Góc nhìn và hiệu quả đạt được khi áp dụng kiểm soát nội bộ của Công ty Cổ phần DIC Số 4

Công ty Cổ phần DIC số 4 chuyên hoạt động về lĩnh vực như: Lập và thẩm định dự án;

Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị; Xây dựng công trình dân dụng, công

nghiệp; Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật, Với

mục tiêu huy động vốn trong và ngoài nước, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động

trong việc đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.

Nhận thấy trong nền kinh tế hội nhập, cạnh tranh và rủi ro ngày càng gia tăng ảnh hưởng

lớn đến khả năng đạt được các mục tiêu của nhà quản lý. Đối với các nhà quản lý, việc xây

dựng và áp dụng kiểm soát nội bộ (KSNB) có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng. Và trên

chặng đường hoạt động của mình, Công ty DIC số 4 đã nỗ lực thực hiện tốt trong việc

nghiên cứu, xây dựng cơ cấu tổ chức, điều lệ và hiệu quả hoạt động hệ thống KSNB nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (DN), giúp DN giảm thiểu rủi ro, đạt được

các mục tiêu hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Góc nhìn và hiệu quả đạt được khi áp dụng kiểm soát nội bộ của Công ty Cổ phần DIC Số 4 trang 1

Trang 1

Góc nhìn và hiệu quả đạt được khi áp dụng kiểm soát nội bộ của Công ty Cổ phần DIC Số 4 trang 2

Trang 2

Góc nhìn và hiệu quả đạt được khi áp dụng kiểm soát nội bộ của Công ty Cổ phần DIC Số 4 trang 3

Trang 3

Góc nhìn và hiệu quả đạt được khi áp dụng kiểm soát nội bộ của Công ty Cổ phần DIC Số 4 trang 4

Trang 4

Góc nhìn và hiệu quả đạt được khi áp dụng kiểm soát nội bộ của Công ty Cổ phần DIC Số 4 trang 5

Trang 5

Góc nhìn và hiệu quả đạt được khi áp dụng kiểm soát nội bộ của Công ty Cổ phần DIC Số 4 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 17480
Bạn đang xem tài liệu "Góc nhìn và hiệu quả đạt được khi áp dụng kiểm soát nội bộ của Công ty Cổ phần DIC Số 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Góc nhìn và hiệu quả đạt được khi áp dụng kiểm soát nội bộ của Công ty Cổ phần DIC Số 4

Góc nhìn và hiệu quả đạt được khi áp dụng kiểm soát nội bộ của Công ty Cổ phần DIC Số 4
Viện Quản lý – Kinh doanh -Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu (BVU) 
Công ty Cổ phần DIC số 4 chuyên hoạt động về lĩnh vực như: Lập và thẩm định dự án; 
Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị; Xây dựng công trình dân dụng, công 
nghiệp; Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật,Với 
mục tiêu huy động vốn trong và ngoài nước, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động 
trong việc đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh. 
Nhận thấy trong nền kinh tế hội nhập, cạnh tranh và rủi ro ngày càng gia tăng ảnh hưởng 
lớn đến khả năng đạt được các mục tiêu của nhà quản lý. Đối với các nhà quản lý, việc xây 
dựng và áp dụng kiểm soát nội bộ (KSNB) có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng. Và trên 
chặng đường hoạt động của mình, Công ty DIC số 4 đã nỗ lực thực hiện tốt trong việc 
nghiên cứu, xây dựng cơ cấu tổ chức, điều lệ và hiệu quả hoạt động hệ thống KSNB nhằm 
nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (DN), giúp DN giảm thiểu rủi ro, đạt được 
các mục tiêu hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh. 
1. Nhìn nhận về KSNB, mục tiêu và hiệu quả hoạt động 
Theo quan điểm của COSO (1992), KSNB là một quá trình bị chi phối bởi ban giám 
đốc, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp 
lý nhằm đạt được các mục tiêu: Về sự tin cậy của báo cáo tài chính; Về sự hữu hiệu và hiệu 
quả của hoạt động; Về sự tuân thủ các luật lệ và quy định. Trong đó: 
- KSNB là một quá trình, bởi hệ thống KSNB không chỉ là một thủ tục hay một chính 
sách được thực hiện ở một vài thời điểm nhất định mà được vận hành liên tục ở tất cả mọi cấp 
độ trong DN. 
- KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người vì KSNB không chỉ là những chính 
sách, thủ tục, biểu mẫu đơn điệu, độc lập, mà phải bao gồm cả yếu tố con người - hội đồng 
quản trị (HĐQT), ban giám đốc, nhân viên của tổ chức. Chính con người định ra mục tiêu 
kiểm soát và thiết lập nên cơ chế kiểm soát và vận hành chúng. 
Cụ thể, HĐQT và các nhà quản trị cấp cao chịu trách nhiệm cho việc thiết lập một văn 
hóa phù hợp nhằm hỗ trợ cho quy trình KSNB hiệu quả, giám sát tính hiệu quả của hệ thống 
này một cách liên tục. Tất cả các thành viên của tổ chức đều tham gia vào quy trình này. 
- Không thể yêu cầu tuyệt đối thực hiện được các mục tiêu đối với KSNB, mà chỉ có 
thể yêu cầu cung cấp một sự đảm bảo hợp lý trong việc thực hiện mục tiêu. Nguyên nhân là 
do, luôn có khả năng tồn tại những yếu kém xuất phát từ sai lầm của con người khi vận hành 
hệ thống kiểm soát, dẫn đến việc không thực hiện được mục tiêu. KSNB có thể giúp ngăn 
chặn và phát hiện sai phạm nhưng không thể đảm bảo chắc chắn sẽ không xảy ra sai phạm. 
Bên cạnh đó, quyết định của KSNB còn tùy thuộc vào các nguyên tắc cơ bản: Sự đánh 
đổi lợi ích - chi phí, chi phí kiểm soát không được vượt quá lợi ích mong đợi từ quá trình 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 241 
kiểm soát. Vì vậy, KSNB chỉ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý, chứ không đảm bảo tuyệt đối 
các mục tiêu sẽ được thực hiện. 
Theo quan điểm của COSO (1992, 2013) KSNB bao gồm 5 bộ phận: Môi trường kiểm 
soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát. 
- Môi trường kiểm soát: Tạo ra sắc thái chung trong đơn vị, nơi mỗi người tiến hành 
các hoạt động và thực hiện nghĩa vụ kiểm soát của mình. Chính môi trường kiểm soát làm nền 
tảng cho các thành phần khác của KSNB. Những yếu tố chính của môi trường kiểm soát gồm 
tính chính trực và giá trị đạo đức, cam kết về năng lực, sự tham gia của ban quản trị, triết lý 
quản lý và phong cách điều hành, cơ cấu tổ chức, phân định quyền hạn và trách nhiệm, chính 
sách và thông lệ nhân sự. 
- Đánh giá rủi ro: Không lệ thuộc vào quy mô, cấu trúc, loại hình hay vị trí địa lý. Bất 
kỳ tổ chức, DN nào trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng đều phải đối mặt với rủi ro. 
Những rủi ro này có thể do bản thân DN hay từ môi trường kinh tế, chính trị, xã hội bên ngoài 
tác động, do vậy mỗi đơn vị phải ý thức được và đối phó với rủi ro mà mình gặp phải. 
Tiền đề cho việc đánh giá rủi ro là việc đặt ra mục tiêu (bao gồm mục tiêu chung và 
mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động của DN). Đánh giá rủi ro là việc nhận dạng và phân tích 
các rủi ro đe dọa đến các mục tiêu của mình. Trên cơ sở nhận dạng và phân tích các rủi ro, 
nhà quản lý sẽ xác định rủi ro nên được xử lý như thế nào. 
- Hoạt động kiểm soát: Là những chính sách và thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thị của 
nhà quản lý được thực hiện. Hoạt động kiểm soát diễn ra trong toàn đơn vị ở mọi cấp độ và 
mọi hoạt động. Hoạt động kiểm soát gồm những hoạt động như: Phê chuẩn, ủy quyền, xác 
minh, đối chiếu, đánh giá hiệu quả, bảo vệ tài sản và phân công nhiệm vụ. 
Hoạt động kiểm soát diễn ra chủ yếu trong DN gồm: Soát xét của nhà quản lý (bao 
gồm cả cấp cao và cấp trung gian); Phân chia trách nhiệm theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm; 
Ủy quyền cho người có thẩm quyền phê chuẩn các nghiệp vụ một cách thích hợp; Kiểm soát 
quá trình xử lý thông tin gồm kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng; Kiểm soát vật chất; 
Phân tích rà soát. 
- Thông tin và truyền thông: Các thông tin cần thiết phải được nhận dạng, thu thập và 
trao đổi trong đơn vị dưới hình thức và thời gian thích hợp sao cho nó, giúp mọi người trong 
đơn vị thực hiện được nhiệm vụ của mình. Thông tin và truyền thông tạo ra báo cáo, chứa 
đựng các thông tin cần thiết cho việc quản lý và kiểm soát đơn vị. Sự trao đổi thông tin hữu 
hiệu đòi hỏi phải diễn ra theo nhiều hướng: Từ cấp trên xuống cấp dưới, từ dưới lên trên và 
giữa các cấp với nhau. 
Mỗi cá nhân cần hiểu rõ vai trò của mình trong KSNB cũng như hoạt động của cá 
nhân có tác động tới công việc của người khác như thế nào. Bên cạnh đó, cũng cần có sự trao 
đổi giữa đơn vị với các đối tượng bên ngoài như khách hàng, nhà cung cấp, cổ đông và các cơ 
quan quản lý. 
- Giám sát: Là quá trình đánh giá chất lượng của KSNB qua thời gian. Khiếm khuyết 
của KSNB cần được xem xét báo cáo lên cấp trên và điều chỉnh khi cần thiết. 
Trong môi trường kiểm soát, nhà quản lý đánh giá rủi ro đe dọa đến việc đạt được các 
mục tiêu cụ thể. Hoạt động kiểm soát được tiến hành, nhằm đảm bảo các chỉ thị của nhà quản 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 242 
lý có thể ứng phó với rủi ro trong thực tế. Thông tin thích hợp cũng cần phải được thu thập và 
quá trình trao đổi thông tin diễn ra thông suốt trong toàn bộ tổ chức. 
Nhìn chung, mối liên hệ chặt chẽ giữa KSNB và các yếu tố cấu thành KSNB với hiệu 
quả hoạt động của DN. KSNB có tác động thuận chiều tới hiệu quả hoạt động, điều đó cho 
thấy trong các DN nếu KSNB hoạt động hữu hiệu sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, hay 
nói cách khác sự yếu kém hay thiếu sót của KSNB đều ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt 
động của DN. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các DN hiện nay là cần thiết lập và duy trì KSNB sao 
cho có hiệu quả. 
2. Tình hình thực hiện giám sát tại Công ty Dic số 4 
Cơ cấu thành viên Ban Kiểm soát (BKS) (theo Điều 32 – Điều lệ Công ty) gồm 01 
Trưởng ban và 02 thành viên kiêm nhiệm. 
Công ty hoạt động theo Luật DN 2014, BKS hoạt động tối thiểu 2 lần 1 năm, tùy tình 
hình công ty, yêu cầu của cổ đông, của HĐQT, theo yêu cầu của Công ty mẹ thì BKS thực 
hiện kiểm soát bất kỳ thời điểm nào nhưng phải có thông báo gửi Hội đồng quản trị công ty. 
BKS sẽ thực hiện kiểm soát 2- 3 lần/năm, kiểm soát toàn diện các hoạt động của công 
ty và ra báo cáo gửi Hội đồng quản trị kết quả làm việc. Cuối năm, BKS phải lập báo cáo năm 
về hoạt động trong năm của BKS và báo cáo tình hình hoạt động của Công ty để báo cáo cho 
các cổ đông của Công ty tại Đại hội cổ đông thường niên. Trong năm, theo Luật DN 2014, 
điều lệ công ty quy định tại các cuộc họp của HĐQT đều mời BKS tham dự. Trên cơ sở đó, 
nếu có phát sinh liên quan đến hoạt động của công ty mà chưa phù hợp, BKS có quyền có ý 
kiến với Ban lãnh đạo công ty điều chỉnh/bổ sung/ khuyến nghị về các vấn đề đó trong phạm 
vi và quyền hạn (mang tính trao đổi và không lập báo cáo). 
3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty 
Báo cáo kết quả giám sát, trên cơ sở thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành 
hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty do HĐQT, Ban giám đốc và các phòng ban chức 
năng cung cấp cùng với việc xem xét báo cáo kiểm toán, thư quản lý do Công ty kiểm toán 
độc lập phát hành, các thành viên trong BKS đã thực hiện các công tác kiểm tra, soát xét và 
đưa ra nhận xét, đánh giá. 
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2017, BCTC của Công ty đã được lập 
theo các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Báo cáo đã được soát xét và kiểm toán bởi 
Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt. 
Kết quả kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp doanh thu 202,9 tỷ, đạt 81 % kế hoạch, lợi 
nhuận trước thuế 7,4 tỷ; kinh doanh cửa nhựa, doanh thu 20,1 tỷ, đạt 101 % kế hoạch, lợi 
nhuận trước thuế 1,23 tỷ; kinh doanh vật tư, doanh thu 0,84 tỷ, đạt 19 % kế hoạch, lợi nhuận 
trươc thuế 0,13 tỷ. 
Kết quả kinh doanh theo đối tượng: Văn phòng công ty doanh thu 221 tỷ, LNTT 7,8 
tỷ; Xí nghiệp thương mại doanh thu 0,58 tỷ, LNTT 78trđ; Nhà máy cửa nhựa doanh thu 14,3 
tỷ, LNTT 885trđ. 
Hoạt động đầu tư: Mua sắm TSCĐ tăng 2,43 tỷ đồng 
Đánh giá một số chỉ tiêu tài chính: 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 243 
Chỉ tiêu 2017 2016 
Cơ cấu tài sản 
- Tài sản dài hạn/Tổng TS 5,2% 4,9% 
- Tài sản ngắn hạn/Tổng TS 94,8% 95,1% 
Cơ cấu vốn 
- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 69,9% 65,2% 
- Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 30,1% 34,8% 
Khả năng thanh toán 
-Khả năng thanh toán ngắn hạn 139,9% 151,7% 
- Khả năng thanh toán nhanh 57,3% 83,0% 
Tỷ suất sinh lời 
- Tỷ suất lợi nhuận gộp biên (LN Gộp/ DT thuần) 9,4% 10,9% 
-Tỷ lệ lãi EBIT (LN TT và Lãi vay/ DT thuần) 5,7% 3,7% 
- Lợi nhuận sau thuế trên tổng TS (ROA) 2,5% 1,7% 
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần 3,1% 1,6% 
-Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) 8,2% 4,9% 
-Lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ 12,4% 7,2% 
Chỉ số tăng trưởng 
-Tăng trưởng doanh thu thuần -13,7% -3,1% 
-Tăng trưởng lợi nhuận gộp -25,7% 19,1% 
-Tăng trưởng LNTT 59,9% 18,9% 
-Tăng trưởng LNST 71,3% 10,2% 
-Tăng trưởng nợ phải trả 26,0% 15,0% 
-Tăng trưởng VCSH 1,9% 1,0% 
-Tăng trưởng VĐL 0,0% 5,0% 
Tổng Nợ phải thu tại thời điểm 31/12/2017 là 91,8 tỷ đồng, giảm 19% so đầu kỳ chủ 
yếu là do khoản phải thu khách hàng giảm 26 tỷ. Công nợ phải thu khó đòi là: 19,7 tỷ đồng đã 
trích lập dự phòng 17,7 tỷ đồng. Trong năm đã thu được số tiền 2,5 tỷ nợ khó đòi từ công ty 
Thanh Châu, HĐQT đã ra quyết định xóa số nợ 2,4 tỷ đồng cho công ty này. Căn cứ vào 
Điểm a, Khoản 4, Điều 6, Thông tư 228/2009/TT-BT, thì Công ty Thanh Châu không đáp ứng 
điều kiện “tổ chức kinh tế không có khả năng trả nợ”. Do đó, có thể DIC 4 sẽ phát sinh thuế 
và phạt thuế cho khoản xóa nợ 2,4 tỷ đồng này vào các năm tài chính tiếp theo khi Cục Thuế 
kiểm tra. 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 244 
- Hàng tồn kho tăng mạnh so với đầu kỳ do DIC 4 nhận chuyển nhượng lô đất A2-1; 
A5-1 – Khu TTCL trị giá 62 tỷ đồng. 
Nợ phải trả thời điểm 31/12/2017 là 193 tỷ tăng 26% so với đầu kỳ, khoản phải trả 
tăng so với đầu kỳ chủ yếu do phải trả người bán tăng các công nợ lớn: tiền mua đất A2, A5 
(62 tỷ -DIC Corp); Tiền bê tông Phoenix (5,1 tỷ - DIC Bê tông); Thầu thụ công trình bệnh 
viện (4,4 tỷ - CP Tiến bộ Quốc tế),. 
- Dư nợ vay là 56,3 tỷ đồng giảm 6% so đầu kỳ tập trung chủ yếu tại BIDV và HDB. 
Trong năm công ty đã giải ngân 149 tỷ, trả nợ gốc 153 tỷ và 3,75 tỷ lãi vay, không có khoản 
vay nào quá hạn. 
- Chỉ tiêu Nợ phải trả/ Vốn điều lệ bằng 3,5 lần (năm 2015 là 2,78), cơ cấu nợ phải 
trả/ Vốn chủ sở hữu bằng 70%/30% (năm 2016 là 65%/35%) cho thấy cơ cấu nguồn vốn của 
công ty có chiều hướng rủi ro cao hơn. Hoạt động SXKD của công ty vẫn đang phụ thuộc vào 
nguồn vốn vay và vốn chiếm dụng khác, khả năng đảm bảo mức an toàn về tài chính giảm. Tỷ 
suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần đạt 3,1% tăng so với 2016; chỉ số ROA và ROE 
lần lượt là 2,5% và 8,2%. 
4. Kết quả giám sát đối với HĐQT và Ban điều hành 
+ Về hoạt động xây lắp: Việc lập hồ sơ thanh quyết toán còn chậm, một số công trình 
chậm tiến độ, chất lượng thi công chưa tốt, để phát sinh chi phí. Việc quyết toán với tổ đội 
và nhà thầu phụ chậm dẫn đến chi phí chưa phản ánh đúng đủ vào các công trình trong cùng 
một niên độ. Chưa quyết toán xong công trình LilamaSH (công trình tồn đọng của CN 
Tp.HCM). Chưa thực hiện việc kiểm kê khối lượng dở dang tại các công trình. 
+ Về hoạt động đầu tư: Dự án Tòa nhà VP kết hợp chung cư TDC chưa hoàn tất được 
pháp lý. Dự án Mỏ đất Ông Trịnh đã có quyết định đóng mỏ nhưng chưa quyết toán thuế, nên 
vẫn có rủi ro phát sinh thuế cho năm tài chính 2017. 
+Về hoạt động của nhà máy: Việc sản xuất cửa nhựa tương đối ổn định cung cấp kịp 
tiến độ cho các công trình tuy nhiên chỉ mang tính chất bổ trợ chưa mở rộng được thị trường. 
Chưa có hợp quy của cửa chống cháy, chưa đăng ký giá. 
5. Đánh giá sự phối hợp hoạt động giữa BKS với HĐQT, Ban điều hành: 
- Trong năm, BKS tham dự đầy đủ các cuộc họp theo thư mời của HĐQT và đã có ý 
kiến về các vấn đề mà BKS quan tâm tại các cuộc họp. 
- Nhìn chung, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, BKS đã nhận được sự phối hợp từ 
phía HĐQT và Ban Điều hành để thực hiện nhiệm vụ do cổ đông giao. 
- Đối với cổ đông: Công ty đã thực hiện đầy đủ việc công bố thông tin theo quy định 
những vấn đế phát sinh trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, các thông tin trên trang Web 
của công ty còn rất đơn điệu. BKS khuyến nghị cần liên tục cập nhật hình ảnh, tiến độ thi 
công các công trình, công tác bàn giao, để cổ đông nắm bắt được nhiều thông tin hơn. Trong 
năm, BKS không nhận được đơn thư ý kiến đề xuất xem xét vấn đề cổ đông quan tâm do các 
cổ đông gửi tới. 
6. Kết luận 
Như vậy, việc tìm hiểu và áp dụng hệ thống KSNB tại các loại hình DN nói chung và 
thông qua việc đánh giá tại Công ty Cổ phần DIC số 4 đã đem lại những hiệu quả nhất định 
trong cách điều hành, tổ chức và hoạt động. Việc tuân thủ 05 thành phần trong KSNB (theo 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 245 
báo cáo COSO 1992): Môi trường hoạt động (Control Environment); Đánh giá rủi ro (Risk 
Assessment); Hoạt động kiểm soát (Control Activities); Thông tin truyền thông 
(Information and Communication); Giám sát (Monitoring) là cần thiết và quan trọng, giúp 
DN tìm ra được những mặt thiếu sót, sai sót trong quá trình hoạt động, quản lý tài chính và đề 
xuất giải pháp khắc phục và điều chỉnh giúp Công ty Cổ phần Dic số 4 đạt mục tiêu, phát 
triển bền vững và hiệu quả. 
------------------------------- 
Tài liệu tham khảo 
1. Báo cáo tài chính; Báo cáo rà soát năm 2017 của Công ty Cổ phần Dic (CN BR-VT) 
2. Giáo trình, tài liệu KSNB Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2016. 
------------------------------- 

File đính kèm:

  • pdfgoc_nhin_va_hieu_qua_dat_duoc_khi_ap_dung_kiem_soat_noi_bo_c.pdf