Giới thiệu một số trò chơi dân gian có lời đồng dao dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

Tóm tắt: Trò chơi dân gian màu sắc phong phú, chủng loại đa dạng, là “người bạn tốt” của các bạn nhỏ. Nhưng theo sự phát triển của thời đại, trò chơi dân gian bị trò chơi cao cấp, trò chơi điện tử thay tế. Ham chơi là đặc tính thiên bẩm của trẻ. Vì thế ở trường mầm non cần tổ chức các trò chơi dân gian, tiến hành dạy mà chơi, để trò chơi đi vào các hoạt động trong một ngày của trẻ, để trẻ thể nghiệm trò chơi trong đời sống, thể nghiệm sự vui vẻ của trò chơi. Trong bài viết này, tác giả muốn giới thiệu một số trò chơi dân gian có lời đồng dao dân tộc Thái - Những trò chơi “trời cho” dân gian truyền thống đơn giản, những đồ vật dung dị, cỏ cây bình dị, những con vật gần gũi với cuộc sống thường ngày của những trẻ em người dân tộc Thái nhưng giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu chơi và đạt được kết quả là trẻ hứng thú để nhận thức thế giới xung quanh một cách tự nhiên nhất

Giới thiệu một số trò chơi dân gian có lời đồng dao dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi trang 1

Trang 1

Giới thiệu một số trò chơi dân gian có lời đồng dao dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi trang 2

Trang 2

Giới thiệu một số trò chơi dân gian có lời đồng dao dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi trang 3

Trang 3

Giới thiệu một số trò chơi dân gian có lời đồng dao dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi trang 4

Trang 4

Giới thiệu một số trò chơi dân gian có lời đồng dao dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi trang 5

Trang 5

Giới thiệu một số trò chơi dân gian có lời đồng dao dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi trang 6

Trang 6

Giới thiệu một số trò chơi dân gian có lời đồng dao dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi trang 7

Trang 7

Giới thiệu một số trò chơi dân gian có lời đồng dao dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 4980
Bạn đang xem tài liệu "Giới thiệu một số trò chơi dân gian có lời đồng dao dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giới thiệu một số trò chơi dân gian có lời đồng dao dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

Giới thiệu một số trò chơi dân gian có lời đồng dao dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi
trẻ không 
chỉ hứng thú trong quá trình thực hiện mà còn hứng thú với kết quả đạt đƣợc. Trẻ hứng thú 
với hoạt động với đối tƣợng bản thân đối tƣợng hấp dẫn và ở mức cao hơn, trẻ đã hiểu đƣợc ý 
nghĩa của hoạt động. Vì thế, khi tiếp xúc với đối tƣợng, trẻ không chỉ hứng thú với các đặc 
điểm bề ngoài, mà còn hứng thú với đặc điểm bên trong (tính chất, các mối quan hệ của đối 
tƣợng) nhờ đó hứng thú của trẻ đƣợc duy trì lâu. 
20 
Tóm lại, hứng thú của trẻ mẫu giáo xuất hiện trƣớc hết do bản thân đối tƣợng gây ra sự 
thích thú cho trẻ rồi dần dần trẻ mới nhận ra ý nghĩa của nó với cuộc sống, tức là trƣớc hết đối 
tƣợng phải hấp dẫn về mặt tình cảm. Hứng thú của trẻ dễ xuất hiện những lại khó bền vững, vì 
thế nhiệm vụ của giáo viên mầm non không chỉ tạo ra hứng thú mà cần biết duy trì hứng thú 
cho trẻ. 
1.3. Trò chơi dân gian có lời đồng dao dân tộc Thái với sự phát triển hứng thú nhận thức 
của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 
Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, việc giáo dục trẻ phải xuất phát từ nhu cầu, hứng thú 
của trẻ để thiết kế những hoạt động giáo dục có hiệu quả, linh hoạt, thích hợp là một trong 
những khuynh hƣớng của tƣ tƣởng đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay. Bởi hứng thú tạo 
ra cho trẻ một trạng thái xúc cảm dễ chịu, thoải mái, say mê, phấn khởi trong hoạt động động, 
kích thích đứa trẻ chú ý cao độ vào hoạt động. Nó không chỉ làm nảy sinh khát vọng hành 
động, thúc đẩy trẻ sáng tạo hoạt động và còn là động lực thúc đẩy, phát triển trí tuệ, hoàn hiện 
nhân cách của trẻ. Chính vì vậy, khi đƣợc hoạt động phù hợp với niềm say mê hứng thú của 
mình, dù có phải vƣợt qua nhiều thử thách, đứa trẻ vẫn cảm thấy thoải mái dù kết quả cao hay 
không nhƣ ý muốn. 
Mặt khác, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo, nó tạo ra 
những biến đổi về chất trong quá trình chơi của trẻ, có ảnh hƣởng mang tính quyết định đến 
sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, là tiền đề cho hoạt động học tập sau này ở lứa 
tuổi tiểu học của trẻ. Lứa tuổi mẫu giáo là thời kỳ tính ham hiểu biết phát triển mạnh, tất cả 
những gì xung quanh trẻ đều mới mẻ và muốn khám phá ngay để thoả mãn sự hiếu kỳ của trẻ. 
Trò chơi dân gian không chỉ tích lũy những hiểu biết về văn hóa phong phú, cắt lớp đƣợc giá 
trị đời sống và diện mạo tinh thần của các dân tộc, hơn nữa nó còn thể hiện tính hứng thú, tính 
phủ cập, tính thuận lợi, tính giải trí, tính giáo dục, tính địa phƣơng có giá trị lớn đối với trẻ 
độ tuổi mầm non 
Trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng có nội dung sinh động, đề tài phong 
phú, hình thức linh hoạt, đa dạng, đơn giản, dễ học và không hạn chế bởi thời gian, không 
gian, số ngƣời, chất liệu Có những trò chơi, chỉ cần cùng bạn bè đọc to bài đồng dao đã có 
thể thỏa mãn tâm lí và hứng thú của trẻ thích chơi, thích động, thích mô phỏng và thích vui vẻ 
của trẻ em. Ví dụ trong trò chơi: “Nhắn bƣơm bƣớm” trẻ đọc to bài đồng dao: “Bƣớm xanh về 
đây dăng dây/Bƣớm đỏ ơi, trẩy quân/Bƣớm hoa ơi, về đậu nơi cát ẩm” và ngồi chờ những 
dây bƣớm bay qua để bắt và tin rằng những lời đồng dao có ý nghĩa phù chú gọi bƣớm về nơi 
các em ngồi. 
Trò chơi dân gian là một phƣơng tiện giúp đứa trẻ chiếm lĩnh thế giới mới lạ đó. Khi 
tham gia trò chơi dân gian là trẻ đƣợc trải nghiệm sự hứng thú đó với chất liệu trò chơi dân 
gian rất gần gũi. Ví dụ: Khi tham gia trò chơi “vè trái cây” - một trò chơi liên quan đến kiến 
thức về các loại quả đặc trƣng của miền núi Tây Bắc (16 loại quả) trẻ có thể khám phá đƣợc 
trong một trò chơi đầy hứng thú với những câu hỏi miêu tả đặc điểm của từng loại quả nhƣ: 
Quả từng chùm quả gì? Quả leo dây quả gì? Quả có gân quả gì? Quả thành sừng quả gì ?.... 
thì đội bạn phải rất nhanh chóng tránh không bị nhầm và líu lƣỡi 
21 
Ƣu thế độc đáo của tính tự phát, tính hứng thú, tính dân tộc, tính sinh hoạt, tính đơn 
giản trong trò chơi dân gian dân tộc Thái có thể dẫn đến hứng thú cho trẻ, đem đến những 
niềm vui đơn giản, trực tiếp, trò chơi dân gian càng có thể khiến trẻ cảm nhận đƣợc niềm vui 
mà thế giới đại tự nhiên đem lại, cảm nhận đƣợc tiết tấu của cuộc sống, những vật đơn giản 
đem lại. Ví dụ: Trò chơi “xin ăn dƣa” khi chơi trẻ rất hứng thú đặt câu hỏi xin ăn dƣa nhƣ: 
Cho ăn dƣa với nào còn trẻ đóng vai dƣa cũng thích thú khi trả lời những câu hỏi để từ chối 
ngƣời xin ăn dƣa: “dƣa mới trông”. Cho ăn dƣa với nào - dƣa mới nứt hạt/ Nứt thế nào? - Mới 
ra lá/Lá làm sao? - Mới ra lá giả Trong trò chơi này trẻ trải nghiệm trực tiếp sự hứng thú 
với vai chơi của mình và kết quả là trẻ nắm đƣợc đặc điểm sinh trƣởng của cây dƣa. 
Thực tế cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã tạo nên những sự 
thay đổi lớn trong nền kinh tế và đời sống văn hoá xã hội. Sự giao thoa và biến đổi của không 
gian văn hoá đã dẫn đến những thay đổi khá rõ trong nhiều nét tâm lí và tính cách của con 
ngƣời của kỉ nguyên công nghệ, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đối với trẻ mầm non, thì ngoài môi 
trƣờng gia đình và nhà trƣờng thì những hoạt động vui chơi tập thể và các trò chơi dân gian là 
rất ít, đặc biệt là các trẻ em thành phố. Trẻ em ngày nay rất thông minh nhanh nhạy trong các 
hoạt động học tập của mình nhƣng có vẻ lạnh lùng hơn, ít giao tiếp hơn, ít chia sẻ, ít cảm 
thông hay có thể nói sự gắn kết cộng đồng dƣờng nhƣ đang mờ nhạt đi, điều này ảnh hƣởng 
không ít đến sự hoàn thiện nhân cách trẻ trong tƣơng lai, cũng có nghĩa không thể đáp ứng 
đƣợc yêu cầu của nguồn nhân lực trong tƣơng lai. 
Do nhận thức đƣợc vai trò của văn hoá, giáo dục là yếu tố quan trọng tác động mạnh mẽ 
tới sự phát triển của nền kinh tế xã hội trong những năm gần đây, ngành giáo dục cũng đã có 
những đầu tƣ nghiên cứu cải tiến các trò chơi dân gian phù hợp với xã hội hiện đại, các giải 
pháp để nâng cao chất lƣợng giáo dục, đƣa nội dung trò chơi dân gian vào trong chƣơng trình 
giáo dục mầm non trong hoạt động giáo dục hàng ngày của trẻ và trong các buổi lễ hội của 
nhà trƣờng. Những trò chơi dân gian này, cho dù đƣợc tổ chức ở nhà trƣờng hay trong cộng 
đồng dân cƣ vào thời điểm thích hợp đều không chỉ là những hoạt động giải trí, vui vẻ, sôi 
nổi, tạo tâm thế thoải mái, sảng khoái, giúp trẻ xích lại gần nhau hơn, không chỉ vậy việc tổ 
chức trò chơi dân gian cho trẻ còn là môi trƣờng giáo dục toàn diện để phát triển các mặt năng 
lực, tƣ duy, nhận thức, hành động và đặc biệt góp phần hoàn thiện những tính cách tốt đẹp 
cho trẻ trong ứng xử cộng đồng. 
Ngay từ thủa ấu thơ, những trò chơi dân gian bình dị luôn là môi trƣờng hình thành và 
gắn kết các hoạt động tập thể, cộng đồng và quan trọng hơn cả nó cũng chính là môi trƣờng lƣu 
giữ và trao truyền các giá trị văn hoá độc đáo mà cha, ông ta biết bao đời để lại. Một nắm bùn, 
một chiếc lá, một hòn sỏi, một mảnh gỗ, những thứ đơn giản và gần gũi với trẻ lại có thể trở 
thành những trò chơi độc đáo đầy hấp dẫn và hứng thú với trẻ. Do vậy, trẻ em không chỉ đƣợc 
học tập mà cũng cần phải đƣợc vui chơi qua các dạng hoạt động tập thể phong phú và đa dạng. 
Bởi hoạt động vui chơi chính là quá trình trải nghiệm cuộc sống của trẻ, mỗi một trò chơi là một 
trải nghiệm về một nội dung trong cuộc sống thƣờng ngày - một trải nghiệm tâm lí về trò chơi 
đó, củng cố các kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc trong cộng đồng sau này cho trẻ. 
Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng: Không chỉ trong xã hội truyền thống mà ngay cả trẻ 
em trong xã hội hiện đại cũng cần và rất cần phải đƣợc nuôi dƣỡng, bồi đắp đời sống tinh thần 
22 
bằng những trò chơi - trời cho thông qua phƣơng thức “học mà chơi - chơi mà học” sinh động 
và hấp dẫn này. Trò chơi dân gian nói chung và trò chơi dân gian dân tộc Thái nói riêng là 
một phƣơng tiện có ý nghĩa và hiệu quả để phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo để 
giúp trẻ phát triển một cách hài hòa, toàn diện nhƣ mục tiêu giáo dục đã đặt ra mà còn tạo tiền 
đề phát triển tài năng cho trẻ, nâng cao năng lực, bồi dƣỡng nhân tài cho những chủ nhân 
tƣơng lai của đất nƣớc. 
2. Giới thiệu một số trò chơi dân gian có lời đồng dao dân tộc Thái phát triển hứng thú 
nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi 
Trò chơi dân gian màu sắc phong phú, chủng loại đa dạng, là “ngƣời bạn tốt” của các 
bạn nhỏ. Nhƣng theo sự phát triển của thời đại, trò chơi dân gian bị trò chơi cao cấp, trò chơi 
điện tử thay tế. Ham chơi là đặc tính thiên bẩm của trẻ. Vì thế ở trƣờng mầm non cần tổ chức 
các trò chơi dân gian, tiến hành dạy mà chơi, để trò chơi đi vào các hoạt động trong một ngày 
của trẻ, để trẻ thể nghiệm trò chơi trong đời sống, thể nghiệm sự vui vẻ của trò chơi. Trong 
kho tàng trò chơi dân gian có lời đồng dao của dân tộc Thái, tác giả đã sƣu tầm và lựa chọn 
đƣợc một số trò chơi nhằm phát triển hứng thú nhận thức trong hoạt động khám phá khoa học 
về thế giới thực vật, động vật và hiện tƣợng tự nhiên của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi sau: 
1 - Gõ ve sầu 
Lời đồng dao: 
Ve sầu hoa 
Sừng cong vểnh 
Con em không về, con anh về nhé 
Trời mƣa mặc áo hoa sặc sỡ, bay về 
Trời nắng mặc áo the bay xuống 
Xuống uống nƣớc mỏ Nát 
Xuống uống nƣớc mỏ Lƣơng 
Về lƣợn vòng cột phơi, cột sàn tao nhé 
Cách chơi: Các em lấy một cành cây tƣơi buộc vào cọc sào phơi ngoài sàn. Sau đó lấy 
nƣớc vẩy ƣớt đẫm lá cây nhẵn láng để làm cho chúng phản chiếu ánh trăng. Các em lấy thanh 
tre gõ vào cọc sào phơi theo nhịp bài hát và hát bài hát này nhiều lần. Ve sầu theo tiếng động 
và hơi ẩm bay đến đậu vào cành cây cho các em bắt [4]. 
2 - Nhắn bươm bướm 
Lời đồng dao: 
Bƣớm xanh về đây dăng dây 
Bƣớm đỏ ơi, trẩy quân 
Bƣớm hoa ơi, về đậu nơi cát ẩm 
Hãy nghỉ chân ăn trầu cháu têm đã nào 
23 
Rồi lại liệu trẩy quân bầy, quân lũ 
Thôi! 
Bƣớm đẹp của tôi bay mất rồi 
Bay đi thì nhắn bố bƣớm, bƣớm mẹ về nhé 
Bố mẹ bƣớm không về 
Thì bƣớm đẹp quay lại cùng cháu nhé! 
Cách chơi: Bƣơm bƣớm là loại thức ăn và vị thuốc quý của đồng bào. Vào tháng 3 - 4 
dƣơng lịch, bƣớm nở bay thành những dây dài hàng vạn con. Khi gặp nơi đất ẩm, bƣớm 
thƣờng hay đậu xuống thành từng đám sặc sỡ để hút nƣớc. Vào dịp này, các em cầm vợt đi 
bắt bƣớm. Trẻ hát bài hát và ngồi chờ những dây bƣớm bay qua để bắt và tin rằng bài hát có ý 
nghĩa phù chú để gọi bƣớm về nơi các em ngồi [4]. 
3 - Hỏi rắn 
Lời đồng dao: 
Rắn gì thế? Rắn ráo trắng 
Rắn gì thế? Rắn ráo nâu 
Kiếm gì ăn? Kiếm nhái ăn 
Nhái gì? Nhái bén 
Đớp đƣợc đớp thử xem 
Cách chơi: Nhiều em ôm lƣng nhau làm dây nhái. Một em làm rắn. Em ở đầu dây hỏi. 
Em làm rắn trả lời và lừa em nhái ở cuối dây để bắt [4]. 
4 - Vè trái cây 
Lời đồng dao: 
Quả từng chùm quả gì? Quả cà 
Quả leo dây quả gì? Quả nho 
Quả tím mọng quả gì? Quả bồ quân 
Quả có gân quả gì? Quả sổ 
Quả quả đít bằng quả gì? Quả vả 
Quả trên cành quả gì? Quả dâu da 
Quả bở ghét quả gì? Quả cọ 
Quả cong móc quả gì? Quả me 
Quả có gia quả gì? Quả mít 
Quả trỏ trời quả gì? Quả ớt 
Quả có máu quả gì? Củ nâu 
Quả thành sừng quả gì? Củ ấu 
Quả trời xuống quả gì? Cục mƣa đá 
24 
Quả có vẩy quả gì? Quả mây 
Quả có dây quả gì? Củ khoai lang 
Quả thành vầng quả gì? Khoai sọ 
Cách chơi: các em chia thành hai phe, bên hỏi và bên đáp. Bên hỏi có thể đọc cả câu 
Quả từng chùm quả gì? Hoặc gọi tắt Quả từng chùm? Cốt sao cho càng nhanh để dồn bên đáp 
vào chỗ líu lƣỡi trả lời nhầm [4]. 
5 - Chồng nụ, chồng hoa 
Lời đồng dao: 
Chồng nụ 
Chồng hoa 
Ruồi dấm 
Ruồi “nắm” 
Chắn ngọn 
Thổi lửa 
Bốc lên 
Đổ đi 
Cách chơi: Số ngƣời chơi không hạn chế, các em xếp các nắm tay của mình thành 
chồng dựng đứng lên nhau. Một em vừa hát vừa đến các nắm tay theo thứ tự từ dƣới lên rồi 
lại liên tiếp từ trên xuống, mỗi nắm tay một câu hát. Nắm tay nào trúng vào câu hát “Chắn 
ngọn” và “Đổ đi” thì phải bỏ ra. Khi nào hết các nắm tay các em lại chơi lại [4]. 
6 - Xin ăn dưa 
Lời đồng dao: 
Lò cò lò cò 
Cho ăn dƣa với nào! Mới trồng 
Cho ăn dƣa với nào! Mới nứt hạt 
Nứt thế nào? Mới ra lá giả 
Lá làm sao? Mới leo giàn 
Giàn làm sao? Đã đơm hoa 
Hoa thế nào? Hoa kết quả 
Quả bằng nào? Bằng đầu đũa 
Bằng nào? Bằng ngón tay 
Bằng nào? Bằng nắm đấm 
Bằng nào? Tròn phẳng, vàng ƣơm 
Ăn đƣợc chứ? Muốn ăn, nắn thử xem! 
25 
Cách chơi: Một em nhảy lò cò đến xin ăn dƣa. Các em khác ôm eo nhau thành một dây 
dƣa. Em xin ăn dƣa hỏi, các em làm dây dƣa trả lời, lần lƣợt mỗi em một câu. Hát hết bài, em 
xin ăn dƣa nắn đầu em ở cuối dây lôi ra, còn em làm dƣa cố bám chắc vào dây dƣa [4]. 
3. Kết luận 
 Nhƣ vậy, có thể nói những trò chơi “trời cho” dân gian truyền thống đơn giản, những 
đồ vật dung dị, cỏ cây bình dị, những con vật gần gũi với cuộc sống thƣờng ngày của những 
trẻ thơ ngƣời dân tộc Thái mà làm nên giá trị cuộc sống chẳng khác nào thứ của quý trời cho. 
Trong kho tàng trò chơi của trẻ thì trò chơi dân gian có lời đồng dao dân tộc Thái cùng với 
những đặc điểm độc đáo của thể loại này, luôn là nhu cầu, là món ăn tinh thần của tuổi thơ, 
cùng với đó những trò chơi dân gian nhƣ những “mạch ngầm kết nối” tạo nên tình cảm gắn 
kết yêu thƣơng, sự quan tâm giữa các trẻ khi chơi. Quan trọng hơn đó chính là khi các em 
chơi, trẻ đƣợc thỏa mãn nhu cầu chơi và đạt đƣợc kết quả là trẻ hứng thú để nhận thức thế 
giới xung quanh (thế giới động vật và thế giới thực vật) một cách tự nhiên nhất trong các hoạt 
động giáo dục ở trƣờng mầm non. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009). Chƣơng trình Giáo dục mầm non. Nhà xuất bản Giáo 
dục Việt Nam, Hà Nội. 
[2] Lò Văn Lả (2012). Cháu nhỏ vui hát hai thứ tiếng (Đồng dao Thái) 
[3] Lê Thị Ninh - Đinh Văn Vang (1992). Tại sao trẻ mẫu giáo thích chơi trò chơi dân gian, 
 Tạp chí Lí luận KHGD, số 6. 
[4] Tô Ngọc Thanh (1999). Vào vào - ra ra. Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội. 
[5] Trúc Thanh (2014). Tìm về cội nguồn văn hóa núi. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. 
[6] Nguyễn Ánh Tuyết - Nguyễn Thị Nhƣ Mai - Định Thị Kim Thoa (2012). Tâm lý học trẻ 
em lứa tuổi mầm non (từ lọt lòng đến 6 tuổi). 
[7] Nguyễn Ánh Tuyết (1994). Tâm lý học trẻ em trƣớc tuổi học. ĐHSP Hà Nội. 
 AN INTRODUCTION TO SOME FOKL GAMES WITH ETHNIC THAI’S 
NURSERY RHYMES FOR DEVELOPING 5 TO 6 - YEAR OLD 
CHILDREN’S INTEREST AND AWARENESS 
Luong Thi Dinh 
Tay Bac University 
Abstract: Folk games are rich in meaning and types. They are called “good friends” for the little 
children. But according to the development of technology, folk games are gradually replaced by premium games, 
electronic games. Playfulness is the natural characteristics of the children. So, kindergarten schools should 
organize traditional games, conduct trainings that play, so the games become children's daily life activities. 
Children can experience the games and the fun of the game. This introduces some traditional games with ethnic 
Thai rhyme words, simple objects, plants, idyllic, the objects closer to the daily life of ethnic Thai children but 
help children satisfy the needs of playing and they are excited to perceive the world around them in the most 
natural way. 
Keywords: Folk games, traditional games with ethnic Thai, awareness excitement. 

File đính kèm:

  • pdfgioi_thieu_mot_so_tro_choi_dan_gian_co_loi_dong_dao_dan_toc.pdf