Hệ động lực của Chủ nghĩa xã hội - Từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin đến Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Với bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh đều khẳng định tính tất yếu và mục tiêu thiết lập trên thực tế
xã hội cộng sản, xã hội xã hội chủ nghĩa. Để giành được thắng lợi trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất thiết phải nhận thức đầy đủ và phát huy cao
độ hệ động lực của chủ nghĩa xã hội. Tác giả bài viết đi sâu phân tích vấn đề động
lực của chủ nghĩa xã hội trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và qua đó khẳng định năng lực vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin của nhà tư tưởng vĩ đại Hồ Chí Minh.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hệ động lực của Chủ nghĩa xã hội - Từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin đến Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ động lực của Chủ nghĩa xã hội - Từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin đến Hồ Chí Minh
cuộc cách mạng vô sản nào giành thắng lợi; lý luận về chủ nghĩa xã hội mà các ông đƣa ra chƣa đƣợc kiểm chứng trên thực tế. Đến thời của V.I. Lênin, mặc dù có hơn 6 năm lãnh đạo nƣớc Nga Xô viết nhƣng ông đã mất nhiều thời gian, tâm lực vào việc chấm dứt tình trạng nội chiến và giữ vững chính quyền cách mạng. Vì thế, lý luận về hệ động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội mới đƣợc các ông phác thảo trên nét lớn và phần lớn chỉ ở dạng dự báo. Tuy nhiên, với bộ óc thiên tài và sự mẫn cảm chính trị, những dự báo đó vẫn là những dự báo khoa học, mang giá trị của “kim chỉ nam” để những ngƣời mácxit của mọi thời đại tiếp tục bổ sung và phát triển. 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về hệ động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Trên cơ sở kế thừa, phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và thấu tỏ tình hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đƣa ra quan điểm của mình về hệ động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội. Một là, Hồ Chí Minh khẳng định động lực quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội chính là con người xã hội chủ nghĩa. Ngƣời nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trƣớc hết cần có những con ngƣời xã hội chủ nghĩa”19. Đó là những con ngƣời yêu nƣớc, có ý thức làm chủ tập thể, có tinh thần “mình vì mọi ngƣời, mọi ngƣời vì mình”, có tác phong làm việc khoa học Dù con ngƣời xã hội chủ nghĩa là con ngƣời thấm 17 V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 54, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.235. 18 V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.350. 19 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 13, tr.66. 231| Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam nhuần lý tƣởng cộng sản nhƣng là nhà duy vật mácxít, Hồ Chí Minh vẫn cho rằng phải đảm bảo lợi ích, trƣớc hết là lợi ích vật chất chính đáng của ngƣời lao động. Để giải quyết vấn đề này, Ngƣời đã đề xuất chủ trƣơng thực hiện chính sách khoán, thƣởng, phạt công minh. Trong bài “Nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy dệt Nam Định” (4/1957), Ngƣời nói: “Chế độ làm khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội, nó khuyến khích ngƣời công nhân luôn luôn tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ. Làm khoán là ích chung và lại lợi riêng”20. Đề cao tầm quan trọng của các “đòn bẩy” kinh tế nhƣng Hồ Chí Minh không coi đó là “chìa khóa vạn năng”để nâng cao tính tích cực của ngƣời lao động bởi nhiều khi cách mạng đòi hỏi sự hy sinh lớn đến mức không có giá trị vật chất nào có thể bù đắp đƣợc. Vì thế, cần phát huy cả động lực chính trị, tinh thần mà trƣớc hết là sức mạnh của dân chủ. Hồ Chí Minh khẳng định dân chủ mang lại sáng kiến, sự hăng hái, đoàn kết và vì thế, “thực hành dân chủ cũng là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”21. Do đó, Đảng và Nhà nƣớc phải thực sự coi trọng và đảm bảo quyền “là chủ” và “làm chủ” của nhân dân. Cũng cần phải sử dụng vai trò điều chỉnh của các yếu tố tinh thần khác nhƣ lý tƣởng chính trị, văn hóa, đạo đức, sự hiểu biết về pháp luật để qua đó nâng cao ý thức tự giác và năng lực cống hiến của mỗi con ngƣời. Tóm lại, theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, con ngƣời xã hội chủ nghĩa là động lực trực tiếp của chủ nghĩa xã hội nhƣng để tạo dựng đƣợc những con ngƣời nhƣ thế thì cần có một chiến lƣợc khoa học, toàn diện với hệ thống động lực vật chất và tinh thần thiết yếu nhằm nâng cao tính tích cực của con ngƣời. Hai là, Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao các động lực của văn hóa truyền thống là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc. Từ năm 1924, khi Quốc tế Cộng sản đang đẩy cao vai trò của đấu tranh giai cấp, Hồ Chí Minh đã dũng cảm khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nƣớc Ngƣời ta sẽ không thể làm gì cho ngƣời An Nam nếu không dựa trên cái động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ”22. Chúng ta biết rằng: Điều kiện sinh tồn, công cuộc dựng nƣớc, giữ nƣớc gian khổ của dân tộc Việt Nam đã nâng lòng yêu nước - một sắc thái tình cảm mà dân tộc nào cũng có trở thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - một khái niệm bao gồm cả lòng yêu nƣớc, ý chí giữ nƣớc, tri thức giữ nƣớc và hệ lý luận về lòng yêu nƣớc. Đây chính là 20 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 10, tr.537- 538. 21 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 15, tr.325. 22 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 1, tr.511-513. |232 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) dòng chủ lƣu của văn hóa Việt Nam; là giá trị đạo đức đầu bảng, là kim chỉ nam hành động, là tiêu chuẩn để phân định mọi sự đúng - sai, tốt - xấu, nên - chăng của ngƣời Việt. Thấu hiểu và tự hào về truyền thống đó, Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nƣớc. Đó là một truyền thống quý báu của ta”23. Để phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam trong sự nghiệp “kháng chiến, kiến quốc”, Hồ Chí Minh đã phát động phong trào Thi đua ái quốc trong quảng đại quần chúng nhân dân. Bằng cách này, Ngƣời đã biến cái “quốc sự” thành cái “dân sự”, biến lòng yêu nƣớc mang tính trừu tƣợng thành công việc thƣờng nhật để ai ai cũng có thể tham gia. Đáng chú ý là, mặc dù hoạt động trong bối cảnh Quốc tế Cộng sản đang rơi vào xu hƣớng “tả khuynh” với biểu hiện rõ nét là đề cao vai trò của giai cấp công nhân, đẩy cao nhiệm vụ đấu tranh giai cấp, Hồ Chí Minh vẫn đề cao chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngƣời đã khẳng định: “Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị”24. Điều đó có nghĩa là mọi chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc phải hƣớng đến mục tiêu củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; mọi tƣ tƣởng giáo điều, tả khuynh làm tổn hại đến sức mạnh đoàn kết của dân tộc cần phải loại bỏ. Hồ Chí Minh đã phê phán hiện tƣợng ấu trĩ tả khuynh khi “nghe ngƣời ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nƣớc mình nhƣ thế nào để làm cho đúng”25. Thực tế là ở Việt Nam, do kinh tế không phát triển nên cuộc đấu tranh giai cấp không gay gắt nhƣ ở phƣơng Tây; trong khi đó, tinh thần dân tộc và khát vọng đổi đời chính là “mẫu số chung” để quy tụ toàn thể nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Tuy nhiên, để làm đƣợc điều đó thì Đảng phải biết cách khơi dậy trong nhân dân tinh thần dân tộc, phải có niềm tin thực sự vào lòng yêu nƣớc của nhân dân và có tinh thần khoan dung, độ lƣợng theo nguyên tắc “bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những ngƣời đó trƣớc đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ”26. Sức mạnh của chủ nghĩa yêu nƣớc và tinh thần đoàn kết dân tộc do Hồ Chí Minh phát huy đã góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Ba là, Hồ Chí Minh đề cao động lực chính trị, bao gồm vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý nhà nƣớc và vai trò tập hợp lực lƣợng của Mặt trận dân tộc thống nhất, trong đó, sự lãnh đạo của Đảng là động lực “hạt nhân” trong toàn bộ hệ động lực 23 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 7, tr.38. 24 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 9, tr.244. 25 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 5, tr.312. 26 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 9, tr.244. 233| Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam của chủ nghĩa xã hội. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi mọi động lực luôn tồn tại dƣới dạng tiềm năng; muốn phát huy nó thì lực lƣợng lãnh đạo phải biết khai thác và quy tụ nó một cách chủ động, khoa học. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh nói rõ: Không phải cứ có Đảng là mặc nhiên mọi việc thành công mà Đảng phải vững thì cách mạng mới thành công. Do đó, Đảng phải trung thành một cách sáng tạo với chủ nghĩa Mác - Lênin, biết phát huy sức mạnh của quần chúng và có chiến lƣợc đoàn kết quốc tế đúng đắn. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc sẽ thực hiện chức năng quản lý xã hội nhƣng cán bộ nhà nƣớc phải thực sự “làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng”27; họ phải hành động theo phƣơng châm việc gì có lợi cho dân thì phải làm; việc gì có hại cho dân thì phải tránh; thƣớc đo phẩm chất và năng lực của cán bộ chính là mức độ hài lòng của nhân dân. Các tổ chức chính trị xã hội thì phải làm tốt vai trò tập hợp và bảo vệ lợi ích của nhân dân. Việc gia tăng sức mạnh của từng thành tố trong hệ thống chính trị sẽ góp phần tạo lên động lực quan trọng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Bốn là, do mọi hoạt động của xã hội đều dựa trên nền tảng kinh tế nên Hồ Chí Minh cũng rất chú trọng việc phát huy động lực kinh tế. Ngƣời cho rằng muốn có tiềm lực kinh tế, đƣa kinh tế trở thành động lực thì một mặt phải tăng gia sản xuất, mặt khác, phải ra sức thực hành tiết kiệm. Hồ Chí Minh nói rõ: Chúng ta phải tiết kiệm hơn các quốc gia khác vì cùng một lúc ta vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; nhiệm vụ cách mạng nặng nề không cho phép chúng ta làm hao tổn nguồn lực vốn đã ít ỏi của mình. Hồ Chí Minh nói rõ: “Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng tai hại cho nhân dân, cho chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”28. Nó tai hại hơn bởi chỉ những cán bộ có chức có quyền mới có thể tham ô nhƣng bất kể con ngƣời nào, ở vị trí nào cũng dễ dàng lãng phí tiền bạc, thời gian, sức lực của mình, của cơ quan và của xã hội nên sự thất thoát do lãng phí mang lại còn lớn hơn tham ô. Thực hiện lời dạy của Lênin, rằng ngƣời cán bộ đảng viên không có một đặc quyền nào trừ một quyền là luôn luôn ở phía trƣớc, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải là lực lượng tiên phong trong cuộc thi đua thực hành tiết kiệm. Ngƣời viết: “Muốn hƣớng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thƣớc cho ngƣời ta bắt chƣớc... Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trƣớc đã”29 Năm là, Hồ Chí Minh đánh giá rất cao động lực quốc tế với sức mạnh của sự đoàn kết, hợp tác quốc tế và thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến. Với tƣ duy mang 27 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 10, tr.572. 28 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 7, tr.357. 29 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.16. |234 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) tầm thời đại, Hồ Chí Minh xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới; muốn giành đƣợc độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì Việt Nam phải tranh thủ sức mạnh của thời đại. Điều đáng nói là Hồ Chí Minh không dừng ở việc đoàn kết với giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức nhƣ các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin chủ trƣơng mà còn đoàn kết với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, đặc biệt là nhân dân các nƣớc đang tiến hành xâm lƣợc Việt Nam. Ngƣời còn cho rằng “các nƣớc dù chế độ xã hội khác nhau và hình thái ý thức khác nhau cũng đều có thể chung sống hòa bình đƣợc”30. Với tƣ duy đó, Hồ Chí Minh đã xây dựng đƣợc mặt trận của nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam. Tuy nhiên, là ngƣời luôn đề cao tinh thần tự lực cánh sinh, khi bàn về mối quan hệ giữa động lực bên trong và động lực bên ngoài, Hồ Chí Minh khẳng định nội lực luôn đóng vai trò quyết định; phát huy động lực bên ngoài là để nâng cao sức mạnh của động lực bên trong. Trong tƣ duy Hồ Chí Minh, “xây” và “chống” luôn đi liền với nhau nên việc “khai thông” các động lực phải tiến hành song song với việc đẩy lùi các “trở lực” của chủ nghĩa xã hội nhƣ sự chống phá của lực lƣợng thù địch, các thói quen, truyền thống lạc hậu và chủ nghĩa cá nhân dƣới mọi hình thức. Trong các trở lực nói trên thì chủ nghĩa cá nhân - thứ “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng” là nguy hiểm nhất. Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh rằng: “Thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”31. Nhƣ vậy, hệ động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh hết sức phong phú. Xét về giá trị, đó là động lực vật chất và động lực tinh thần; xét về lĩnh vực tác động, đó là động lực kinh tế, chính trị, văn hóa; xét về cƣơng vực địa lý, đó là động lực nội sinh và ngoại sinh; xét về chủ thể hành động thì đó là động lực con ngƣời với tƣ cách cá nhân và cộng đồng Trong hệ động lực xác định, Đảng với tƣ cách là “động lực hạt nhân” có trách nhiệm tạo dựng môi trƣờng để các “vectơ” động lực có thể vận động “cùng chiều” nhằm tạo ra hợp lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của đất nƣớc. 3. Kết luận Lật đổ chủ nghĩa tƣ bản, thiết lập xã hội cộng sản - một xã hội tốt đẹp mà ở đó “sự phát triển tự do của mỗi ngƣời là điều kiện cho sự tự do của tất cả mọi ngƣời”32 là 30 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 10, tr.12. 31 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.609. 32 C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.628. 235| Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam lý tƣởng cao cả của chủ nghĩa Mác - Lênin. Kế thừa tinh thần đó, Hồ Chí Minh luôn khẳng định chủ nghĩa xã hội là mục tiêu “bất biến” của cách mạng Việt Nam. Mặc dù khi Hồ Chí Minh còn sống, chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam chỉ là “chủ nghĩa xã hội thời chiến” với sự biến dạng của không ít quy luật kinh tế nhƣng với trí tuệ kiệt xuất, Hồ Chí Minh đã bƣớc đầu xác định đƣợc hệ thống động lực rất phong phú của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nếu so sánh hệ động lực của chủ nghĩa Mác - Lênin và hệ động lực của Hồ Chí Minh thì rõ ràng là có nhiều điểm tƣơng đồng nhƣ đều đề cao động lực kinh tế, động lực con ngƣời, động lực lợi ích, động lực khoa học kỹ thuật Tuy nhiên, Ph. Ăngghen đã tuyên bố, rằng “lý luận của chúng tôi là lý luận của sự phát triển, chứ không phải là một giáo điều mà ngƣời ta phải học thuộc lòng và lắp lại một cách máy móc”33; Lênin cũng khẳng định học thuyết Mác “không phải là một giáo điều mà là một kim chỉ nam hành động”34. Với bản lĩnh sáng tạo và tinh thần tự chủ, Hồ Chí Minh cũng khẳng định “chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh”35. Hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam đã thúc giục Hồ Chí Minh - ngƣời cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam, phát triển sáng tạo lý luận về hệ động lực của chủ nghĩa xã hội. Căn cứ vào điều kiện dân tộc và thời đại, Hồ Chí Minh đã đặc biệt nhấn mạnh các động lực tinh thần nhƣ chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc và động lực quốc tế. Bằng cách đó, Hồ Chí Minh đã làm giàu cho lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề này. Không chỉ là cống hiến trên phƣơng diện lý luận, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm1960 đến nay, suy cho cùng, chính là quá trình triển khai hệ động lực của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Vì thế, Hồ Chí Minh đã để lại cho hậu thế kinh nghiệm và hình mẫu quý báu về phƣơng cách tiếp nhận và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. 33C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 36, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.796. 34 V.I. Lênin (1980) Toàn tập, tập 20, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.99. 35 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 7, tr.120. |236
File đính kèm:
- he_dong_luc_cua_chu_nghia_xa_hoi_tu_quan_diem_cua_chu_nghia.pdf