho thêm chất trợ dung vào axit. B. Người ta quét lớp parafin lên 2 mặt thùng.
 C. Axit sunfuric đặc không phản ứng với kim loại. D. Sắt bị thụ động hoá khi tiếp xúc với H2SO4 đặc nguội.
Câu 33 : Theo tổ chức Y tế Thế giới nồng độ tối đa của Pb2+ trong nước sinh hoạt là 0,05mg/l. Hỏi nguồn nước nào A, B, C hay D bị ô nhiễm nặng bởi Pb2+ biết rằng kết quả xác định Pb2+ như sau
 A. có 0,02mg Pb2+ trong 0,5 lít nước B. có 0,04mg Pb2+ trong 0,75 lít nước 
 C. có 0,15mg Pb2+ trong 4 lít nước D. có 0,20mg Pb2+ trong 2 lít nước 
Câu 34 : Khí CO2 thải ra nhiều được coi là ảnh hưởng xấu đến môi trường vì :
 A. Rất độc 	 B. Tạo bụi cho môi trường
 C. Gây hiện tượng mưa axit 	 D. Gây hiệu ứng nhà kính
Câu 35 : Brom lỏng hay hơi đều rất độc. Để xử lý lượng brom lỏng không may bị đổ với mục đích bảo vệ môi trường, có thể dùng 1 hoá chất thông thường dễ kiếm nào sau đây?
 A. dd NaOH	 B. dd KOH C. dd Ca(OH)2	 D. dd NaI
Câu 36 : Nếu bạn em chẳng may bị bỏng ngoài da do axit đặc bắn vào thì em sẽ sơ cứu cho bạn bằng cách bôi vào vết bỏng chất nào sau đây là hiệu quả nhất ?
 A. Nước vôi trong	 B. Nước pha lòng trắng trứng C. Kem đánh răng	D. dd NaHCO3 loãng
Câu 37 : Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2-3. Những người bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thì dịch vị dạ dày thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống trước bữa ăn :
 A. Nước đun sôi để nguội	 B. Nước đường C. Nước giấm loãng	 D. dd NaHCO3
Câu 38 : Để diệt chuột trong một nhà kho ta đốt lưu huỳnh rồi đóng kín cửa nhà kho lại. Chuột hít phải khói sẽ bị sưng yết hầu , co giật , tê liệt , cơ quan hô hấp dẫn đến bị ngạt mà chết. Chất gì đã làm chuột chết?
 A. H2S	 B. H2SO4	 C. SO2	 D. SO3
Câu 39 : Ấm đun nước lâu ngày thường có một lớp cặn vôi dưới đáy. Để làm sạch cặn có thể theo cách nào sau đây ?
 A. Dùng giấm pha vào nước trong ấm ngâm vài tiếng rồi súc sạch
B. Dùng ancol pha vào nước trong ấm ngâm vài tiếng rồi súc sạch
 C. Dùng dung dịch amoniac pha vào nước trong ấm ngâm vài tiếng rồi súc sạch
 D. Cả A, B, C đều được
Câu 40 : Khử đất chua bằng vôi và bón phân đạm cho lúa đúng cách được thực hiện theo cách nào sau đây?
 A. Bón đạm cùng một lúc với vôi 
 B. Bón đạm trước rồi vài ngày sau mới bón vôi khử chua
 C. Bón vôi khử chua trước rồi vài ngày sau mới bón đạm
 D. Cách nào cũng được
Câu 41 : . Ứng dụng nào sau đây không phải của xenlulozơ ?
 A. Dùng là vật liệu xây dựng và đồ gỗ B. Nguyên liệu sản xuất ximăng
 C. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic D. Nguyên liệu sản xuất giấy, vải sợi, tơ sợi nhân tạo
Câu 42 : Cách bảo quản thực phẩm (thịt cá...) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn ?
 A. Dùng fomon, nước đá	 B. Dùng phân đạm , nước đá
 C. Dùng nước đá , nước đá khô	 D. Dùng nước đá khô , fomon
Câu 43 : Trong tự nhiên có nhiều nguồn chất hữu cơ sau khi bị thối rữa tạo ra khí H2S. Tuy nhiên, trong không khí hàm lượng H2S rất ít vì:
 A. H2S tan được trong nước B. H2S bị CO2 trong không khí oxi hóa thành chất khác
 D. H2S bị phân hủy ở t0 thường tạo ra S và H2 C. H2S bị oxi trong không khí oxi hóa chậm thành chất khác
Câu 44 : Những ứng dụng nào sau đây của nhôm được dựa trên tính chất hoá học của nhôm ?
 A.Làm dây đẫn điện thay cho đồng 	 B. Làm dụng cụ đun nấu
 C. Làm bao bì, bao gói thực phẩm	 D. Chế tạo hỗn hợp Tecmit để hàn kim loại
Câu 45 : Trong xương động vật, nguyên tố canxi và photpho tồn tại chủ yếu dưới dạng Ca3(PO4)2. Khi hầm xương, muốn nước xương thu được giàu canxi và photpho ta nên :
 A. Chỉ ninh xương với nước B. Cho thêm vào nước ninh xương một ít quả chua (me, sấu, khế)
 C. Cho thêm vào nước ninh xương một ít vôi tôi D. Cho thêm vào nước ninh xương một ít đường
Câu 46 : Ở những vùng mỏ có khoáng vật pirit FeS2, nước bị ô nhiễm, pH của nước rất thấp, tức nước rất axit và có nhiều kết tủa nâu lắng đọng. Hãy chọn cách giải thích nào hợp lí nhất về hiện tượng trên:
 A. 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 ; SO2 + H2O H2SO3
 B. 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 ; 2SO2 + O2 2SO3 ; SO3 + H2O H2SO4
 C. 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 ; Fe2O3 + 3H2O 2Fe(OH)3↓
 D. 2FeS2 + 7O2 + 4H2O 2Fe2+ + 4SO42- + 4H+ ; 4Fe2+ + O2 + 6H2O 4FeO(OH)↓ + 8H+
Câu 47 : Nhiệt độ thùng vôi mới tôi lên tới 1500C và có pH = 13,2. Nếu chẳng may ngã vào thùng vôi mới tôi thì vừa bị bỏng do nhiệt, vừa bị bỏng do kiềm. Bỏng vôi mới tôi sẽ để lại vết sẹo lồi, lõm hoặc loang lỗ trong rất xấu. Hãy chọn một phương án sơ cứu có hiệu quả nhất trong số các phương án sau :
 A. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi
 B. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi rửa vết bỏng bằng giấm ăn
 C. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi rửa vết bỏng bằng nước mắm có pH < 7
 D. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi bôi kem đánh răng vào vết bỏng
Câu 48 : Hiện nay, khi giá nhiên liệu dầu mỏ tăng cao thì việc sử dụng các nhiên liệu thay thế là rất cần thiết. Trong công nghiệp, để điều chế khí than ướt (một nhiên liệu khí), người ta thổi hơi nước qua than đá nung đỏ. Phương trình hoá học của phản ứng : C (r) + H2O (k) CO (k) + H2 (k) ; ∆H = 131Kj
 Để tăng hiệu suất phản ứng, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây ?
 A. Giảm áp suất chung của hệ	 B. Giảm nhiệt độ của hệ	 
 C. Dùng chất xúc tác D. Tăng nồng độ hiđro
Câu 49 : Hiện nay ở Việt Nam , nước tương (xì dầu) được sản xuất từ một số nguồn nguyên liệu như xương động vật (trâu, bò, heo), bánh dầu đậu nành, đậu phộng (lạc). Cá biệt có nơi còn làm nước tương từ lông gà, lông vịt để có giá thành rẻ. Độc chất 3-MCPD (3-mono clopropan-1,2-điol) có mặt trong nước tương với hàm lượng vượt quá 1mg/kg có thể gây bệnh ung thư cho người tiêu dùng. Phương pháp sản xuất nước tương nào sau đây là không an toàn vì chứa chất 3-MCPD vượt quá hàm lượng cho phép?
 A. Thuỷ phân bánh dầu đậu phộng, đậu nành bằng axit photphoric
 B. Sản xuất theo phương pháp lên men đậu xanh, đậu nành
 C. Cho axit clohiđric nồng độ thấp phản ứng với chất béo trong nguyên liệu (xương động vật, đậu nành, đậu phộng,) để thuỷ phân ra axit đạm
 D. Cho axit clohiđric nồng độ cao phản ứng với chất béo trong nguyên liệu để thuỷ phân ra axit đạm
Câu 50 : Theo quy định của thế giới thì nồng độ tối đa cho phép H2S trong không khí là 0,01mg/l. Để đánh giá sự ô nhiễm trong không khí của một nhà máy, người ta làm như sau:
 - Lấy 2 lít không khí cho lội từ từ qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy dung dịch bị vẫn đục đen
 - Lọc kết tủa, rửa nhẹ, làm khô, cân được 0,3585 mg
 Kết luận nào sau đây đúng ?
 A. Nồng độ H2S đã vượt quá 4 lần nồng độ tối đa cho phép. Không khí bị ô nhiễm
 B. Nồng độ H2S đã vượt quá 3 lần nồng độ tối đa cho phép. Không khí bị ô nhiễm
 C. Nồng độ H2S đã vượt quá 2 lần nồng độ tối đa cho phép. Không khí bị ô nhiễm
 D. Nồng độ H2S chưa vượt quá nồng độ tối đa cho phép. Không khí chưa bị ô nhiễm
Câu 51 : Khí SO2 do các nhà máy thải ra là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường . Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định nếu lượng SO2 vượt quá 3.10– 5 mol/m3 không khí coi như ô nhiễm. Người ta lấy 50 ml không khí ở một thành phố và phân tích thu được 0,012 mg SO2. Kết luận nào sau đây là đúng ?
 A. Nồng độ SO2 bằng 3,75.10-6 mol/m3, không khí chưa bị ô nhiễm
 B. Nồng độ SO2 bằng 3,75.10-6 mol/m3, không khí đã bị ô nhiễm
 C. Nồng độ SO2 bằng 3,75.10-3 mol/m3, không khí đã bị ô nhiễm
 D. Nồng độ SO2 bằng 3,75.10-3 mol/m3, không khí chưa bị ô nhiễm
Câu 52 : Magie kim loại đóng vai trò rất quan trọng trong công nghiệp ôtô , máy bay , và đặc biệt các con tàu vũ trụ. Một nguồn magie quan trọng được lấy từ nước biển bằng cách cho nước biển tác dụng với vôi sữa (Ca(OH)2), lọc kết tủa Mg(OH)2 , hoà tan trong dung dịch HCl , lấy MgCl2 khan và điện phân nóng chảy. Cho biết trong 1 lít nước biển có 1350 mg Mg2+. Hỏi từ 1000 m3 nước biển có thể điều chế được bao nhiêu tấn Mg , biết hiệu suất điều chế là 70%
 A. 0,48 tấn 	 B. 0,752 tấn 	 C. 0,945 tấn 	D. 1,350 tấn 
Câu 53 : Cho biết cứ 1 mol cacbon (rắn) khi bị đốt cháy hoàn toàn toả ra 94 kcal nhiệt. Nếu tính trên đầu mỗi người dân mỗi ngày tiêu tốn trung bình 5640 kcal thì một thành phố có số dân 2 triệu sẽ tiêu tốn bao nhiêu tấn than (chứa 85% cacbon), mỗi năm (365 ngày)?
 A. 2,628.105 tấn 	B. 2,234.105 tấn	 C. 3,209.105 tấn	D. 3,092.105 tấn
Câu 54 : Nếu một quốc gia tiêu tốn 7,5 tỉ gallon xăng chứa chì (cứ 1 gallon xăng có pha thêm 2ml chì tetraetyl (Pb(C2H5)4), khối lượng riêng 1,65 g.ml-1) thì quốc gia đó đã thải ra khí quyển bao nhiêu tấn chì ?
 A. 3,300.104tấn 	B. 2,475.105 tấn	 C. 1,586.104tấn	D. 4,950.104tấn
Câu 55 : Một nhà máy nhiệt điện tiêu tốn 2,2 triệu tấn than mỗi năm. Than chứa 3,5% lưu huỳnh, trong đó 90% bị thoát vào không khí dưới dạng SO2. Nếu nhà máy không có thiết bị lọc khí thải thì mỗi giờ lượng SO2 thoát vào không khí trung bình là bao nhiêu ?
 A. 1,582 tấn	 B. 1,836 tấn	 C. 7,700 tấn	D. 37,973 tấn
Câu 56 : Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng 
 6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2 .
Cho biết cứ một phút (trời nắng) mỗi cm2 lá xanh nhận được 0,5cal năng lượng mặt trời nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Hỏi 1 cây xanh có 10 lá, mỗi lá 10cm2 thì cần thời gian là bao nhiêu để tổng hợp được 0,18 gam glucozơ là ?
 A. 269,2 phút	B. 134,6 phút C. 67,3 phút	D. 262,9 phút 
Câu 57 : Đốt cháy hoàn toàn 56 lít khí tự nhiên (ở đktc) chứa (% thể tích) 89,6% CH4, 2,24% C2H6, 4% H2 và 4,16% N2. Cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ vào lượng dung dịch NaOH dư. Tính khối lượng xođa (Na2CO3) thu được
 A. 249,3 gam	B. 284,6 gam C. 312,1 gam	D. 355,8 gam
Câu 58 : Hàm lượng cho phép của H2S trong không khí là 0,1 ppm (một phần triệu, ở đây tính theo thể tích, tức trong 107 dm3 không khí, thể tích H2S không vượt quá hạn 1 dm3). Hỏi không khí ở vùng nào: A hay B, C, D vượt quá giới hạn cho phép? Biết rằng khi sục 10m3 không khí ở (đktc) ở mỗi vùng qua dd Pb(NO3)2 dư thu được lượng PbS như sau 
 A. 10 mg PbS	 B. 20 mg PbS	 C. 5 mg PbS	D.8 mg PbS

File đính kèm:

  • doche_thong_cau_hoi_on_tap_hoa_hoc_12_chuong_trinh_nang_cao.doc