Gỡ bỏ rào cản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại

Làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang bước vào giai đoạn bùng

nổ với xu thế đổi mới công nghệ nhanh chóng có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất

kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại, cạnh tranh từ các

nước trong khu vực và các đối thủ thuộc nhóm các nền kinh tế đang phát triển ngày càng

mạnh, niều hiệp định thương mại, đầu tư đa và song phương khác được ký kết sẽ đặt doanh

nghiệp Việt Nam vào vị thế phải cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các doanh nghiệp của các

nước thành viên khi hàng rào thuế quan gần như được gỡ b hoàn toàn. Bên cạnh đó, muốn

“sống kh e” trong bối cảnh hội nhập, ngoài tiếp cận vốn, các doanh nghiệp nh và vừa cần

phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới. Khu vực doanh nghiệp ngày càng phát huy và khẳng

định vai trò, vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Tuy nhiên, để doanh

nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và nâng cao được sức cạnh tranh trong bối cảnh tự do

hóa thương mại toàn cầu, đòi h i, một mặt các doanh nghiệp phải sáng tạo và đổi mới. Mặt

khác, để doanh nghiệp phát triển bền vững, cần phải có sự chung sức hỗ trợ từ phía Nhà

nước, Chính phủ, các Bộ ngành và các Hiệp hội có liên quan.

Gỡ bỏ rào cản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại trang 1

Trang 1

Gỡ bỏ rào cản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại trang 2

Trang 2

Gỡ bỏ rào cản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại trang 3

Trang 3

Gỡ bỏ rào cản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại trang 4

Trang 4

Gỡ bỏ rào cản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại trang 5

Trang 5

Gỡ bỏ rào cản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại trang 6

Trang 6

Gỡ bỏ rào cản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại trang 7

Trang 7

Gỡ bỏ rào cản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại trang 8

Trang 8

Gỡ bỏ rào cản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại trang 9

Trang 9

Gỡ bỏ rào cản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang xuanhieu 6340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Gỡ bỏ rào cản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gỡ bỏ rào cản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại

Gỡ bỏ rào cản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại
nh thấp để có thể xuất khẩu sang thị trường nước 
ngoài, tham gia vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu 
Đặc biệt, mối liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp có 
vốn đầu tư nước ngoài rất yếu và có nhiều hạn chế. Theo một cuộc khảo sát của JETRO4, các 
công ty Nhật Bản, một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, mua sắm 
khoảng 32,4% các dịch vụ và sản phẩm đầu vào từ các nhà cung cấp địa phương trong năm 
2016. Con số này thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp FDI của Nhật tại các nước láng 
giềng ví dụ như Trung Quốc (67,8%), Thái Lan (57,1%) và Indonesia (40,5%). Cũng cần 
nhấn mạnh rằng trong số các doanh nghiệp cung cấp cho các công ty FDI của Nhật Bản tại 
Việt Nam, 58,9% các doanh nghiệp đó là các công ty FDI có trụ sở tại Việt Nam. Chỉ có 13% 
4 JETRO (2016), ―Khảo sát về Điều kiện kinh doanh của các Công ty Nhật Bản tại Châu Á và 
Châu Đại Dương‖. Hiện tại, chỉ 21% DNNVV Việt Nam là một phần trong chuỗi giá trị toàn 
cầu và chỉ 14% DNNVV đã thành công trong việc thu hút khách hàng hoặc đối tác nước 
ngoài, mặc dù số lượng FDI được đầu tư trong nước là rất lớn. Tình trạng năng suất thấp và 
thiếu lao động có tay nghề cao ở các doanh nghiệp trong nước đã làm hạn chế những mối liên 
kết chuỗi giá trị. 
Các rào cản khác hạn chế sự phát triển các doanh nghiệp Việt Nam 
Hiện nay, các doanh nghiệp tiếp tục có các phản ánh, kiến nghị liên quan tới thủ 
tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh, sự mâu thuẫn, không rõ ràng giữa các quy 
định pháp lý. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp phản ánh chưa tiếp cận với các chính sách ưu 
đãi, hỗ trợ của Nhà nước... do không có thông tin hoặc thông tin không đầy đủ, các thủ tục 
còn phức tạp, nhiều tầng nấc, mất nhiều thời gian, chi phí bỏ ra để theo đuổi thậm chí còn 
lớn hơn tổng số tiền được nhận hỗ trợ. Việc cắt giảm điều kiện kinh doanh trong một số 
lĩnh vực chưa thực chất hoặc khi cắt giảm nhưng chưa công bố rộng rãi và có so sánh cụ 
thể các thủ tục doanh nghiệp cần thực hiện trước và sau khi cắt giảm. (Nguyễn Quang 
Thái (2018), Phan Thế Công (2019)). 
Một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được ban hành nhưng chưa đi vào cuộc 
sống: Ưu đãi thuế thu nhập DN cho các DN nhỏ và vừa; ưu đãi về tín dụng, hỗ t rợ lãi suất, 
hỗ trợ mặt bằng sản xuất do chưa có sự đồng nhất giữa các Luật; hoặc do thiếu nguồn 
lực để triển khai. Thực tế cho thấy, hạn chế yếu kém xuất phát từ quy mô nhỏ bé của DN. 
Đa số là siêu nhỏ, nhỏ và vừa. (chiếm 97-98% tổng số DN). Các doanh nghiệp vẫn còn tư 
duy kinh doanh chộp giật, mong muốn làm giàu nhanh chóng mà không chịu đầu tư thời 
gian và công sức để học hỏi và nghiên cứu, nhất là các công nghệ mới, công nghệ lõi của 
sản phẩm. Một số doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ 
của doanh nghiệp đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia: Tình trạng trốn thuế, gian lận 
thương mại, gây ô nhiễm môi trường 
1103 
5. Một số kiến nghị và giải pháp giảm thiểu các rào cản để năng lực cạnh tranh của các 
doanh nghiệp Việt Nam 
Hiện nay, Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong khu vực ASEAN và Châu 
Á. Nhà đầu tư của các nước Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc tiếp tục đặt niềm 
tin rất cao vào thị trường Việt Nam, nhiều tập đoàn lớn có chiến lược xây dựng căn cứ địa thứ 
hai của mình tại Việt Nam. Đây là cơ hội cũng là động lực để các doanh nghiệp Việt Nam học 
hỏi, đổi mới, nâng cao năng lực để có thể trở thành đối tác của các DN nước ngoài, từng bước 
nâng cao cấp độ tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và thế giới. Nhận thức và sự quan tâm của 
xã hội, cộng đồng quốc tế và Chính phủ ngày càng gia tăng trong việc thúc đẩy phát triển các 
mô hình kinh doanh, đổi mới sáng tạo gắn với các mục tiêu phát triển bền vững (sản xuất 
sạch, xanh, hướng tới người thu nhập thấp, người yếu thế trong xã hội). Để giúp các doanh 
nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, cần có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước, 
các hiệp hội và các doanh nghiệp. 
5.1. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước 
Để gỡ b các rào cản phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, các cơ quan quản lý 
Nhà nước cần thực hiện một số giải pháp sau đây: 
Thứ nhất, đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh 
quốc gia: hoàn thiện cơ chế chính sách và đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; rà 
soát cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính; nghiêm túc thực hiện công bố công khai, minh 
bạch, có sự so sánh trước và sau khi cắt giảm, hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục thực hiện. 
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển tốt, nâng cao vị thế vào sự đóng góp phát triển 
của nền kinh tế thì Chính phủ, Quốc hội cần rà soát lại những văn bản pháp luật, trước hết là 
các luật liên quan tới tổ chức hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo tính đồng bộ trong hệ 
thống pháp luật. Những luật liên quan đến điều kiện hoạt động của doanh nghiệp như Luật 
Tài chính, tiền tệ, tín dụng, các luật về đất đai, đấu thầu, đấu giá để đảm bảo tính đồng 
bộ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Cần phải có cách nhìn tổng thể hơn, rà soát 
lại để đảm bảo cho khối doanh nghiệp nói chung có thể chủ động, sáng tạo, bình đẳng tiếp 
cận nguồn lực trong xã hội như nguồn lực về tài chính, vốn, nguồn lực về lao động và các 
cơ chế chính sách khác. 
Thứ hai, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh 
nghiệp (cắt giảm điều kiện kinh doanh, cải cách quản lý thuế, hải quản, xây dựng chính phủ 
điện tử). Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số ở Việt Nam 
là điều kiện tiên quyết, cần phải làm nhanh và mạnh. Hành lang pháp lý trong ứng dụng công 
nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử đã dần được thiết lập. Một số cơ sở dữ liệu mang 
tính chất nền tảng thông tin như Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cơ sở dữ 
liệu quốc gia về bảo hiểm, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia 
đang được xây dựng và đã có những cấu phần đi vào vận hành. Các cơ quan Nhà nước đã 
cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến thiết yếu cho doanh nghiệp và người dân như: Đăng 
ký doanh nghiệp, kê khai thuế, nộp thuế, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội 
1104 
Thứ ba, triển khai thực hiện kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp, khuyến khích 
doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, công nghệ sản xuất sạch hơn, sử 
dụng hiệu quả tài nguyên. Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học 
công nghệ, khai thác cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; nâng cao năng suất, năng 
lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng 
lực quản trị doanh nghiệp. Thúc đẩy khởi nghiệp, chú trọng khởi nghiệp sáng tạo trong một số 
ngành có lợi thế và tiềm năng; tạo điều kiện hình thành doanh nghiệp công nghệ, nhất là 
doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; tạo môi trường kinh 
doanh bình đẳng giữa mô hình kinh doanh mới và kinh tế truyền thống theo hướng rà soát, bãi 
bỏ các quy định về điều kiện kinh doanh không phù hợp với lĩnh vực kinh doanh truyền 
thống; xây dựng khung thể chế thí điểm cho mô hình kinh doanh mới trong một số lĩnh vực 
có tiềm năng rủi ro cao. 
Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện chính sách thu hút các công nghệ hiện đại tạo ra các 
sản phẩm, dịch vụ xanh, sạch, thân thiện với môi trường; hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn, 
quy chuẩn về khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, về ứng dụng 
chuyển giao công nghệ, sử dụng năng lượng trong thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài. 
Thứ năm, tăng cường liên kết doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp lớn, DNNN, 
doanh nghiệp FDI liên doanh, liên kết với các DNNVV trong nước; đồng thời nâng cao năng 
lực doanh nghiệp tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu. Thúc 
đẩy liên kết doanh nghiệp, phát triển chuỗi giá trị bền vững. Một trong ba nội dung hỗ trợ 
trọng tâm của Luật Hỗ trợ DNNVV là hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết, chuỗi giá trị. 
Nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật đã quy định các Bộ, ngành, địa 
phương chủ động xây dựng Đề án hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. 
Thứ sáu, tăng cường khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng và các nguồn lực cho các 
doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó: tập trung nguồn lực đầu tư 
kết cấu hạ tầng (điện, đường, bến bãi, khu cụm công nghiệp xanh...); tăng cường tiếp cận 
tín dụng, đất đai, thông tin về khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ; phát triển nguồn lao 
động đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp thông qua tăng cường kết nối doanh 
nghiệp và nhà trường. Khuyến khích sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên 
nhiên, bảo vệ môi trường Cùng với Chiến lược Tăng trưởng xanh, trong những năm qua, 
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất theo 
hướng bền vững như: Chính sách ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ tài nguyên môi 
trường, năng lượng sạch; Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020, 
Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 
đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Qua đó, ở nhiều địa phương, các doanh nghiệp điển hình 
thực hiện các biện pháp sản xuất xanh và sạch hơn. 
1105 
5.2. Đối với các hiệp hội doanh nghiệp 
Các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp tiếp tục phối hợp tích cực với các cơ quan quản lý 
nhà nước để khuyến nghị chính sách khuyến khích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, 
doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm xã hội, tăng cường tham gia thực hiện các mục tiêu phát 
triển bền vững của quốc gia. Thêm vào đó, chủ động tìm kiếm nguồn lực, xây dựng và triển 
khai các sáng kiến hỗ trợ phát triển doanh nghiệp thành viên, tăng cường liên kết để cùng phát 
triển hiệu quả, bền vững. Một điểm nữa, các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp tiếp tục xây dựng 
các chương trình, biện pháp cụ thể, khả thi để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, thực 
hiện tốt vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên, là cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và 
Chính phủ. 
5.3. Đối với các doanh nghiệp 
Các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực sản xuất, đón đầu và tham gia các chuỗi 
cung ứng của các doanh nghiệp nước ngoài. Thúc đẩy đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, tăng 
công suất để phục vụ sản xuất; phát triển công nghiệp phụ. Các doanh nghiệp cần tăng cường 
đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt 
các công nghệ lõi có tính tiên phong. Các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới tư duy kinh 
doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, 
dịch vụ; chuẩn hóa sản xuất kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của các thị trường 
quốc tế. Trong hội nhập, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức, năng lực thực thi các quy 
định của pháp luật về phòng vệ thương mại, quy tắc xuất xứ, ghi nhãn; nâng cao tính tuân thủ 
pháp luật, thực hiện theo đúng các cam kết quốc tế về quy tắc xuất xứ hàng hóa. Không tiếp 
tay cho hoạt động chuyển tải hàng hóa từ các nước đang bị áp dụng các biện pháp phòng vệ 
thương mại sang Việt Nam để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu đi nước thứ 3, đồng thời phải 
thực hiện quản trị tốt việc lưu trữ các chứng từ về nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, sản 
phẩm đẻ phục vụ hoạt động xác minh, điều tra của hải quan nước nhập khẩu trợ. 
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh gắn với mục 
tiêu phát triển bền vững: sản xuất sạch, xanh, tiết kiệm, sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo vệ 
môi trường, hướng tới nhóm người yếu thế trong xã hội. Trong bối cảnh thế giới đang thay 
đổi, hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng 
cũng có không ít rủi ro và thách thức. Bên cạnh đó những vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu 
và các vấn đề xã hội ngày một phức tạp. Chính vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân 
cần phát huy tinh thần đoàn kết, biến lòng tự hào dân tộc thành sức mạnh để cùng nhau phát 
triển mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời tăng cường trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, với 
quốc gia dân tộc, cùng nhau tạo dựng đất nước độc lập, tự chủ, bền vững và hùng cường. 
Thêm vào đó, tăng cường liên kết, hợp tác kinh doanh phát triển các chuỗi sản xuất, 
chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ, tiến tới nấc thang cao hơn trong 
chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Các doanh nghiệp cần tận dụng ưu đãi thuế quan FTA để 
1106 
tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa cho doanh nghiệp, đồng thời tận dụng các cam 
kết về phát triển bền vững để tăng hình ảnh-uy tín của hàng hóa Việt Nam 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
ADB (2019), Asian Economic Intergration Report 2019/2020, demographic change, 
productivity, and the role of technology. 
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Báo cáo phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp – hội nhập, 
hiệu quả, bền vững. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ 
với Doanh nghiệp ngày 23 tháng 12 năm 2019. 
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Sách trắng: Doanh nghiệp Việt Nam năm 2019. NXB 
Thống kê. 
Chính phủ (2018), Nghị định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh 
tín dụng cho doanh nghiệp nh và vừa, Số: 34/2018/NĐ-Chính phủ. 
Đoàn Ngọc Phúc. (2017), Kinh tế tư nhân ở Việt Nam: Thành tựu, hạn chế và giải 
pháp phát triển, Tạp chí Lý luận chính trị số 09 năm 2017. 
Economica Vietnam (2018), “Kinh tế tư nhân Việt Nam: Năng suất và Thịnh vượng”, 
GSO (2016), Báo cáo mức độ sẵn sàng tham gia hội nhập quốc tế của doanh nghiệp 
ngành chế biến, chế tạo. 
GSO (2017, 2018, 2019), Báo cáo Thống kê kinh tế - xã hội. NXB Thống kê. 
Nghị quyết 10-NQ/TW Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân trở thành một động lực 
quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 
Nguyễn Đình Luận. (2015), Vai trò của kinh tế tư nhân với tăng trưởng kinh tế của 
Việt Nam, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 25(35), tr.24-28. 
Nguyễn Hồng Sơn. (2017), Phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam: Những rào 
cản và giải pháp khắc phục. 
Nguyễn Quang Thái (2018), Nhận r rào cản để vươn lên trong cạnh tranh, Kỷ yếu Kội 
thảo quốc gia Kinh tế Việt Nam năm 2017 và Triển vọng năm 2018 với chủ đề: Tháo gỡ rào cản 
đối với sự phát triển của doanh nghiệp. NXB trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 
Nguyễn Thị Thu Trang (2019), Doanh nghiệp Việt Nam với CPTPP trong bối cảnh 
căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và 
Công nghiệp Việt Nam. 
Phan Thế Công (2018), Tập đoàn kinh tế tư nhân với tăng trưởng kinh tế, Kỷ yếu Kội 
thảo quốc gia Kinh tế Việt Nam năm 2017 và Triển vọng năm 2018 với chủ đề: Tháo gỡ rào cản 
đối với sự phát triển của doanh nghiệp. NXB trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo cáo thường niên doanh 
nghiệp Việt Nam 2016-2019. 
Quốc Hội (2017), Luật Hỗ trợ các doanh nghiệp nh và vừa, số 04/2017/QH14. 

File đính kèm:

  • pdfgo_bo_rao_can_nham_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_cac_doan.pdf