Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên - Tiếp cận từ lý thuyết sử dụng và hài lòng

Truyền thông xã hội được sinh viên sử dụng ngày càng phổ biến nhằm đáp ứng nhu cầu

của họ. Cách thức sử dụng truyền thông xã hội của sinh viên phụ thuộc vào mức độ nhận

thức và thái độ của họ. Với cách tiếp cận lý thuyết sử dụng và hài lòng, vai trò của sinh

viên trong việc sử dụng truyền thông xã hội được đề cao. Điều đó được biểu hiện trong

việc lựa chọn và sử dụng truyền thông xã hội. Họ chủ động trong việc tìm hiểu và lựa chọn

loại hình tham gia. Trên cơ sở tìm hiểu chức năng, hành vi truyền thông xã hội của sinh

viên được biểu hiện thông qua các hoạt động cụ thể.

Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên - Tiếp cận từ lý thuyết sử dụng và hài lòng trang 1

Trang 1

Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên - Tiếp cận từ lý thuyết sử dụng và hài lòng trang 2

Trang 2

Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên - Tiếp cận từ lý thuyết sử dụng và hài lòng trang 3

Trang 3

Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên - Tiếp cận từ lý thuyết sử dụng và hài lòng trang 4

Trang 4

Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên - Tiếp cận từ lý thuyết sử dụng và hài lòng trang 5

Trang 5

Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên - Tiếp cận từ lý thuyết sử dụng và hài lòng trang 6

Trang 6

Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên - Tiếp cận từ lý thuyết sử dụng và hài lòng trang 7

Trang 7

Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên - Tiếp cận từ lý thuyết sử dụng và hài lòng trang 8

Trang 8

Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên - Tiếp cận từ lý thuyết sử dụng và hài lòng trang 9

Trang 9

Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên - Tiếp cận từ lý thuyết sử dụng và hài lòng trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 2660
Bạn đang xem tài liệu "Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên - Tiếp cận từ lý thuyết sử dụng và hài lòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên - Tiếp cận từ lý thuyết sử dụng và hài lòng

Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên - Tiếp cận từ lý thuyết sử dụng và hài lòng
 bị cho nghề nghiệp, chuyên môn 
nhất định tại các trường đại học, cao đẳng 
(Mai Thị Duyên, 2016). Vì vậy, tâm lý xã 
hội của SV không chỉ phụ thuộc vào nhóm 
lứa tuổi mà còn phụ thuộc vào vị trí nghề 
nghiệp của họ trong xã hội. 
Sự phát triển về nhận thức, trí tuệ: 
Hoạt động nhận thức, trí tuệ của lứa 
tuổi SV phát triển cả về chất lẫn về lượng 
so với các lứa tuổi trước đó. Các hoạt động 
này kế thừa một cách có hệ thống những 
thành tựu ở các giai đoạn phát triển trước. 
Mặt khác, họ phải tiếp cận các thành tựu 
khoa học đương đại và có tính cập nhật. Do 
đó, họ cần phối hợp các thao tác tư duy 
(phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng 
hóa, khái quát hóa) để tìm ra bản chất 
của vấn đề. Các hoạt động này diễn ra ở 
cường độ cao và có tính chọn lọc rõ ràng 
(Mai Thị Duyên, 2016). Không những vậy, 
phạm vi hoạt động nhận thức của SV được 
mở rộng phạm vi như thư viện, phòng thực 
hành, thí nghiệm, thực tế chuyên môn 
vừa rèn luyện kỹ xảo vừa phát huy kỹ thuật 
nghề nghiệp (Nguyễn Hồi Loan & Trần 
Thu Hương, 2019). Để nâng cao kiến thức, 
SV chủ động tìm kiếm thông tin, cập nhật 
các thành tựu khoa học kỹ thuật trên nhiều 
phương tiện khác nhau. Internet là một 
trong những lựa chọn phổ biến nhất của SV 
vì những giá trị mà nó mang lại không thể 
chối bỏ. Hơn nữa, nhận thức của SV về vai 
trò của TTXH ngày càng rõ ràng hơn. Từ 
đó, họ sẽ xây dựng cách thức sử dụng và 
ứng xử phù hợp. 
Sự phát triển đời sống xúc cảm, tình cảm: 
Biểu hiện của tình cảm cấp cao (tình 
cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm 
thẩm mĩ) ngày càng phong phú, đa dạng 
và các loại tình cảm này phát triển ổn định 
ở lứa tuổi SV (Nguyễn Hồi Loan, & Trần 
Thu Hương, 2019). Tình cảm khác giới ở 
lứa tuổi SV có định hướng nhất định. Hơn 
nữa, tình cảm nghề nghiệp là một trong 
những loại tình cảm được hình thành và 
phát triển trong giai đoạn này (Mai Thị 
Duyên, 2016). Đời sống tình cảm của SV 
vô cùng phong phú. Đó là động cơ thúc 
đẩy SV giao lưu, kết bạn mà không có giới 
hạn về khoảng cách. Vì vậy, SV sẽ tìm đến 
các thiết bị, phương tiện giúp họ xây dựng 
mối quan hệ và TTXH là một trong những 
loại hình họ rất quan tâm và tham gia. 
Sự phát triển nhân cách: 
Nhân cách SV là nhân cách của người 
NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
69 
trẻ tuổi đang được chuẩn bị để thực hiện 
chức năng người lao động có trình độ 
nghiệp vụ cao trong một lĩnh vực hoạt 
động nào đó của xã hội (Nguyễn Thị Bắc, 
2018). Thông qua quá trình tự đánh giá, 
SV biết được những ưu điểm, hạn chế của 
bản thân. Trên cơ sở đó, họ xây dựng kế 
hoạch phát triển nhằm hoàn thiện và khẳng 
định bản thân trong nhà trường và ngoài 
xã hội. 
Các hoạt động khác: 
Ở lứa tuổi SV, các hoạt động ngoại 
khóa luôn được chú trọng. SV tích cực 
tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm 
không chỉ để rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ 
mà còn gia tăng vốn sống của bản thân, đời 
sống tình cảm trở nên phong phú. Bên cạnh 
các hoạt động nhận thức, hoạt động giải trí 
ở SV cũng được chú trọng. Thông qua đó, 
những căng thẳng trong học tập sẽ được 
giải phóng (Mai Thị Duyên, 2016; Nguyễn 
Thị Bắc, 2018). 
2.4.2. Khái niệm hành vi truyền thông 
xã hội của sinh viên tiếp cận lý thuyết sử 
dụng và hài lòng 
Hành vi cá nhân là kết quả của sự tác 
động qua lại của các nhân tố chủ quan của 
chủ thể và các nhân tố khách quan của môi 
trường. Hành vi cá nhân luôn chứa đựng 
sắc thái và tính chất, trình độ phát triển của 
xã hội. Môi trường mới với những đặc 
điểm sinh hoạt không giống nhau giữa các 
bạn, với các mối quan hệ đa chiều giữa 
người với người dựa trên nền tảng yêu cầu 
về kỹ thuật, trên nền tảng thiên về yếu tố cá 
nhân do đó mà sức ảnh hưởng đến hành vi 
của mỗi cá nhân sẽ có cách ứng xử khác 
nhau (Nguyễn Thị Bắc, 2018). 
Dưới góc độ tiếp cận lý thuyết U&G, 
hành vi TTXH của SV được hiểu là cách 
mà họ sử dụng các phương tiện TTXH 
nhằm thỏa mãn nhu cầu, đạt được mục 
đích của mình và được biểu hiện thông qua 
các hành vi cụ thể. 
2.4.3. Biểu hiện hành vi truyền thông 
xã hội của sinh viên tiếp cận lý thuyết sử 
dụng và hài lòng 
Từ góc nhìn của lý thuyết U&G, hành 
vi TTXH của SV được nghiên cứu trên hai 
phương diện: cách mà SV thao tác với các 
phương tiện TTXH và động cơ thúc đẩy họ 
sử dụng TTXH. 
2.4.3.1. Biểu hiện hành vi truyền thông 
xã hội của sinh viên thông qua nhận thức 
Theo lý thuyết U&G, SV là người chủ 
động tìm hiểu, lựa chọn và sử dụng các 
phương tiện TTXH để làm thỏa mãn nhu 
cầu. Nói cách khác, nhu cầu là động lực 
thúc đẩy hành vi. Không những vậy, nhận 
thức đúng sẽ dẫn đến hành vi đúng và 
ngược lại. Nếu SV có nhận thức đúng về 
TTXH, hành vi sử dụng TTXH của họ sẽ 
đúng và người lại. Nhận thức về TTXH của 
SV trên hai phương diện chính là chức 
năng và vai trò của chúng. 
Nhận thức của SV về các chức năng 
của TTXH sẽ là cơ sở để họ lựa chọn tham 
gia và sử dụng. Đồng thời, một khi SV 
nhận thức được chức năng của các loại hình 
TTXH phù hợp với nhu cầu nào, họ sẽ sử 
dụng chúng phục vụ cho nhu cầu đó. Đơn 
cử như SV sẽ sử dụng Youtube để phục vụ 
nhu cầu giải trí của họ thay vì sử dụng các 
trang blog. Bởi vì, chức năng chính của 
Youtube là kênh giải trí tổng hợp. 
Cách thức sử dụng TTXH của SV sẽ 
phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hiểu biết 
của họ về vai trò của TTXH. Nếu SV biết 
cụ thể về những ảnh hưởng tích cực và tiêu 
cực của TTXH, phương pháp sử dụng 
TTXH của SV sẽ mang lại lợi ích thiết 
thực. Cách thức sử dụng được biểu hiện 
qua không gian, thời gian và địa điểm mà 
họ sử dụng chúng. Chẳng hạn, nếu họ biết 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) 
70 
sử dụng TTXH ảnh hưởng đến kết quả học 
tập, sức khỏe... họ sẽ không sử dụng chúng 
trong lúc đang học và sử dụng chúng với 
thời lượng vừa phải, hợp lý. 
2.4.3.2. Biểu hiện hành vi truyền thông 
xã hội của SV qua thái độ 
Thái độ là sản phẩm phức tạp của các 
quá trình học tập, lĩnh hội, trải nghiệm, 
cảm xúc bao gồm cả những hứng thú, ác 
cảm, thành kiến, mê tín, quan điểm khoa 
học và tôn giáo cũng như chính trị (Vũ 
Dũng, 2008). Thái độ được đề cập đến cảm 
xúc, biểu thị quan điểm cá nhân (đồng 
thuận hoặc không) với một vấn đề nào đó. 
Thái độ được chia ra làm thái độ tích cực 
và thái độ tiêu cực (cảm xúc tích cực và 
cảm xúc tiêu cực). 
Thái độ tích cực: khi SV truy cập các 
loại hình TTXH với tâm trạng thoải mái, 
thích thú, vui vẻ, tự hào về bản thân; từ đó 
hình thành thói quen khó từ bỏ (Mai Thị 
Duyên, 2016). 
- Thái độ tiêu cực: cảm xúc tiêu cực sẽ 
xuất hiện nếu như SV không được sử dụng 
TTXH như mong muốn của họ. Một số 
cảm xúc như nôn nao, bồn chồn khi chờ 
đợi một comment, like, v.v. Hơn thế nữa, 
SV có thể có biểu hiện giận dữ, thậm chí 
trầm cảm khi tiếp nhận phản hồi không tích 
cực (Mai Thị Duyên, 2016; Nguyễn Thị 
Bắc, 2018). 
2.4.3.3. Biểu hiện hành vi truyền thông 
xã hội của sinh viên thông qua các hoạt 
động cụ thể 
Hành vi TTXH của SV bị thúc đẩy bởi 
các nhu cầu cụ thể. Một bộ phận SV sử 
dụng TTXH để gặp gỡ bạn bè, người thân, 
trong khi đó một số người khác sử dụng 
TTXH để giải trí (xem video, chơi 
game). Từ đó, hành vi sử dụng TTXH 
của họ sẽ được cụ thể hóa. Hành vi sử dụng 
TTXH được cụ thể hóa và chia thành hai 
nhóm: nhóm hành vi chủ động như like, 
post, share, comment; nhóm hành vi thụ 
động như click, watch, view/hovering 
(Ekstrom & Ostman, 2015). 
Nhóm hành vi chủ động: 
Hành vi nhấn nút “like”: ngụ ý rằng 
người sử dụng đồng quan điểm với nội 
dung và muốn bày tỏ sự yêu thích của họ 
đối với người đăng tải nội dung. Số lượt 
“like” nhận được có thể cho biết mức độ 
phổ biến của nội dung, của cá nhân người 
đăng tải nội dung. Nếu trạng thái của một 
người nhận được nhiều lượt “like” có nghĩa 
là nội dung có ý nghĩa, người đăng tải là 
người nổi tiếng hoặc thông tin đó có nhiều 
ý nghĩa (Paul & Mark, 2009). Không 
những vậy, SV sử dụng nút “like” nhằm 
thể hiện quan điểm của cá nhân và kết nối 
những điều mà họ quan tâm (Nguyễn Thị 
Bắc, 2018). 
Hành vi “share”: nút “share” cũng là 
một trong những cách thức chia sẻ nội 
dung, thông tin lên các trang TTXH giống 
như nút “like”. Tuy nhiên, “share” cho 
phép người dùng đăng tải lại những nội 
dung lên dòng thời gian của họ, của bạn bè, 
người thân hoặc gửi tin nhắn riêng cho 
từng cá nhân. Những nội dung này được 
thêm vào trên dòng thời gian và nó được 
diễn giải theo cách của người sử dụng 
mong muốn. Hay nói cách khác, việc chia 
sẻ một nội dung nào đó trên TTXH giải 
thích rằng họ muốn bày tỏ quan điểm cá 
nhân về thông tin đó (Rui & Stefanone, 
2013). 
Hành vi “comment”: đóng một vai trò 
quan trọng trong việc tác động đến nhận 
thức của người sử dụng (Hong & Cameron, 
2018). Hơn nữa, “comment” có xu hướng 
ảnh hưởng đến dư luận và có tác động gián 
tiếp đến nhận thức, hành vi của người khác 
(Carah, 2014). 
NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
71 
Hành vi “post” là hành vi đăng tải 
những thông tin, hình ảnh (cá nhân, món 
ăn, địa điểm du lịch) lên dòng trạng thái 
của mình. Đây là một trong những phương 
thức giao tiếp hữu hiệu giữa các cá nhân 
với nhau trên TTXH. Do đó, động cơ của 
hành vi “post” trên TTXH cũng được 
nghiên cứu. Hành vi post trên TTXH sẽ tạo 
ra một mối quan hệ gần gũi giữa các cá 
nhân với nhau, đặc biệt là giới trẻ 
(Pempek, Yermolayeva & Calvert, 2009). 
Hơn nữa, hành vi “post” còn thể hiện bản 
chất xã hội, sự thừa nhận của xã hội, duy 
trì mối liên hệ giữa các cá nhân và nâng 
cao vị thế xã hội (Chung, Chin & Lee, 
2011). Mặt khác, hành vi “post” nhằm để 
đáp ứng giải trí (Liu & Lin, 2011). 
Nhóm hành vi thụ động: 
Người sử dụng TTXH thường đóng 
hai vai trò: người tiêu thụ nội dung và 
người sản xuất nội dung; các hành vi thụ 
động thường gắn liền với vai trò là người 
tiêu thụ nội dung. Vai trò tiêu thụ nội dung 
được hiểu như là người xem, đọc, lướt qua 
(hover) những thông tin, hình ảnh hoặc 
video được đăng tải trên TTXH, thậm chí 
là “click” và những đường liên kết. Những 
hành vi thụ động gắn liền mật thiết với nhu 
cầu của người sử dụng. Đơn cử: nếu người 
mong muốn được giải trí, họ chỉ tìm kiếm 
những câu chuyện cười, hình ảnh vui nhộn, 
video hài hước để có thể giải tỏa cảm 
xúc của họ. 
3. Kết luận 
Truyền thông xã hội ngày càng chiếm 
giữ vị trí quan trọng trong đời sống con 
người. TTXH có tính hai mặt, tùy vào cách 
thức sử dụng c SV mà TTXH sẽ có ảnh 
hưởng tích cực hoặc tác động tiêu cực đến 
họ. Điều đó phụ thuộc vào nhận thức, thái 
độ của mỗi cá nhân về TTXH. 
Từ khi truyền thông xuất hiện, lý 
thuyết U&G đã được đề xuất và nghiên 
cứu. Mặc dù, lý thuyết này còn tồn tại một 
số hạn chế, nhưng nó được ứng dụng rộng 
rãi trong nghiên cứu về sản phẩm truyền 
thông từ truyền thống đến hiện đại. 
Hành vi TTXH của SV tiếp cận lý 
thuyết sử dụng và hài lòng được biểu hiện 
trên ba phương diện: nhận thức, thái độ và 
hoạt động cụ thể, trong đó nhận thức và 
thái độ là nền tảng để đánh giá hành vi. Dễ 
hiểu hơn, biểu hiện cụ thể hành vi TTXH 
của SV tỉ lệ thuận với mức độ nhận thức và 
thái độ của họ về chúng. Các hoạt động cụ 
thể không chỉ biểu hiện ở thời gian, thời 
điểm, địa điểm mà còn ở những hoạt 
động gắn liền với những tiện ích của TTXH. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tiếng Việt 
Nguyễn Thị Bắc. (2018). Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Trường Đại học Hải 
Dương. Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
Vũ Dũng. (2008). Từ điển Tâm lý học. NXB Từ điển Bách khoa. 
Mai Thị Duyên. (2016). Hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của SV Trường Đại học 
Đồng Nai. Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 
Nguyễn Hồi Loan & Trần Thu Hương. (2019). Hành vi con người và môi trường xã hội. 
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) 
72 
Tiếng Anh 
Aisar, S. M., Mohd, N. L. A., & Nur, S. I. (2015). Exploring the Uses and Gratifications 
Theory in the Use of Social Media among the Students of Mass Communication in 
Negeria. Malaysian Journal of Distance Education 17(2), 83 95. 
Akram, W., & Kumar, R. (2017). A Study on Positive and Negative Effects of Social 
Media on Society. International Journal of Computer Sciences and Engineering, Vol 
– 5, E-ISBN: 2347 – 2693. 
Blackshaw, P., & Nazzaro, M. (2006). Word of mouth in the age of the web-fortified 
consumer. Consumer-generated media. 
Blumler, J. G. (1979). The role of theory in uses and gratifications studies. Communication 
Research, Vol 6, 9–36. 
Carah, N. (2014). Like, comment and share: Alcohol brand activity on Facbook. 
Foundation for Alcohol Research and Education, The University of Queensland. 
Ekström, M., & Ostman, J. (2015). Information, interaction, and creative production: the 
effects of three forms interest use on youth democratic engagement. Communication 
Research. 42 (06). 796 – 818. 
Ivan, T., Maja, M., & Zrinka, S. (2014). Uses and Gratifications Theory – Why 
Adolescents use Facebook? Medij. istraž. (god. 20, br. 2) 2014. (85-110). 
Hootsuite. (2020). Digital 2020 Vietnam All the data, trends, and insight you need 
understand, how people use the Intertnet, mobile, social media, and Ecommerce, truy 
cập https://oscartranads.com/wp-content/uploads/2020/02/vietnam-digital-report-
2020-oscartranads-source-dataportal-compressed.pdf. 
Hong, S., & Cameron, G. T. (2018). Will comments change your opinion? The persuasion 
effects on online comments and heuristic cues in crisis communication. J 
Contigencies Crisis Manange. 26 (01). 173 – 182. 
Katz, E., Gurevitch, M., & Haas, H. (1973). On the use of the mass media for important 
things. American Sociological Review, 38, 164–181. 
Kazt, E., Blumler, J. G., & Gurevitch, M. (1974). The uses of Mass Communications: 
Current Perspectives on Gratifications Research. SAGE: Newcastle upon Tyne, UK. 
Kennedy, G., Dalgarno, B., Gray, K., Judd, T., Waycott, J., Bennet, S., Maton, K., Krause, 
K., Bishop, A., Chang, R., &Churchward, A. (2007). The netgeneration are not big 
users of web 2.0 technologies: preliminary findings. Proceedings Ascilite Singapore, 
517-525. 
Lai, L.S.L. & Turban, E. (2008). Group formation and operations in the Web 2.0 
environment and social networks. Group Decision and Negotiation, 17(5), 387-402. 
NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
73 
Paul, T. F., & Mark, S. (2009). Self-monitoring. Handbook of individual differences in 
social behavior (pp. 574–591). New York, NY: Guilford Press. 
Rui, J.R., & Stefanone, M.A. (2013). Strategic image management online: self-
presentation, self-esteem and social network perspectives. Inf. Communications. Soc. 
16 (8), 1286–1305. 
West, R. L., & Lynn, H. T. (2010). Introducing Communication Theory: Analysis and 
Application. Boston: McGraw-Hill. 
Ngày nhận bài: 24/8/2020 Biên tập xong: 15/02/2021 Duyệt đăng: 20/02/2021 

File đính kèm:

  • pdfhanh_vi_truyen_thong_xa_hoi_cua_sinh_vien_tiep_can_tu_ly_thu.pdf